Luận văn Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân, trong hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực vượt qua để hoạt động được diễn ra cũng như đạt được mục đích của mình. Do đó, việc tìm hiểu những khó khăn và có biện pháp giảm bớt nó là hết sức cần thiết. Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính, không thể thiếu, nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của xã hội loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ

pdf107 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 9730 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------o0o------------ NGUYỄN THỊ THIÊN KIM KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60.31.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thành Phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gởi lơi cảm ơn sự cộng tác, nhiệt tình giúp đỡ của thầy chủ nhiệm và sinh viên lớp Địa 1C khoá 2006 - 2010, trường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn, Tiến sĩ Lê Thị Minh Hà đã tận tình hướng dẫn, động viên em trong quá trình thực hiện luận văn này. TPHCM, tháng 06 năm 2007 Tác giả DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐHSP TPHCM: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2. KTX: Ký túc xá 3. Mean: Điểm trung bình 4. NN: Ngoại ngữ 5. SD: Độ lệch tiêu chuẩn 6. STN: Sau thử nghiệm 7. SV: sinh viên 8. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh 9. TN: Tự nhiên 10. TTN: Trước thử nghiệm 11. XH: Xã hội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân, trong hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực vượt qua để hoạt động được diễn ra cũng như đạt được mục đích của mình. Do đó, việc tìm hiểu những khó khăn và có biện pháp giảm bớt nó là hết sức cần thiết. Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính, không thể thiếu, nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của xã hội loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà thông qua nó người sinh viên “nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo” [4], để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai. Do đó, hoạt động học tập cần sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt khó khăn nảy sinh trong học tập của sinh viên. Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên năm thứ nhất trường đại học Sư phạm nói riêng, phần lớn là học sinh đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp giảng dạy, hình thức học tập,vv. Ngoài ra, hầu hết sinh viên đại học xuất thân từ những vùng miền khác nhau, với môi trường hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế có nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn, là nơi tập trung của đa số các trường đại học. Tất cả những sự khác biệt đó đã gây không ít khó khăn tâm lý khiến sinh viên rất dễ chán nản, bỏ bê việc học tập hoặc không theo kịp, không đáp ứng được các yêu cầu học tập. Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của họ. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là trường Sư phạm trọng điểm ở phía Nam, với số lượng lớn sinh viên tuyển sinh đào tạo hàng năm, vấn đề chất lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu nên việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên và hỗ trợ họ là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Trong thời gian qua, các nhà tâm lý học thường tập trung nhiều vào các nghiên cứu về sự thích ứng với hoạt động học tập, những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên. Vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ít được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh vien năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Khách thể nghiên cứu: 367 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau: - Sinh viên khối Xã hội: 82 SV - Sinh viên khối Tự nhiên: 107 SV - Sinh viên khối Ngoại ngữ: 92 SV - Sinh viên khối Đặc thù: 86 SV 4. Giả thuyết nghiên cứu Đa số sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đều gặp phải khó khăn tâm ly trong hoạt động học tập. Nếu có các biện pháp tích cực phù hợp tác động hỗ trợ sẽ giúp cho sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM giảm bớt những khó khăn tâm lý đó. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập, hoạt động học tập của sinh viên Sư phạm, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Sư phạm năm thứ nhất. 5.2 Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như xác định các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ. 5.3 Đề xuất thử nghiệm biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1 Về đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. 6.2 Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cưu trên 367 sinh viên năm thứ nhất. 6.3 Về khu vực nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 6.4 Về thời gian: từ tháng 05/2006 đến tháng 07/2007. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập của sinh viênTừ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp thử nghiệm - Phương pháp xử lý so liệu bằng toán thống kê. 8. Đóng góp mới của đề tài Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM. Đề tài chỉ ra mức độ khó khăn tâm lý cũng như nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất biện pháp giảm bớt những khó khăn tâm lý, giúp các em học tập hiệu quả hơn. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, vấn đề khó khăn tâm lý nói chung, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều khách thể khác nhau. Sau đây là vài nét sơ lược một số công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập trong và ngoài nước 1.1.1. Ở nước ngoài Đối với con người, học tập là phương thức để tiếp thu tri thức, kỹ năng nhằm mục đích nhận biết, tác động, cải tạo thế giới hiện thực, phũc vụ cho lợi ích của con người. Lịch sử loài người đã chứng minh, chỉ thông qua con đường học tập, thì những di sản văn hoá vật chất, tinh thần từ thế hệ trước mới được lưu truyền cho thế hệ sau và cũng nhờ đó mà những giá trị này mới còn tồn tại. Tuy nhiên, học tập không phải là một hoạt động đơn giản. Trong quá trình biến tri thức của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân con người đã gặp không ít khó khăn, trong đó có nhưng khó khăn về mặt tâm lý. Khi bàn về khó khăn tâm lí trong học tập, tác giả A.V.Pêtrốpxki hướng đến đối tượng là khó khăn tâm lý của trẻ em khi đi vào lớp một. Ông chia những khó khăn này ra làm ba loại: Loại 1: Nhưng khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới. Loại 2: Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và bạn bè. Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới. Lúc đầu trẻ được sự chuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên có tâm lý vui thích và sẵn sàng đi học. Về sau trẻ giảm dần khát vọng và chán học. Bên cạnh đó, tác giả đề cập những nguyên nhân dẫn đến khó khăn và ảnh hưởng của chúng đến đời sống của trẻ đồng thời đề xuất biện pháp giải quyết khó khăn cho trẻ. Cũng đề cập đến vấn đề khó khăn tâm lý của trẻ em khi vào lớp một, nhà tâm lý học Mauricè Debesse trong công trình nghiên cứu của mình đã gọi lớp một là “trang sử mới của cuộc đời đứa trẻ”. Đồng thời Mauricè Debesse cũng chỉ ra rằng, đứng trước ngưỡng cửa lớp một trẻ em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý. Chính những khó khăn này làm cản trơ tới sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ, làm trẻ sợ học, không muốn đến trường và kết quả học tập không cao. Bianka Zazzo, nhà tâm lý học và giáo dục học người Pháp, cùng với các cộng sự của mình thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của Đại học Paris 10 đã tiến hành nghiên cứu về bước chuyển từ mẫu giáo lên cấp một của trẻ em. Tác giả đã chỉ ra rằng, khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ là “sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo. Mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm chủ đạo, vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do tùy hứng cá nhân nặng hơn tính chỉ đạo của giáo viên. Bước vào lớp một, học tập là chủ đạo, học sinh phải học nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của giáo viên, theo nguyên tắc lớp học”[27]. Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoc tập là một hiện tượng tâm lý phức tạp nhưng được ít các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Mặc dù trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện va nêu ra một số khó khăn tâm lý, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn tâm lý đó. Tuy nhiên đối tượng mà các công trình nghiên cứu này hướng tới chủ yếu là những khó khăn tâm lý của trẻ vào lớp một, đồng thời họ cũng chưa nêu được định nghĩa cũng như vạch ra bản chất của những khó khăn tâm lý đó. 1.1.2 Ở Việt Nam Trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta”, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện đã nêu ra những khó khăn tâm lý mà học sinh lớp một gặp phải đó là: - Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học. - Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo. - Trẻ ít được bố mẹ vỗ về âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra, đánh giá của bố mẹ[32] Nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “ 6 tuổi vào lớp 1” đã phát hiện ra nhiều khó khăn tâm lý mà trẻ lớp một phải vượt qua. Tác giả cho rằng “trong quá trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển tư giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ em phải thay đổi phương thức sinh hoạt một cách triệt để.” Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lý cụ thể mà trẻ lớp một phải vượt qua: - Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng ở mẫu giáo và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông. - Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với giáo viên. - Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào học lớp một vì sự hân hoan hồi hộp chờ đón những điều hấp dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ [23]. Năm 1995, tác giả Nguyễn Minh Hải trong bài “Những khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu học” đã đề cập đến các nguyên nhân khác nhau hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học.[11, tr.25] Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong bài viết “Những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” [26], đã phân tích những khó khăn của của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam và chỉ ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là: - Hoàn cảnh giao tiếp thông tin của học sinh miền núi bị hạn chế. - Vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu. - Năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ yếu Theo tác giả, nguyên nhân của những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam là do tầm văn hoá, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế. Vì vậy muốn nâng cao năng lực cảm thụ văn học của các em phải mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho các em. Những hoạt động ngoại khoá, du lịch, câu lạc bộ văn hoá.. là những hoạt động có tác dụng tốt đối với học sinh. Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lý của trẻ em khi vào học lớp một” [8, tr.57 - 58], tác giả Vũ Ngọc Hà đã nêu ra một số trơ ngại tâm lý mà khi vào học lớp một trẻ em thường gặp phải. Đó là: - Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. - Khó khăn trong các mối quan hệ. - Khó khăn khi phải đến trường. Tác giả Nguyễn Xuân Thức, trong bài viết “Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh đi học lớp một” đã nêu ra các nguyên nhân cụ thể sau: - Các nguyên nhân chủ quan: + Trẻ chưa hiểu rõ nội quy. + Trẻ được chuẩn bị quá kĩ trước khi tới trường. + Trẻ không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học. + Do tính cách của trẻ. + Do trẻ chưa đủ tuổi đến trường. + Do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh. - Các nguyên nhân khách quan: + Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình. + Nhóm nguyên nhân thuộc về nhà trường. + Nhóm nguyên nhân thuộc về xã hội. Tác giả cho rằng, các nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý nhiều hơn cho học sinh lớp một. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số giải pháp sư phạm để tháo gỡ những khó khăn tâm lý cho trẻ[29, tr.32-35]. Những năm gần đây có một số luận văn thạc sỹ đã quan tâm nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh – sinh viên như: - Năm 2001, luận văn thạc sỹ “ Tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Nhân Ai [2]. - Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài “Thực trạng khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viên trường CĐSP Kỹ Thuật Vinh” [15]. Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là một hiện tượng tâm lý phức tạp nhưng vấn đề này vẫn còn ít được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này như đã nêu trên ít nhiều đã xây dựng được cơ sở lý luận và đưa ra những dữ kiện thực tiễn. Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu trong các công trình trên còn giới hạn, chủ yếu tập trung vào học sinh mà chưa chú ý đến sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, những người vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông để bước vào một môi trường học tập mới. Ngoài ra, khi nghiên cứu về vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu một cách chung chung, khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu khó khăn tam lý biểu hiện một cách cụ thể trong hoạt động học tập. 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1 HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.2.1.1 Sinh viên Sư phạm  Sinh viên Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh “students”, có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm và khai thác tri thức [27, tr.44]. Sinh viên là người làm việc nhưng nói chung vẫn chưa là một lao động độc lập trong xã hội. Họ chỉ là những người đang trong quá trình tích lũy phẩm chất, tri thức, kỹ năng..vv về nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai. Để có thể thực hiện được điều này thì bản thân người sinh viên phải tự nỗ lực, khắc phục khó khăn học tập, rèn luyen dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên Theo các nhà tâm lý học, sinh viên, những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25, đã đạt đến mức độ trưởng thành cơ bản của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính sự hoàn thiện này cho phép sinh viên có thể chọn lựa và thực hiện những gì có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lập như chọn nghề sau khi kết thúc học tập ở trường phổ thông, xác định lý tưởngvv. B.G.Ananhev đã nhận định, sinh viên có khả năng lập kế hoạch và thực hiện hoạt động một cách độc lập, có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp, xác định con đường sống tích cực, nắm vững nghề nghiệp tương lai, bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống [27, tr.61]. Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là sự tự ý thức phát triển manh mẽ. Tự ý thức bao gồm: khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra, tự nhận thức về bản thân. Sinh viên có khả năng đánh giá, nhìn nhận một cách tương đối toàn diện về bản thân từ khả năng nhận thức, xác định tư tưởng, tình cảm, động cơ, hành vi cũng như vị trí của bản thân trong nhóm, trong tập thể. Chính nhờ sự tự ý thức đó sinh viên mới có thể tự điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình. Thành phần quan trọng nhất để tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân. Tự đánh giá sẽ hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân, bảo đảm cho tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống cá nhân cũng như trong mối quan hệ liên nhân cách. Tự đánh giá phản ánh mức độ thoả mãn của chủ thể về trình độ phát triển các thuộc tính nhân cách của cá nhân. Vì thế sự tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là tự đánh giá về trí tuệ. Nó có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ trong quá trình học tập ở đại học. Nếu sinh viên tự đánh gia đặc điểm trí tuệ ở mức thấp sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình học tập, ngược lại những đặc điểm trí tuệ được đánh giá đúng mức cho đến cao là cơ sở tốt cho hoạt động học tập ở đại học. Nhưng một điều cần lưu y trong nhân cách của sinh viên trong giai đoạn này chính là sự tự đánh giá còn mâu thuẫn và thậm chí thiếu thực tế. Nó thể hiện qua việc so sánh “cái tôi lý tưởng” với “cái tôi thực tế” trong khi “cái tôi lý tưởng” la một hình mẫu mẫu đã được đóng khung, không được thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Chính từ sự so sánh thiếu thực tế và cứng nhắc này đã làm sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất thiếu lòng tin ở bản thân, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bản thân, trong đó có hoạt động học tập. Điểm đặc biệt khác trong sự phát triển tâm lý của sinh viên chính là sự phát triển của tình cảm nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm, tính độc lập trong các hoạt động ở mức độ cao. Sinh viên dần có lập trường của bản thân một cách vững vàng, có cách giải quyết vấn đề chính xác, đúng đắn và tự chủ hơn. Sự trưởng thành về mặt xã hội, tâm thế sẵn sang cho việc lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và kiến thức nghề nghiệp một cách độc lập được củng cố. Bước vào tuổi sinh viên, khi mà việc xác định nghề nghiệp đã rõ ràng, người thanh niên – sinh viên bắt đầu với các hình thưc hoạt động mới. Trong giai đoạn này, người sinh viên phải đối mặt với những khó khăn nhất định cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự thay đổi của môi trường, sự thay đổi của phương thức hoạt độngvv đòi hỏi người sinh viên phải giải quyết để có thể học tập tốt nhằm hình thành cơ sở vững chắc cho nghề nghiệp tương lai. Việc giải quyết hiệu quả những khó khăn giúp cho người sinh viên có niềm tin đúng đắn cho việc chọn nghề, là cơ sở củng co nghề nghiệp tương lai cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách được thuận lợi. Tuổi sinh viên là thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển nhân cách, nhân cách nghề nghiệp. Đây là lứa tuổ
Luận văn liên quan