Luận văn Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty cổ phần INTIMEX trên địa bàn Hà Nội

1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước đi lên. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta chủ trương giao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quyền được tự hạch toán để phát huy tính tự chủ của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều đó có nghĩa là xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Một yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí của mình trên thương trường thì luôn phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện thị trường. Như vậy mới có thể góp phần không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm ăn thua lỗ, phá sản, phát triển chậm lại là do cơ cấu tổ chức và phân quyền chưa khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao xây dựng cho mình cơ cấu tổ chức và phân quyền hợp lý. Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, phân quyền đúng đắn thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định chính xác và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hoà phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra. Với một doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia, 30 năm chưa phải là một quãng thời gian quá đỗi tự hào. Nhưng với riêng Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam thì đây là dấu ấn đầy ắp những sự kiện đáng phải ghi nhận. Sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên khẳng định vị trí là một trong những doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ lực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Không chỉ có thành tích nổi bật trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản mà công ty còn khẳng định được vai trò của mình trên thị trường nội địa thông qua hoạt động kinh doanh siêu thị và phân phối bán buôn cũng như những đầu tư đúng hướng vào sản xuất chế biến hàng nông sản phục vụ cho việc xuất khẩu, tiêu thu nông sản cho nông dân. Và cũng sau 3 thập kỷ là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, năm 2009 Công ty chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần có 49% vốn của Nhà nước, với một cơ chế quản lý mới, một định hướng phát triển mới. Đáng nói hơn, lần CPH này là lần thứ hai được tiến hành tại công ty sau thất bại ở lần đầu năm 2007 nên đây càng là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của công ty. Cùng với việc chuyển đổi mô hình tổ chức của Công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, công tác cán bộ cũng được bố trí, sắp xếp, điều động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mới của các đơn vị và các phòng ban Công ty. Tuy nhiên việc tái cơ cấu tổ chức của Công ty vẫn còn nhiều bất cập, nhiều điểm bất hợp lý. Trong thời gian thực tập taị trụ sở chính của Công ty, em nhận thấy Công ty mặc dù đã có các phòng ban khá đầy đủ song sự phối hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, phân công nhiệm vụ, cơ chế quản lý chưa rõ ràng, hệ thống kiểm soát và đánh giá công việc chưa hoàn thiện, phần mềm quản lý lạc hậu, việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên chưa tốt Để đáp ứng được chiến lược kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động trong thời gian tới và khắc phục được những tồn tại hiện có, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng là tất yếu khách quan, là nhu cầu cấp bách. Hình thành một cơ cấu bộ máy vừa đầy đủ lại vừa gọn nhẹ, linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cơ chế quản lý khoa học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng như đào tạo, khích lệ động viên nhân viên Công ty. Qua đó giúp Công ty nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển mạnh hơn trong nền kinh tế thị trường, đồng thời hoàn thiện được quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tối đa thời gian lao động và chi phí, sử dụng hiệu quả những nguồn lực. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức và phân quyền, qua thời gian thực tập, tìm hiểu cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay của công ty, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, cần tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản. Một mặt nghiên cứu cơ cấu tổ chức và phân quyền trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận và các nhân tố ảnh hưởng tới khách thể nghiên cứu. Mặt khác, nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và zphân quyền ở Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, đề xuất môt số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” là nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty trong thời gian tới. Để hoàn thành mục tiêu chung này cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích được thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Thức ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội tập trung vào ba năm 2008, 2009, 2010, nhất là sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Trên cơ sở đó, định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty đến năm 2015. Về không gian: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam có thể chia ra thành bốn khối là: khối các Ban quản lý, khối các Ban kinh doanh, khối các đơn vị trực thuộc và khối các công ty con và công ty liên kết. Hay cụ thể hơn tổ chức bộ máy của Công ty hiện nay bao gồm 15 phòng ban trực thuộc Văn phòng công ty, 12 đơn vị trực thuộc và 3 công ty con và công ty liên kết. Với giới hạn đề tài này chỉ nghiên cứu cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, em xin tập trung vào nghiên cứu vào 15 phòng ban trực thuộc Văn phòng Công ty bao gồm: khối ban quản lý(6 tiểu ban), khối các Ban kinh doanh(4 tiểu ban) và hệ thống siêu thị Intimex ở Hà Nội (5 siêu thị). Về nội dung: Nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu vào hai vấn đề chính, đó là cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Nội dung nghiên cứu hai vấn đề này được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất là nội dung về hệ thống lý luận cơ bản liên quan đến cơ cấu tổ chức và phân quyền. Thứ hai là thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Thứ ba là các giải pháp nhằm hoàn hiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. 1.5 Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn tốt nghiệp đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội.

doc75 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5085 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty cổ phần INTIMEX trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước đi lên. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta chủ trương giao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quyền được tự hạch toán để phát huy tính tự chủ của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều đó có nghĩa là xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Một yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí của mình trên thương trường thì luôn phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện thị trường. Như vậy mới có thể góp phần không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm ăn thua lỗ, phá sản, phát triển chậm lại là do cơ cấu tổ chức và phân quyền chưa khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao xây dựng cho mình cơ cấu tổ chức và phân quyền hợp lý. Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, phân quyền đúng đắn thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định chính xác và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hoà phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra. Với một doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia, 30 năm chưa phải là một quãng thời gian quá đỗi tự hào. Nhưng với riêng Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam thì đây là dấu ấn đầy ắp những sự kiện đáng phải ghi nhận. Sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên khẳng định vị trí là một trong những doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ lực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Không chỉ có thành tích nổi bật trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản mà công ty còn khẳng định được vai trò của mình trên thị trường nội địa thông qua hoạt động kinh doanh siêu thị và phân phối bán buôn cũng như những đầu tư đúng hướng vào sản xuất chế biến hàng nông sản phục vụ cho việc xuất khẩu, tiêu thu nông sản cho nông dân. Và cũng sau 3 thập kỷ là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, năm 2009 Công ty chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần có 49% vốn của Nhà nước, với một cơ chế quản lý mới, một định hướng phát triển mới. Đáng nói hơn, lần CPH này là lần thứ hai được tiến hành tại công ty sau thất bại ở lần đầu năm 2007 nên đây càng là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của công ty. Cùng với việc chuyển đổi mô hình tổ chức của Công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, công tác cán bộ cũng được bố trí, sắp xếp, điều động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mới của các đơn vị và các phòng ban Công ty. Tuy nhiên việc tái cơ cấu tổ chức của Công ty vẫn còn nhiều bất cập, nhiều điểm bất hợp lý. Trong thời gian thực tập taị trụ sở chính của Công ty, em nhận thấy Công ty mặc dù đã có các phòng ban khá đầy đủ song sự phối hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, phân công nhiệm vụ, cơ chế quản lý chưa rõ ràng, hệ thống kiểm soát và đánh giá công việc chưa hoàn thiện, phần mềm quản lý lạc hậu, việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên chưa tốt… Để đáp ứng được chiến lược kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động trong thời gian tới và khắc phục được những tồn tại hiện có, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng là tất yếu khách quan, là nhu cầu cấp bách. Hình thành một cơ cấu bộ máy vừa đầy đủ lại vừa gọn nhẹ, linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cơ chế quản lý khoa học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng như đào tạo, khích lệ động viên nhân viên Công ty. Qua đó giúp Công ty nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển mạnh hơn trong nền kinh tế thị trường, đồng thời hoàn thiện được quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tối đa thời gian lao động và chi phí, sử dụng hiệu quả những nguồn lực. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức và phân quyền, qua thời gian thực tập, tìm hiểu cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay của công ty, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, cần tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản. Một mặt nghiên cứu cơ cấu tổ chức và phân quyền trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận và các nhân tố ảnh hưởng tới khách thể nghiên cứu. Mặt khác, nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và zphân quyền ở Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, đề xuất môt số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” là nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty trong thời gian tới. Để hoàn thành mục tiêu chung này cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích được thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Thức ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội tập trung vào ba năm 2008, 2009, 2010, nhất là sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Trên cơ sở đó, định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty đến năm 2015. Về không gian: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam có thể chia ra thành bốn khối là: khối các Ban quản lý, khối các Ban kinh doanh, khối các đơn vị trực thuộc và khối các công ty con và công ty liên kết. Hay cụ thể hơn tổ chức bộ máy của Công ty hiện nay bao gồm 15 phòng ban trực thuộc Văn phòng công ty, 12 đơn vị trực thuộc và 3 công ty con và công ty liên kết. Với giới hạn đề tài này chỉ nghiên cứu cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, em xin tập trung vào nghiên cứu vào 15 phòng ban trực thuộc Văn phòng Công ty bao gồm: khối ban quản lý(6 tiểu ban), khối các Ban kinh doanh(4 tiểu ban) và hệ thống siêu thị Intimex ở Hà Nội (5 siêu thị). Về nội dung: Nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu vào hai vấn đề chính, đó là cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Nội dung nghiên cứu hai vấn đề này được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất là nội dung về hệ thống lý luận cơ bản liên quan đến cơ cấu tổ chức và phân quyền. Thứ hai là thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Thứ ba là các giải pháp nhằm hoàn hiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn tốt nghiệp đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội. CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TRONG DOANH NGHIỆP. 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1 Quản trị doanh nghiệp và chức năng tổ chức trong quản trị doanh nghiệp Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả, bằng sự phối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực trong tổ chức. (Management Angelo Kinicki, Williams, Mc Graw Hill Irwin- New York 2006). Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. 2.1.2 Khái niệm cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức là tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, chuyên môn hóa theo những mục tiêu, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định. - Cơ cấu tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực. - Cơ cấu tổ chức cho phép xác định rõ vị trí, vai trò của các đơn vị, cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành các nhóm chính thức trong tổ chức. - Cơ cấu tổ chức phân định rõ ràng các dòng thông tin, góp phần quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị. 2.1.3 Khái niệm phân quyền Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó. - Nhiệm vụ được hiểu là những công việc hay những phần công việc mà các thành viên trong tổ chức phải thực hiện để đạt mục tiêu. - Quyền hạn được hiểu là quyền được sử dụng các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ. - Trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành đúng với yêu cầu của người giao. 2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Theo PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh (2006) - Giáo trình Quản trị doanh nghiệp- NXB Đại học Kinh tế quốc dân Cơ cấu tổ chức là hệ thống các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn và bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nó là một khía cạnh cơ sở của giao phó quyền hạn trong quản trị. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006) - Quản trị học- NXB Thống kê Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức thành một thể thống nhất, với quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành rõ ràng nhằm tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hướng tới hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho những người (bộ phận hay cá nhân) có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó. Theo TS Chu Hoàng Hà (2007) Bài giảng Quản trị học- Học viện Hàng không Việt Nam Cơ cấu tổ chức quản trị là một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định, cơ sở của việc ủy quyền. Theo TS Đoàn Thị Hoàng Hà và TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006) Giáo trình Quản trị học, NXB Tài Chính- Hà Nội Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định. Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấp quản trị thấp hơn trong hệ thống thứ bậc. Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt tới quy mô va trình độ phát triển nhất định cho một người (hay một cấp quản trị) không thể đảm đương được mọi công việc quản trị Theo Jame H.Donnelly Jr, Jame L.Gibson và John M.Iranclevich (2001) Quản trị học căn bản- NXB Thống kê Cơ cấu tổ chức, tương tự như các bộ phận của một cơ thể sống, tạo ra một khuôn khổ trong đó sẽ diễn ra các hành động sôi nổi và các quá trình làm việc của con người. 2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Đề tài hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại các công ty được rất nhiều sinh viên lựa chọn làm đề tài để thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Sau đây em xin đưa ra một số luận văn như vậy: Sinh viên Lê Đức Sơn- Lớp 41A1- Trường Đại học Thương Mại với đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất da Đại Lợi”, năm 2009. Luận văn đã hệ thống hóa vấn đề lý luận, giới thiệu được một số quan điểm và cách tiếp cận của một số tác giả nước ngoài như Chester I.Barnard, Lorsch hay Harold Leonniz. Và mặc dù trên cơ sớ lý luận đó, luận văn đã đưa ra khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và phân quyền với Công ty song lại không phân tích được để thấy rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố đó tới khách thể nghiên cứu. Thêm vào đó, có những số liệu được người thực hiện đưa ra nhưng lại không có sự gắn kết với vấn đề mà chỉ mang tính liệt kê. Sinh viên Tạ Thị Chinh- Lớp 41A1- Trường Đại học Thương Mại với đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Cường Giang”, năm 2009. Luận văn đã đưa ra được hệ thống lý luận khá đầy đủ. Tuy nhiên khi đi vào thực trạng công ty có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, khi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới cơ cấu tổ chức và phân quyền còn mang nặng lý thuyết hơn là thực tế. Thứ hai các tiêu chuẩn để đánh giá về cơ cấu tổ chức và phân quyền được đưa vào trong bảng hỏi và sau đó được tổng hợp lại để làm dẫn chứng lại thiếu cụ thể, các mức độ đưa đánh giá còn chưa phù hợp. Sinh viên Phạm Ngọc Phương- Lớp 42A2- Trường Đại học Thương Mại với đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH một thành viên In Quảng Ninh”, năm 2010. Trên cơ sở lý luận liên quan đến cơ cấu tổ chức và phân quyền và phân tích thực trạng tại Công ty, tác giả đã nêu ra được vấn đề tồn tại của Công ty và đưa ra được những giải pháp như: xác định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, bố trí và sử dụng hợp lý lao động theo đúng chuyên môn, tăng cường phối hợp hoạt động giữa ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty…Tuy nhiên, lại chỉ tập trung vào cơ cấu tổ chức mà thiếu đi các đề xuất cho phân quyền trong khi có nhiều vấn đề liên quan tới công tác phân quyền được nêu ra trong phần thực trạng trước đó. Ngoài ra còn rất nhiều các đề tài khác nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và phân quyền song chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu thực trạng vấn đề tại Công ty Cổ phần Intimex. Luận văn về Công ty Intimex của các sinh viên các khóa trước hầu như đều tập trung vào giải quyết vấn đề liên quan đến hoạt động XNK của Công ty, đặc biệt là mặt hàng chủ lực nông sản với các đề tài như: Phát triển chiến lược cạnh tranh xuất khẩu cà phê sang Thị trường EU của Công ty XNK Intimex (Sinh viên Nguyễn Hoàng Nam –Lớp QTKD48B- Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2010). Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng Xuất khẩu cà phê tại Công ty XNK Intimex (Sinh viên Trần Tuấn Anh- Lớp 41E2- Đại học Thương Mại, năm 2009). Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu của Công ty XNK Intimex sang Thị trường các nước Asean ( Sinh viên Đỗ Cẩm Tú- Lớp MAR47A- Đại học kinh tế quốc dân, năm 2009)… Với luận văn này, ngoài việc kế thừa những thành công trong việc hệ thống hóa vấn đề lý luận và điều tra, phân tích thực trạng khách thể nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và phân quyền em sẽ đưa vào một số điểm mới: - Với phần lý luận: bổ sung ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chung và đặc thù tới cơ cấu tổ chức và phân quyền. - Với phần thực tế: cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá thông qua các câu hỏi trong phiếu điều tra, gắn kết số liệu với các vấn đề, sử dụng phần mềm thống kê SPSS để hỗ trợ cho việc xử lý thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra trắc nghiệm có số lượng tương đối lớn. Trên cơ sở đó, em sẽ đi sâu phân tích nhằm thấy rõ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp thực sự hữu hiệu và khả thi nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty. 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu 2.4.1 Cơ cấu tổ chức 2.4.1.1 Một số mô hình cơ cấu tổ chức a. Mô hình tổ chức đơn giản (Mô hình trực tuyến)  Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức đơn giản - Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ, chi phí quản lý thấp, kiểm soát và điều chỉnh dễ dàng. - Nhược điểm: Với mô hình tổ chức này, mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, có thể làm cho bộ máy quản trị rơi vào tình trạng quá tải. Do đó, mô hình này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp. b. Mô hình tổ chức chức năng  Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức chức năng - Đặc điểm: Chia tổ chức thành các “tuyến” chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận (đơn vị) đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức. Các chức năng giống hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong một tuyến chức năng như hoạt động sản xuất, nhân sự, tài chính… - Ưu điểm: Mô hình này thúc đẩy chuyên môn hóa kỹ năng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy đầy đủ năng lực, sở trường của mình, đồng thời có điều kiện để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Giảm bớt gánh nặng quản lý cho người lãnh đạo chung, những công việc quản lý được chuyên môn hóa một cách sâu sắc và thành thạo hơn. Thu hút được chuyên gia vào công tác lãnh đạo. Mô hình này cũng sẽ giúp giảm đi sự trùng lặp về nguồn lực và vấn đề phối hợp trong nội bộ lĩnh vực chuyên môn. Thúc đẩy việc đưa ra các giải pháp mang tính chuyên môn và có chất lượng cao. - Nhược điểm: Chỉ có nhà quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận còn các nhà quản trị cấp thấp hơn chỉ có trách nhiệm với bộ phận, chức năng do mình phụ trách. Điều này dẫn đến sự hạn chế về tầm nhìn của họ, làm giảm tính phối hợp giữa các bộ phận chức năng và tính linh hoạt của tổ chức kém. c. Mô hình tổ chức theo sản phẩm  Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức theo sản phẩm - Đặc điểm: Chia tổ chức thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh theo các loại hoặc nhóm sản phẩm nhất định. Mỗi nhánh vẫn có thể sử dụng các bộ phận chức năng hoặc các chuyên gia chuyên môn tập hợp xung quanh các giám đốc bộ phận để hỗ trợ hay giúp việc. - Ưu điểm: Khác với mô hình chức năng, với mô hình tổ chức này trách nhiệm lợi nhuận thuộc về các nhà quản trị cấp dưới, rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho họ. Mô hình này vừa giúp phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận vừa linh hoạt trong việc đa dạng hóa. - Nhược điểm: Cần nhiều hơn nhà quản trị tổng hợp, công việc có thể bị trung lắp ở các bộ phận khác nhau. Thêm nữa mô hình này cũng có thể dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, cạnh tranh nội bộ về nguồn lực. d. Mô hình tổ chức theo khu vực địa lý  Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức theo khu vực địa lý - Đặc điểm: Mô hình này chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận thực hiện hoạt động của tổ chức theo từng khu vực địa lý.Mỗi nhà quản trị sẽ đại điện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm và dịch vụ theo một vùng địa lý cụ thể. - Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý giúp các nhà quản trị cấp thấp thấy rõ trách nhiệm của mình. Thêm nữa, nó được thiết kế với sự chú ý tới những đặc điểm của thị trường địa phương, giúp tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, quan hệ tốt với các đại diện địa phương và còn tiết kiệm thời gian đi lại cho n
Luận văn liên quan