Luận văn Khuynh hướng phê bình mác - Xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945)

Trong nền văn học truyền thống của dân tộc, phê bình từ lâu đã gắn bó với các sinh hoạt văn chương dưới hình thức bình văn, bình thơ như một thú chơi tao nhã của các bậc văn nhân tài tử. Nhưng phê bình văn học theo nghĩa hiện đại thì phải đến những năm ba mươi của thế kỉ XX mới thực sự có mặt trên văn đàn khi xã hội Việt nam đã hội đủ những điều kiện cần thiết về kinh tế, xã hội, văn hóa, học thuật Nếu như sự phát triển văn học thời kì này được đánh giá bằng tốc độ “một năm bằng ba mươi năm” thì nền phê bình văn học tương ứng với nó cũng đã bước đi bằng “đôi hia bảy dặm”. Với khoảng thời gian ngắn ngủi từ ngày tập Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn “thậm thụt như một nàng dâu mới” xuất hiện (năm 1933) cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, phê bình nước ta đã thực sự trưởng thành và làm tròn sứ mệnh của mình trên từng bước đi của văn học dân tộc giai đoạn này, trong đó phải kể đến vai trò của Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX . Thành tựu của phê bình văn học thời kì này bao quát nhiều lĩnh vực: phê bình tác giả, tác phẩm, thể loại, giai đoạn văn học trong đó có nhiều tác phẩm đến nay vẫn giữ nguyên sức sống. Nhiều vấn đề lí luận mà phê bình văn học giai đoạn này đặt ra vẫn đang là những vấn đề thời sự văn học hôm nay

pdf148 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khuynh hướng phê bình mác - Xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********* HỒ VI THƯỜNG KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MÁC-XÍT Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (1900 - 1945) Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 62.22.34.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2005 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn có sự giúp đỡ chân tình của quí thầy cô, gia đình và bè bạn gần xa; đặc biệt là công lao hướng dẫn tận tuỵ, tinh thần trách nhiệm cùng với phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc của cô NGUYỄN THỊ THANH XUÂN. Tôi vô cùng biết ơn tất cả quí thầy cô của trường Đại học Sư phạm TPHCM và trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM đã nhiệt tình dạy dỗ cho tôi suốt mấy năm qua. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã hỗ trợ cho tôi về vật chất lẫn tinh thần trong thời gian học tập cho đến ngày hôm nay. Cuối cùng, tôi mong được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến cô NGUYỄN THỊ THANH XUÂN – Người đã cho tôi nhiều bài học quí từ quá trình học tập và làm việc với cô: về phương pháp làm việc khoa học, về tinh thần trách nhiệm và nhất là tấm lòng cao cả của một nhà giáo. HỒ VI THƯỜNG 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ........................................................................................................ 1 Lời cảm ơn ........................................................................................................ 2 Mục lục ........................................................................................................ 3 DẪN LUẬN ........................................................................................................ 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH MÁC-XÍT VÀ PHÊ BÌNH MÁC-XÍT Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 1.1. Tổng quan về phê bình Mác-xít ................................................................. 18 1.1.1. Khái niệm phê bình Mác-xít ............................................................. 18 1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản................................................................... 20 1.1.2.1. Về nguồn gốc và bản chất của văn học..................................... 20 1.1.2.2. Về chức năng của văn học và vai trò của văn nghệ sĩ ............. 25 1.1.2.3. Về thế giới quan và phương pháp sáng tác ............................... 28 1.1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của phê bình Mác-xít trên thế giới ..................................................................... 36 1.2. Khái quát về phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ............... 51 1.2.1. Cơ sở xã hội - lịch sử ......................................................................... 51 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 54 Chương 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH MÁC-XÍT Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 2.1. Các đặc điểm về nguyên tắc thẩm mỹ ....................................................... 66 2.1.1. Khái niệm văn học ............................................................................. 67 2.1.2. Mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc .................................... 70 2.1.3. Trách nhiệm của nhà văn, phương pháp sáng tác và tự do trong nghệ thuật ............................................................................. 78 2.1.4. Nội dung và hình thức ........................................................................ 88 2.1.5. Giá trị văn học .................................................................................... 99 2.2. Các đặc điểm về phương pháp phê bình .................................................. 107 2.2.1. Phương pháp lập luận ....................................................................... 108 2.2.1.1. Phương pháp xây dựng hệ thống mở ....................................... 108 4 2.2.1.2. Phương pháp so sánh – đối chứng khách quan ........................ 111 2.2.1.3. Phương pháp giải thích xây dựng khái niệm............................ 113 2.2.2. Ngôn ngữ phê bình ........................................................................... 114 2.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................... 115 2.2.2.2. Ngôn ngữ nhiều giọng điệu ..................................................... 116 Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA PHÊ BÌNH MÁC-XÍT NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 3.1. Những đóng góp chung ............................................................................ 120 3.1.1. Xây dựng thành công nền tảng lí luận văn học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam .............................................................. 120 3.1.2. Khơi nguồn sáng tạo, đưa văn học trở về phục vụ đời sống nhân dân và thực tiễn cách mạng ....................................... 121 3.1.3. Kiến tạo cơ sở phương pháp khoa học cho phê bình hiện đại ......... 123 3.1.4. Một nền phê bình giàu tính văn hóa, dân chủ và “nhiệt tình trí tuệ” không ngừng tự vận động điều chỉnh........................ 124 3.2. Các nhà phê bình Mác-xít tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX .......................... 125 3.2.1. Hải Triều (1908 - 1954) ................................................................... 125 3.2.2. Đặng Thai Mai (1902 - 1984) .......................................................... 131 3.3. Những hạn chế trong phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX ................... 137 3.3.1. Đơn giản hoá phản ánh luận và nhận thức luận Mác-xít ................ 137 3.3.2. Hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ và văn bản ngôn từ tác phẩm chưa được quan tâm đúng mức ................................ 139 3.3.3. Vấn đề vai trò của chủ thể sáng tạo còn bỏ ngỏ ............................. 141 3.3.4. Tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ phê bình còn hạn chế ..................... 142 KẾT LUẬN .................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149 PHỤ LỤC .................................................................................................... 159 5 DẪN LUẬN 1. Lí do chọn đề tài Trong nền văn học truyền thống của dân tộc, phê bình từ lâu đã gắn bó với các sinh hoạt văn chương dưới hình thức bình văn, bình thơ như một thú chơi tao nhã của các bậc văn nhân tài tử. Nhưng phê bình văn học theo nghĩa hiện đại thì phải đến những năm ba mươi của thế kỉ XX mới thực sự có mặt trên văn đàn khi xã hội Việt nam đã hội đủ những điều kiện cần thiết về kinh tế, xã hội, văn hóa, học thuật Nếu như sự phát triển văn học thời kì này được đánh giá bằng tốc độ “một năm bằng ba mươi năm” thì nền phê bình văn học tương ứng với nó cũng đã bước đi bằng “đôi hia bảy dặm”. Với khoảng thời gian ngắn ngủi từ ngày tập Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn “thậm thụt như một nàng dâu mới” xuất hiện (năm 1933) cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, phê bình nước ta đã thực sự trưởng thành và làm tròn sứ mệnh của mình trên từng bước đi của văn học dân tộc giai đoạn này, trong đó phải kể đến vai trò của Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX . Thành tựu của phê bình văn học thời kì này bao quát nhiều lĩnh vực: phê bình tác giả, tác phẩm, thể loại, giai đoạn văn học trong đó có nhiều tác phẩm đến nay vẫn giữ nguyên sức sống. Nhiều vấn đề lí luận mà phê bình văn học giai đoạn này đặt ra vẫn đang là những vấn đề thời sự văn học hôm nay. Một đặc điểm nổi bật của phê bình văn học Việt nam nửa đầu thế kỉ XX là sự phong phú, đa dạng về nội dung, đề tài và khuynh hướng tư tưởng Điều đó đã dẫn đến sự bùng nổ các cuộc tranh luận sôi nổi, kéo dài trên báo chí. Nhìn chung, các cuộc tranh luận – cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng – đã góp phần xây dựng và củng cố các khuynh hướng tư tưởng và lí luận khoa học, tiến bộ, góp phần đưa nền văn hóa, văn học dân tộc phát triển theo con đường đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thời đại, đất nước và dân tộc. Giữ vị trí nổi bật nhất trong vai 6 trò này là khuynh hướng phê bình Mác-xít. Thông qua các cuộc tranh luận văn học, đặc biệt là cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”, xu hướng phê bình Mác-xít đã thể hiện tiếng nói dõng dạc của mình ngay từ khi mới ra đời, tạo sự thu hút rộng rãi từ phía công chúng, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tình hình văn học và tư tưởng đương thời và trở thành bộ phận có tính chất mũi nhọn, dọn đường cho văn học dân tộc tiến lên khi trào lưu văn học lãng mạn đã đi vào ngõ cụt, bế tắc và suy thoái. Bỏ qua những mặt nào đó còn hạn chế, khuynh hướng phê bình văn học Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học nước ta. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian khá dài, phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX chỉ được quan tâm như một vấn đề đấu tranh tư tưởng để khẳng định cái đúng – cái sai, nhìn nhận và phủ nhận. Việc nhận định, đánh giá xu hướng này với tư cách một thể loại, dưới góc độ khoa học vẫn chưa được xem xét đúng mức. Trong các sách giáo khoa hiện hành xu hướng phê bình Mác-xít vẫn chưa được coi như một thể loại thuộc bộ phận văn học Cách mạng giai đoạn 1930-1945. Từ những năm 90 trở lại đây, độ lùi thời gian nửa thế kỉ đã cho phép có một cách nhìn toàn diện và khoa học hơn về những thành tựu của phê bình nói chung cũng như xu hướng phê bình Mác-xít giai đoạn trước Cách mạng nói riêng. Ngày càng xuất hiện nhiều bài nghiên cứu công phu và nghiêm túc về vấn đề này. Điều đó đã cho thấy đây là một vấn đề khoa học đang đặt ra cho giới nghiên cứu văn học ngày nay. Trong xu thế giao lưu khoa học quốc tế sôi động hiện nay, cùng với quá trình học tập, tiếp thu và ứng dụng thi pháp học vào việc nghiên cứu văn học, khuynh hướng phê bình Mác-xít ở nước ta cũng từ giã ngôi vị thống lĩnh của mình. Nhưng phê bình thi pháp học cũng đang có nguy cơ rơi vào độc tôn. Trong khi đó, đối với lĩnh vực khoa học nhân văn, về nguyên tắc, không có khuynh hướng hay phương pháp nào là chìa khóa vạn năng cho mọi hiện tượng văn học; các phương pháp, 7 khuynh hướng khác biệt đều có khả năng bổ sung, hoàn thiện cho nhau và việc vận dụng, phối hợp phương pháp nào là tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể. Do đó, nghiên cứu, phân tích và đánh giá khách quan, khoa học các phương pháp phê bình nói chung và khuynh hướng phê bình Mác-xít nói riêng là công việc rất cần thiết để góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển khoa nghiên cứu văn học ở nước ta trong tình hình thực tiễn hiện nay. Mặt khác, phê bình Mác-xít ở nước ta cũng như trên thế giới đang đứng trước yêu cầu đổi mới. Việc xem xét, nhận định lại khuynh hướng phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX thể hiện ý thức phản tỉnh có ý nghĩa định hướng và tự hoàn thiện những mặt còn hạn chế của bản thân phương pháp này nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của khoa học. 2. Lịch sử vấn đề: Trước năm 1945, ngay ở trong giai đoạn mới hình thành, phê bình Mác-xít đã trở thành đối tượng của phê bình đương thời. Hầu như tất cả các vấn đề, luận điểm của phê bình Mác-xít đều được đưa ra bàn bạc, đối thoại giữa những người ủng hộ lập trường tư tưởng Mác-xít và những người chưa bị thuyết phục bởi quan điểm này. Về phía những người tán đồng và ủng hộ, có thể kể đến Phan Văn Hùm với bài đề tựa quyển Duy tâm hay duy vật của Hải Triều (năm 1935), Hồ Xanh và bài Phê bình Cuốn Duy tâm hay duy vật Hải Triều (năm 1936), Hải Thanh và Lời tựa viết cho cuốn sách Văn sĩ và xã hội của Hải Triều (năm 1937) cùng nhiều ý kiến rải rác trên các bài báo của các tác giả: Lâm Mộng Quang, Hoả Sơn, Sơn Trà, v.v.. Đứng về phía quan điểm không tán đồng tính chất qui phạm, giáo điều của phê bình Mác-xít và đấu tranh cho tự do nghệ thuật, có thể kể đến Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư Nhưng nhìn chung, các bài viết về phê bình Mác-xít giai đoạn này có tính chất đấu tranh tư tưởng và quan điểm nghệ thuật hơn là mục tiêu nghiên cứu khoa học. Những người tán đồng lập trường tư tưởng Mác-xít lúc này bị thuyết phục chủ yếu bởi cơ sở lí luận Mác-xít và sự nhạy cảm về yêu cầu của thực tiễn lịch sử hơn là xuất phát từ hiểu biết thực tiễn và bản chất văn chương. Ngược lại, phía 8 không hoàn toàn tán đồng quan điểm Mác-xít do dựa vào vốn kinh nghiệm, tri thức văn chương và cảm thụ của bản thân. Do vậy, hai thái độ đối với phê bình Mác-xít giai đoạn này thực chất do xuất phát từ hai cơ sở khác nhau, không đối lập mà hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau. Từ năm 1945 đến năm 1975, phê bình Mác-xít giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX với vai trò của Hải Triều và Đặng Thai Mai cũng trở thành đối tượng nghiên cứu ở cả hai miền Nam – Bắc. Ở miền Bắc, có thể kể đến các công trình tiêu biểu: Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức Đàn – Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 – Nxb Văn học, Hà Nội, 1964; Vũ Đức Phúc – Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 1930 - 1954 – Nxb KHXH, Hà Nội, 1971; Hồng Chương - Hải Triều, Về văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội, 1969. Trong đó, công trình của Vũ Đức Phúc (Bàn về) đã hệ thống hoá vấn đề phê bình đầu thế kỉ một cách tương đối đầy đủ nhưng việc đánh giá của tác giả chủ yếu dựa trên lập trường tư tưởng với thái độ cứng rắn nên những nhận định của công trình đưa ra có phần chưa thật sự thoả đáng. Công trình Sơ thảo lịch sử của tác giả trước đó cũng chỉ đề cập đến vấn đề một cách sơ lược và nhiều thiếu sót. Ngoài ra còn có các công trình của Hồng Chương: Mấy vấn đề lí luận và Phê bình văn nghệ, Nxb Văn học, Hà Nội. Ở miền Nam, việc nghiên cứu phê bình Mác-xít nói riêng và phê bình đầu thế kỉ nói chung phải kể đến công lao của GS. Thanh Lãng thuộc Đại học Văn khoa Sài Gòn. Giá trị lớn nhất trong các công trình nghiên cứu của ông là cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về phê bình đầu thế kỉ bằng việc tập hợp các bài phê bình của giai đoạn này thành một bộ sưu tập đồ sộ trong Tuyển tập mười ba năm tranh luận văn học - Văn học Việt Nam 1932 - 1945 (13 tập), (Nxb Phong trào văn hóa, Sài Gòn, 1972,1975). Ông cũng hệ thống hoá các khuynh hướng phê bình giai đoạn này căn cứ vào tính chất báo chí và nội dung của nó qua Bảng lược đồ văn học Việt Nam 1862 – 1945 (Nxb Trình bày, Sài Gòn, 1967) trong đó Hải Triều - Đặng Thai Mai – 9 Bùi Công Trừng được xếp vào khuynh hướng phê bình duy vật Mác-xít. Ngoài ra còn có thể kể đến Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên 1962 - 1945 (Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965) và Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung (Nxb Nam Sơn, Sài Gòn, 1968, T.3) với hai quan điểm đánh giá và nhìn nhận khác biệt. Phạm Thế Ngũ nhìn nhận vấn đề theo quan điểm kế thừa tinh thần khoa học và lí luận học tập từ phương Tây còn Nguyễn Văn Trung thì xuất phát từ quan điểm của ông về bản chất, nền tảng và khả năng của phê bình. Tuy nhiên, cả hai công trình này đều dành cho phê bình 1930 - 1945 một số trang rất khiêm tốn. Cũng thuộc về khuynh hướng nghiên cứu văn học sử, còn có Văn học sử thời kháng Pháp 1858 – 1945 của Lê Văn Siêu (Nxb Trí Đăng, Sài Gòn, 1972), trong đó tác giả có điểm qua các tác giả phê bình tiêu biểu giai đoạn này và Đặng Thai Mai là một trong số đó. Từ năm 1975 đến nay, các công trình nghiên cứu về phê bình Mác-xít nửa đầu thế kỉ XX tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng và có xu hướng tiến dần đến mục tiêu khoa học với sự nhìn nhận thấu tình đạt lí hơn. Vấn đề được nghiên cứu trên nhiều phương diện với cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu được vận dụng cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Trong Nhà văn Việt Nam, Tập 1 (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1979), tác giả Phan Cự Đệ đã dành nhiều công phu cho việc giới thiệu tác giả Đặng Thai Mai. Tháng 11-1982, qua Bài nói tại cuộc họp triển khai công tác phê bình văn học (trích trong Về lí luận và phê bình văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983), tác giả Hoàng Tùng khẳng định lại phương pháp phê bình trên cơ sở chủ nghĩa Marx - Lenin nhưng tác giả cũng chỉ dừng lại ở nhận định trên lập trường chính trị: “Về phương pháp chung, người ta nói tới hàng chục phương pháp nhưng thực chất có thể nói ngày nay có hai phương pháp phê bình đối lập nhau: phương pháp phê bình trên cơ sở chủ nghĩa Marx – Lenin phương pháp phê bình trên cơ sở các lí thuyết tư sản Phê bình là đấu tranh tư tưởng nên không có sự “chung sống” giữa quan điểm vô sản và phương pháp tư sản 10 trong phương pháp phê bình” [50, tr.32]. Đến Từ điển văn học (Nxb KHXH, Hà Nội, 1983), Nguyễn Hoành Khung, Trần Hữu Tá đã đưa ra những nhận định xác đáng hơn về Hải Triều, Đặng Thai Mai, về Văn học khái luận ở mức độ khái quát và cơ bản. Năm 1986, GS. Nguyễn Huệ Chi đã giới thiệu khá đầy đủ , toàn diện và hệ thống về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp – những đóng góp to lớn của GS. Đặng Thai Mai đối với nền văn học dân tộc trong Tác gia lí luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 1945 – 1975 (Nxb KHXH, Hà Nội, 1986). Về cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, Trường Chinh cũng nhìn nhận hợp lí công lao của Hải Triều trong Về văn hóa nghệ thuật (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986). Từ năm 1994 trở đi, nhân kỉ niệm 40 năm ngày mất của Hải Triều, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Hải Triều và cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939 lần lượt xuất hiện. Nhớ kiện tướng trong bút chiến vì một nền văn học vị nhân sinh, khuynh hướng tả thực xa
Luận văn liên quan