Luận văn Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại

Thế giới ngày càng biến chuyển về mọi mặt trong đó có nền kinh tế biến chuyển khá rõ rệt, nền kinh tế các nước đều theo một trào lưu đó là hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế thương mại thế giới (WTO) đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Để có thể hội nhập với nền kinh tế quốc tế, xã hội cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực trí tuệ, có trình độ chuyên môn tay nghề cao và phải có tâm huyết với nghề. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố chủ quan của người học, yếu tố đóng vai trò quyết định. Sự ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý nhân cách của sinh viên đến diễn biến và kết quả hoạt động học tập, trau dồi nghề nghiệp của bản thân các em, đó là nhận thức và thái độ nghề nghiệp được hiểu một cách cụ thể ở sinh viên đang học nghề. Nhận thức nghề nghiệp là sự hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến nghề. Thái độ nghề nghiệp là sự thể hiện tình cảm yêu thích hay thờ ơ, chán ghét, có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với nghề, nảy sinh trên cơ sở nhận thức về nghề

pdf78 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ********************** ĐÀO THỊ QUÝ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 603180 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN TS. NGUYỄN ÁNH HỒNG Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ánh Hồng. Trong quá trình làm luận văn vừa qua tôi đã được cô chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và nhờ có sự giúp đỡ của cô tôi mới hoàn thành được luận văn này. Tôi xin cảm ơn các giảng viên trong trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng nghiên cứu khoa học và Sau đại học, các bạn học viên cao học lớp Tâm lý học K18 đã tận tính giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn vừa qua. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến ban Giám Hiệu trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính Kế toán cùng toàn thể các thầy cô và các bạn sinh viên trong trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại đã tích cực cộng tác và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010 Tác giả Đào Thị Quý BẢNG VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CĐ. KTĐN Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại DNTM Doanh nghiệp thương mại ĐLTC Độ lệch tiêu chuẩn KTTM Kinh tế thương mại N Số lượng NN Nghề nghiệp TB Trung bình TM Thương mại SV Sinh viên MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thế giới ngày càng biến chuyển về mọi mặt trong đó có nền kinh tế biến chuyển khá rõ rệt, nền kinh tế các nước đều theo một trào lưu đó là hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế thương mại thế giới (WTO) đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Để có thể hội nhập với nền kinh tế quốc tế, xã hội cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực trí tuệ, có trình độ chuyên môn tay nghề cao và phải có tâm huyết với nghề. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố chủ quan của người học, yếu tố đóng vai trò quyết định. Sự ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý nhân cách của sinh viên đến diễn biến và kết quả hoạt động học tập, trau dồi nghề nghiệp của bản thân các em, đó là nhận thức và thái độ nghề nghiệp được hiểu một cách cụ thể ở sinh viên đang học nghề. Nhận thức nghề nghiệp là sự hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến nghề. Thái độ nghề nghiệp là sự thể hiện tình cảm yêu thích hay thờ ơ, chán ghét, có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với nghề, nảy sinh trên cơ sở nhận thức về nghề. Sinh viên học nghề ngay sau khi vào trường cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm, nội dung, vai trò, giá trị của nghề và tình cảm tích cực đối với nghề đã chọn và đang học. Điều đó rất quan trọng bởi lẽ tình cảm nghề nghiệp sẽ tạo nên hứng thú nghề nghiệp. “Hứng thú kích thích tích cực của nhân cách, thúc đẩy con người hoạt động” học tập nỗ lực hơn và đạt kết quả tốt hơn. Sau này khi ra trường khi các em làm nghề mà mình yêu thích thì các em sẽ có tâm huyết với nghề và sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc, sự nghiệp của mình. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra ở đây đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với các trường Đại học và Cao đẳng không chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn nghề nghiệp mà còn giúp các em có nhận thức và thái độ đầy đủ, đúng mực với nghề mà các em đã lựa chọn. Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Thành Phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Trường đào tạo đa ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại. Trong vài năm gần đây trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại (CĐKTĐN) là một trong những trường cao đẳng có số lượng thí sinh đăng ký và thi vào trường nhiều nhất trong cả nước. Điều này chứng tỏ những ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại đang rất thu hút các bạn trẻ. Tuy nhiên mức độ hiểu biết, nhận thức và thái độ của các em về ngành nghề này như thế nào sau khi các em đã thi đậu và theo học trong trường? Cần làm gì để góp phần nâng cao nhận thức và thái độ nghề nghiệp, giúp các em chuẩn bị hành trang để bước vào hoạt động lao động trong xã hội?.... Từ những băn khoăn đó đã khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của SV trường CĐKTĐN đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại đề xuất một số biện pháp giúp SV có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp của mình. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: nhận thức, thái độ, đặc điểm tâm lý sinh viên, nghề nghiệp liên quan đến kinh tế và thương mại Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của SV CĐ.KTĐN đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp các em đã chọn và có thái độ đúng đắn với các nghề này. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1 Khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên 400 sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Tài Chính Kế Toán, trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại, TP. Hồ Chí Minh 4.2 Đối tượng nghiên cứu Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nhận thức và thái độ của sinh viên trường CĐ.KTĐN đối với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại chưa đầy đủ và phù hợp. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, tạp chí, bài báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi dành cho 400 SV năm thứ nhất và SV năm cuối các khoa Quản trị kinh doanh và Tài chính kế toán. Việc chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bảng hỏi được thực hiện qua ba giai đoạn như sau:  Giai đoạn 1: Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi mở về những vấn đề liên quan đến nhận thức và thía độ của SV về NN thuộc lĩnh vực KTTM . Sau đó, phát cho 30 SV được chọn ngẫu nhiên để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.  Giai đoạn 2: Từ kết quả thu được sau khi phát bảng hỏi mở cộng với những lý luận của đề tài sẽ xây dựng bảng hỏi chính thức bao gồm các nội dung sau: - Các câu hỏi về thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu - Các câu hỏi nhằm khảo sát nhận thức của SV về NN thuộc lĩnh vực KTTM gồm các câu 1, 4, 10, 11, 12, 13, 14 - Các câu hỏi nhằm tìm hiển thái độ và hành động của SV đối với NN. Gồm các câu 2,3,5,6,7,8,9,15,16,17,18,19,20  Giai đoạn ba: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau: Số phiếu phát ra là 400 phiếu, số phiếu hợp lệ là 380 phiếu. Điều tra ở sinh viên các chuyên ngành: Quản trị DNTM (109 SV), Marketing TM (129 SV), Kế toán DNTM (120 SV), Kinh doanh (21 SV). 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn: - 20 sinh viên các khoa: Quản trị kinh doanh, khoa tài chính kế toán để tìm hiểu suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của các em về nghề nghiệp các em đã chọn. - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, khao Tài chình kế toán, 5 giảng viên giảng dạy trong trường, 5 giáo viên chủ nhiệm để thu thập thông tin liên quan đến đề tài. 6.3 Phương pháp toán thống kê: Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 11.5 tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, 7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7.1 Giới hạn: Nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên khoa: Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Kế Toán về nghề liên quan đến kinh tế và thương mại. 7.2 Phạm vi: Nghiên cứu 400 sinh viên năm nhất và năm cuối hai khoa: Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Kế Toán trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 8.1 Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về nhận thức và thái độ, mối tương quan giữa nhận thức và thái độ, những NN thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng như nhận thức và thái độ của SV đối với NN thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại. 8.2 Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Ban Giám Hiệu, chủ nhiệm các khoa cũng như các giảng viên trong trường CĐ. KTĐN trong việc xây dựng các biện pháp cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp cho SV trong trường. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề nghề nghiệp nói chung đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. 1.1.1 Trên thế giới Xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX ở Châu Âu với sự ra đời của cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” (1848), vấn đề nghề nghiệp bắt đầu được các nước công nghiệp quan tâm nghiên cứu. Từ năm 1916, những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở nhiều nước như Đức, Anh, Ývà không ngừng phát triển đến nay. Ở Liên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp từ những năm 20 của thế kỷ XX. Năm 1921, phòng thí nghiệm tâm lý chuyên nghiên cứu nhân cách học sinh phục vụ cho hướng nghiệp thành lập. Năm 1927 hội nghị toàn liên bang về tâm sinh lý lao động và tuyển chọn nghề được tổ chức tại Mátxicơva, nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như E.A.Climôp,V.I.Segurôva đã đi sâu nghiên cứu về xu hướng, hứng thú nghề nghiệp quyết định hiệu quả hoạt động nghề [23, tr.52]. Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu về mặt tâm lý của một loạt các nghề phổ biến và xây dựng những phương pháp xác định sự phù hợp về nghề nghiệp của con người. Những nghiên cứu này được tiến hành cho học sinh trước khi bước vào chọn nghề, để tránh sự lãng phí trong đào tạo khi các em lựa chọn nghề không đúng với hoàn cảnh thực tế của mình. năm thứ nhất và SV năm cuối Từ năm 1970 ở trường Lêningrat đã tiến hành nghiên cứu nhân cách của học sinh bằng cách xác định thiên hướng nghề nghiệp của các em với sự giúp đỡ của viện bội dưỡng giáo viên. Tác giả Ph.N.Gôlôbin có công trình nghiên cứu về “ Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”. Ông đã vạch ra được những phẩm chất tâm lý chủ yếu quyết định sự thành công trong hoạt động giảng dạy của người giáo viên, qua đó đề ra những yêu cầu nghề nghiệp làm cơ sở giúp cho s inh viên, giáo viên rèn lu yện và phát t riển năng lực sư phạm phù hợp [8]. 1.1.2 Tại Việt Nam Trong vài năm trở lại đây công tác hướng nghiệp nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức về nghề nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Ngày 19/03/1981 hội đồng Chính phủ đã ra quyết định 126/CP về “công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông” và từ đây hướng nghiệp đã trở thành hoạt động chính thức trong nhà trường phổ thông. Ngày 17/11/1981, Bộ Giáo dục ra thông tư số 31/TT quy định “ Để giúp HS hiểu biết các ngành nghề, các trường học tạm thời sử dụng mỗi tháng một buổi lao động, để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986) khẳng định: “Trường phổ thông phải chuyển mạnh theo hướng dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề”. Nghị quyết 23 ngày 29/03/1989 của Bộ Giáo dục cũng nhấn mạnh “Phải đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, phát triển hệ thống dạy nghề”. Ngày 31/03/1990 Bộ Giáo dục ban hành quyết định số 329/QĐ nói rõ nội dung sinh hoạt hướng nghiệp và quy định các lớp THPT mỗi tháng phải có một buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Nhờ sự quan tâm sâu sát của các cơ quan chính quyền mà công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông đã có những bước phát triển rõ rệt: các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp được tổ chức rộng rãi, các trường phổ thông xuất hiện các phòng, góc hướng nghiệp với rất nhiều tư liệu về các ngành nghề. Bên cạnh đó nhiều tác phẩm viết về vấn đề nghề nghiệp cũng được ra đời trong thời gian gần đây như: “Định hướng NN cho giới trẻ” của tác giả Ngô Hoài Sơn. Sách có đề cập đến những con đường lập nghiệp, hướng dẫn học sinh cách chọn khối thi, ngành thi, trường thi cũng như cung cấp cho một số thông tin về xu hướng phát triển một số NN trong tương lai. [17]. Tác phẩm “Bạn sẽ chọn nghề như thế nào” của Nguyễn Minh Nhựt. Tập sách bao gồm những câu hỏi – đáp từ từ các thắc mắc của học sinh xoay quanh vấn đề tuyển sinh và được các chuyên gia giáo dục trả lời[18]. Tác phẩm “Chọn nghề chọn tương lai” của Phạm Văn Hải. Sách sưu tập những ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau giúp bạn trẻ tự tìm cho mình NN phù hợp với sở thích, năng lực, tính cách. Ngoài ra sách còn giới thiệu những yêu cầu cụ thể của từng nghề, môi trường làm việc, mức lương của nghề cũng như những nơi đào tạo các ngành nghề đó [26]. Sách “Tư vấn hướng nghiệp” của tác giả Quang Dương đưa ra 50 chủ đề được chắt lọc từ những tình huống đã có và tác giả tư vấn theo chủ đề đó. Ngoài ra sách còn sưu tập những bài viết đăng trên báo, tạp chí [30]. Tác phẩm “Cẩm nang hướng nghiệp” của Nguyễn Chí Thu để cập đến cách thức để bạn trẻ tự nhận biết bản thân như tính cách, khí chất, hứng thú, tố chất trước khi quyết định chọn nghề [20]. “Kiến thức và kỹ năng vào nghề” của Nguyễn Đăng Lập. Nội dung tác phẩm đề cập đến cách thức để học sinh tìm hiểu và khám phá bản thân, tìm hiểu về năng lực học tập cũng như hướng dẫn kỹ năng chọn nghề [11]. Như vậy trong những năm trở lại đây công tác hướng nghiệp cho học sinh bậc phổ thông đã có những tiến bộ rõ rệt, chủ nghề NN được xem là đề tài nóng hổi để nhiều tác giả quan tân đề cập đến. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm viết về công tác hướng nghiệp cho giới trẻ là SV, tuy nhiên những tài liệu này chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin NN của SV. Tác giả Nhân Văn với “Sổ tay hướng dẫn cách tìm việc”. Nội dung sách xoay quanh những vấn đề hướng dẫn bạn trẻ cách tìm việc, cách chuẩn bị bản thân để đáp ứng nhu cầu công việc, cách tìm kiếm và phát hiện những cơ hội việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và phỏng vấn [21]. “Chọn nghề và cách chiến hắng nhà tuyển dụng” của tác giả Nguyễn Ninh đã để cập đến những kiến thức cơ bản về kỹ năng chọn nghề, kỹ năng trả lời phỏng vấn, các xu hướng tất yếu phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai [19]. Tác phẩm “Cẩm nang tìm việc” của P.H.Diệp đưa ra những lời khuyên cho bạn trẻ trước khi tìm việc như chọn kênh thông tin tìm việc, xác định lý do làm việc, những lưu ý để có việc làm thích hợp cũng như cách viết đơn xin việc, chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị phỏng vấn trước nhà tuyển dụng[29] Công tác định hướng nghề nghiệp không chỉ dừng lại ở bậc phổ thông mà ngay cả sinh viên sau khi đã lựa chọn ngành nghề và theo học ở bậc đại học, cao đẳng vẫn cần được quan tâm, điều này sẽ góp phần nâng cao nhận thức và thái độ nghề nghiệp mà SV đang theo học. Như vậy quá trình hướng nghiệp là một quá trình liên tục và kéo dài cho đến những năm cuối cùng của bậc đại học, cao đẳng. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề này rất ít được quan tâm nghiên cứu, với những công trình nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực nhận thức, thái độ của sinh viên về ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế lại càng ít. Chính vì vậy, qua đề tài này chúng tôi muốn khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ về nghề nghiệp của sinh viên đang học các ngành nghề kinh tế để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên, giúp SV hình thành thái độ tích cực, đúng đắn đối với ngành nghề các em đang theo học. 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1 LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ 1.2.1.1 Nhận thức Khái niệm chung Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức, trong chương trình tâm lý học đại cương của nhiều tác giả, khái niệm nhận thức đã được đề cập rất cụ thể với nhiều phương diện khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt - 1992: nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó [ 3, tr.689]. Theo Từ điển Triết học: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn [32]. Từ điển Bách khoa Việt Nam: nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể [40]. Roberts Feldman cho rằng: Sự nhận thức là quá trình tinh thần bậc cao qua đó chúng ta hiểu thế giới, xử lý thông tin, phán đoán và quyết định, và chia sẻ hiểu biết với người khác [42,tr.307]. Định nghĩa này đã nói một cách rất cụ thể về nhận thức. Theo Le Ny: “nhận thức bao hàm đồng thời toàn bộ những hoạt động góp phần vào sự hiểu hiết, dù cho hoạt động đó đúng đắn và toàn bộ sản phẩm của hoạt động đó, dù đó là bản thân kiến thức, lệch lạc về kiến thức, biểu hiện và tín ngưỡng gần đúng hoặc có một phần sai lệch” [47,tr.68]. Với định nghĩa mà Le Ny đưa ra, nhận thức được xem xét một cách rất tổng quát, ở phạm vi rất rộng. Một khái niệm xem xét nhận thức ở phạm vi hẹp hơn đó là định nghĩa của Raynal và Rieunier: “Nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc chuyển hóa, mã hóa, cấu trúc hóa, lưu trữ, hồi cố và sử dụng” [47, tr.68]. Stephen Worchel – Wayne Shebilsue: “Nhận thức là một quá trình diễn dịch thông tin do cảm giác thu thập được”[45, tr107]. Định nghĩa này cho chúng ta thấy nhận thức ở một phạm vi rất hẹp. Nhận thức được hiểu là một sự giải mã các thông tin. Phạm Hoàng Gia cho rằng: Lĩnh vực nhận thức bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ [48, tr.227]. Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình”[43, tr.88]. Định nghĩa này xem xét nhận thức ở khía cạnh là một hoạt động của con người. Ở một khía cạnh khác, nhận thức được xem là một quá trình, đó chính là quan điểm của tác giả Nguyễn Khắc Viện: “Nhận thức là một quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý, nhưng không bao giờ ngừng ở một trình độ nào, vì không bao giờ nắm hết toàn bộ hiện thực, phải thải dần những cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực, đi hết bước này sang bước khác”[49]. Cũng xem xét nhận thức ở khía cạnh quá trình, nhưng xem xét ở những quá trình cụ thể, chia nhỏ quá trình đó thành những quá trình riêng lẻ là quan điểm của tác giả Đặng Phương Kiệt lý giải: Nhận thức là một thuật ngữ khái quát hóa mọi dạng hiểu biết. Các quá trình hiểu biết bao gồm: chú ý, ghi nhớ, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, tri giác và nhận biết hình mẫu. [50, tr.284]. Từ các quan điểm và các góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi xác định rằng: Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não con người, mang tính chủ thể, mang tính lịch sử xã hội và trên cơ sở nhận thức con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. Như vậy chúng ta nhận thấy: - Nhận thứ
Luận văn liên quan