Luận văn Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc: trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào thái tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Nghị quyết của Đảng về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn đã mở ra cho các vùng nông thôn nước ta đặc biệt là khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng núi và hải đảo đang có được những quan tâm đặc biệt trong định hướng tìm ra những chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong quá trình phát triển đất nước, do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có những điểm khác biệt nên những vùng nông thôn trung du và miền núi chậm tiếp cận với các cơ hội phát triển của đất nước. Do đó, đời sống kinh tế, xã hội của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số. Ở nhiều vùng nông thôn khu vực trung du và miền núi đặc biệt là khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và nhiều tài nguyên, nhiều sản vật quý của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Đây là lợi thế rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Hòa Bình là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc - là tỉnh nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, đa dân tôc, đa văn hóa, điều kiện tự nhiên đa dạng. Do vậy, tỉnh Hòa Bình có rất nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế vùng, địa phương của tỉnh lại chưa được nhiều người biết đến, thậm chí có nhiều sản phẩm đặc sản bản địa của tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một cao. Sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu là một ví dụ. Nếu như từ trước tới nay, nhiều nguời chỉ biết tới sản phẩm rượu cần – đặc sản của tỉnh Hòa Bình là rượu cần của người Mường thì sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng cũng là một sản phẩm đặc sản bản địa mang những hương vị riêng, đặc trưng của đồng bào Thái lại không được nhiều người biết tới. Mặt khác, xã Chiềng Châu là xã có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương trong đó có sản phẩm rượu cần song nhiều năm qua, việc phát triển sản phẩm này ở xã hầu như chưa phát triển, thậm chí có nguy cơ mai một.

doc145 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc: trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào thái tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------***--------- BẠCH VĂN THỦY KHẢO SÁT SẢN PHẨM ĐẶC SẢN BẢN ĐỊA CÁC TỈNH TRUNG DUVÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM RƯỢU CẦN CỦA ĐỒNG BÀO THÁI TẠI XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------***--------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHẢO SÁT SẢN PHẨM ĐẶC SẢN BẢN ĐỊA CÁC TỈNH TRUNG DUVÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM RƯỢU CẦN CỦA ĐỒNG BÀO THÁI TẠI XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH HÀ NỘI – 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài. Sinh viên MỤC LỤC Lêi c¶m ¬n iii LỜI CAM ĐOAN iv MỤC LỤC v MỤC LỤC BẢNG BIỂU x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. xii PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Phạm vi về nội dung 4 1.4.2 Phạm vi không gian 4 1.4.3 Phạm vi về thời gian 4 PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 2.1. Khái niệm về sản phẩm đặc sản bản địa 5 2.2 Tiêu chuẩn và phân loại sản phẩm đặc sản bản địa 7 2.2.1 Tiêu chuẩn sản phẩm đặc sản bản địa ở nông thôn 7 2.2.2 Phân loại sản phẩm đặc sản bản địa 7 2.3 Các đặc điểm của sản phẩm đặc sản bản địa 9 2.3.1 Sản phẩm đặc sản mang tính đặc hữu và mang tính địa phương sâu sắc 9 2.3.2 Sản phẩm đặc sản là sản phẩm của một tập quán sản xuất, khai thác, nét văn hóa cổ truyền có tính kế thừa qua một giai đoạn lịch sử lâu đời 10 2.3.3 Sản phẩm đặc sản thường có những đặc điểm, đặc trưng, có chất lượng cao được nhiều người ưa chuộng mà những sản phẩm khác không có được 11 2.3.4 Sản phẩm đặc sản thường có giá trị kinh tế cao 12 2.3.5 Sản phẩm đặc sản có vai trò quan trọng trong đời sống đại bộ phận cộng đồng dân cư nông thôn 12 2.4 Vai trò của sản phẩm đặc sản bản địa đối với cộng đồng dân cư nông thôn và quốc gia và đối với phát triển nông thôn 13 2.4.1 Vai trò kinh tế 13 2.4.2 Vai trò xã hội 15 2.4.3 Vai trò môi đối với trường nông thôn 18 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới khai thác sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa 19 2.5.1 Điều kiện tự nhiên 19 2.5.2 Điều kiện kinh tế của cộng đồng 20 2.5.3 Điều kiện văn hóa, xã hội của cộng đồng 21 2.5.4 Các yếu tố khác 25 2.6 Tình hình sản xuất sản phẩm đặc sản ở một số nước trên thế giới 26 2.6.1 Tình hình sản xuất rượu Mao Đài – Trung Quốc 26 2.6.2 Kinh nghiệm sản xuất và phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản phẩm đặc sản nói riêng ở Thái Lan 28 2.6.3 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp nông thôn và sản phẩm đặc sản bản địa của Nhật Bản 29 2.6.4 Kinh nghiệm rút ra từ phong trào 32 2.7 Thực tiễn sản xuất sản phẩm đặc sản ở Việt Nam 33 2.7.1 Tình hình sản xuất vùng lúa đặc sản ở đồng bằng Bắc bộ 33 2.7.2 Thực trạng sản xuất bưởi Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 36 2.7.3 Tình hình sản xuất lúa Séng Cù đặc sản ở Lào Cai 37 2.7.4 Tình hình sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa rượu làng Vân. 39 2.8 Những công trình nghiên cứu liên quan 42 PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 46 3.1.2. Điều kiện kinh tế 48 3.1.3 Đặc điểm xã hội 51 3.1.4 Bản Lác – khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng, đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của xã Chiềng Châu. 56 3.2 Phương pháp nghiên cứu 59 3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu 59 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 60 3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 62 3.2.3 Phương pháp phân tích, số liệu 62 PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 64 4.1 Vài nét chung về sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu 64 4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái 64 4.1.2 Quy trình truyền thống sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần 66 4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu cần 68 4.2.1 Khái quát sơ lược về tình hình sản xuất rượu cần tỉnh Hòa Bình. 68 4.2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm xã Chiềng Châu 69 4.2.2.1 Khái quát tình hình chung 69 4.2.2.2 Quy mô sản xuất 70 4.2.2.3 Chi phí sản xuất rượu cần ở xã Chiềng Châu năm tháng 4 năm 2009 75 4.2.2.4 Giá trị sản xuất và lãi thuần từ sản xuất rượu cần tại xã Chiềng Châu 76 4.2.2.5 Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần ở xã Chiềng Châu 81 4.3 Vai trò của việc sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần đối với cộng đồng 85 4.3.1 Sản phẩm đặc sản rượu cần là sản phẩm có giá trị kinh tế cao 85 4.3.2 Sản xuất sản phẩm dặc sản rượu cần dóng góp vào thu nhập của hộ 85 4.3.3 Sản xuất rượu cần góp phần tạo công ăn việc làm và là một lợi thế cho xoá đói, giảm nghèo 87 4.3.4 Việc sản xuất và sử dụng rượu cần góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn những giá trị văn hoá thuần phong mỹ tục trong cộng đồng 88 4.3.5 Việc sản phẩm dặc sản bản địa rượu cần với vấn đề về giới và bình đẳng giới trong sản xuất và sinh hoạt văn hoá cộng đồng 90 4.4 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hoá, xã hội của cộng đồng đối với việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 91 4.4.1 Điều kiện kinh tế của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần 91 4.4.2 Điều kiện văn hóa – xã hội, tập quán của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần 93 4.5 Những tồn tại và nguyên nhân chính kìm hãm việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 97 4.5.1 Những tồn tại trong việc phát triển rượu cần tại xã Chiềng Châu 97 4.5.1.1 Chưa sản xuất theo hướng hàng hóa 97 4.5.1.2 Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thấp 97 4.5.1.3 Giá trị sản xuất và tỷ lệ đóng góp từ rượu cần trong cơ tổng thu của hộ thấp 98 4.5.1.4 Số lượng các hộ sản xuất trong xã đang có xu hướng giảm 99 4.5.1.5 Chất lượng sản phẩm có nguy cơ suy giảm 100 4.6.2 Những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 100 4.6.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của xã đang có những tác động tiêu cực đến phát triển sản phẩm rượu cần tại xã 100 4.6.2.2 Tập quán sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp có nhiều thay đổi 101 4.6.2.3 Thị trường tiêu thụ khó khăn và có nguy cơ thu hẹp 102 4.6.2.4 Quan niệm của thanh niên và người dân địa phương hiện nay về văn hoá rượu cần đã thay đổi 107 4.6.2.5 Bản thân sản phẩm khó có thể cạnh tranh được với các loại rượu truyền thống khác nếu không có cách phát triển phù hợp 108 4.6.2.6 Sự cạnh tranh của các loại sản phẩm truyền thống khác đặc biệt là thổ cẩm 110 4.6.2.7 Khả năng của xã đối với việc phát triển sản phẩm này còn hạn chế và chính sách của cấp trên chưa cụ thể rõ ràng 111 4.6 Định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu 111 4.6.1 Định hướng. 111 4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu 113 PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN 116 5.1 Kết luận 116 5.2 Kiến nghị 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 120 PHỤ LỤC 122 PHIẾU ĐIỀU TRA 123 MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tình hình kinh tế của xã Chiềng Châu các năm 2006 - 2008 49 Bảng 3.2 Tình hình đất xã năm 2005 51 Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã năm 2008 53 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng xã Chiềng Châu. 55 Bảng 4.1 Tình hình phân bố các hộ sản xuất rượu cần điều tra tại xã 70 Bảng 4.2 Quy mô sản xuất rượu cần giữa các bản trong xã, năm 2008 71 Bảng 4.3 Quy mô sản xuất rượu cần của các nhóm hộ trong xã Chiềng Châu năm 2008 73 Bảng 4.4 Chi phí sản xuất rượu cần ở xã Chiềng Châu tháng 4 năm 2009 75 Bảng 4.5 Giá trị sản xuất và lãi thuần từ sản xuât rượu cần giữa các bản trong xã năm 2008 76 Bảng 4.6 Giá trị sản xuất rượu cần của các nhóm hộ sản xuất rượu cần trong xã Chiềng Châu, năm 2008 79 Bảng 4.7 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh tiêu thụ 82 Bảng 4.8 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các kênh tiêu thụ sản phẩm rượu cần ở xã Chiềng Châu tháng 4 Năm 2008 84 Bảng 4.9 Giá trị của sản phẩm rượu qua các tác nhân trong kênh tiêu thụ 85 Bảng 4.10 Đóng góp của rượu cần vào thu nhập của hộ 85 Bảng 4.11 Tập quán sản xuất rượu cần của người Thái và người Mường 93 Bảng 4.12 Những vấn đề khó khăn trong sản xuất sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu 103 Bảng 4.13 Quan hệ giữa các thành viên trong kênh tiêu thụ hai xã Chiềng Châu và Lâm Sơn 105 Bảng 4.14 Số lượt khách và doanh thu của bản Lác qua các năm 2005 - 2008 106 MỤC LỤC ĐỒ THỊ, HỘP VÀ SƠ ĐỒ Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã các năm 2006 - 2008 50 Đồ thị 3.2 Cơ cấu một số loại đất chính của xã năm 2005 52 Đồ thị 3.3 Cơ cấu dân số và lao động xã năm 2008 54 Đồ thị 4.1 Quy mô sản xuất rượu cần giữa các bản trong xã, năm 2008 72 Đồ thị 4.2 Quy mô và cơ cấu quy mô sản xuất rượu cần của các nhóm hộ trong xã Chiềng Châu 74 Đồ thị 4.3 Giá trị sản xuất và lãi thuần bình quân/hộ từ rượu cần của các bản trong xã, năm 2008 78 Đồ thị 4.4 Tỷ lệ giá trị sản xuất rượu cần giữa các bản trong xã năm 2008 78 Đồ thị 4.5 Giá trị sản xuất bính quân/hộ, chi phí bình quân/hộ và lãi thuần bình quân/hộ của các hộ sản xuất rượu cần trong xã năm 2008 80 Đồ thị 4.6 Tỷ lệ đóng góp của rượu cần vào thu nhập của hộ 87 Đồ thị 4.7 Quy mô và giá trị sản xuất giữa xã Chiềng Châu – Mai Châu với xã Lâm Sơn – Lương Sơn. 98 Đồ thị 4.8 Cơ cấu thu nhập của hộ ở hai xã Chiềng Châu và Lâm Sơn. 99 Đồ thị 4.9 Số lượt khách và doanh thu của bản Lác qua các năm 106 Hộp 4.1 Bác Lê Quang Mỹ - Phó chủ tịch UBND xã cho biết 99 Hộp 4.2 Tâm sự của một trưởng bản 108 Hộp 4.3 Nhận xét của một thanh niên người Thái về rượu cần 109 Hộp 4.4 Một phụ nữ cho biết 110 Hộp 4.5 Trăn trở của một vị lãnh đạo xã 111 Sơ đồ 4.1 Mô hình các kênh tiêu thụ rượu cần tại xã Chiềng Châu 81 Sơ đồ 4.2 Các kênh tiêu thụ giữa xã Chiềng Châu và xã Lâm Sơn 104 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. Ký hiệu viết tắt  Ý nghĩa   CC  Cơ cấu   Gt  Giá trị   KHCN  Khoa học công nghệ   LSNG  Lâm sản ngoài gỗ   Qm  Quy mô   RC  Rượu cần   RCNN  Hộ sản xuất rượu cần và kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ   RCKD  Hộ sản xuất rượu cần theo hướng kinh doanh   RCTD  Hộ sản xuất rượu cần chỉ để tiêu dùng trong gia đình   TT  Thị trấn   Trđ  Đơn vị tính triệu đồng   UBND  Ủy ban nhân dân   I, II, III, i, ii, iii  Thứ tự các kênh tiêu thụ của các nhóm hộ   PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết của Đảng về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn đã mở ra cho các vùng nông thôn nước ta đặc biệt là khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng núi và hải đảo đang có được những quan tâm đặc biệt trong định hướng tìm ra những chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong quá trình phát triển đất nước, do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có những điểm khác biệt nên những vùng nông thôn trung du và miền núi chậm tiếp cận với các cơ hội phát triển của đất nước. Do đó, đời sống kinh tế, xã hội của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số. Ở nhiều vùng nông thôn khu vực trung du và miền núi đặc biệt là khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và nhiều tài nguyên, nhiều sản vật quý của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Đây là lợi thế rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Hòa Bình là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc - là tỉnh nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, đa dân tôc, đa văn hóa, điều kiện tự nhiên đa dạng. Do vậy, tỉnh Hòa Bình có rất nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế vùng, địa phương của tỉnh lại chưa được nhiều người biết đến, thậm chí có nhiều sản phẩm đặc sản bản địa của tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một cao. Sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu là một ví dụ. Nếu như từ trước tới nay, nhiều nguời chỉ biết tới sản phẩm rượu cần – đặc sản của tỉnh Hòa Bình là rượu cần của người Mường thì sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng cũng là một sản phẩm đặc sản bản địa mang những hương vị riêng, đặc trưng của đồng bào Thái lại không được nhiều người biết tới. Mặt khác, xã Chiềng Châu là xã có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương trong đó có sản phẩm rượu cần song nhiều năm qua, việc phát triển sản phẩm này ở xã hầu như chưa phát triển, thậm chí có nguy cơ mai một. Vậy, điều kiện xuất hiện, tồn tại và phát triển của từng sản phẩm đặc sản bản địa nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng như thế nào? Sản phẩm bản địa đó đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là đồng bào Thái trong xã có vai trò như thế nào? Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương tác động như thế nào đối với việc gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương? Cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa này nhằm khai thác tốt thế mạnh của địa phương và phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng như ở khu vực nông thôn một cách bền vững? Đây là một câu hỏi lớn, bức thiết và cần được trả lời. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, được sự phân công của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự tổ chức của Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi lựa chọn tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản rượu cần tại xã Chiềng Châu để đánh giá những vai trò của sản phẩm rượu cần đối với đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng, những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng đối với việc sản xuất và phát triển sản phẩm, đồng thời tìm hiểu một số vấn đề tồn tại và những nguyên nhân chính kìm hãm việc phát triển sản phẩm rượu cần, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm rượu cần góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội cho người dân một cách bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm đặc sản bản địa, vai trò của sản phẩm đặc sản bản địa đối với phát triển kinh tế, xã hội cộng đồng dân cư và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa ở nông thôn. Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái tại xã Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình. Đánh giá vai trò của sản phẩm rượu cần đối với đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố, vấn đề tồn tại, nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc sản xuất và phát triển sản phẩm trong cộng đồng. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rượu cần để nâng cao đời sống người dân trong cộng đồng. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản rượu cần, chủ thể là các các hộ người Thái sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về nội dung Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sản phẩm đặc sản, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản rượu cần và những vai trò đối với cộng đồng, những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại khó khăn trong việc phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 1.4.2 Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 1.4.3 Phạm vi về thời gian + Các số liệu thứ cấp được thu thập trong ba năm 2006, 2007 và 2008. + Tập trung nghiên cứu về các vấn đề về thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rượu cần của người Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong khoảng thời gian chủ yếu là năm 2008. + Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2009 PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Khái niệm về sản phẩm đặc sản bản địa Sản phẩm đặc sản bản địa (sau đây gọi chung là sản phẩm đặc sản) ở nông thôn nước ta có rất nhiều loại sản phẩm với rất nhiều chủng loại khác nhau bao gồm có sản phẩm đặc sản trong Nông nghiệp: có sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; có sản phẩm đặc sản của Lâm nghiệp; có sản phẩm đặc sản của ngành tiểu thủ công nghiệp, ... Hiện nay có nhiều khái niệm về sản phẩm đặc sản khác nhau tùy vào từng lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, ... Sau đây là một vài định nghĩa thường gặp. Trong Nông nghiệp thì theo Nguyễn Thế Hùng, Bộ môn Cây lương thực – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thì sản phẩm đặc sản bản địa hay giống đặc sản bản địa là giống có nguồn gốc bản địa, phân bố hẹp tại một vùng nhất định, là sản phẩm đặc biệt của vùng đó, nếu mang đi nơi khác nuôi, trồng thì không còn đủ những đặc tính, đặc trưng, đặc điểm, chất lượng như đã có tại nơi đã trồng cũ. (Bài giảng môn cây lương thực đặc sản, 2005) Rõ ràng là theo khái niệm này chỉ bó hẹp định nghĩa sản phẩm đặc sản ở trong ngành nông nghiệp và cụ thể hơn là chủ yếu xoay quanh định nghĩa về những sản phẩm đặc sản trong trồng trọt. Tuy nhiên ta cũng có thể suy rộng ra hơn nữa áp dụng định nghĩa này để định nghĩa cho cả những sản phẩm đặc sản của các ngành khác trong Nông nghiệp như: ngành chăn nuôi; ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản... thì cũng có thể được. Trong Lâm nghiệp cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về sản phẩm đặc sản trong Lâm nghiệp. Sau đây là một vài định nghĩa được nhiều người thừa nhận. Theo nhà thực vật học Lê Mộng Chân - Đại học Lâm nghiệp thì những loài thực vật không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho những sản phẩm qúy khác như nhựa cây, tinh dầu, dược liệu, nguyên liệu tre song mây,…gọi là thực vật đặc sản rừng (Thực vật và thực vật đặc sản rừng, 1992) Ngày nay, thuật ngữ thực vật đặc sản rừng ít được sử dụng trong các báo cáo khoa học hoặc trong các giáo trình chuyên ngành chính thống, người ta sử dụng một thuật ngữ chuyên môn để thay thế đó là lâm sản ngoài gỗ (Non wood forest products – NWFPs) và thực vậy cho LSNG (Plant yielding non wood forest products). Một cách hiểu được chấp nhận rộng rãi nhất đó là: Thực vật cho LSNG là những thực vật của rừng hoặc của những hệ thống sử dụng đất tương tự rừng cho sản phẩm không phải gỗ, hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho các sản phẩm khác gỗ từ thực vật như: quả, hạt, vỏ, nhựa, tinh dầu, tanin, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh,… (Phạm Văn Điển và cộng sự (2005): Bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ). Xét chung cho sản phẩm đặc sản bản địa ở nông thôn có một định nghĩa cũng tương đối toàn diện sau: Theo Cục sử hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ nước ta thì sản phẩm đặc sản bản địa được định nghĩa chung là: Sản phẩm đặc sản là sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng địa lý cụ thể, có những tính chất đặc thù về hình thái và chất