Luận văn Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀTÀI Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu cơbản, chủ đạo của tài chính nhà nước, là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệthống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Thông qua việc phân bổNSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơcấu kinh tế, thực hiện cơcấu lại nền kinh tếnhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quảkinh tế- xã hội (KTXH). Điều đó cho thấy việc phân bổsửdụng có hiệu quảvốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quy ền các cấp thực hiện tốt các m ục tiêu tăng trưởng KTXH của mình. ỞViệt Nam, quá trình phân bổngân sách đã trải qua nhiều thời kỳvà đã có những chuyển biến đáng kể, đánh dấu bằng sựra đời của Quyết định 139/2003/QĐ-TTg về định mức phân bổdựtoán chi thường xuyên của NSNN cho các bộ, ngành, cơquan Trung ương (TW) và các tỉnh, thành phốtrực thuộc TW. Quá trình thực hiện hệthống định mức phân bổngân sách (ĐMPBNS) theo Quyết định 139 của Chính phủ đã đạt được những kết quảquan trọng như: cơbản đã đảm bảo tính công bằng, hợp lý; đảm bảo tính công khai, minh bạch của NSNN. Đồng thời qua đó thểhiện ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn và vùng kinh tếtrọng điểm; phù hợp với khảnăng cân đối NSNN, bảo đảm thực hiện nhiệm vụphát triển KTXH, quốc phòng, an ninh; góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính, sửdụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hệthống định mức phân bổchi thường xuyên (TX) của NSNN thời gian qua còn một sốhạn chế: phạm vi hệthống định mức phân bổchưa bao quát hết các lĩnh vực chi TX của NSNN; các vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc dù đã được ưu tiên trong hệthống ĐMPBNS, nhưng trong giai đoạn mới m ục tiêu và yêu cầu phát triển KTXH, xoá đói giảm nghèo được Chính Phủ đặt ra rất lớn nên cần phải tăng mức độ ưu tiên hơn đối với hệthống định mức phân bổ. Do vậy, cần phải xây dựng hệthống phân bổNSNN trên cơsởkếthừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại để đáp ứng tốt nhiệm vụphát triển KTXH của cảnước nói chung và địa phương nói riêng. Việc ban hành Quyết định số151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 và Quyết định số210/2006/QĐ- TTg ngày 12/9/2006 là một sự đổi mới rất quan trọng, các quy định vềtiêu chí và định mức được lượng hoá; bảo đảm việc phân bổNSNN công khai, minh bạch và công bằng so với trước; khắc phục được việc phân bổtheo cảm tính thiếu căn cứtrước đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đềcần tiếp tục hoàn thiện, bổsung trong việc xác định định mức chi NSNN. Việc xây dựng các định mức chi tiêu ngân sách (NS) vẫn chủyếu dựa trên các yếu tố đầu vào, mà chưa tính đến các hiệu quả đầu ra của các khoản chi tiêu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chi tiêu NS lãng phí, hiệu quảthấp. Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất cảnước, hàng năm đều được TW trợcấp Ngân sách. Những năm gần đây, Quảng Bình đều đạt các chỉtiêu của Tỉnh đềra do công tác phân bổNSNN được các ngành, các cấp quan tâm, chú trọng. Trên thực tếvốn đầu tưtừNSNN của Quảng Bình đã có những đóng góp to lớn trong sựnghiệp phát triển KTXH của tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho việc phân bổNSNN đạt hiệu quảchưa cao. Công tác phân bổNS lập theo từng năm và thường được lập theo phương pháp tăng thêm một tỷlệphần trăm nhất định so với số ước thực hiện năm hiện hành, chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện kếhoạch KTXH của địa phương. Vì vậy, một sốdựtoán phân bổgiao chính thức cho Uỷban nhân dân các cấp thực hiện không sát với thực trạng KTXH. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đềtài “ Hoàn thiện công tác xây dựng hệthống định mức phân bổngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình”nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tếxã hội tỉnh Quảng Bình là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cảvềmặt lý luận lẫn thực tiễn đang đặt ra hiện nay. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀTÀI + Mục tiêu chung Trên cơsởquy trình lập dựtoán NSNN, tình hình phân bổvốn đầu tư phát triển (ĐTPT), định mức phân bổchi thường xuyên NSNN hiện hành để đánh giá kết quảphân bổNSNN từnăm 2004-2007. Xây dựng căn cứ, tiêu chí, định mức phân bổNSNN cho các cơquan, đơn vị, các huy ện, thành phố đảm bảo công bằng, minh bạch, phát huy hiệu quảsửdụng vốn và góp phần đảm bảo nguồn lực đểtriển khai thực hiện một cách tốt nhất kếhoạch phát triển KTXH của tỉnh đến 2015. + Mục tiêu cụthể - Hệthống hoá những vấn đềlý luận vềNSNN; phân bổNSNN, cơsở phương pháp luận vềxây dựng ĐMPBNS. - Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ĐMPBNS và những kết quả đạt được, những bất cập tồn tại trong việc phân bổsửdụng NSNN giai đoạn 2004-2007. - Hoàn thiện công tác xây dựng ĐMPBNS cho các ngành, địa phương trong quá trình xây dựng kếhoạch phân bổNSNN giai đoạn 2011-2015. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn công tác phân bổNSNN và xây dựng hệthống ĐMPBNS ởtỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu của đềtài chủyếu là công tác xây dựng định mức phân bổNSNN lĩnh vực chi ĐTPT, chi thường xuyên giai đoạn 2004-2007; các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệthống định mức phân bổ NSNN tỉnh nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tài liệu * Tài liệu thứcấp: Tài liệu được lấy từniên giám thống kê của Cục Thống kê, các báo cáo phân bổdựtoán từ2004-2007, quyết toán thu chi NSNN từnăm 2004- 2007, báo cáo đánh giá tình hình KTXH của tỉnh từnăm 2001 - 2007; kếhoạch phát triển KTXH đến năm 2020, các quyết định về định mức phân bổNSNN của Thủtướng Chính phủ, các kết quảnghiên cứu bước đầu vềphân bổNS theo đầu ra, kết quả; các Nghịquyết, quy ết định của HĐND, UBND tỉnh về định mức phân bổchi thường xuyên, chi ĐTPT của NSNN năm 2007. * Tài liệu sơcấp: Tiến hành khảo sát thực tếnhững người kinh nghiệm có liên quan hoặc liên quan trực tiếp đến công tác phân bổNSNN trên địa bàn tỉnh, huyện thông qua phiếu điều tra. - Phương pháp điều tra mẫu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổchức điều tra và lấy ý kiến của các chuyên gia tài chính là lãnh đạo các đơn vị: Sởtài chính, SởKếhoạch - Đầu tư, UBND, HĐND các cấp, các phòng Tài chính huyện, thành phốcó liên quan đến công tác phân bổNSNN, đánh giá kết quảsửdụng NSNN. Từsốliệu thu thập được, xây dựng hệthống các chỉtiêu, biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình phân bổNSNN theo ngành kinh tếquốc dân, theo nội dung chi ĐTPT và chi thường xuyên. - Phương pháp phân tích Sửdụng các phương pháp phân tích thống kê nhưsốtương đối, sốtuyệt đối, sốbình quân; phương pháp chỉsố; đối chiếu các căn cứ, qui trình lập, 5 phân bổNSNN theo qui định của Nhà nước so với qui trình đang thực hiện. đểmô tả, xác định mối quan hệgiữa các nội dung sửdụng NSNN; phân tích và xác định xu hướng biến động của quá trình phân bổvà cơcấu sửdụng NSNN. - Phương pháp khảo sát tình hình thực tế, phân tích, đánh giá rõ các ưu nhược điểm, chỉrõ các vấn đềbất cập, vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quảphân bổNSNN; phân tích có hệthống các căn cứ, mức độcủa những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình phân bổNSNN đểtừ đó xây dựng hệthống các căn cứ, tiêu chí, phương pháp định lượng phân bổNSNN một cách khoa học, hợp lý. Căn cứkết quảphân bổNSNN, tình hình sửdụng NSNN giai đoạn từ 2004-2007 và các phương pháp phân bổNSNN làm cơsởcho việc xác định cơcấu phân bổNSNN giai đoạn 2011 - 2015. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một sốvấn đềlý luận vềNSNN, phân bổNSNN và ĐMPBNS. Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng hệthống định mức phân bổ NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004-2007. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệth ống định m ức phân bổNSNN nhằm thực hiện tốt nhiệm vụphát triển KTXH tỉ nh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015.

pdf144 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội (KTXH). Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình. Ở Việt Nam, quá trình phân bổ ngân sách đã trải qua nhiều thời kỳ và đã có những chuyển biến đáng kể, đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định 139/2003/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương (TW) và các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách (ĐMPBNS) theo Quyết định 139 của Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng như: cơ bản đã đảm bảo tính công bằng, hợp lý; đảm bảo tính công khai, minh bạch của NSNN. Đồng thời qua đó thể hiện ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn và vùng kinh tế trọng điểm; phù hợp với khả năng cân đối NSNN, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh; góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính, sử dụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên (TX) của NSNN thời gian qua còn một số hạn chế: phạm vi hệ thống 2 định mức phân bổ chưa bao quát hết các lĩnh vực chi TX của NSNN; các vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc dù đã được ưu tiên trong hệ thống ĐMPBNS, nhưng trong giai đoạn mới mục tiêu và yêu cầu phát triển KTXH, xoá đói giảm nghèo được Chính Phủ đặt ra rất lớn nên cần phải tăng mức độ ưu tiên hơn đối với hệ thống định mức phân bổ. Do vậy, cần phải xây dựng hệ thống phân bổ NSNN trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại để đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển KTXH của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Việc ban hành Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 và Quyết định số 210/2006/QĐ - TTg ngày 12/9/2006 là một sự đổi mới rất quan trọng, các quy định về tiêu chí và định mức được lượng hoá; bảo đảm việc phân bổ NSNN công khai, minh bạch và công bằng so với trước; khắc phục được việc phân bổ theo cảm tính thiếu căn cứ trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung trong việc xác định định mức chi NSNN. Việc xây dựng các định mức chi tiêu ngân sách (NS) vẫn chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào, mà chưa tính đến các hiệu quả đầu ra của các khoản chi tiêu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chi tiêu NS lãng phí, hiệu quả thấp. Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hàng năm đều được TW trợ cấp Ngân sách. Những năm gần đây, Quảng Bình đều đạt các chỉ tiêu của Tỉnh đề ra do công tác phân bổ NSNN được các ngành, các cấp quan tâm, chú trọng. Trên thực tế vốn đầu tư từ NSNN của Quảng Bình đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho việc phân bổ NSNN đạt hiệu quả chưa cao. Công tác phân bổ NS lập theo từng năm và thường được lập theo phương pháp tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số ước thực hiện năm hiện hành, chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH của địa 3 phương. Vì vậy, một số dự toán phân bổ giao chính thức cho Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện không sát với thực trạng KTXH. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình” nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đang đặt ra hiện nay. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI + Mục tiêu chung Trên cơ sở quy trình lập dự toán NSNN, tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển (ĐTPT), định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN hiện hành để đánh giá kết quả phân bổ NSNN từ năm 2004-2007. Xây dựng căn cứ, tiêu chí, định mức phân bổ NSNN cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố đảm bảo công bằng, minh bạch, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và góp phần đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến 2015. + Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NSNN; phân bổ NSNN, cơ sở phương pháp luận về xây dựng ĐMPBNS. - Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ĐMPBNS và những kết quả đạt được, những bất cập tồn tại trong việc phân bổ sử dụng NSNN giai đoạn 2004-2007. - Hoàn thiện công tác xây dựng ĐMPBNS cho các ngành, địa phương trong quá trình xây dựng kế hoạch phân bổ NSNN giai đoạn 2011-2015. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn công tác phân bổ NSNN và xây dựng hệ thống ĐMPBNS ở tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là công tác xây dựng định mức phân bổ NSNN lĩnh vực chi ĐTPT, chi thường xuyên giai đoạn 2004-2007; 4 các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ NSNN tỉnh nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tài liệu * Tài liệu thứ cấp: Tài liệu được lấy từ niên giám thống kê của Cục Thống kê, các báo cáo phân bổ dự toán từ 2004-2007, quyết toán thu chi NSNN từ năm 2004- 2007, báo cáo đánh giá tình hình KTXH của tỉnh từ năm 2001 - 2007; kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2020, các quyết định về định mức phân bổ NSNN của Thủ tướng Chính phủ, các kết quả nghiên cứu bước đầu về phân bổ NS theo đầu ra, kết quả; các Nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh về định mức phân bổ chi thường xuyên, chi ĐTPT của NSNN năm 2007... * Tài liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát thực tế những người kinh nghiệm có liên quan hoặc liên quan trực tiếp đến công tác phân bổ NSNN trên địa bàn tỉnh, huyện thông qua phiếu điều tra. - Phương pháp điều tra mẫu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổ chức điều tra và lấy ý kiến của các chuyên gia tài chính là lãnh đạo các đơn vị: Sở tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND, HĐND các cấp, các phòng Tài chính huyện, thành phố có liên quan đến công tác phân bổ NSNN, đánh giá kết quả sử dụng NSNN. Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình phân bổ NSNN theo ngành kinh tế quốc dân, theo nội dung chi ĐTPT và chi thường xuyên. - Phương pháp phân tích Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp chỉ số; đối chiếu các căn cứ, qui trình lập, 5 phân bổ NSNN theo qui định của Nhà nước so với qui trình đang thực hiện... để mô tả, xác định mối quan hệ giữa các nội dung sử dụng NSNN; phân tích và xác định xu hướng biến động của quá trình phân bổ và cơ cấu sử dụng NSNN. - Phương pháp khảo sát tình hình thực tế, phân tích, đánh giá rõ các ưu nhược điểm, chỉ rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quả phân bổ NSNN; phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ của những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình phân bổ NSNN để từ đó xây dựng hệ thống các căn cứ, tiêu chí, phương pháp định lượng phân bổ NSNN một cách khoa học, hợp lý. Căn cứ kết quả phân bổ NSNN, tình hình sử dụng NSNN giai đoạn từ 2004-2007 và các phương pháp phân bổ NSNN làm cơ sở cho việc xác định cơ cấu phân bổ NSNN giai đoạn 2011 - 2015. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về NSNN, phân bổ NSNN và ĐMPBNS. Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004-2007. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ NSNN nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KTXH tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015. 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định nhất định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là Ngân sách Nhà nước [5]. Điều 1 của Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà XHCN Việt nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp (HCSN), hộ gia đình, cá nhân… trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách. Ngân sách nhà nước Việt Nam gồm Ngân sách Trung ương (NSTW) và Ngân sách địa phương (NSĐP). Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Phù hợp với mô hình tổ chức Chính quyền Nhà nước ta hiện nay, NSĐP bao gồm NS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 7 (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã ) [16]. 1.2 PHÂN LOẠI THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.2.1 Thu ngân sách nhà nước Thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu NSNN bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí; còn có các khoản thu từ hoạt động kinh tế của NN; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta được chia thành 5 nhóm: - Thu thường xuyên bao gồm các khoản thu phát sinh có tính chất thường xuyên. - Thu về chuyển nhượng quyền sử dụng và bán tài sản của Nhà nước - Thu viện trợ không hoàn lại bao gồm tất cả các khoản thu viện trợ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và cho vay lại. - Thu nợ gốc, các khoản cho vay và thu bán các cổ phần của nhà nước. - Thu vay của Nhà nước bao gồm các khoản thu vay trong nước, thu vay nước ngoài để sử dụng cho các mục đích đầu tư phát triển [5]. 1.2.2 Chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Nội dung chi NSNN rất đa dạng, bao gồm các khoản chi phát triển KTXH, bảo đảm an ninh- quốc phòng, hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 8 Tương tự như các khoản thu, các khoản chi cũng được chia thành 4 nhóm đó là: - Chi thường xuyên, - Chi đầu tư phát triển, - Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của Chính phủ, - Chi trả nợ gốc các khoản vay của Nhà nước. Chi thường xuyên (TX) là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới 1 năm. Đây là những khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý và điều hành xã hội của Nhà nước trong các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đào tạo, Y tế, Văn hoá thông tin... Chi thường xuyên gồm có chi thanh toán cho cá nhân; chi về hàng hoá, dịch vụ; Chi trả lãi tiền vay và các khoản lệ phí liên quan đến các khoản vay; các khoản chi khác như chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính... Chi đầu tư phát triển (ĐTPT) là những khoản chi có thời hạn tác động dài thường trên 1 năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước. Chi đầu tư phát triển gồm chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH; chi mua hàng hoá, vật tư dự trữ của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các Doanh nghiệp (DN); chi các chương trình mục tiêu quốc gia(CTMTQG), dự án của Nhà nước. Việc phân loại các khoản chi thành chi TX và chi ĐTPT là rất cần thiết trong quản lý NSNN. Nó cho phép đánh giá, so sánh các khoản chi thường xuyên phải bỏ ra cho các hoạt động quản lý KTXH của Nhà nước làm cơ sở để xác định được hiệu quả hoạt động của các đơn vị. 1.2.2.1 Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên + Phân loại các khoản chi TX theo lĩnh vực - Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn - xã: hoạt động sự nghiệp văn hoá xã hội thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN bao gồm 9 các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo (GDĐT), y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao (TDTT), thông tấn, báo chí, phát thanh - truyền hình (PTTH)... - Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: sự nghiệp giao thông, nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; sự nghiệp khí tượng, thuỷ văn, đo vẽ bản đồ, định canh, định cư và kinh tế mới… - Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước: Khoản chi này phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân (KTQD). - Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác được cấp kinh phí từ NSNN như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể, Hội liên hiệp phụ nữ. - Chi cho an ninh - quốc phòng (ANQP) và trật tự, an toàn xã hội - Chi khác Ngoài các khoản chi TX lớn đã được sắp xếp vào 5 lĩnh vực trên, còn có một số khoản chi khác cũng được xếp vào cơ cấu chi TX như chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH)... Việc phân loại các khoản chi TX theo từng lĩnh vực nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng NSNN ở mỗi lĩnh vực như thế nào? Trên cơ sở đó, giúp cho việc hoạch định các chính sách chi NSNN hay hoàn thiện cơ chế quản lý đối với mỗi khoản chi TX cho phù hợp. + Phân loại các khoản chi TX theo nội dung kinh tế - Các khoản chi cho con người thuộc khu vực HCSN như tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương, chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nước quy định cho mỗi loại trường và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. - Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn 10 Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị HCSN rất khác nhau. Ở cơ quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tính hợp pháp, hợp lý của các loại giấy tờ cho mỗi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; thì ở các đơn vị sự nghiệp GDĐT là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp y tế lại là hoạt động phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh v.v... Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn phải là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó phải thực sự phục vụ cho hoạt động. Ví dụ: Các chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu… - Các khoản chi mua sắm, sửa chữa Trong quá trình hoạt động, các đơn vị HCSN được NSNN cấp kinh phí để mua sắm thêm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sử dụng. Các nhà kinh tế đều khuyến cáo rằng: nếu biết chi những đồng tiền để đáp ứng ngay cho các nhu cầu duy tu, bảo dưỡng tài sản đúng lúc, kịp thời thì sẽ góp phần tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng hoạt động của tài sản ít bị suy giảm và vì thế hiệu quả của vốn đầu tư được nâng cao. - Các khoản chi khác Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, chi tiếp khách, đoàn ra, đoàn vào, điện, nước… có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập tới ở 3 nhóm mục trên Việc phân loại theo nội dung kinh tế là tiêu thức được dùng phổ biến nhất trong mỗi khâu của chu trình NSNN. Thông qua đó nhằm phục vụ cho việc lập dự toán, quản lý việc phân bổ, quyết toán ngân sách trong từng đơn vị sử dụng NSNN [5]. Đặc điểm của chi thường xuyên 11 - Đại bộ phận các khoản chi TX mang tính ổn định khá rõ nét do những chức năng vốn có của Nhà nước như tổ chức quản lý các hoạt động KTXH, đảm bảo an ninh trật tự… đều đòi hỏi phải có nguồn kinh phí ổn định để duy trì. Tính ổn định của chi TX còn bắt nguồn từ tính ổn định trong hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận thuộc guồng máy của Nhà nước phải thực hiện. - Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng thì đại bộ phận các khoản chi TX của NSNN có hiệu lực tác động trong thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Nếu chi ĐTPT nhằm tạo ra các cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết thúc đẩy sự phát triển của nền KTXH trong tương lai, thì chi TX lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý KTXH ngay trong năm hiện tại. - Phạm vi, mức độ chi TX của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hoá công cộng. Một bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó cũng được giảm bớt và ngược lại. Quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức cung ứng các hàng hoá công cộng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi TX của NSNN [9]. 1.2.2.2 Nội dung, đặc điểm chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hoá của NN, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. + Phân loại chi ĐTPT căn cứ vào mục đích của các khoản chi - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn. Các công trình kết cấu hạ tầng KTXH thuộc đối tượng đầu tư bằng vốn ĐTPT của NSNN gồm các công trình giao thông; các công trình đê điều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấp 12 thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi công cộng... - Chi đầu tư và hỗ trợ cho các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chi dự trữ nhà nước là khoản chi để mua hàng hoá, vật tư dự trữ nhà nước có tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hoá, vật tư dự trữ nhà nước mang tính chất chuyên ngành. - Chi ĐTPT thuộc các CTMTQG, dự án nhà nước như CTMTQG về xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cánh mạng và kháng chiến… - Các khoản chi ĐTPT khác. + Phân loại chi ĐTPT căn cứ vào tính chất của các hoạt động đầu tư phát triển - Các khoản chi ĐTPT có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) như các khoản chi để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn, các công trình của các DNNN đầu tư theo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ... - Các khoản chi ĐTPT không có tính chất đầu tư XDCB như chi cấp vốn ban đầu, cấp bổ sung vốn pháp định hoặc vốn
Luận văn liên quan