Luận văn Huy động vốn cho các dự án bất động sản của công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội

Trong quá trình vận động lên nền kinh tế thị trường của Việt Nam, vốn trở thành nguồn lực cơ bản, việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực này là yếu tố quyết định cho sự hưng thịnh hay suy vong của doanh nghiệp. Những năm qua, bất động sản đang là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, thu hút được nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, năm 2008 nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do hậu quả của một số sai lầm trong chính sách vĩ mô những năm trước đây, dẫn đến lạm phát tăng cao, tăng trưởng chậm lại, tín dụng thắt chặt, thị trường chứng khoán suy thoái, thị trường bất động sản trầm lắng điều đó tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước yếu về vốn. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, may mặc xuất khẩu, hiện nay Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội đang làm Chủ đầu tư một số Dự án xây dựng Khu nhà ở, cao ốc văn phòng với tổng số vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng như: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán tại Khu đô thị mới Bắc Đại Kim mở rộng tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại Khu Đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng toà cao ốc văn phòng tại số 1A Láng Hạ, quận Ba Đình Thời gian triển khai các dự án trên nằm trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2011. Tính đến 30/6/2007 Tổng nguồn vốn Công ty mới đạt khoảng 72 tỷ đồng so với tổng nhu cầu vốn khoảng 1.000 tỷ đồng cho các dự án, vì vậy trong thời gian tới, việc huy động vốn tài trợ cho các Dự án trên là hết sức cấp thiết. Vấn đề đặt ra là huy động vốn như thế nào, khối lượng vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Từng là nhân viên Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội, đồng thời đang trong thời gian viết luận văn tốt nghiệp cao học, tôi nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp huy động vốn thực hiện các dự án bất động sản của Công ty, do đó tôi quyết định chọn đề tài: “ Huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội” một mặt nâng cao hiểu biết của mình trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, lĩnh vực tài chính, hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học, mặt khác đưa ra một số gợi ý về huy động vốn để Công ty tham khảo. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau: - Nâng cao hiểu biết của người nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực tài chính. - Giải quyết nhu cầu huy động và sử dụng vốn để tài trợ cho các dự án bất động sản Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội tham gia đầu tư. - Hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn có một số ý nghĩa: - Khi có đầy đủ vốn, Công ty sẽ cung cấp ra thị trường một số lượng lớn các căn hộ và diện tích văn phòng cho thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường cả nước nói chung - góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết của nhân dân về nhà ở và của doanh nghiệp về văn phòng, gián tiếp làm tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư toàn xã hội. - Tạo công ăn việc làm, giúp ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên.

doc103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn cho các dự án bất động sản của công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * Trương Tuấn Anh HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, Năm 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * Trương Tuấn Anh HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng Khoá : 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH PHAN Hà Nội, Năm 2008 MỞ ĐẦU Trong quá trình vận động lên nền kinh tế thị trường của Việt Nam, vốn trở thành nguồn lực cơ bản, việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực này là yếu tố quyết định cho sự hưng thịnh hay suy vong của doanh nghiệp. Những năm qua, bất động sản đang là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, thu hút được nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, năm 2008 nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do hậu quả của một số sai lầm trong chính sách vĩ mô những năm trước đây, dẫn đến lạm phát tăng cao, tăng trưởng chậm lại, tín dụng thắt chặt, thị trường chứng khoán suy thoái, thị trường bất động sản trầm lắng… điều đó tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước yếu về vốn. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, may mặc xuất khẩu, hiện nay Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội đang làm Chủ đầu tư một số Dự án xây dựng Khu nhà ở, cao ốc văn phòng với tổng số vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng như: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán tại Khu đô thị mới Bắc Đại Kim mở rộng tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an tại Khu Đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Dự án đầu tư xây dựng toà cao ốc văn phòng tại số 1A Láng Hạ, quận Ba Đình… Thời gian triển khai các dự án trên nằm trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2011. Tính đến 30/6/2007 Tổng nguồn vốn Công ty mới đạt khoảng 72 tỷ đồng so với tổng nhu cầu vốn khoảng 1.000 tỷ đồng cho các dự án, vì vậy trong thời gian tới, việc huy động vốn tài trợ cho các Dự án trên là hết sức cấp thiết. Vấn đề đặt ra là huy động vốn như thế nào, khối lượng vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động… để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Từng là nhân viên Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội, đồng thời đang trong thời gian viết luận văn tốt nghiệp cao học, tôi nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp huy động vốn thực hiện các dự án bất động sản của Công ty, do đó tôi quyết định chọn đề tài: “ Huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội” một mặt nâng cao hiểu biết của mình trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, lĩnh vực tài chính, hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học, mặt khác đưa ra một số gợi ý về huy động vốn để Công ty tham khảo. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau: - Nâng cao hiểu biết của người nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực tài chính. - Giải quyết nhu cầu huy động và sử dụng vốn để tài trợ cho các dự án bất động sản Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội tham gia đầu tư. - Hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn có một số ý nghĩa: - Khi có đầy đủ vốn, Công ty sẽ cung cấp ra thị trường một số lượng lớn các căn hộ và diện tích văn phòng cho thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường cả nước nói chung - góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết của nhân dân về nhà ở và của doanh nghiệp về văn phòng, gián tiếp làm tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư toàn xã hội. - Tạo công ăn việc làm, giúp ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên. - Tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư gồm: bên vay và bên cho vay, đồng thời đóng góp vào ngân sách thông qua các khoản thuế. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các hình thức huy động vốn đang được sử dụng phổ biến. - Tình hình tài chính của Công ty. - Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án bất động sản của Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu Các báo cáo tài chính, các dự án bất động sản Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội đang tham gia đầu tư. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống, phương pháp điều tra, tổng kết điển hình, tổng hợp, thống kê, so sánh, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tìm hiểu, đánh giá, phân tích và đưa ra một số ý kiến của mình, nhưng với hiểu biết còn chưa hoàn thiện, bản Luận văn tốt nghiệp này chưa thể phản ánh đầy đủ và giải quyết triệt để vấn đề nêu ra. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc để những nghiên cứu sau được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Đình Phan - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh tế quốc dân và toàn thể các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội đã tận tính hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. PHẦN 1 LÝ LUẬN VỀ VỐN, HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 1. VỐN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HUY ĐỘNG VỐN 1.1. Vốn của doanh nghiệp Trong cuốn sách có tựa đề: “Sử dụng có hiệu quả các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường” của hai tác giả GS.TS. Đàm Văn Nhuệ - PGS.TS. Ngô Thị Hoài Lam, NXB chính trị quốc gia 2001, thì vốn của doanh nghiệp được viết như sau: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn lực tài chính nhất định để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn lực tài chính được thể hiện và sử dụng dưới các dạng khác nhau nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai được coi là vốn của doanh nghiệp. Trong cuốn Từ điển Longman rút gọn về tiếng Anh kinh doanh, vốn được định nghĩa: “ Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào sản xuất nhằm tạo ra lợi ích lớn hơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất ( các yếu tố khác là đất đai và lao động). Trong kinh doanh, vốn được coi là giá trị của tài sản hữu hình được tính bằng tiền, nghĩa là tài sản dưới dạng không phải bằng tiền như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”. Các quan niệm đã nêu về vốn đều phản ánh được khía cạnh nào đó liên quan đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên, các khái niệm đó được trình bày dưới các góc nhìn khác nhau và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, vì vậy chưa thể hiện một cách nhìn tổng thể về vốn của doanh nghiệp. Vốn có thể có nhiều dạng khác nhau được phân nhóm thành hai loại: Vốn bằng hiện vật và vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền được coi là nguồn tài chính của doanh nghiệp. Nguồn tài chính này là cơ sở để có được các điều kiện sản xuất, tức là các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, địa điểm sản xuất kinh doanh, thiết bị, nguyên vật liệu và các điều kiện khác. Vốn của doanh nghiệp còn có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là số tiền và tài sản hữu hình khác, doanh nghiệp có được nguồn tài chính của chính mình, tức là không tính đến nguồn tài chính doanh nghiệp có được nhờ đi vay. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường dùng vốn theo nghĩa rộng để chỉ toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, không phân biệt nguồn huy động. Từ những phân tích đã nêu, thì vốn của doanh nghiệp ( theo cách hiểu vốn tài chính) có thể coi là giá trị bằng tiền của tất cả các nguồn lực có thể chuyển thành tiền được doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai, không phân biệt nguồn gốc hình thành và không phân biệt hình thái biểu hiện. Thông thường, giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị hữu hình và giá trị vô hình của doanh nghiệp. Tuy vậy, trên thực tế, khi đánh giá vốn của doanh nghiệp người ta chỉ tính đến các giá trị hữu hình, chính vì vậy, vốn cũng có thể hiểu khác với phạm trù “ giá trị doanh nghiệp”. Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp và biến đổi theo thời gian. Với những doanh nghiệp kinh doanh thành công, vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng, vì sau mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn ban đầu lại được bổ sung bằng một phần lợi nhuận thu được ( lợi nhuận dùng để tái đầu tư ). Phần bổ sung này nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ sinh lợi trong kinh doanh và chính sách tăng trưởng của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chiến lược phát triển dài hạn thường rất chú ý dùng lợi nhuận để tái đầu tư, vì nếu không tăng cường tái đầu tư thì sớm hay muộn, doanh nghiệp đó sẽ thất bại. Ngoài ra, do nhu cầu của đầu tư, của quá trình sản xuất kinh doanh, vốn có thể được huy động bổ sung từ các nguồn khác nhau, do đó làm tăng vốn của doanh nghiệp. Tuy vậy, với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì nguồn vốn ban đầu sẽ bị giảm dần. Tình trạng này đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp nhà nước, có thể do cả hai loại nguyên nhân: kinh doanh thua lỗ ( không thực hiện tái đầu tư mở rộng) và không thực hiện đủ khấu hao tài sản cố định ( không đảm bảo tái đầu tư giản đơn). Như vậy, vốn ban đầu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi do hai nhóm yếu tố khách quan và chủ quan, phụ thuộc vào mức độ hiệu quả và chính sách đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm bao gồm vốn đầu tư ban đầu, vốn tích luỹ từ lợi nhuận và vốn huy động bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Các nguyên tắc huy động vốn 1.2.1. Nguyên tắc kịp thời Việc huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời. Thông thường, khi có nhu cầu về vốn bổ sung, doanh nghiệp phải tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm, thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làm giảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì vậy, cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là mong muốn của các doanh nghiệp. Nhiều khi, một số doanh nghiệp phải chấp nhận một tỷ lệ lãi suất cao hơn rất nhiều trên thị trường tại chính phi chính thức để có được nguồn vốn kịp thời vì nếu không vay kịp vốn thì nguồn vốn rẻ trên trở nên đắt, có thể làm cho các kết quả dự tính trong các phương án kinh doanh giảm đi và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ. 1.2.2. Nguyên tắc hiệu quả Cần lựa chọn bảo đảm hiệu quả huy động vốn cao nhất trong những điều kiện nhất định. Như trên đã trình bày, trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. Hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốn mang lại, mà còn thể hiện ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động các nguồn vốn, ở lợi ích của chủ doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn đó, như khả năng làm tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp và lợi nhuận tích luỹ. 1.2.3. Nguyên tắc số lượng và thời gian Việc huy động vốn cần bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian: một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu được tính toán, do đó, khi huy động phải bảo đảm đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian. Thực tế, hiện nay một số doanh nghiệp thường phải nâng mức nhu cầu ghi trong các yêu cầu huy động vốn để có thể có đủ số vốn cần thiết khi dự án được phê chuẩn, điều đó làm cho các dự án không còn chặt chẽ. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cách tính toán thời gian cho vay của các ngân hàng thường quá cứng nhắc nên các doanh nghiệp không bảo đảm hạn trả tiền, phải chịu lãi suất quá hạn, chi phí cao. 1.2.4. Nguyên tắc giảm thiểu chi phí giao dịch Huy động vốn cần bảo đảm giảm thiểu chi phí giao dịch: Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là: thủ tục hành chính phức tạp, quy trình giải ngân phiền toái, chi phí tư vấn cao hoặc đôi khi do quy mô không thích hợp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tùy theo lượng vốn cần vay để chọn nguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm cho chi phí giao dịch trên một đồng vốn huy động cao hơn nếu lượng vốn huy động nhỏ. Ngược lại, những dự án lớn có thể có lợi về chi phí cho vốn nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tục phức tạp hơn nhưng lại phải chịu lãi suất thấp hơn. 2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN (1) Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn để tài trợ cho dự án. Có thể phân thành: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nguồn vốn nợ phải trả. Nguồn vốn tự có được huy động từ các nguồn: quỹ khấu hao cơ bản, quỹ tích lũy đầu tư hoặc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ. Nguồn vốn từ bên ngoài được huy động từ nguồn ngắn hạn hoặc dài hạn. Hình 1.1. Sơ đồ các nguồn vốn  Những khác biệt chủ yếu giữa Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu ( trong đó chủ yếu là vốn cổ phần) được trình bày ở bảng dưới đây: (1) Bảng 1.1. Những đặc điểm của Nợ phải trả và Vốn cổ phần Nợ phải trả  Vốn cổ phần   1- Doanh nghiệp nhận được chúng từ những thành phần không phải là chủ sở hữu của nó  1- Do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ   2- Phải trả lãi cho những khoản tiền đã vay  2- Không trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẻ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu nếu công ty làm ra được lợi nhuận   3- Mức lãi suất phải trả cho các khoản nợ vay thường theo một mức ổn định được thỏa thuận khi vay  3- Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của Đại hội đồng cổ đông và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty thu được   4- Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ vay cho chủ nợ vào một thời điểm nào đó trong tương lai ngoại trừ trường hợp nguồn huy động là trái phiếu tuần hoàn  4- Doanh nghiệp không phải trả những khoản tiền vốn đã nhận được cho chủ sở hữu trừ khi doanh nghiệp đóng cửa và các loại tài sản được chia cho chủ sở hữu. Trường hợp này không áp dụng đối với cổ phần ưu đãi có thời hạn đáo hạn cố định   5- Công ty có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản như hàng hóa các loại tài sản cố định, quyền sở hữu tài sản, cổ phiếu hay sử dụng biện pháp bảo lãnh để được vay  5- Doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của các chủ sở hữu.   Trong hoạt động kinh doanh, người quản trị cần tìm cách huy động các nguồn tín dụng từ bên ngoài doanh nghiệp để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp. Các nguồn vốn nợ phải trả được chia thành nguồn Nợ ngắn hạn và nguồn Nợ dài hạn. Bảng sau nêu lên đặc điểm của nguồn tín dụng này. Bảng 1.2. Những khác biệt chủ yếu giữa nguồn Nợ ngắn hạn và dài hạn Nợ ngắn hạn  Nợ dài hạn   1- Thời hạn trả chúng trong vòng 1 năm  1- Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm   2- Không phải trả lãi cho những nguồn tài trợ ngắn được các nhà cung cấp tài trợ bằng hình thức tín dụng thương mại  2- Phải trả lãi cho tất cả các loại tài trợ dài hạn mà doanh nghiệp nhận được   3- Lãi suất của các nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn nợ vay dài hạn  3- Lãi suất tài trợ dài hạn thường cao hơn so với lãi suất của nguồn tài trợ ngắn hạn   2.1. Huy động vốn Nợ phải trả 2.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản tiền mà công ty phải hoàn trả trong vòng một năm kể từ ngày nhận được chúng. Nguồn tài trợ này bao gồm các khoản Tín dụng thương mại mà công ty nhận được từ các nhà cung cấp khi mua các loại hàng hóa dưới hình thức mua chịu, mua bằng tiền quỹ (deposits).Ngoài ra, nó còn bảo gồm tiền đặt cọc của khách hàng để mua hàng hóa hay dịch vụ theo hợp đông và những khoản tiền vay ngắn hạn do các ngân hàng, công ty tài chính, công ty mua nợ, công ty bảo hiểm tài trợ. Đồng thời, nó cũng bao gồm các khoản nợ tích lũy gồm có nợ các loại tiền lương của công nhân mà công ty chưa trả, nợ tiền thuế những chưa trả cho Chính phủ, và lợi tức của phần theo sổ sách mà chưa phải trả cho cổ đông. Các ngồn tài chính ngắn hạn có thể được phân thành 3 nhóm chính: nguồn tài trợ ngắn hạn không cho vay mượn, nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo và nguồn tài trợ ngắn hạn có đảm bảo. 2.1.1.1. Tín dụng thương mại Một công ty có thể dựa vào nguồn tín dụng mở rộng do mua hàng hóa của các nhà cung cấp dựa trên “tài khoản mở” như là một nguồn tài trợ ngắn hạn. Hình thức tín dụng này được gọi là hình thức “tín dụng thương mại” và hoàn toàn khác so với các hình thức tín dụng ngắn hạn khác vì nó không phải do các định chế tài chính tài trợ. Khi công ty quyết định tài trợ này phải luôn luôn nghĩ tới hậu quả lâu dài của tín dụng thương mại. Bởi nếu công ty trì hoãn thanh toán các hóa đơn mua hàng, thường dẫn đến hậu quả là các nhà cung cấp sẽ không sẵn sàng tiếp tục cung cấp hàng hóa của họ, hoặc nếu tiếp tục thì sẽ bán với giá cao hơn. Tuy nhiên, có một yếu tố mà các công ty có dự định sử dụng thương mại sẽ thu được nguồn lợi là phần chiết khấu (nếu có) dành cho nó. Sở dĩ có khoản chiết khấu này là do các nhà cung cấp nhân thấy người sử dụng tín dụng thương mại phải chịu phí tổn rất cao nên họ áp dụng chiết khấu nhằm hấp dẫn khách mua hàng. Thí dụ, một công ty mua một món hàng với điều kiện chiết khấu 2/10 (chiết khấu 2%, thời hạn 10 ngày), trong thời gian 30 ngày và giá trị hóa đơn là 100$. Nếu công ty thanh toán sau thời hạn 10 ngày đó. Điều này có nghĩa là nếu công ty thanh toán tiền mua hàng trong khoảng thời gian 30 ngày, thì chi phí sử dụng tín dụng thương mại của công ty là: 2/98 x365/20(*) x 100 = 37.2%/năm. Tín dụng thương mại thường luôn sẵn sàng để phục vụ các công ty vì nó không do các định chế tài chính tài trợ, do đó có thể nói nó là nguồn tài trợ không do vay mượn. Tổng giá trị khoản tiền nợ do mua hàng hóa của nhà cung cấp được đưa vào tài khoản “nợ phải trả” (Accounts Payable) của công ty. Đồng thời, công ty cũng có thể nhận được một nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn khác do chậm thanh toán một số khoản chi tiêu như tiền lương, tiền thưởng của công nhân, tiền thuê mướn thiết bị, nhà xưởng vv... tiền thuế và tiền điện nước... Dĩ nhiên công ty sẽ phải thanh toán những khoản nợ tích lũy (accruals) này trong một thời hạn ngắn, nếu không công ty sẽ chỉ còn một cách nhất là phải trả lời trước các cơ quan công quyền. 2.1.1.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm. Bên cạnh nguồn tài trợ ngắn hạn của các nhà cung cấp, công ty còn có thể dựa vào các định chế tài chính để nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn không bảo đảm. Những khoản cho vay này là những khoản vay do các ngân hàng tài trợ cho công ty mà không đòi hỏi bất cứ sự bảo đảm nào. Các hình thức cho vay ngắn hạn không có bảo đảm chủ yếu là: Hạn mức tín dụng hay Thấu chi. Hợp đồng tín dụng tuần hoàn. Tín dụng thư. Cho vay theo hợp đồng. A. Hạn mức tín dụng hay Thấu chi (Line of credit or Overdraf) Hạn mức tín dụng hay thấu chí ngân hàng là một thỏa thuận giữa công ty và ngân hàng mà theo đó, ngân hàng tạo sẵn một khoản tín dụng nào đó cho công ty. Thí dụ nếu một thỏa thuận quy định hạn mức tín dụng cho một công ty là 500.000$, điều đó có nghĩa là công ty đo có thể mượn được số tiền lên tới 500.000$ của ngân hàng. Số tiền này là tổng số tín dụng mà ngân hàng bằng lòng tạo sẵn cho công ty. Loại tín dụng này thường được thiết lập trên cơ sở từng năm. tại thời điểm kết thúc mỗi năm, ngân hàng sẽ xem xét lại tình hình hoạt động tài chính của công ty, và dựa trên cơ sở xem xét này có thể gia hạn hay điều chỉnh tổng mức tín dụng cho công ty trong năm kế tiếp. Hình thức tín dụng thuận lợi này thường được hiểu là thấu chi ngân hành (rút vượt) được tạo ra để cung cấp nguồn tài chính nhất định đủ bù đắp phần chênh lệch giữa dòng lưu kim tiền thu nhập và dòng lưu kim chi phí của công ty. Tiền lãi của hình thức cho vay này tùy thuộc vào tổng giá trị tín dụng thấu chi của công ty đã sử dụng và công ty được phép tính khoản t
Luận văn liên quan