Luận văn Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Tự do hóa thương mại là vấn đề cần thiết với mỗi quốc gia hiện nay, hệ quả của nó là vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế . Hội nhập kinh tế được xem là tất yếu khách quan và trở thành vấn đề thời sự quốc tế. Việt Nam trong hơn một thập niên gần đây đã có những nỗ lực rất lớn để hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biêt trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam đã từng bước để điều chỉnh nhằm thực thi các hiệp định thương mại song phương và khu vực, đồng thời gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trong chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thuế quan được coi là phải điều chỉnh nhiều nhất sau khi gia nhập WTO do chúng có liên quan trực tiếp với việc thực thi các cam kết gia nhập Ngày 29-12-1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất nhập khẩu Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.Việc điều chỉnh chính sách thuế nhằm hướng tới việc đáp ứng các nguyên tắc và quy định WTO như từng bước cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước và nỗ lực cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách kinh tế Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26-11-1991. Mục đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đánh dấu một giai đoạn mới của đất nước trong cải cách kinh tế - cải cách một nền kinh tế mở và chịu tác động mạnh mẽ của luật chơi toàn cầu Trong bối cảnh mới, một vấn đề bức thiết là Việt Nam phải làm gì và bằng cách nào để nắm bắt thành công và những cơ hội mà quy chế thành viên WTO tạo ra, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc thưc hiện cam kết gia nhập. Sự hòa nhập tất yếu của Việt Nam vào WTO đang đặt ra nhiệm vụ thích hợp hóa các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với các điều kiện và thông lệ thế giới Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, em xin thực hiện bài viết “Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO” Luận văn của em trình bày theo 3 chương: Chương I: Lý luận chung về thuế xuất nhập khẩu Chương II: Thực trạng thuế xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay Chương III: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên WTO

doc72 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Tự do hóa thương mại là vấn đề cần thiết với mỗi quốc gia hiện nay, hệ quả của nó là vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế . Hội nhập kinh tế được xem là tất yếu khách quan và trở thành vấn đề thời sự quốc tế. Việt Nam trong hơn một thập niên gần đây đã có những nỗ lực rất lớn để hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biêt trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam đã từng bước để điều chỉnh nhằm thực thi các hiệp định thương mại song phương và khu vực, đồng thời gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trong chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thuế quan được coi là phải điều chỉnh nhiều nhất sau khi gia nhập WTO do chúng có liên quan trực tiếp với việc thực thi các cam kết gia nhập Ngày 29-12-1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất nhập khẩu Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.Việc điều chỉnh chính sách thuế nhằm hướng tới việc đáp ứng các nguyên tắc và quy định WTO như từng bước cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước và nỗ lực cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách kinh tế Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách... Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26-11-1991. Mục đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đánh dấu một giai đoạn mới của đất nước trong cải cách kinh tế - cải cách một nền kinh tế mở và chịu tác động mạnh mẽ của luật chơi toàn cầu Trong bối cảnh mới, một vấn đề bức thiết là Việt Nam phải làm gì và bằng cách nào để nắm bắt thành công và những cơ hội mà quy chế thành viên WTO tạo ra, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc thưc hiện cam kết gia nhập. Sự hòa nhập tất yếu của Việt Nam vào WTO đang đặt ra nhiệm vụ thích hợp hóa các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với các điều kiện và thông lệ thế giới Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, em xin thực hiện bài viết “Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO” Luận văn của em trình bày theo 3 chương: Chương I: Lý luận chung về thuế xuất nhập khẩu Chương II: Thực trạng thuế xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay Chương III: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên WTO CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Tầm quan trọng của chính sách thuế xuất nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty). Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất nhập khẩu (XNK). Thuế XNK là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước   Thuế XNK được nhà nước ta ban hành vào năm 1951, thời điểm này thuế XNK là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc XNK hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên. Huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước. Đối với thuế XNK ở mức cao vừa bảo hộ sản xuất trong nước, vừa đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên thuế nhập khẩu ở mức thấp, số thu cho ngân sách nhà nước sẽ thấp hoặc không đáng kể, nhưng thuế xuất nhập khẩu thấp có nghĩa là khuyến khích nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước sã tăng lên ở khâu tiêu thụ sản phẩm bằng các loại thuế nội địa. Đối với thuế nhập khẩu nếu ở mức cao thì tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, nhưng hạn chế xuất khẩu . Nếu thuế nhập khẩu ở mức thấp sẽ khuyến khích xuất khẩu và nguồn thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng bằng các thuế nội địa khác. Thuế XNK đánh vào giá trị hàng hóa xuất khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc bảo vệ môi trường sinh thái. Thuế nhập khẩu đánh vào giá trị hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước, thong qua việc tác động vào giá cả hàng hóa nhập khẩu trên thị trường , thuế nhập khẩu đã bảo hộ sự xâm nhập của hàng hóa ngoại vào thị trường trong nước, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa. Quản lý hoạt động XNK thông qua thuế XNK Nhà nước kiểm soát được số lượng hàng hóa XNK vào thị trường trong nước, kết hợp chính sách ngoại thương thích hợp để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước. Thông qua công cụ thuế nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài . Nâng cao hiệu quả hoạt động XNK. Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước . Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế . Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế XNK là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép XNK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. Theo quy định của Luật thuế XNK thì XNK đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu. Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế XNK có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu. 1.1.2. Đặc điểm thuế xuất nhập khẩu. Thuế XNK là công cụ quan trọng trong chính sách nhà nước, thuế xuất nhập khẩu có những đặc điểm quan trọng như sau: Thứ nhất: Thuế XNK là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế XNK để điều chỉnh ngoại thương thông qua việc tác động vào giá cả hàng hóa XNK. Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động XNK hàng hóa, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng giảm thuế suất thuế XNK sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa XNK, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu và sự lựa chọn của người tiêu dùng buộc nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hóa phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp. Thứ hai : Thuế XNK là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi có sự quản lý của nhà nước. Thuế XNK là công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kiểm soát giá cả và chủng loại hàng hóa XNK. Việc đánh thuế XNK thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa XNK. Giá cả của hàng hóa được xác định làm căn cứ tính thuế XNK là giá trị cuối cùng của hàng hóa qua cửa khẩu xuất( đối với thuế xuất khẩu) và giá cả hàng hóa tại cửa khẩu nhập đầu tiên( đối với thuế nhập khẩu ). Thứ ba: Thuế XNK chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến đông kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế…Thuế XNK điều chỉnh vào hoạt động XNK hàng hóa của một quốc gia. Sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mai quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa XNK của các quốc gia. Sự biến đông kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa XNK của các quốc gia nhất là xu thế tự do hóa thương mại, mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Để đạt được những mục tiêu đặt ra đòi hỏi chính sách thuế XNK phải có tính linh hoạt cao, có những biến đổi phù hợp tùy theo tình hình kinh tế thế giới và đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế. 1.1.3. Quá trình phát triển thuế xuất nhập khẩu. Thuế XNK hay còn gọi là thuế quan có lịch sử phát triển từ lâu đời. Nó ra đời từ thời cổ đại, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Trong lịch sử phát triển, luôn tồn tại hai trường phái về việc sử dụng thuế XNK. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển do nhu cầu xuất khẩu tư bản và hàng hóa lớn thì muốn xóa bỏ hàng rào thuế quan để củng cố và tăng cường bành trướng kinh tế. Ngược lại các nước có nền kinh tế kém phát triển, không bị lệ thuộc hoặc thống trị bởi các nền kinh tế bên ngoài thì muốn duy trì và củng cố hàng rào thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Hai quan điểm sử dụng thuế XNK đã được thể hiện rõ nét qua tiến trình phát triển kinh tế thế giới Vào thời kỳ đầu của Chủ nghĩa Tư bản, được khuyến khích bởi các học thuyết kinh tế thuộc trào lưu tự do hóa kinh tế, người ta cho rằng thuế XNK là một cản trở lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy giai cấp tư sản đấu tranh đòi xóa bỏ hàng rào thuế XNK trong buôn bán giao dịch quốc tế Bước vào giai đoạn Chủ nghĩa Tư bản độc quyền, hầu hết các nước đế quốc đều sử dụng thuế XNK là công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương để giành ưu thế buôn bán trên thị trường quốc tế. Mục đích sử dụng thuế XNK của các nước đế quốc trong giai đoạn này là hỗ trợ các ngành độc quyền trong nước phát triển. Đây là công cụ bảo hộ chính vào những năm 1930 và từng là cơ sỏ cho quá trình công nghiệp hóa, thay thế hàng nhập khẩu mà Đức và Mỹ theo đuổi vào thế kỷ 19. Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà độc quyền thâu tóm thị tường nội địa nâng giá nhằm trang trải cho các khoản lỗ xuất khẩu do bán dưới giá thành để chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế Sau chiến tranh thế giới thứ I, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế 1929-193, đã làm cho nền kinh tế các nước tham chiến mất cân đối nghiêm trọng, mối liên kết thương mại quốc tế tan rã. Trong hoàn cảnh đó, các nước tư bản phát triển tiếp tục sử dụng thuế XNK làm công cụ điều tiêt chính sách ngoại thương. Bên cạnh đó họ còn gia tăng sử dụng các công cụ phi thuế quan trong hoạt động ngoại thương như: hạn ngạch XNK, hạn mức ngoại tệ trong thanh toán Sau chiến tranh thế giới II nhu cầu phục hồi kinh tế ở các nước tham chiến trở nên cấp bách và hoạt động ngoại thương trở thành nhân tố quan trọng cho việc phục hồi kinh tế. Sự ổn định trong buôn bán quốc tế và sự ra đời của hệ thống tiền tệ quốc tế thế giới đã thúc đẩy các nước tư bản phát triển dần dần xóa bỏ các biện pháp quản lý hành chính trong hoạt động ngoại thương. Hiệp định chung về thương mai thuế quan(GATT) giữa các nước tư bản phát triển ra đời vào tháng 10/1947( có hiệu lực thi hành từ tháng 01/1948). Với các nước tham gia hiệp định này, thuế XNK được giảm xuống hoặc xóa bỏ. Tuy nhiên trong GATT việc cắt giảm thuế XNK mới được áp dụng đối với hàng hóa công nghiệp, đối với hàng hóa nông nghiệp vẫn sử dụng thuế XNK để bảo hộ Trái với xu thế tự do hóa thương mại ở các nước TB phát triển, sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước có nền kinh tế đang phát triển vẫn coi trọng thuế XNK. Lý do chính là kinh tế nước này còn non kém, không có khả năng cạnh tranh. Mặt khác nguồn tài chính của nhà nước còn hạn hẹp cần phải tranh thủ mọi nguồn thu để phát triển kinh tế Ngày nay với lý thuyết lợi thế so sánh trong hoạt động ngoại thương, các nước phát triển cũng như đang phát triển đều bị lôi kéo theo trào lưu mở cửa hội nhâp, tự do hóa thương mai. Giữa các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đồng hoặc có chung lợi ích hình thành nên những khu vực kinh tế phi thuế quan hoặc hạn chế thuế quan. Trong hoàn cảnh đó buộc tất cả các nước phải xem xét lai chính sách sử dụng thuế XNK sao cho phù hợp với diễn biến và trình độ phát triển của kinh tế thế giới Ở Việt Nam thuế XNK phát triển qua nhiều giai đoạn Năm 1946 sau khi giành được độc lập và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà nước đã ban hành thuế quan đánh vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới và trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm. Thuế suất được quy định theo tỷ lệ % tính trên giá trị lô hàng XNK. Giai đoạn từ 1965-1988, đây là thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương nên chỉ có các tổ chức kinh tế nhà nước mới được phép trao đổi hàng hóa với nước ngoài thông qua tổ chức XNK. Thị trường ngoại thương rất hẹp, chủ yếu được thực hiện trong phạm vi các nước XHCN. Vì vậy nhà nước thực hiện chế độ thu bù trừ chênh lệch ngoại thương và thu kết hối ngoại tệ từ 5% đến 20% đối với hàng hóa XNK mậu dịch. Đối với hàng hóa XNK phi mậu dịch thì thực hiện chế độ hàng hóa XNK phi mậu dịch. Nhiệm vụ chủ yếu của chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương là nhà nước đảm bảo về mặt tài chính cho các tổ chức XNK, nó chưa đặt ra mục tiêu thu ngân sách nhà nước và hoạt động quản lý ngoại thương. Việc chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại đã làm cho hoạt động ngoại thương ở nước ta có điều kiện phát triển đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước bằng các chính sách công cụ tài chính trong đó có thuế XNK. Luật thuế XNK mậu dịch được quốc hội khóa 8 thông qua vào tháng 12/1987 có hiệu lực thi hành vào năm 1988. Từ năm 1989 nước ta đã bãi bỏ thuế hàng hóa nhập khẩu mậu dịch, chỉ còn thu vào hoạt động XNK theo 2 biểu thuế riêng biệt: thuế XNK hàng mậu dịch và thuế XNK hàng phi mậu dịch. Mục tiêu của thuế XNK thời kỳ này là khuyến khích xuất khẩu , hạn chế nhập khẩu để bảo hộ hàng hóa trong nước: thuế xuất khẩu đã giảm bớt nhóm mặt hàng đánh thuế, điều chỉnh thuế suất theo từng nhóm mặt hàng cần khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh thuế cao vào hành hóa nhập khẩu trong nước đã sản xuất được, hàng hóa cần hạn chế nhập, không đánh thuế nhập khẩu đối với hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất trong nước. Ngày 26/12/1991 tại kỳ hop thứ 10 quốc hội khóa 8, luật thuế XNK mới đã được thông qua, thống nhất chính sách thuế đối với mọi hình thức XNK. Từ đó đến nay, luật thuế XNK đã được sửa đổi bổ sung hai lần vào các ngày 5/7/1993 và 25/5/1998. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế đối ngoại mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mục tiêu của chính sách thuế XNK trong giai đoạn này là thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước một cách có hiệu quả thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước phù hợp với quá trình cải cách hệ thống thuế ở nước ta, chính sách thuế XNK phù hợp với những cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan mà Việt Nam đã ký kết tham gia. 1.1.4. Vai trò chính sách thuế xuất nhập khẩu. Thuế quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn phù hợp. Vậy làm thế nào để thuế quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006. Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước không còn áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau. Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo phương pháp tính thuế, thuế quan được chia thành thuế quan đặc định, thuế suất theo giá trị và thuế suất hỗn hợp. Thuế suất đặc định là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên 1 tấn, 1 chiếc... Thuế trị giá là thuế đánh vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa đó. Thuế quan hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế đặc trưng và thuế suất theo giá trị. Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Theo mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đãi. Mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường. Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ bình thường. Mức thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận hợp tác. Thuế quan ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách quốc gia (chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách). Tro
Luận văn liên quan