Luận văn Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

1. Tính cấp bách của đề tài: Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức và hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là hoạt động thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, nhưng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - một chi nhánh cấp 1 hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt do tại bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô . Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài :“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” là điều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế trên. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm với những khó khăn, tồn tại riêng của Sở Giao dịch, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp,. trên cơ sở các số liệu thống kê của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua các năm 2003-2005 để nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương.

docx97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. Tính cấp bách của đề tài: Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức và hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là hoạt động thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, nhưng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - một chi nhánh cấp 1 hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt do tại bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô . Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài :“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” là điều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế trên. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm với những khó khăn, tồn tại riêng của Sở Giao dịch, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp,... trên cơ sở các số liệu thống kê của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua các năm 2003-2005 để nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái quát về ngân hàng thương mại a. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp được tổ chức, thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý, điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng tiền gửi đó để cho vay đầu tư và cung ứng các dịch vụ thanh toán khác nhằm thu lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường khác, nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra một cách trôi chảy, liên tục, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thưong mại gắn với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Thông qua các hoạt động của mình, Ngân hàng thương mại thực hiện điều tiết vi mô đối với nền kinh tế bằng cách tiếp nhận hoặc cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế khi có nhu cầu, đảm bảo cho nền kinh tế thường xuyên có một lượng tiền cung ứng hợp lý đồng thời làm tăng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm chi phí lưu thông. Ngày nay, hoạt động của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng, nền kinh tế càng hiện đại thì hoạt động của Ngân hàng thương mại càng phát triển hơn. Bất cứ Ngân hàng thương mại nào cũng phải có đầy đủ ba nhóm hoạt động chính: các hoạt động huy động vốn, các hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian thanh toán. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng, các Ngân hàng thương mại còn có một số hoạt động và dịch vụ khác nữa. + Các hoạt động huy động vốn. Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên ngân hàng trước hết phải có vốn. Khi mới thành lập, ngân hàng phải có một lượng vốn ban đầu tối thiểu bằng vốn pháp định. Lượng vốn chủ sở hữu này hàng năm được bổ sung bằng lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì lượng vốn này ngày càng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình, ngân hàng phải huy động thêm từ các nguồn sau: Một là: Nhận tiền gửi. Đây là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng không được thực hiện. “Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác”. Hai là: Phát hành giấy tờ có giá. Các giấy tờ này có thể là các trái phiếu của ngân hàng, các giấy chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá lớn (CDs)... Thông thường việc phát hành các trái phiếu, tín phiếu phục vụ cho một mục đích sử dụng nhất định, ví dụ như đầu tư cho một dự án hay một công trình. Ba là: Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại có thể đi vay các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Họ có thể vay qua thị trường liên ngân hàng hay bằng hình thức vay thương mại. Bốn là: Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước. Cũng giống như trường hợp đi vay các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng thương mại cũng chỉ vay Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, để giải quyết những vấn đề cấp bách nảy sinh trong hoạt động ngân hàng chứ không phải đi vay để cho vay. Vì vậy có thể nói “Ngân hàng Nhà nước là cứu cánh của Ngân hàng thương mại”. Ngân hàng thương mại vay Ngân hàng Nhà nước bằng cách chiết khấu hay tái chiết khấu thương phiếu, quy mô vay bị tác động bởi lãi suất chiết khấu và lãi suất chiết khấu cao hay thấp lại phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng là thắt chặt hay nới lỏng. Trên đây là các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nếu như các hoạt động huy động vốn làm ngân hàng phải mất chi phí thì các hoạt động sử dụng vốn sau đây sẽ đem lại doanh thu cho Ngân hàng. + Các hoạt động sử dụng vốn. Ngân hàng có các hình thức sử dụng vốn sau: Một là: hoạt động ngân quỹ. Hoạt động ngân quỹ là hoạt động liên quan đến chi trả hàng ngày cho khách hàng. Ngân hàng luôn phải giữ lại một khoản tiền nhất định (gọi là tiền tại quỹ) để chi trả, và ngân hàng cũng có thể thanh toán với khách hàng bằng tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước là tiền dự trữ bắt buộc hay tiền gửi thanh toán. Các khoản này kém sinh lời nhất, thậm chí không sinh lời, chỉ nhằm đáp ứng tính thanh khoản mà thôi. Hai là: hoạt động tín dụng. Đây là một nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng thương mại. Hầu hết vốn của ngân hàng đều được sử dụng vào hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng ngoài hình thức cho vay còn có các hình thức khác như bảo lãnh hay chiết khấu. Ba là: hoạt động đầu tư. Trong trường hợp cho vay không hết, ngân hàng có thể chủ động tìm nơi đầu tư để thu lợi nhuận đồng thời giúp phân tán rủi ro. Ngân hàng có thể đầu tư trực tiếp vào kinh doanh như đầu tư xây dựng dự án hoặc công trình. Ngoài ra ngân hàng cũng có thể đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán bằng cách mua tín phiếu, trái phiếu hay cổ phiếu của các công ty. Trong ba hoạt động trên, hoạt động cho vay có độ rủi ro cao nhất nhưng lại là nguồn thu nhập lớn của ngân hàng, còn hoạt động ngân quỹ an toàn nhất nhưng hầu như không sinh lời. Vì vậy để vừa đảm bảo tính sinh lời lại vừa đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng phải kết hợp ba hoạt động sử dụng vốn trên một cách hợp lý. + Hoạt động trung gian thanh toán. Đây là nghiệp vụ đặc trưng của Ngân hàng thương mại so với các trung gian tài chính khác. Các trung gian tài chính khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm… vẫn có thể cho vay, đầu tư hay nhận tiền gửi có kỳ hạn trên một năm (có giới hạn về đối tượng) nhưng dịch vụ thanh toán thì chỉ có Ngân hàng thương mại mới được thực hiện. “Ngân hàng được tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép” Ngân hàng thương mại làm theo lệnh của chủ tài khoản như tính tiền trên tài khoản của người mua, chuyển sang tài khoản của người bán để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho khách hàng. Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng một hệ thống công cụ thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… giúp cho khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong thanh toán, tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo việc thanh toán được an toàn. Bên cạnh thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng có xu thế mở cửa hội nhập, quá trình trao đổi lưu thông hàng hóa giữa các đối tác ở các nước khác nhau ngày càng nhiều. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài việc hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng còn đứng ra làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp. Việc thanh toán giữa hai bên được thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng các phương thức được thỏa thuận thuận tiện nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên xuất nhập khẩu, góp phần mở rộng quan hệ ngoại thương giữa các nước. Trên đây là ba hoạt động không thể thiếu của bất cứ một Ngân hàng thương mại nào. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, Ngân hàng thương mại còn có một số hoạt động khác. + Các hoạt động khác. Hầu hết các Ngân hàng thương mại hiện nay đều thực hiện nghiệp vụ liên quan tới chứng khoán như môi giới, tư vấn đầu tư, tự doanh, bảo lãnh cam kết phát hành chứng khoán, lưu trữ, thanh toán chứng khoán… Ngoài ra, theo Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại còn được thực hiện một số hoạt động như góp vốn mua cổ phần, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại hối, vàng và các giấy tờ có giá, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, bảo quản… Các hoạt động của Ngân hàng thương mại có quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, trong đó hoạt động huy động vốn là cơ sở để thực hiện hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động sử dụng vốn làm tăng khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở những hoạt động sử dụng vốn (như hoạt động tín dụng), Ngân hàng thương mại có thể thực hiện được các hoạt động trung gian thanh toán và tới lượt nó, hoạt động trung gian thanh toán sẽ làm tăng nguồn vốn và mở rộng việc sử dụng vốn vì hoạt động trung gian thanh toán có thể coi vừa là hoạt động huy động vốn vừa là hoạt động sử dụng vốn. Trên đây là khái quát toàn bộ các hoạt động của một Ngân hàng thương mại. Theo đối tượng và giới hạn được nghiên cứu trong luận văn này, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại sẽ được đi sau hơn. b. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và các yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các doanh nghiệp, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng. Hay nói cách khác, thanh toán quốc tế là việc phản ánh sự vận động có tính độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau, do không cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ của các bên tại một thời điểm nhất định. Khác với thanh toán trong phạm vi một nước, thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt ra khỏi giới hạn của nó được nếu như hai bên liên quan trong hợp đồng không có sự thoả thuận với nhau. Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng... các bên phải đàm phán thống nhất đồng tiền nào được sử dụng để thanh toán giao dịch, nó có thể là đồng tiền của nước người mua, tiền của nước người bán hoặc một đồng tiền của một nước nào đó được chọn để giao dịch thanh toán. Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như đồng USD, đồng EUR, đồng GBP, đồng FRF, đồng JPY, đồng DEM. Trong đó đồng USD và EUR vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanh toán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch này. Thanh toán quốc tế chủ yếu là thanh toán qua chứng từ, tách rời với sự di chuyển của hàng hoá từ nước người bán đến nước người mua. Thanh toán quốc tế có quan hệ trực tiếp đến cả bên mua lẫn bên bán. Nếu công tác thanh toán quốc tế được làm tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương. Hiện nay phần lớn việc chi trả trong thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Theo thống kê của tổ chức này thì có tới 72% các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế hàng ngày được thực hiện qua SWIFT. Phần còn lại được thực hiện thông qua con đường điện tín, bưu điện dưới hình thức uỷ nhiệm thu, chi hộ lẫn nhau giữa các ngân hàng. Tỉ lệ trả bằng tiền mặt trong thanh toán quốc tế chiếm một phần không đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, các doanh nghiệp luôn luôn có xu hướng mở rộng thị trường của mình ra bên ngoài, từ đó hình thành các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước khác nhau. Mỗi nước có sự khác nhau về chế độ chính trị, môi trường pháp luật, phong tục tập quán cũng như khoảng cách địa lý, bên cạnh đó còn có những bất đồng về ngôn ngữ, tiềm lực tài chính của các đối tác và hệ thống tiền tệ khác nhau khiến cho quan hệ mua bán thanh toán giữa các nước rất phức tạp và thường xuyên xảy ra rủi ro bất trắc. Để giải quyết những vướng mắc này cần có một trung gian tài chính đứng ra đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế của mình đã đáp ứng được đòi hỏi đó. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân Ngân hàng thương mại. + Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, quyền lợi của khách hàng được đảm bảo hơn, do khách hàng được ngân hàng tư vấn để lựa chọn các phương thức thanh toán, kỹ thuật thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo ra sự an tâm cho khách hàng trong giao dịch mua bán với nước ngoài. Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán hàng nhập bằng cách bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua việc thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những tư vấn cho khách hàng và những điều chỉnh về chiến lược khách hàng. + Đối với nền kinh tế. Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, góp phần phát triển kinh tế. Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, giảm bớt các chi phí trung gian, đồng thời hoạt động thanh toán quốc tế đã thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam bằng các nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền đến và L/C xuất khẩu. + Đối với bản thân Ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phát triển các nghiệp vụ liên quan như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác. Thanh toán quốc tế đem lại khoản thu phí dịch vụ quan trọng: hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng về giao dịch, từ đó tăng quy mô hoạt động và thị phần của mình trên thị trường. Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng: trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thương mại luôn có một nguồn tiền tập trung chờ thanh toán. Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên, là một nguồn nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại có thể tạo ra được vòng tròn dịch vụ khép kín, từ đó đảm bảo các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến nhau như tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ được giám sát, theo dõi kỹ lưỡng bởi nhiều phòng ban khác nhau, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại mà Nhà nước đề ra. Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại: thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại sẽ có quan hệ đại lý với ngân hàng và đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng rộng mở. Tóm lại, có thể khẳng định, hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động trung gian của Ngân hàng thương mại, có tác dụng mang lại thu nhập, hỗ trợ các hoạt động khác của Ngân hàng thương mại, giúp cho quá trình thanh toán của khách hàng được nhanh chóng, đảm bảo. Điều này được thể hiện rõ hơn khi nghiên cứu đến các phương thức thanh toán quốc tế. Các phương thức than
Luận văn liên quan