Luận văn Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày một phức tạp. Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, kể từ khi chuyển qua cơ chế thị trường, đã từng bước lớn mạnh và thu được những thành tựu quan trọng; nhưng cũng trong quá trình đổi mới, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đã vấp phải những rủi ro gây tổn thất nặng nề. Một trong những rủi ro đó là rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trong hàng thập kỉ qua, thế giới đã phát triển những công cụ hữu ích nhằm mục đích hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM bởi lẽ đây là hoạt động cơ bản chủ yếu của Ngân hàng cũng đồng thời là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro. Trong các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm tín dụng là công cụ được phát triển rộng rãi trên thế giới và các NHTM Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các mô hình chấm điểm để ứng dụng nó trong hoạt động phân tích và thẩm định tín dụng. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với NHTM hiện nay, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.” Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào nội dung hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng của Sở Giao Dịch I đối với các khách hàng là các doanh nghiệp. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác chấm điểm tín dụng. Chương 2: Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.

doc103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 3 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại 3 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại 4 1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng 4 1.1.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 5 1.1.2.3. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng 5 1.1.2.4. Căn cứ vào mục đích tín dụng 6 1.1.2.5. 1.1.2.5.Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng 6 1.2. Công tác chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 7 1.2.1. Phương pháp chấm điểm tín dụng 7 1.2.1.1.Khái niệm chấm điểm tín dụng 7 1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chấm điểm tín dụng 7 1.2.1.3. Một số mô hình chấm điểm tín dụng 10 1.2.2.Ứng dụng của mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín nhiệm khách hàng 17 1.2.2.1. Khái niệm xếp hạng tín nhiệm khách hàng 17 1.2.2.2. Ứng dụng của chấm điểm tín dụng khi xếp hạng tín nhiệm khách hàng 18 1.2.3.Vai trò của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 20 1.2.4.Các bước chấm điểm tín dụng 22 1.2.4.1.Phân loại khách hàng để tính điểm tín dụng 22 1.2.4.2. Các công cụ tính điểm tín dụng 23 1.2.4.3. Quy trình chấm điểm tín dụng 23 1.2.5.Đánh giá lại điểm tín dụng 26 1.2.6.Bảng các tiêu chí chấm điểm tín dụng 26 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng của Ngân hàng thương mại 29 1.3.1.Chất lượng thông tin về khách hàng 29 1.3.2. Cơ sở vật chất và pháp lý 29 1.3.3. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chấm điểm tín dụng 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31 2.1. Tổng quan về hoạt động của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 31 2.1.1. Khái quát về quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 31 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31 2.1.1.2.Vị trí, nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 32 2.1.1.3. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 33 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 34 2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 37 2.2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 41 2.2.1. Hệ thống chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I -NHCTVN 41 2.2.2.Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT VN 44 2.2.3. Áp dụng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng là công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại- dịch vụ du lịch Hà Anh 64 2.2.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 70 2.2.4.1. Những thành tựu sau 3 năm triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng 70 2.2.4.2. Những hạn chế trong công tác chấm điểm tín dụng và nguyên nhân 73 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 78 3.1. Chiến lược phát triển trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt trong thời gian tới 78 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng 79 3.2.1. Đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin 79 3.2.2.Hoàn thiện nội dung chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 82 3.2.2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính 82 3.2.2.2. Bổ sung và hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính 83 3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải tiến phương pháp chấm điểm xếp hạng 84 3.2.4. Sở giao dịch cần coi công tác chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình xem xét ra quyết định cấp tín dụng 85 3.2.5. Sở cần tổ chức nhận hồ sơ và phân tích khách hàng theo hướng chuyên môn hoá 86 3.2.6.Tờ trình kết quả chấm điểm tín dụng phải đầy đủ 87 3.2.7.Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng 87 3.3. Một số kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước 89 3.3.1. Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 89 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 91 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại. NHCV: Ngân hàng cho vay NH: Ngân hàng. SGD: Sở giao dịch. NHCT: Ngân hàng Công thương. KH: Khách hàng. DN: Doanh Nghiệp. NHNN: Ngân hàng Nhà nước. KTQD: Kinh tế quốc doanh. KTNQD: Kinh tế ngoài quốc doanh. TTTD: Thông tin tín dụng. CIC: Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng). DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. QLRR: Quản lý rủi ro. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng 15 Bảng 1.2: Bảng các quyết định tín dụng tương ứng với số điểm 16 Bảng 1.3: Bảng xếp hạng của Standard & Poor 19 Bảng 1.4: Bảng các tiêu chí cơ bản để đánh giá điểm tín dụng của các KH là các Doanh nghiệp lớn 27 Bảng 1.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho đánh giá điểm tín dụng của nhóm các DN lớn. 28 Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam 40 Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng 41 Bảng 2.3: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp 47 Bảng 2.4: Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp 48 Bảng 2.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ 53 Bảng 2.6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý 54 Bảng 2.7: Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 55 Bảng 2.8: Chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh 57 Bảng 2.9:Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác 58 Bảng 2.10: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính 58 Bảng 2.11: Tổng hợp điểm tín dụng 60 Bảng 2.12: Bảng Tổng hợp xếp hạng khách hàng 60 Bảng 2.13: Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng 62 Bảng 2.14: Bảng chấm điểm qui mô doanh nghiệp Hà Anh 65 Bảng 2.15: Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng 66 Bảng 2.16: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ 67 Bảng 2.17: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý 67 Bảng 2.18: Chấm điểm tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 68 Bảng 2.19: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh 68 Bảng 2.20: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác 69 Bảng 2.21: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính 69 Bảng 2.22: Tổng hợp điểm tín dụng 69 Bảng 2.23: Dư nợ quá hạn tại SGDI- NHCT VN 73 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày một phức tạp. Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, kể từ khi chuyển qua cơ chế thị trường, đã từng bước lớn mạnh và thu được những thành tựu quan trọng; nhưng cũng trong quá trình đổi mới, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đã vấp phải những rủi ro gây tổn thất nặng nề. Một trong những rủi ro đó là rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trong hàng thập kỉ qua, thế giới đã phát triển những công cụ hữu ích nhằm mục đích hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM bởi lẽ đây là hoạt động cơ bản chủ yếu của Ngân hàng cũng đồng thời là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro. Trong các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm tín dụng là công cụ được phát triển rộng rãi trên thế giới và các NHTM Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các mô hình chấm điểm để ứng dụng nó trong hoạt động phân tích và thẩm định tín dụng. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với NHTM hiện nay, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.” Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào nội dung hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng của Sở Giao Dịch I đối với các khách hàng là các doanh nghiệp. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác chấm điểm tín dụng. Chương 2: Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam. Em xin cám ơn PGS.TS Đàm Văn Huệ và các cán bộ phòng Quản lý rủi ro, Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại Thuật ngữ “Credit” (tín dụng) xuất phát từ chữ gốc La tinh: Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Thông qua nghiên cứu bản chất của tín dụng người ta cho rằng: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín dụng. Tín dụng ngân hàng ra đời cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá và gắn liền với quan hệ sở hữu. Kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển thì quan hệ tín dụng ngày càng được mở rộng đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Nền kinh tế luôn tồn tại một nghịch lý là có những nơi vốn nhàn rỗi nhưng lại có những nơi thiếu vốn để sản xuất. Tín dụng ra đời đã phần nào khắc phục được nghịch lý trên. Ban đầu hình thức tín dụng chủ yếu là tín dụng thương mại hình thành dựa trên mối quan hệ buôn bán, bạn hàng lâu năm. Qui mô của loại tín dụng này thường bị giới hạn bởi không gian và khả năng tài chính. Nhu cầu vốn của nền kinh tế đòi hỏi phải có một tổ chức chuyên cấp tín dụng. Tín dụng ngân hàng ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó. Tín dụng ngân hàng là giao dịch giữa ngân hàng với cá nhân hay tổ chức kinh tế nào đó, trong đó ngân hàng cam kết cho phép cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền sử dụng vốn hoặc tài sản của ngân hàng theo nguyên tắc có hoàn trả. Tín dụng ngân hàng cũng như các loại tín dụng thương mại phát sinh dựa trên cơ sở bên cấp tín dụng tin tưởng vào khả năng trả nợ của bên nhận tín dụng. Do đó rủi ro tín dụng luôn đi kèm với tín dụng ngân hàng. 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các NHTM. Trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của KH đồng thời tạo ra những lợi thế của ngân hàng mình trong cạnh tranh. Có thể phân loại tín dụng ngân hàng theo một số tiêu chí cơ bản sau: Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng Theo cách phân loại này, tín dụng ngân hàng bao gồm các hoạt động chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê. Cho vay là nghiệp vụ tín dụng trong đó NH cho KH sử dụng tiền của ngân hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng theo nguyên tắc có hoàn trả. Các nghiệp vụ cho vay của NHTM rất đa dạng bao gồm thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay luân chuyển, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp. Chiết khấu thương phiếu là việc NH ứng trước tiền cho KH tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ). Về mặt pháp lý thì NH không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu. Đây chỉ là hình thức trao đổi trái quyền, tuy nhiên đối với NH, việc bỏ tiền ra ở hiện tại và thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định trước gọi là hoạt động tín dụng. Bảo lãnh là việc NH cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ KH của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song NH đã cho KH sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Như vậy, về mặt bản chất, bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó, khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hoặc thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Cho thuê là việc NH bỏ tiền ra mua tài sản để cho KH thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH. Cho thuê thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với NH vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của KH. Theo thời gian, tín dụng ngân hàng được phân chia thành: Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm; các khoản tín dụng ngắn hạn chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp do đó điều kiện giải ngân và thời hạn trả nợ thường có sự tương quan mật thiết đến chu kì kinh doanh của khách hàng. Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm; hình thức tín dụng trung hạn thường được các doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định như phương tiện sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng... Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm; loại tín dụng này thường được tài trợ cho các dự án có thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro của khoản tín dụng gắn liền với tính hiệu quả của dự án. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nhợ thứ nhất (từ quá trình sản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ. Do đó, tín dụng không có bảo đảm là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. Tín dụng có bảo đảm là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của bên thứ ba. Căn cứ vào mục đích tín dụng Theo mục đích tín dụng, tín dụng NH được phân chia thành các loại cơ bản sau: Tín dụng bất động sản (BĐS) là loại tín dụng được bảo đảm bằng BĐS, bao gồm: Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai; Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và BĐS ở nước ngoài. Tín dụng công thương nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các DN để trang trải các chi phí như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lương. Tín dụng nông nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc. Tín dụng cá nhân là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà... Tín dụng cho các tổ chức tài chính là các khoản tín dụng cấp cho các NH, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Cho thuê tài chính là việc các NH mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng. Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng như tín dụng kinh doanh chứng khoán... Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng Để phân loại theo tiêu thức này, NH cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Một số NH lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệu từ thấp lên cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nội và ngoại bảng, cho vay, bảo lãnh và chứng khoán. Về cơ bản, các mức độ rủi ro bao gồm: Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao; Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như KH chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, KH gặp thiên tai, KH trì hoãn nộp báo cáo tài chính... Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn và KH có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn, Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu; khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, KH chây ì... 1.2. Công tác chấm điểm tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 1.2.1. Phương pháp chấm điểm tín dụng 1.2.1.1.Khái niệm chấm điểm tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của các NHTM. Do đó, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động NH. Rủi ro tín dụng là rủi ro về sư tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Như vậy, ngay từ khi ngân hàng cấp tín dụng cho KH, khoản tín dụng đó đã có rủi ro tiềm tàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực KH như khả năng tự tài trợ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đánh giá về vốn lưu động ròng, báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay chưa và chấm điểm tín dụng là một trong các công cụ hữu hiệu để NH xem xét có cấp tín dụng cho KH hay không. Chấm điểm tín dụng là phương pháp lượng hoá rủi ro không thanh toán của người vay bằng điểm số tín dụng, được tính dựa trên những tiêu chí chấm điểm nhất định. Các tiêu chí này nhất thiết phải có mối liên hệ với khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của KH và được xác định thông qua quá trình phân tích đặc tính của những khoản vay đã được thực hiện. 1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chấm điểm tín dụng Trên thế giới, chấm điểm tín dụng đã có lịch sử phát triển lâu dài do những yêu cầu về hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Năm 1936, Fisher đã mô tả những nghiên cứu của ông về khả năng phân loại một nhóm các cá nhân đi vay dựa trên các đặc tính khác nhau có thể lượng hóa được. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại trên phương diện lý thuyết cho tới năm 1938 nhà nghiên cứu Dunham đưa ra một hệ thống đánh giá các hồ sơ vay vốn có sử dụng các tiêu chí cơ bản sau: Chức danh, địa vị xã hội của người vay. Thống kê về thu nhập của người vay. Báo cáo tài chính đối với người vay là doanh nghiệp. Tài sản thế chấp đối với món vay. Lịch sử trả nợ của khách hàng. Theo quan điểm của Dunham, việc lựa chọn những tiêu chí cơ bản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả chính xác hơn so với khi áp dụng các kĩ thuật phân tích thống kê phức tạp. Năm 1941, một nhà kinh tế khác là Dunran đã lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích thống kê trong chấm điểm tín dụng. Ông đưa ra một mô hình chấm điểm trong đó mối liên hệ giữa các đặc tính của người vay với rủi ro vỡ nợ của họ được biểu hiện bằng mối quan hệ thống kê. Phương pháp này đã tạo động lực thúc đẩy cho sự ra đời các lý thuyết xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng sau này. Không dừng lại ở đó, Dunran còn đưa ra gợi ý về việc phân tích rủi ro tín dụng và ông được coi như người sáng lập ra những mô hình chấm điểm tín dụng được phát minh ngày nay. Hệ thống chấm đỉểm của Dunran được sử dụng để phân loại người vay với mục đích mua ô tô cũ. Các chỉ tiêu quan trọng bao gồm: Nghề nghiệp, địa vị xã hội của người vay Số năm làm công việc hiện tại Số năm sống tại địa chỉ hiện tại Giới tính Bảo hiểm nhân thọ/ Các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Số tiền vay phải trả hàng tháng Cũng trong giai đoạn này, một vài nỗ lực đã được thực hiện để đưa ra những phiếu chấm điểm phát triển dựa trên đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm. Điều này đã mở đường cho sự phát triển của hệ thống chấm điểm theo phương pháp chuyên gia hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chấm điểm tín dụng giai đoạn đầu thế kỉ 20 vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và khả năng ứng dụng chưa cao. Mãi tới cuối những năm 50, khi thẻ tín dụng ra đời và phát triển, đòi hỏi phải rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay thì chấm điểm tín dụng mới thực sự được biết đến và sử dụng phổ biến. Năm 1956, sự ra đời của hãng Fair Isa
Luận văn liên quan