Luận văn Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Quang Trung

Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. Một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt có thể làm giảm được rủi ro đến mức thấp nhất do những nguyên nhân chủ quan gây ra, còn những nguyên nhân do khách quan đem lại thì không thể tránh khỏi. Trên thực tế không một ngân hàng nào tránh được rủi ro trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên, Những nguyên nhân khách quan như: khách hàng vay tiền bị phá sản, bão lụt, động đất, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới, trong nước. Những nguyên nhân chủ quan thường do nội bộ ngân hàng gây ra như: không nắm đủ thông tin về thực trạng người vay tiền, trình độ hoặc đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên yếu kém, cho vay không có tài sản bảo đảm, giải ngân không đúng mục đích. Bất kỳ ngân hàng nào cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng. Vì vậy, tăng cường kiểm soát nội bộ với việc ngăn ngừa các rủi ro tại các ngân hàng có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế. Mặt khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và là bộ phận khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vị thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự nghiệp phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày một nâng cao rõ rệt. Trước thực trang đó, đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung” đã được lựa chọn để nghiên cứu luận văn.

doc10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung TÓM TẮT LUẬN VĂN Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán..... Một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt có thể làm giảm được rủi ro đến mức thấp nhất do những nguyên nhân chủ quan gây ra, còn những nguyên nhân do khách quan đem lại thì không thể tránh khỏi. Trên thực tế không một ngân hàng nào tránh được rủi ro trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên, Những nguyên nhân khách quan như: khách hàng vay tiền bị phá sản, bão lụt, động đất, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới, trong nước. Những nguyên nhân chủ quan thường do nội bộ ngân hàng gây ra như: không nắm đủ thông tin về thực trạng người vay tiền, trình độ hoặc đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên yếu kém, cho vay không có tài sản bảo đảm, giải ngân không đúng mục đích.... Bất kỳ ngân hàng nào cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng. Vì vậy, tăng cường kiểm soát nội bộ với việc ngăn ngừa các rủi ro tại các ngân hàng có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế. Mặt khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và là bộ phận khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vị thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự nghiệp phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày một nâng cao rõ rệt. Trước thực trang đó, đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung” đã được lựa chọn để nghiên cứu luận văn. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung Đối tượng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ trong quan hệ với việc nâng cao công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một loại rủi ro cụ thể là rủi ro tín dụng khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại Chương 2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. Chương 3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. Trong Chương 1, Tác giả trình bày khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý gồm khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời tác giả trình bày sơ lược các hoạt động, các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và đi sâu phân tích rủi ro tín dụng; trình bày đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả cũng trình bày và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, thể hiện qua các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ: Thứ nhất, môi trường kiểm soát (đó là quan điểm điều hành của Ban giám đốc, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân viên, công tác kế hoạch). Thứ hai, Hệ thống kế toán dùng để ghi nhận, tính toán, phân loại và kết chuyển vào sổ tổng hợp và lập báo cáo. Thứ ba, Thủ tục kiểm soát, đó là những cách thức giải pháp cụ thể trong quan hệ với trình tự xác định, nó đảm bảo các hành động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của ngân hàng. Thủ tục kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc uỷ quyền, phê chuẩn. Thứ tư, Kiểm tra nội bộ có chức năng giám sát độc lập hoạt động của ngân hàng, KTNB thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực, đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Trong chương 2, sau khi khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và của chi nhánh Quang Trung, tác giả tập trung phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nôi bộ trong mối quan hệ với kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung. Sau khi tìm hiểu môi trường kiểm soát, chính sách tín dụng và các thủ tục kiểm soát trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, Tác giả chỉ ra những mặt đã đạt được và những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát rủi ro tín dụng khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tín dụng đó. Những mặt đạt được của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung gồm: Thứ nhất, Về cơ cấu tổ chức: Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh đã từng bước được thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải tiến dịch vụ khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới như thành lập Hội đồng tín dụng chi nhánh, Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng, Tổ quản lý giải ngân đã tạo ra sự tách bạch rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho chi nhánh nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng kiểm soát và hạn chế rủi ro. Thứ hai, về chính sách tín dụng, chi nhánh đã dựa trên sổ tay tín dụng do NHĐT&PT Việt nam ban hành để xây dựng riêng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp. Chính sách tín dụng của chi nhánh được thiết kế theo quy chuẩn tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng. Chi nhánh cũng đã từng bước xây dựng hệ thống phân loại và chấm điểm khách hàng và thực hiện phân loại nợ theo qui định của ngân hàng Nhà nước, từ đó xếp hạng và nắm được thực trang khoản vay để có chính sách và biện pháp xử lý phù hợp. Thứ ba, về thủ tục kiểm soát được chi nhánh đưa ra khá chặt chẽ, việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động tín dụng do hai bộ phận đảm nhận: các kiểm soát viên nội bộ thực hiện kiểm tra kiểm soát ngay trong quá trình cho vay (do cán bộ tín dụng và các kiểm soát thực hiện) và kiểm tra, giám sát độc lập khoản vay (do Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh thực hiện). Cơ chế phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng được thiết kế khá chi tiết về đối tượng và mức được ủy quyền, đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể trong triển khai tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng. Những hạn chế còn tồn tại của hệ thống kiểm soát với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh gồm: Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức: mô hình hiện tại của chi nhánh vẫn còn thiếu sự phân tách chức năng nhiệm vụ trong suốt quy trình: đề xuất tín dụng, phân tích, phê duyệt giải ngân và quản lý nợ có vấn đề. Một vấn đề nữa là thiếu sự kiểm soát độc lập chất lượng tín dụng và cảnh báo sớm các khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn. Thông lệ tốt nhất về xử lý nợ có vấn đề và nợ không hoạt động là phải sớm nhận biết được những khoản nợ này và chuyển trách nhiệm quản lý sang cho bộ phận chuyên trách của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức chưa cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo một cách kịp thời, đầy đủ, có hệ thống và chính xác. Chi nhánh đã thành lập hội đồng tín dụng cấp cơ sở nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trò tư vấn trong việc ra quyết định cho vay. Chính sách nhân sự, mặc dù chi nhánh Quang trung đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có ý thức phục vụ khách hàng, là người tư vấn tin cậy cho khách hàng song chưa phải là đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp cao, tác phong làm việc còn chậm và tác nghiệp giữa các nhân viên ở các phòng còn hạn chế, một nhân viên của chi nhánh chưa hiểu hết và chưa hiểu đầy đủ toàn bộ các nghiệp vụ của các phòng ban trong chi nhánh. Thứ hai, phòng KTNB của chi nhánh hiện nay mới dừng lại ở mức kiểm tra các nghiệp vụ của các phòng trong chi nhánh theo các quy trình nghiệp vụ nhưng cũng chỉ dừng ở một số nghiệp vụ quan trong và mang tính “bắt lỗi”; đối với hoạt động tín dụng kiểm toán viên nội bộ chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình là phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro, hiện nay kiểm toán viên nội bộ chỉ thực hiện việc kiểm tra lại (kiểm tra sau) các chốt kiểm soát thông qua kiểm tra một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đã được phê duyệt, từ đó phát hiện sai sót và đưa ra biện pháp điều chỉnh nhưng biện pháp điều chỉnh chỉ mang tính cảm thông. Mặt khác, nhân viên KTNB chưa được đào tạo nhiều về nghiệp vụ kiểm toán, các báo cáo kiểm tra nội bộ đều thông qua ban giám đốc nên mất đi tính độc lập của phòng KTNB. Thứ ba, về chính sách tín dụng áp dụng tại chi nhánh mang tính cứng nhắc, trên cơ sở chấm điểm và phân loại khách hàng, chi nhánh áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp theo quy định. Tuy nhiên, Chi nhánh còn chưa có khả năng đo lường rủi ro tín dụng một cách liên tục mức độ rủi theo yêu cầu quản lý do không có phương pháp để lượng hoá mức độ rủi ro. Thứ tư, về thủ tục kiểm soát, việc kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay vẫn còn sơ sài, qua loa và mang tính hình thức nên vẫn còn sai phạm trong quá trình cho vay, cụ thể: Hồ sơ pháp lý và hồ sơ liên quan đến khoản vay chưa đầy đủ., hồ sơ tài sản đảm bảo vẫn có trường hợp chưa lưu trữ đầy đủ; Việc thẩm định và quyết định cho vay chưa chặt chẽ, chất lượng chưa cao, chưa đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, năng lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng thực hiện dự án của người vay, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của khoản vay; giải ngân còn có sai phạm như giải ngân không đúng mục đích vay, giải ngân vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Qua những mặt đạt được và chưa đạt được trên, nhận thức được vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung đã không ngừng xây dựng và kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. Trong quá trình kinh doanh, chi nhánh đã luôn cải tiến bộ máy, xây dựng chính sách nhân sự và các chính sách khác nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của môi trường kinh doanh. Tốc độ phát triển kinh doanh đã xảy ra nhiều vấn đề mới nảy sinh mà hệ thống kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng kịp thời, do đó để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ cần có những giải pháp cụ thể tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý. Trong Chương 3, sau khi khái quát định hướng hoạt động của các NHTM Việt Nam và NHĐT&PT VIệt Nam nói chung, của chi nhánh Quang Trung nói riêng, tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. Đó là: Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả thực hiện của các thủ tục kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát sẽ không đạt được mục đích của mình trong một môi trường kiểm soát yếu kém. Ngược lại, một môi trường kiểm soát tốt có thể hạn chế được phần nào sự thiếu hụt của thủ tục kiểm soát. Với ý nghĩa đó, tác giả đề xuất một số biện pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tại chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung: Một là, về cơ cấu quản lý: chức năng kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận độc lập, các đơn vị hoạt động kinh doanh của chi nhánh sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro. Thay vào đó, bộ phận này sẽ quản lý và giám sát rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng. Để hạn chế tối đa rủi ro do việc không tách bạch các chức năng, nhiệm vụ của quá trình cấp tín dụng, mô hình tổ chức tín dụng tại chi nhánh phải được xây dựng theo hướng tách các bộ phận: chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị...), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng...) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi...) nhằm kiểm soát rủi ro cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang thực hiện. Hai là, chính sách nhân sự: chi nhánh cần chuẩn hoá cán bộ làm công tác tín dụng: phải được đào tạo chính quy ở các trường đại học có uy tín; có khả năng ngoại ngữ, tin học, có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh; Hiểu biết về xã hội và có khả năng giao tiếp. Mặt khác, chi nhánh cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng một cách có hiệu quả, cụ thể: khuyến khích những người đang công tác tại ngân hàng tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, các lớp công nghệ thông tin để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tín dụng đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro xảy ra. Ngoài ra, cần phải mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn. Ngoài ra, chi nhánh cần khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ làm công tác tín dụng theo hướng gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của họ. Thứ hai, giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng: Hiện nay, việc áp dụng chính sách tín dụng tại chi nhánh còn cứng nhắc do quan điểm tín dụng của chi nhánh là đảm bảo an toàn tín dụng là trên hết. Điều đó dẫn đến việc kém cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh với các NHTMCP khác. Mặt khác, không dễ tìm được một khách hàng mới giao dịch tín dụng lâu dài và có tiềm lực, do đó đối với khách hàng thuộc nhóm A hoặc B là nhóm khách hàng lớn, tuỳ vào từng khách hàng cụ thể chi nhánh nên “nới lỏng” chính sách tín dụng được áp dụng nhằm tạo mối quan hệ tín dụng lâu dài và đảm bảo năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Song song với việc hoàn thiện chính sách tín dụng, chi nhánh cần xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm thực hiện việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng hiện tại của ngân hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng cho phép lượng hoá các rủi ro tín dụng, đưa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên mức xếp hạng của khách hàng. Tại chi nhánh, nhóm khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính, lưu chuyển tiền tệ, tính khả thi của phương án kinh doanh, quá trình trả vay tại các chi nhánh trong BIDV và tại các ngân hàng khác, mức độ giao dịch, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, quan trọng hơn nữa là khả năng quản lý và quá trình quan hệ với ngân hàng. Thứ ba, giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát. Hiện nay, mặc dù chi nhánh đã xây dựng các quy trình tín dụng song việc thực hiện các quy trình đó chưa đúng dẫn đến sự sai sót trong quá trình cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng. Thực ra, giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể xem nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Cán bộ tín dụng thực hiện đủ việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra trong quá trình cho vay, phải thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuât kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ hoặc đột xuất, những cuộc kiểm tra không báo trước có thể giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ tư, giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm tra nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Hiện nay, bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh vẫn theo mô hình chịu sử điều hành của Ban Giám đốc chi nhánh do đó tính độc lập của bộ phận này chưa cao và do đó chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. để nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra nội bộ cần phải tiến hành cơ cấu lại bộ phận này trực thuộc HĐQT của BIDV, không thành lập phòng kiểm tra - KTNB tại chi nhánh, việc kiểm tra tại chi nhánh giao cho Ban Kiểm tra -Kiểm soát nội bộ của BIDV. Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất, Tác giả đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan; với NHNN, NHĐT&PT Việt Nam và chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung.
Luận văn liên quan