Luận văn Khảo sát hiện trạng phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành phố Hồ Chí Minh gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 21/10/2006 đã và đang làm cho xu thế phát triển của thành phố ngày càng gia tăng. Trước những thuận lợi và thành quả từ việc hội nhập nền kinh tế thế giới mang lại thì thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực đối với môi trường. Bên cạnh các khó khăn, tồn tại liên quan đến chất lượng môi trường nước, không khí, thì vấn đề chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện nay thật sự là một thách thức lớn . Trong đó, vấn nạn về chất thải nguy hại là mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê cuối năm 2006, dân số thành phố xấp xỉ 6.424.519 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 9 – 11 % năm, đi đôi với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của công nghiệp, cơ sở hạ tầng và giáo dục. Theo thống kê từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố, Tp.HCM có 12 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao, khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp có qui mô lớn, khoảng 12.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thu công nghiệp . Theo ước tính sơ bộ, lượng chất thải rắn công nghiệp-nguy hại của thành phố khoảng 1.500 - 1.800 tấn/ngày. Hàng ngày, Tp.Hồ Chí Minh đang phải đối diện với việc giải quyết một khối lượng lớn chất thải công nghiệp – nguy hại, trong đó chất thải nguy hại là một phần gây tác hại lớn đến môi trường. Bên cạnh nguồn chất thải nguy hại công nghiệp đang được gấp rút kiểm soát thì một lượng chất thải nguy hại từ các nguồn khác trong đô th ị vẫn chưa được quan tâm hay kiểm soát nhất là chất thải từ dân cư và một lượng chất thải từ các phòng thí nghiệm hiện nay chưa được quan tâm đến.

pdf87 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hiện trạng phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 1 Luận văn Khảo sát hiện trạng phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 2 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại thành phố Hồ Chí Minh gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 21/10/2006 đã và đang làm cho xu thế phát triển của thành phố ngày càng gia tăng. Trước những thuận lợi và thành quả từ việc hội nhập nền kinh tế thế giới mang lại thì thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực đối với môi trường. Bên cạnh các khó khăn, tồn tại liên quan đến chất lượng môi trường nước, không khí, thì vấn đề chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện nay thật sự là một thách thức lớn . Trong đó, vấn nạn về chất thải nguy hại là mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê cuối năm 2006, dân số thành phố xấp xỉ 6.424.519 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 9 – 11 % năm, đi đôi với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của công nghiệp, cơ sở hạ tầng và giáo dục... Theo thống kê từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố, Tp.HCM có 12 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao, khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp có qui mô lớn, khoảng 12.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thu công nghiệp…. Theo ước tính sơ bộ, lượng chất thải rắn công nghiệp-nguy hại của thành phố khoảng 1.500 - 1.800 tấn/ngày. Hàng ngày, Tp.Hồ Chí Minh đang phải đối diện với việc giải quyết một khối lượng lớn chất thải công nghiệp – nguy hại, trong đó chất thải nguy hại là một phần gây tác hại lớn đến môi trường. Bên cạnh nguồn chất thải nguy hại công nghiệp đang được gấp rút kiểm soát thì một lượng chất thải nguy hại từ các nguồn khác trong đô thị vẫn chưa được quan tâm hay kiểm soát nhất là chất thải từ dân cư và một lượng chất thải từ các phòng thí nghiệm hiện nay chưa được quan tâm đến. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, thì sự phát triển giáo dục cũng đang là một tiêu chí chung của thành phố. Bên cạnh các hoạt động giáo dục thì công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại các phòng thí nghiệm đã và đang sử dụng một lượng hóa chất và thải vào môi trường mà chưa có sự kiểm soát gây nên mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và môi trường. Nhìn về khía cạnh môi trường, những tác hại mà chất thải nguy hại gây ra đối với môi trường là một trong những điều đáng quan tâm trước tình hình môi trường thành phố hiện nay. Nhưng nếu xét về khía Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 3 cạnh sức khỏe cộng đồng thì chất thải nguy hại thật sự là một điều thúc đẩy chúng ta quan tâm hơn. Trên toàn thành phố hiện nay có gần 400 phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau về vật lý, hóa học, sinh học ,…. Nếu chỉ xét đến các phòng thí nghiệm hóa học và sinh học thuộc các trường đại học trong thành phố hiện nay thì con số khoảng hơn 100 phòng thí nghiệm trên tổng số hơn 200 phòng thí nghiệm đó là chưa kể đến các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm nghiên cứu khoa học. Với nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu học tập, hằng ngày, các phòng thí nghiệm sử dụng và thải ra một lượng hóa chất nếu không nói là nhiều thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên và cán bộ giảng dạy nghiên cứu. Qua thực tế đó, việc xây dựng một chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học là một việc rất cần thiết hiện nay. Chương trình không những góp phần giảm thiểu chất thải nguy hại phát sinh và thải vào môi trường hơn nữa sẽ góp phần hỗ trợ công tác quản lý chất thải nguy hại không những ngay tại khuôn viên trường đại học riêng và hỗ trợ công tác quản lý chung của thành phố hiện nay. 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, tại các phòng thí nghiệm hóa học trong khuôn viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh các nhân viên và sinh viên hằng ngày tiếp xúc và làm việc với hóa chất. Bên cạnh việc tiếp xúc đến các hóa chất thì những nhân viên và sinh viên trên còn phải đối diện với các mối nguy hại khác mà chưa được quan tâm đến, đặc biệt là chất thải nguy hại phòng thí nghiệm. Hầu hết trong các trường đại học hiện nay, các phòng thí nghiệm thải ra một lượng hóa chất độc hại, các tác nhân sinh học nguy hại tiềm tàng từ quá trình thực nghiệm và nghiên cứu trong các loại hình phòng thí nghiệm như sinh học, hóa học…Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hiện nay và việc thải bỏ không an toàn là một vấn đề cần được quan tâm. Trong số hàng loạt các loại chất thải được thải ra thì hầu như chưa được phân loại và thu gom xử lý mà trực tiếp thải vào môi trường. Nếu chỉ xét đến vấn đề nước thải từ các phòng thí nghiệm hiện nay thì hầu như chưa được xử lý mà trực tiếp thải bỏ vào hệ thống cống. Ngoài ra lượng chất thải Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 4 chứa trong nước thải thì một lượng đáng kể chất thải rắn nguy hại vẫn còn chưa được thu gom riêng mà được thu gom chung vào rác sinh hoạt trong khuôn viên trường. Tuy nhiên, theo thực tế cho thấy một số trường tuy có phân loại nhưng chất thải sau khi ra khỏi phòng thí nghiệm vẫn chưa được xử lý. Để giải quyết các bất cập trên cần thiết xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại nói chung và vấn đề về an toàn cho sức khoẻ cộng đồng nói riêng trong việc xử lý và quản lý các chất độc hại tại các phòng thí nghiệm trong khuôn viên đại học và cũng nhằm mục tiêu chung của thành phố hiện nay là phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại phòng thí nghiệm. - Từ quá trình khảo sát, xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học hỗ trợ công tác quản lý chất thải nguy hại. 3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về chất thải nguy hại và những tác hại mà chất thải nguy hại gây ra đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. - Tìm hiểu về hiện trạng phát sinh chất thải của thành phố Hồ Chí Minh. - Khảo sát hiện trạng phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. - Xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học. 4. Đối tượng nghiên cứu - Phòng thí nghiệm hóa học và sinh học trong khuôn viên trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. - Sinh viên và cán bộ quản lý phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học. 5. Phương pháp luận nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Để có thể xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại phát sinh trong khuôn viên trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh – trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh thì điều cần thiết là phải nắm bắt và hiểu rõ tình Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 5 hình hoạt động của phòng thí nghiệm, quá trình phát sinh và thải bỏ chất thải để xác định các nguồn phát sinh và loại chất thải hình thành trong suốt quá trình thực nghiệm và nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm. Để thực hiện đề tài, cần áp dụng phương pháp phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan, trên cơ sở phân tích các vấn đề đưa ra hướng thực hiện chương trình nhằm có thể áp dụng trong khuôn viên trường đại học. 6.2. Phương pháp cụ thể - Tìm hiểu về chất thải nguy hại – chất thải nguy hại phòng thí nghiệm qua các tài liệu, các sách đã được xuất bản cũng như tham khảo các tài liệu về phòng thí nghiệm nước ngoài thông qua internet. - Tham khảo các tài liệu về phòng thí nghiệm liên quan đến các phòng thí nghiệm nói chung và phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường Kỹ Thuật Công Nghệ nói riêng. - Khảo sát và thu thập kiến thức thực tế tại phòng thí nghiệm tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, phòng thí nghiệm trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ. - Tham vấn ý kiến của một số cán bộ quản lý phòng thí nghiệm. - Chọn lọc hướng xây dựng chương trình thông qua quá trình khảo sát. 6.3. Sơ đồ nghiên cứu Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 6 6. Giới hạn của đề tài Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế trong một khoảng thời gian ngắn nên việc đánh giá còn gặp nhiều sơ suất và thiếu sót, chỉ khảo sát tại một số phòng thí nghiệm hóa học trong khuôn viên một số trường đại học điển hình. Chương trình được đưa ra trên cơ sở lý thuyết mà chưa thể áp dụng thực tế nên chưa thể đánh giá được tính hiệu quả của đề tài. 7. Ý nghĩa của đề tài : Chất thải nguy hại nói chung là chất thải mang các đặc tính nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, trong đó chất thải nguy hại phòng thí nghiệm mang các đặc điểm nguy hại mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho sinh viên là người trực tiếp tiếp xúc. Những loại chất thải này ngoài các ảnh hưởng như cháy, nổ, ăn mòn khi tiếp xúc mà còn là các tác nhân gây nên một số bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe đặc biệt là ung thư. Do đó, việc xây dựng nên chương trình quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đại học nhằm quản lý chặt Tìm hiểu về chất thải nguy hại – chất thải nguy hại phòng thí nghiệm Tìm hiểu – đánh giá về tình hình hoạt động –nguy hại tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu một số biện pháp xử lý và quản lý chất thải nguy hại Xác định mục đích của chương trình Nội dung của chương trình Các bước thực hiện chương trình Kết luận và kiến nghị HÌNH 1 : Sơ đồ nghiên cứu Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 7 chẽ từ khâu phát sinh đến thu gom, thải bỏ và đặc biệt là đề ra các biện pháp xử lý tiền xử lý và giảm thiểu trước khi thải bỏ an toàn . Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 8 1.1. Đặc tính của chất thải nguy hại 1.1.1. Định nghĩa Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005, điều 3 – giải thích từ ngữ, định nghĩa chất thải nguy hại như sau :”chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”. 1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung có 2 cách phân loại như sau :  Phân loại theo đặc tính.  Phân loại theo danh mục liệt kê theo luật lệ ban hành. 1.1.2.1 Phân loại theo đặc tính Theo quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 thì chất thải nguy hại bao gồm các đặc tính sau : a. Dễ nổ ( N – H1 ) : Một chất thải được xem là dễ nổ nếu mẫu đại diện có chứa một trong các đặc tính sau :  Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả phản ứng hóa học của chất thải ( khi tiếp xúc với ngọn lửa, va đập hoặc bị ma sát ).  Tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mã H : theo phụ lục III Công ước Basel N : ký hiệu của chất dễ nổ b. Dễ cháy ( C ) : Chất thải dễ cháy được chia là 4 nhóm như sau :  Chất thải lỏng dễ cháy ( H3 ) : là chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành ( điểm chớp cháy nhỏ hơn 60o C hay 140o F ).  Chất thải rắn dễ cháy ( H4.1) : là chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do ma sát trong các điều kiện vận chuyển. Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 9  Chất thải có khả năng tự bốc cháy ( H4.2 ) : là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.  Chất thải tạo ra khí dễ cháy ( H4.3 ) : là chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự bốc cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm. c. Chất oxy hóa ( OH – H5.1 ) : Chất thải oxy hoá là các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. d. Chất ăn mòn ( AM – H8 ) : Chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau :  Là chất thải, thông qua các phản ứng hóa học sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc,  Trong trường hợp các chất thải nguy hại có tính ăn mòn rò rỉ nó sẽ phá hủy các vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính acid mạnh ( pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 ), hoặc kiềm mạnh ( pH lớn hơn hay bằng 12,5 ) e. Chất thải có tính độc ( Đ ) :  Độc cấp tính ( H6.1 ) : là các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.  Độc từ từ hoặc mãn tính ( H11 ) : chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.  Sinh khí độc ( H10 ) : là các chất thải có chứa các thành phần màkhi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ phải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.  Chất thải có tính độc sinh thái ( ĐS – H12 ) : Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 10 Chất thải được xem là chất thải nguy hại có tính độc sinh thái khi có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học hoặc gây tác hại đến các sinh vật. f. Chất thải dễ lây nhiễm ( LN – H6.2 ) : Chất thải được coi là nguy hại và có đặc tính lây nhiễm khi chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật. Ngoài ra có thể tham khảo bảng phân loại đặc tính của EPA ( cục bảo vệ môi trường Mỹ ) 1.1.2.2 Phân loại theo luật định Để xác định chất thải có phải là chất thải nguy hại hay không, có thể tham khảo danh mục chất thải nguy hại được ban hành trong quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006. Danh mục chất thải được đề ra theo nhóm ngành và loại chất thải phát sinh ( quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 ). Ngoài cách phân loại theo đặc tính và theo luật định, chất thải nguy hại còn được phân loại theo nhóm khác nhau theo cục bảo vệ môi trường Mỹ ( EPA ). 1.1.3. Thu gom – dán nhãn – vận chuyển Thu gom, dán nhãn có ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ xử lý cũng như an toàn trong vận chuyển và lưu giữ. Việc thu gom thích hợp sẽ làm giảm các nguy cơ ( cháy, nổ, gây độc hại ) cho các quá trình tiếp theo cũng như nhận diện các loại chất thải để từ đó có thể đưa ra các biện pháp ứng cứu khi gặp sự cố. 1.1.3.1 Thu gom Việc thu gom được tiến hành sau khi thải bỏ các chất thải nguy hại được thải ra nhằm đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cũng như về mặt môi trường. Việc thu gom đóng gói chất thải nguy hại cần thỏa mãn các yêu cầu sau :  Chất thải nguy hại phải được đóng gói bằng bao bì có chất lượng tốt, không có dấu hiệu khả nghi, bao bì phải được đóng kín và ngăn ngừa rò rỉ khi vận chuyển.  Không để chất thải nguy hại dính bên ngoài bao bì . Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 11  Bao bì, vật chứa chất thải nguy hại phải thõa mãn các yêu cầu thử nghiệm về tính năng ( tính ăn mòn, chịu ma sát, …) và về các chi tiết kỹ thuật ( áp suất, nhiệt độ,…) của bao bì được phép sử dụng.  Bao bì chứa chất thải nguy hại phải bền, không tương tác hoá học hay tác động khác của chất đó.  Bao bì không chứa các thành phần có thể phản ứng với các chất bên trong tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm hay không mong muốn làm giảm độ bền của bao bì.  Các bao bì có thể thấm nước, mềm, bị nứt gãy do thay đổi nhiệt độ không được sử dụng.  Phần thân và bao quanh bao bì phải có cấu trúc thích hợp để có thể chịu được sự rung động. Nắp chai hay các bộ phận đóng kín dạng ma sát phải được giữ chặt, an toàn và hiệu quả bằng các phương tiện chắc chắn. Nắp và các bộ phận đóng kín không đóng kín hoàn toàn, dễ dàng kiểm tra độ kín.  Độ dày và bản chất của bao bì phải thích hợp sao cho ma sát trong khi vận chuyển không gây ra nhiệt làm thay đổi tính ổn định hóa học của chất chứa bên trong. 1.1.3.2 Dán nhãn Việc dán nhãn trên các thiết bị chứa chất thải nguy hại có ý nghĩa rất lớn trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại. Thực hiện tốt thao tác dán nhãn có thể sẽ giúp tránh được các sự cố trong quá trình bốc dỡ, phân bố chất thải trong quá trình lưu giữ, vận chuyển và giúp cho việc lựa chọn biện pháp ứng cứu thích hợp khi xảy ra. Tại Việt Nam, dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa và mã số chất thải tham khảo theo TCVN 6760-2000, 6707-2000. Nhìn chung khi dán nhãn hay treo biển báo cảnh báo chất thải nguy hại cần tuân thủ các quy định sau :  Mọi chất thải nguy hại đều phải được dán nhãn. Vật liệu làm nhãn và mực in trên nhãn phải bền trong điều kiện vận chuyển thông thường và đảm bảo rõ ràng, dễ nhận biết. Thông thường nhãn được chia làm hai loại : Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 12  Nhãn báo nguy hiểm : có dạng hình vuông đặt nghiêng một góc 45o, được dán cho hầu hết các chất thải nguy hại trong các nhóm. Nhãn nêu loại chất thải nguy hại biểu diễn bằng hình ảnh và chữ viết.  Nhãn chỉ dẫn bảo quản : có nhiều hình dạng khác nhau, được đặt một hình hoặc kèm theo nhãn nguy hiểm đối với vài loại chất thải nguy hại khác. Nhãn chỉ dẫn bảo quản nêu các tính chất cần chú ý của chất thải ( dễ vỡ, cạnh sắc, hoạt tính…), điều kiện bảo quản khi vận chuyển, lưu giữ.  Tất cả các nhãn trên thùng hàng chứa chất thải nguy hại phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết đúng quy định. Kích cỡ tối thiểu của các nhãn là 10 x 10 cm tương ứng với khoảng cách nhìn thấy là 1 m.  Chất thải có nhiều dạng nguy hại phải có nhãn nguy hại phụ kèm, và thường được dán bên cạnh nhãn chính.  Mọi nhãn dán đều phải được in hay dán chắc chắn trên bao bì dễ nhận biết rõ ràng và không bị che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì hay vật chứa.  Các bao bì hay vật chứa có kích thước nhỏ sao cho nhãn dán không phủ lên chính nó. 1.1.3.3 Lưu giữ Nơi lưu giữ chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phòng khi sự cố xảy ra. Trong quá trình lưu giữ, các vấn đề cần quan tâm là phân khu lưu giữ, các điều kiện thích hợp liên quan. Việc phân khu lưu giữ nhất thiết phải quan tâm đến yếu tố tính tương thích của chất thải nguy hại. Đối với kho lưu giữ vấn đề cần quan tâm là phải có điều kiện thích hợp về vị trí, kết cấu nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Kho lưu giữ chất thải nguy hại phải được thiết kế sao cho đảm bảo các nguyên tắc về :  Phòng chống cháy nổ : tính chịu lửa, thoát hiểm, hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy, ngăn chữa cháy, phòng trực chữa cháy …  Vật liệu xây dựng : không dễ bắt lửa, được gia cố chắc chắn… Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT SVTH : TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG – MSSV 03DHMT149 13  Các thiết bị và phương tiện an toàn lưu giữ : sử dụng các thiết bị chịu lửa, chuẩn bị các dụng cụ chữa cháy đầy đủ (cát khô, đất khô, bình chữa cháy …) 1.1.3.4 Vận chuyển Việc vận chuyển chất thải nguy hại được tổ chức chặt chẽ với sự giám sát của các cơ quan bảo vệ môi trường và sự đảm bảo của cơ quan vận chuyển nhằm hạn chế ảnh hưởng chất thải nguy hại ảnh hưỏng đến môi trường trong tiến trình vận chuyển. Lộ trình vận chuyển chất thải nguy hại được hoạch định sao cho tránh tối đa các sự
Luận văn liên quan