Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Thiên Tân

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là hoạt động để đạt tới lợi nhuận tối đa. Ta cũng biết: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, giảm chi phí, trong đó tăng doanh thu là biện pháp rất quan trọng để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng được doanh thu và quản lý một cách chặt chẽ, các doanh nghiệp phải biết sử dụng kế toán như là một công cụ quản lý quan trọng nhất và không thể thiếu được. Thông qua chức năng thu nhận, cung cấp và xử lý thông tin về các quá trình kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, về tình hình tiêu thụ trên thị trường đồng thời đánh giá cắt lớp thị trường từ đó kế toán giúp cho các nhà quản lý đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ và đầu tư. Để kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ sản phẩm phát huy hết vai trò và chức năng của nó, cần phải biết tổ chức công tác này một cách hợp lý, khoa học và thường xuyên được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp. Mặt khác chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt nam thuộc các thành phần kinh tế cần trang bị cho mình lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở trong nước với nhau và sự canh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước. Do đó sự cần thiết phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để giúp cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm tàng là một nhu cầu cấp bách. Vì nếu như doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm thì cho dù sản phẩm đó có tốt thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp có quy mô sản xuất hiện đại và lớn thế nào đi chăng nữa thì rồi cũng bị xoá sổ trên thị trường.

doc68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Thiên Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Thiên Tân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là hoạt động để đạt tới lợi nhuận tối đa. Ta cũng biết: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, giảm chi phí, trong đó tăng doanh thu là biện pháp rất quan trọng để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng được doanh thu và quản lý một cách chặt chẽ, các doanh nghiệp phải biết sử dụng kế toán như là một công cụ quản lý quan trọng nhất và không thể thiếu được. Thông qua chức năng thu nhận, cung cấp và xử lý thông tin về các quá trình kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, về tình hình tiêu thụ trên thị trường đồng thời đánh giá cắt lớp thị trường từ đó kế toán giúp cho các nhà quản lý đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ và đầu tư. Để kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ sản phẩm phát huy hết vai trò và chức năng của nó, cần phải biết tổ chức công tác này một cách hợp lý, khoa học và thường xuyên được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp. Mặt khác chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt nam thuộc các thành phần kinh tế cần trang bị cho mình lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở trong nước với nhau và sự canh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước. Do đó sự cần thiết phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để giúp cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm tàng là một nhu cầu cấp bách. Vì nếu như doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm thì cho dù sản phẩm đó có tốt thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp có quy mô sản xuất hiện đại và lớn thế nào đi chăng nữa thì rồi cũng bị xoá sổ trên thị trường. Xuất phát từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Thiên Tân” nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để giải quyết một số vướng mắc trong thực tiễn hạch toán kế toán hiện tại. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở tại Công ty Cổ phần Thiên Tân chuyên sản xuất và bán các sản phẩm đá phục vụ các công trình xây dựng, từ đó xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở Công ty đang áp dụng hệ thống hạch toán kế toán Chứng từ ghi sổ, đồng thời cãi tiến thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Số liệu dùng để tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Thiên Tân. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, tham khảo các chuẩn mực thông tư, các giáo trình, sách, căn cứ vào báo cáo doanh thu và các sổ kế toán liên quan... - Phương pháp phân tích: Phân tích để đưa ra mô hình kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện cụ thể. - Phương pháp kế toán: Đây là phương pháp quan trọng để có thể nghiên cứu được những vấn đề trong lĩnh vực kế toán, phương pháp này sử dụng để nghiên cứu về quá trình ghi chép các chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ… CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TÂN 1.1. Tìm hiểu chung về Công ty Cổ phần Thiên Tân. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thiên Tân. Công ty cổ phần Thiên Tân là Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm được hình thành theo quyết định số: 6604/QĐ-UB ngày 13/12/1977 của UBND Bình Thị Thiên trực thuộc Công ty Thuỷ Lợi Bình Thị Thiên quản lý, với nhiệm vụ khai thác, chế biến đá xây dựng các loại phục vụ công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh. Tính đến nay công ty cổ phần Thiên Tân đã có 34 năm tuổi, 34 năm với biết bao thay đổi của nền kinh tế, công ty vẫn luôn khẳng định và vươn lên làm ăn có hiệu quả. - Tổng số công nhân ban đầu là 422 người. Trong đó: - 370 công nhân sản xuất trực tiếp - 52 công nhân gián tiếp. - Nhiệm vụ sản xuất: 50.000 m3/ năm. Dây chuyền sản xuất bằng mìn kết hợp với một số thiết bị cơ giới phân loại bằng thủ công, vận chuyển bằng xe cải tiến đến bến bãi vật liệu cung cấp cho công ty. - Vốn đầu tư theo dự toán: 6.200.000.000 đ. Trong đó : - Vốn xây lắp: 3.750.000.000 đ. - Thiết bị: 2.200.000.000 đ. - Chi phí khác: 250.000.000 đ. Tháng 03/1979 Xí nghiệp được chuyển sang bộ xây dựng và quản lý để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tháng 07/1989 Tỉnh Quảng Trị được lập lại, Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm được đổi tên thành “Xí nghiệp khai thác đá Quảng Trị” theo quyết định số 118/QĐ-UB ngày 24/08/1989 của UBND Tỉnh Quảng Trị. Ngày 18/11/1996 UBND Tỉnh ra quyết định số: 1396/QĐ-UB đổi tên Xí nghiệp khai thác đá Quảng Trị thành “Công ty khai thác đá Quảng Trị”. Ngày 31/12/2003 UBND Tỉnh Quảng Trị đã có quyết định số 3256/QĐ-UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty khai đá Quảng Trị, đồng thời cũng có quyết định số 3257/QĐ-UB về việc chuyển Công ty khai thác đá Quảng Trị thành “Công ty Cổ phần Thiên Tân ”. Ngày từ những ngày đầu thành lập, với những dụng cụ khai thác, chế biến hết sức đơn sơ như: Búa, rổ, xẻng, xe cải tiến… Đến nay đã trải qua 34 năm với biết bao những thay đổi, Công ty đã trang bị lại dây chuyền khai thác đá hiện đại: Máy nghiền, máy sàn đá của các nước tiên tiến như: Nhật, Đức, … đáp ứng được yêu cầu sản xuất và công cuộc công nghiệp hoá, hội nhập nền kinh tế, với khối lượng sản xuất đá xay 525 m3/ ngày, đảm bảo chất lượng cao, chủng loại phong phú, giá cả dễ chấp nhận, hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh. 1.1.2.1. Chức năng: - Cung cấp các mặt hàng đá xây dựng các loại và các dịch vụ liên quan đến xây dựng cho các công ty, xí nghiệp xây dựng, vận tải…. - Nhận xây dựng, thi công các hạng mục, công trình thuộc lĩnh vực xây dựng. - Sản xuất các loại đá với mẫu mã, chủng loại đa dạng. 1.1.2.2. Nhiệm vụ: - Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định nhà nước. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. - Thực hiện kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân. 1.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân. Bộ máy công ty chiếm vị trí quan trọng và đây là nhân tố giúp đơn vị nắm bắt, xử lý thông tin và đưa quyết định đúng đắn, kịp thời. Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Bộ máy quản lý gọn nhẹ có năng lực. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm Xí nghiệp xây dựng công trình Xí nghiệp thi công cơ giới Xí nghiệp Thanh Quảng Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Thiên Tân 1.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc: Chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền bổ nhiệm hay đào thải các chức danh từ trưởng phòng trở xuống. Có quyền đề nghị cấp trên bổ nhiệm các chức danh như phó giám đốc, kế toán trưởng. Đồng thời giám đốc cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với cơ quan cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty. - Phó giám đốc: Người giám sát hoạt động của công ty, có thể thay mặt giám đốc quyết định một số công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Phòng kế toán: Cung cấp đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh cho phó giám đốc và thực hiện quyết toán tài chính, lập kế hoạch tín dụng với ngân hàng, xác định mức vốn lưu động cho năm kế hoạch, xác định nhu cầu vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế tài chính. - Phòng tổ chức hành chính: Lập kế hoạch lao động, kế hoạch về đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, tính toán và xây dựng định mức tiền lương, có kế hoạch bồi dưỡng công nhân. - Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tính toán chi phí và giá thành sản phẩm kế hoạch. 1.2. Kết quả hoạt động Công ty đạt được qua hai năm 2009 - 2010. 1.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty. CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2010 Giá trị Giá trị Tăng, giảm % A B C D E TÀI SẢN 44.894.853.894 47.909.521.076 3.014.667.182 6,71 I. Tài sản ngắn hạn 29.378.282.022 31.055.665.155 1.677.383.133 5,71 1. Tiền và các khoản TĐT 1.499.304.614 4.782.033.598 3.282.728.984 218,95 2. Đầu tư tài chính NH 4.000.000.000 5.080.000.000 1.080.000.000 27,00 3. Các khoản phải thu 13.738.103.235 13.840.900.460 102.797.225 0,75 4. Hàng tồn kho 9.164.719.640 6.440.785.168 -2.723.934.472 -29,72 5. TSNH Khác. 976.154.533 911.945.929 -64.208.604 -6,58 II. Tài sản dài hạn 15.516.571.872 16.853.855.921 1.337.284.049 8,62 1.Tài sản cố định 15.083.429.552 16.159.263.483 1.075.833.931 7,13 2. Tài sản dài hạn khác 433.142.320 694.592.438 261.450.118 60,36 NGUỒN VỐN 44.894.853.894 47.909.521.076 3.014.667.182 6,71 I. Nợ phải trả 35.064.537.119 36.175.201.481 1.110.664.362 3,17 1. Nợ ngắn hạn 26.975.327.119 29.878.801.481 2.903.474.362 10,76 2. Nợ dài hạn 8.089.210.000 6.296.400.000 -1.792.810.000 -22,16 II. Vốn chủ sở hữu 9.830.316.805 11.734.319.595 1.904.002.790 19,37 1. Vốn chủ sở hữu 9.227.833.964 11.669.435.254 2.441.601.290 26,46 2. Nguồn KPhí và quỹ khác 602.482.841 64.884.341 -537.598.500 -89,23 Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 Qua bảng cân đối kế toán năm 2010 so với 2009 của công ty ta thấy nhìn chung tình hình tài sản và nguồn vốn của của công ty có những biến đổi đáng kể. Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2010 so với 2009 tăng 3.014.667.152 đồng tương ứng với 6,71%. Biến động về tài sản: - Tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 1.677.383.133 đồng so với 2009 tương ứng 5,71%. Chỉ tiêu này tăng chủ yếu do tiền và khoản tương đương tiền tăng 3.282.728.984 đồng tương ứng với 218,95%. Sở dĩ lượng tiền trong công ty lớn là do các khoản phải thu của công ty kỳ trước đã được khách hàng thanh toán và trong kỳ công ty đã tiêu thụ lượng lớn hàng làm cho hàng tồn kho công ty giảm đáng kể so với 2009, giảm -2.723.934.472 đồng tương ứng -29,72% và thu về lượng tiền cho công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số khách hàng mua nợ đã dẫn đến khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 102.797.225 đồng tương ứng 0,75% so với năm 2009. - Tài sản dài hạn năm 2010 so với 2009 cũng tăng lên đáng kể tăng 1.337.284.049 đồng tương ứng 8,62%. Chỉ tiêu này tăng chủ yếu do Tài sản cố định tăng lên 1.075.833.931 đồng tương ứng 7,13%, do trong năm công ty đã mua thêm nhiều máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại để đáp ứng nhu cầu cho công việc khai thác đá, nâng cao năng suất khai thác và chất lượng sản phẩm. Tài sản dài hạn khác cũng tăng 261.450.118 đồng tương ứng 60,36%. Biến động về nguồn vốn: - Nợ phải trả trong năm chỉ tăng 1.110.664.362 đồng tương ứng 3,17% so với năm 2009 nhưng trong tổng nguồn vốn thì chỉ tiêu này lại chiếm lượng lớn lên tới 36.175.201.481 đồng. Đó là do công ty đã vay của các tổ chức tín dụng về để đầu tư mua sắm tài sản mở rộng sản xuất kinh doanh. - Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên 1.904.002.790 đồng tương ứng 19,37%. Chỉ tiêu này tăng là do trong năm công ty đã thực hiện tốt chính sách bán hàng nên đã tiêu thụ được lượng lớn hàng trong công ty thu lại được một khoản lợi nhuận cho công ty nâng cao đời sống người lao động. 1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2009 - 2010. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu MS TM Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch % 1 2 3 4 5 6 7 1. Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. 1 VI25 78.990.407.050 62.453.609.343 16.536.797.707 26,48 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (10=1-2) 10 78.990.407.050 62.453.609.343 16.536.797.707 26,48 4. Giá vốn hàng bán 11 VI27 66.994.414.799 50.615.410.465 16.379.004.334 32,36 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 11.995.992.251 11.838.198.878 157.793.373 1,33 6. Doanh thu hoạt động tài chính (21) 21 VI26 143.046.381 19.356.898 123.689.483 638,99 7. Chi phí hoạt động tài chính (22) 22 VI28 2.024.687.462 1.750.444.618 274.242.844 15,67 8. Chi phí bán hàng 24 2.753.093.200 2.698.879.007 54.214.193 2,01 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.385.726.706 4.888.575.799 -502.849.093 -10,29 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25) 30 2.975.531.264 2.519.656.352 455.874.912 18,09 11. Thu nhập khác 31 531.251.634 2.585.729.246 -2.054.477.612 -79,45 12. Chi phí khác 32 199.174.377 2.427.585.256 -2.228.410.879 -91,80 13. Lợi nhuận khác (40=(31-32) 40 332.077.257 158.143.990 173.933.267 109,98 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 3.307.608.521 2.677.800.342 629.808.179 23,52 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI30 496.570.508 231.342.709 265.227.799 114,65 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 2.811.038.013 2.446.457.633 364.580.380 14,90% Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2009 - 2010. Ta thấy, doanh thu của doanh nghiệp thay đổi qua các năm. Doanh thu năm 2009 là 62.453.609.343 đồng, năm 2010 là 78.990.407.050 đồng, tăng 16.536.797.707 đồng so với năm 2009, tương ứng 26,48%. Sở dĩ năm 2010 doanh thu tăng như vậy là do Công ty ổn định sản xuất sau khi thực hiện xong đề án cổ phần hóa doanh nghiệp. Kết quả lợi nhuận gộp của năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 157.793.373 đồng tương ứng 1,33%. Hoạt động kinh doanh của Công ty gồm hoạt động chính, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận trước thuế. Cụ thể tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 2.677.800.342 đồng thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.519.656.352 đồng. Lợi nhuận công ty cao như vậy là do lĩnh vực kinh doanh của công ty là khai thác đá với nguồn tài nguyên tại địa bàn nhiều nên sẽ phần nào giảm được chi phí đầu vào, một phần cũng do doanh nghiệp có chính sách bán hàng tốt và thực hiện các chính sách giảm chi phí nên chi phí năm 2010 đã giảm so với năm 2009. Cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp giảm -502.849.093 đồng tương ứng với giảm -10,29%, trong khi đó chi phí bán hàng tăng nhẹ chỉ tăng 54.214.193 đồng tương ứng 2,01%. Và cũng kể đến hoạt động tài chính của công ty. Hoạt động này kém hiệu quả đã làm cho lợi nhuận giảm đáng kể. Mặc dù doanh thu năm 2010 so với 2009 tăng 123.689.483 đồng tương ứng với 638,99% nhưng trong khi doanh thu tài chính năm 2010 chỉ có 143.046.381 đồng mà chi phí cho hoạt động này lại lên đến 2.024.687.462 đồng. Điều này là do trong năm công ty đã vay của các tổ chức tín dụng khá lớn, nên chi phí lãi vay công ty phải trả rất lớn, do đó đã tác động đến hoạt động tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất toàn công ty. Đây là vấn đề Công ty cần phải giải quyết trong thời gian tới. Hoạt động bất thường tại Công ty rất phong phú và còn mang lại kết quả đáng kể, lợi nhuận từ hoạt động này cũng tăng 173.933.267 đồng so với năm 2009, tương ứng 109,98%. Nhìn chung năm qua doanh nghiệp kinh doanh rất hiệu quả và đã có những chính sách tiêu thụ sản phẩm tốt làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên 629.808.179 đồng tương ứng với 23,52%. Góp phần tăng khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước tăng 265.227.799 đồng tương ứng 114,65%. 1.2.3. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Thiên Tân. Sự hoạt động SXKD của Công ty có thành công hay không là do nhân tố con người tạo nên. Do vậy việc xây dựng một hệ thống làm việc phải luôn tạo ra các điều kiện cần thiết để các nhân viên cũng như các bộ phận nghiệp vụ làm chủ được năng lực, phát huy tiềm năng của họ. Có như vậy mới đem lại lợi ích to lớn cho toàn công ty cũng như cá nhân từng thành viên. Và lao động là yếu tố cần thiết và không thể thiếu được trong mọi hoạt động của mỗi Doanh nghiệp. Do đó yếu tố lao động luôn được sự quan tâm và đặc biệt chú ý của các cấp lãnh đạo trong công ty cổ Phần Thiên Tân. Tình hình lao động của công ty trong những năm qua được thể hiện qua bảng tình hình biến động lao động của công ty Cổ phần Thiên Tân qua 3 năm (2008-2009). ĐVT: Người Cơ cấu lao động Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Tăng (+) Giảm (-) Số lượng Tăng (+) Giảm (-) Tổng số lao động 221 205 - 7% 205 0 Trực tiếp. Gián tiếp 189 32 178 27 - 6% - 16% 178 27 0 0 Cơ cấu theo trình độ 221 205 - 7% 205 0 Cao đẳng, đại học. Trung cấp. Lao động phổ thông 18 39 164 15 44 146 15 44 146 0 0 0 Bảng 3: Tình hình biến động lao động Nhìn vào bảng biến động qua các năm của Công ty thì số lao động có biến động về số lượng. Năm 2008 so với 2009 tổng số lao động giảm 7%, nhưng từ năm 2009 đến năm 2010 thì tổng số lao động ổn định. Do công cuộc cải cách máy móc thiết bị hiện đại, đã dư thừa một số cán bộ công nhân viên, việc công ty chuyển từ hình thức nhà nước sang cổ phần hóa nên rất nhiều cán bộ công nhân viên nghĩ chế độ dôi dư của chính phủ do sắp xếp lại lao động (NĐ41/CP). Năm 2008 với tổng số lao động 211 người trong đó nữ chiếm 18% nam chiếm 82%. Công ty đang kinh doanh lĩnh vực khai thác đá nên tỷ lệ nam cao như vậy là phù hợp nhưng tỷ lệ nữ trong công ty cũng tương đối cao so với các đơn vị sản xuất khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Lao động trực tiếp 189 người, chiếm 74%; Trình độ cao đẳng, đại học chiếm 8%; trung cấp chiếm 18%. Đây là con số đáng mừng. 1.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. 1.2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. Kế toán trưởng Ktoán tổng hợp Kế toán vật tư kiêm công nợ Kế toán tiêu thụ Kế toán thanh toán Kế toán lao động tiền lương Thủ quỹ 1.2.4.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán: Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán 1.2.4.1.2. Chức năng của từng bộ phận: + Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành công tác kế toán tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính của công ty. + Kế toán tổng hợp: Là người phụ tá cho kế toán trưởng trong việc điều hành công tác kế toán, thay mặt kế toán trưởng ký duyệt các khoản thu chi tiền mặt, có trách nhiệm tập hợp các số liệu từ các phần hành kế toán để tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tổng hợp quyết toán cuối năm. + Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của toàn bộ chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi tình hình thu tiền mặt, cập nhập vào sổ sách hằng ngày, theo dõi tiền gữi ngân hàng bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, theo dõi các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Với các ngân hàng cuối tháng đối chiếu và xác định số dư tiền mặt và các loại tiền gửi ngân hàng, đồng thời lên bảng kê ghi có các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền vay… + Kế toán vật tư kiêm kế toán công nợ tạm ứng: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế… ghi chép chi tiết và tổng hợp lên bảng kê chứng từ ghi Nợ, Có các tài khoản, theo dõi tạm ứng và thanh toán tạm ứng. + Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty lên sổ sách kế toán để tính giá thành. + Kế toán lao động tiền lương: Theo dõi tình hình lương và số lượng lao động của công ty. + Thủ quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý ti
Luận văn liên quan