Luận văn Kiểm toán doanh thu và nợ phải trả

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU I. BẢN CHẤT CỦA CHU TRÌNH DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng là khâu cuối cùng, thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm, hàng hoá được thực hiện, vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Do đó, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp chi phí và có nguồn tích luỹ để sản xuất kinh doanh. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nhiệp thu hồi đựoc trong kỳ. Nói cách khác doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ hoạt động bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hoá doanh nghiệp đã mua vào, nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng có ảnh huởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ của khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ…theo phương thức bán chịu hoặc theo phương thức nhận tiền trước. 1 . Chức năng cơ bản của chu trình Doanh thu và Nợ phải thu Chu trình doanh thu là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá thông qua quá trình trao đổi hàng - tiền. Chu trình này là một quá trình có mục đích, song phương thức thực hiện rất đa dạng. Việc nắm vững các chức năng cơ bản của chu trình này giúp cho KTV hiểu biết và nghiên cứu quá trình kiểm soát nội bộ và thiết lập các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục liên quan. Các chức năng cơ bản của chu trình này: Xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng: Yêu cầu về hàng hóa là điểm khởi đầu của chu trình, nó có thể là các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá. Khi nhận được các đơn đặt hàng nhân viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các đơn đặt hàng về chủng loại hàng hoá, số lượng và địa chỉ của người mua hàng. Xét duyệt bán chịu: Sau khi xử lý các đơn đặt hàng, nhân viên có thẩm quyền kiểm tra phương thức thanh toán của khách hàng. Quyết định về phương thức thanh toán được thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện được thoả thuận trong quan hệ mua bán giữa hai bên. Việc xét duyệt phương thức thanh toán có thể được tính dựa trên lợi ích của hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chức năng này thì khả năng doanh nghiệp không thu hồi được các khoản phải thu khi khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vận chuyển hàng hoá: Sau khi chấp nhận phương thức thanh toán, doanh nghiệp tiến hành vận chuyển hàng hoá. Chứng từ vận chuyển là hoá đơn vận chuyển hoặc vận đơn được lập khi vận chuyển. Cơ quan thuế quy định “Các doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hoá phải có hoá đơn bán hàng” do đó các doanh nghiệp phải lập hoá đơn bán hàng kèm theo vận đơn, hoá đơn bán hàng kiêm chức năng vận đơn. Gửi hoá đơn và ghi rõ các nghiệp vụ: Việc gửi hoá đơn bán hàng cho người mua là một phương tiện, qua đó người mua có thể biết được những thông tin về số tiền đã thanh toán hay số tiền còn nợ, do đó việc lập hoá đơn bán hàng phải chính xác và đúng lúc. Việc gửi hoá đơn bán hàng là đảm bảo tất cả hàng hoá gửi đi đều được tính tiền, việc tính đúng số tiền trên hoá đơn phụ thuộc vào việc tính số lượng hàng gửi với giá được phê chuẩn. Giá được phê chuẩn bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm về hàng hoá và phương thức thanh toán. Quá trình ghi sổ nhật ký bán hàng và sổ cái phụ các khoản phải thu là một phần quan trọng của quá trình kiểm toán, sai số ở bất kỳ phần nào của quá trình ghi sổ kế toán cũng có thể gây ra những sai số đáng kể trên báo cáo tài chính. Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Bốn chức năng trên là cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá đến khách hàng, các chức năng còn lại liên quan đến quá trình thu tiền và ghi sổ các khoản phải thu. Trong việc xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền, vấn đề quan trọng là khả năng các khoản phải thu đã được thu tiền nhưng chưa được ghi sổ. Vì vậy cần phải có sự quản lý các khoản thu tiền bằng cách tất cả các khoản thu tiền phải được ghi vào sổ nhật ký thu tiền và sổ cái phụ các khoản phải thu đúng lúc và đúng số tiền để sau này dễ kiểm tra đối chiếu. Xử lý và ghi sổ doanh thu bị trả lại và doanh thu giảm giá: Các khoản hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán xảy ra khi khách hàng không hài lòng về hàng hoá. Do đó, khi xảy ra các tình huống này doanh nghiệp thường chấp nhận sự trả lại hàng hoá hoặc cho người mua hưởng chiết khấu. Doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh thu giảm giá hàng bán cần phải được ghi sổ nhật ký doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh thu giảm giá hàng bán nhằm đảm bảo các khoản doanh thu này được ghi nhận chính xác và phản ánh kịp thời. Các thư báo Có thường phát hành đối với các khoản giảm trừ doanh thu để giúp cho việc duy trì sự kiểm soát và tạo thuận tiện cho việc ghi sổ. Xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được: Trong niên độ kế toán các công ty thường gặp trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán như bị phá sản, thì công ty phải lập bảng đề xuất xoá bỏ các khoản nợ đó ra khỏi các khoản phải thu để trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Dự phòng nợ khó đòi: Vào cuối mỗi niên độ kế toán, trên cơ sở quy chế tài chính về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, phân tích thực tiễn về khả năng thanh toán của khách hàng, bộ phận kế toán thanh toán phải tính toán lập bảng phân tích và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trình BGĐ xét duyệt để làm căn cứ hạch toán dự phòng nợ phải thu. 2. Các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan trong chu trình doanh thu và nợ phải thu Đơn đặt hàng của khách: sự yêu cầu của khách hàng có thể được nhận bằng điện thoại, thư hoặc mẫu in sẵn đã được gửi cho các khách hàng tương lai hoặc hiện hữu, thông qua những người bán hàng, hoặc bằng các cách khác. Phiếu tiêu thụ: loại chứng từ dùng để ghi sổ mẫu mã, số lượng và các thông tin liên quan tới hàng hoá khách hàng đặt mua. Phiếu này thường được dùng để chứng minh sự tán thành về phương thức bán chịu và sự phê chuẩn của hàng gửi. Chứng từ vận chuyển: loại chứng từ này được lập vào lúc giao hàng, chỉ rõ mẫu mã của hàng hoá, số lượng được giao và các số liệu thích hợp khác. Bản gốc được gửi cho khách hàng và lưu lại các bản sao. Chứng từ này cũng được dùng như một dấu hiệu để tính tiền người mua. Một loại chứng từ vận chuyển là vận đơn (bill of lading), là một hợp đồng viết tay giữa người chuyên chở và người bán về việc nhận và chuyên chở hàng hoá. Thường thì các vận đơn chỉ bao gồm số lượng các thùng hàng hoặc số trọng tải chuyên chở hơn là các chi tiết đầy đủ về số lượng và mẫu mã. Hoá đơn bán hàng: loại chứng từ chỉ rõ mẫu mã và số lượng của hàng hoá được bán, giá gồm cả chi phí vận chuyển, bảo hiểm, phương thức thanh toán và số liệu thích hợp khác. Đây là một phương pháp để rõ cho khách hàng số tiền của thương vụ và ngày đến hạn thanh toán. Bản gốc được gửi cho khách hàng và lưu lại các bản sao. Hoá đơn bán hàng còn là chứng từ gốc để vào sổ doanh thu và vào các sổ kế toán khác. Sổ nhật ký bán hàng: sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ. Sổ nhật ký thường ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng khác nhau, bút toán vào các khoản phải thu và các số ghi có và ghi nợ các loại. Thường chỉ ghi vào sổ nhật ký các số tổng hợp hàng ngày. Các bản ghi chép của các bản sao hoá đơn bán hàng mỗi ngày được giữ lại và những bản ghi chép này được cộng tổng để bằng với tổng doanh thu ghi trên sổ nhật ký. Các số tổng của các chi tiết trên sổ nhật ký thường được chuyển ghi hàng tháng vào sổ cái tổng hợp. Hóa đơn điều chỉnh: loại chứng từ chỉ rõ một khoản giảm trong số tiền khách hàng nợ vì sự trả lại hàng hoá hay vì mức chiết khấu được hưởng. Hóa đơn điều chỉnh thường có một mẫu chung như một hoá đơn bán hàng nhưng nó thường dùng để chứng minh cho các khoản giảm của các khoản phải thu hơn là cho các khoản tăng. Sổ nhật ký doanh thu bị trả lại và giảm giá: sổ này cơ bản giống như sổ nhật ký bán hàng dùng để ghi lại doanh thu bị trả lại và doanh thu bị giảm giá. Thư báo chuyển tiền: loại chứng từ này đính kèm hoá đơn bán hàng được gửi cho khách mua hàng và sẽ được gửi trả lại cho người bán cùng với số tiền thanh toán. Nó được dùng để nhận diện tên khách hàng, số của hoá đơn bán hàng, và số tiền ghi trên hoá đơn khi nhận được thanh toán. Thư báo chuyển tiền được dùng để cho phép ký gửi ngay tiền mặt và cải tiến quá trình kiểm soát đối với quyền bảo quản tài sản. Sổ nhật ký thu tiền: là sổ nhật ký dùng để ghi lại các khoản tiền mặt thu được từ quá trình thu tiền, doanh số bằng tiền mặt và tất cả khoản thu bằng tiền mặt khác. Nó chỉ rõ tổng số tiền mặt nhận được. Các mẫu phê chuẩn các khoản không thu được: loại chứng từ này chỉ sử dụng nội bộ có tác dụng cho phép xoá sổ một khoản phải thu được xem là khoản không thu được. Sổ chi tiết các khoản phải thu: loại sổ này được dùng để ghi sổ các doanh số cá thể, các khoản thu tiền mặt, doanh số bị trả lại và được chiết khấu của từng khách hàng. Tổng các số dư các tài khoản cá thể trên sổ cái phụ bằng với tổng số dư của các khoản phải thu trên sổ cái tổng hợp. Báo cáo hàng tháng: loại chứng từ này được gửi cho từng khách hàng nêu rõ số dư đầu kỳ của các khoản phải thu, số tiền và ngày phát sinh của từng nghiệp vụ, khoản thanh toán đã nhận, các hóa đơn điều chỉnh đã công bố và số dư cuối kỳ còn nợ. 3. Các tài khoản sử dụng trong chu trình: TK 511: Doanh thu bán hàng TK 512: Doanh thu nội bộ TK 531: Hàng bán trả lại TK 532: Giảm giá hàng bán TK 131: Phải thu khách hàng TK 136: Phải thu nội bộ TK 138: Phải thu khác TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi TK 711: Thu nhập khác TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Các nghiệp vụ chủ yếu và mối quan hệ giữa các tài khoản trong chu trình này

doc64 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán doanh thu và nợ phải trả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU I. BẢN CHẤT CỦA CHU TRÌNH DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng là khâu cuối cùng, thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm, hàng hoá được thực hiện, vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Do đó, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp chi phí và có nguồn tích luỹ để sản xuất kinh doanh. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nhiệp thu hồi đựoc trong kỳ. Nói cách khác doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ hoạt động bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hoá doanh nghiệp đã mua vào, nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng có ảnh huởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ của khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ…theo phương thức bán chịu hoặc theo phương thức nhận tiền trước. 1 . Chức năng cơ bản của chu trình Doanh thu và Nợ phải thu Chu trình doanh thu là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá thông qua quá trình trao đổi hàng - tiền. Chu trình này là một quá trình có mục đích, song phương thức thực hiện rất đa dạng. Việc nắm vững các chức năng cơ bản của chu trình này giúp cho KTV hiểu biết và nghiên cứu quá trình kiểm soát nội bộ và thiết lập các thử nghiệm cơ bản đối với các khoản mục liên quan. Các chức năng cơ bản của chu trình này: Xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng: Yêu cầu về hàng hóa là điểm khởi đầu của chu trình, nó có thể là các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá. Khi nhận được các đơn đặt hàng nhân viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các đơn đặt hàng về chủng loại hàng hoá, số lượng và địa chỉ của người mua hàng. Xét duyệt bán chịu: Sau khi xử lý các đơn đặt hàng, nhân viên có thẩm quyền kiểm tra phương thức thanh toán của khách hàng. Quyết định về phương thức thanh toán được thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện được thoả thuận trong quan hệ mua bán giữa hai bên. Việc xét duyệt phương thức thanh toán có thể được tính dựa trên lợi ích của hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chức năng này thì khả năng doanh nghiệp không thu hồi được các khoản phải thu khi khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vận chuyển hàng hoá: Sau khi chấp nhận phương thức thanh toán, doanh nghiệp tiến hành vận chuyển hàng hoá. Chứng từ vận chuyển là hoá đơn vận chuyển hoặc vận đơn được lập khi vận chuyển. Cơ quan thuế quy định “Các doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hoá phải có hoá đơn bán hàng” do đó các doanh nghiệp phải lập hoá đơn bán hàng kèm theo vận đơn, hoá đơn bán hàng kiêm chức năng vận đơn. Gửi hoá đơn và ghi rõ các nghiệp vụ: Việc gửi hoá đơn bán hàng cho người mua là một phương tiện, qua đó người mua có thể biết được những thông tin về số tiền đã thanh toán hay số tiền còn nợ, do đó việc lập hoá đơn bán hàng phải chính xác và đúng lúc. Việc gửi hoá đơn bán hàng là đảm bảo tất cả hàng hoá gửi đi đều được tính tiền, việc tính đúng số tiền trên hoá đơn phụ thuộc vào việc tính số lượng hàng gửi với giá được phê chuẩn. Giá được phê chuẩn bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm về hàng hoá và phương thức thanh toán. Quá trình ghi sổ nhật ký bán hàng và sổ cái phụ các khoản phải thu là một phần quan trọng của quá trình kiểm toán, sai số ở bất kỳ phần nào của quá trình ghi sổ kế toán cũng có thể gây ra những sai số đáng kể trên báo cáo tài chính. Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Bốn chức năng trên là cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá đến khách hàng, các chức năng còn lại liên quan đến quá trình thu tiền và ghi sổ các khoản phải thu. Trong việc xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền, vấn đề quan trọng là khả năng các khoản phải thu đã được thu tiền nhưng chưa được ghi sổ. Vì vậy cần phải có sự quản lý các khoản thu tiền bằng cách tất cả các khoản thu tiền phải được ghi vào sổ nhật ký thu tiền và sổ cái phụ các khoản phải thu đúng lúc và đúng số tiền để sau này dễ kiểm tra đối chiếu. Xử lý và ghi sổ doanh thu bị trả lại và doanh thu giảm giá: Các khoản hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán xảy ra khi khách hàng không hài lòng về hàng hoá. Do đó, khi xảy ra các tình huống này doanh nghiệp thường chấp nhận sự trả lại hàng hoá hoặc cho người mua hưởng chiết khấu. Doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh thu giảm giá hàng bán cần phải được ghi sổ nhật ký doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh thu giảm giá hàng bán nhằm đảm bảo các khoản doanh thu này được ghi nhận chính xác và phản ánh kịp thời. Các thư báo Có thường phát hành đối với các khoản giảm trừ doanh thu để giúp cho việc duy trì sự kiểm soát và tạo thuận tiện cho việc ghi sổ. Xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được: Trong niên độ kế toán các công ty thường gặp trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán như bị phá sản, thì công ty phải lập bảng đề xuất xoá bỏ các khoản nợ đó ra khỏi các khoản phải thu để trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Dự phòng nợ khó đòi: Vào cuối mỗi niên độ kế toán, trên cơ sở quy chế tài chính về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, phân tích thực tiễn về khả năng thanh toán của khách hàng, bộ phận kế toán thanh toán phải tính toán lập bảng phân tích và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trình BGĐ xét duyệt để làm căn cứ hạch toán dự phòng nợ phải thu. 2. Các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan trong chu trình doanh thu và nợ phải thu Đơn đặt hàng của khách: sự yêu cầu của khách hàng có thể được nhận bằng điện thoại, thư hoặc mẫu in sẵn đã được gửi cho các khách hàng tương lai hoặc hiện hữu, thông qua những người bán hàng, hoặc bằng các cách khác. Phiếu tiêu thụ: loại chứng từ dùng để ghi sổ mẫu mã, số lượng và các thông tin liên quan tới hàng hoá khách hàng đặt mua. Phiếu này thường được dùng để chứng minh sự tán thành về phương thức bán chịu và sự phê chuẩn của hàng gửi. Chứng từ vận chuyển: loại chứng từ này được lập vào lúc giao hàng, chỉ rõ mẫu mã của hàng hoá, số lượng được giao và các số liệu thích hợp khác. Bản gốc được gửi cho khách hàng và lưu lại các bản sao. Chứng từ này cũng được dùng như một dấu hiệu để tính tiền người mua. Một loại chứng từ vận chuyển là vận đơn (bill of lading), là một hợp đồng viết tay giữa người chuyên chở và người bán về việc nhận và chuyên chở hàng hoá. Thường thì các vận đơn chỉ bao gồm số lượng các thùng hàng hoặc số trọng tải chuyên chở hơn là các chi tiết đầy đủ về số lượng và mẫu mã. Hoá đơn bán hàng: loại chứng từ chỉ rõ mẫu mã và số lượng của hàng hoá được bán, giá gồm cả chi phí vận chuyển, bảo hiểm, phương thức thanh toán và số liệu thích hợp khác. Đây là một phương pháp để rõ cho khách hàng số tiền của thương vụ và ngày đến hạn thanh toán. Bản gốc được gửi cho khách hàng và lưu lại các bản sao. Hoá đơn bán hàng còn là chứng từ gốc để vào sổ doanh thu và vào các sổ kế toán khác. Sổ nhật ký bán hàng: sổ này dùng để ghi chép các nghiệp vụ. Sổ nhật ký thường ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng khác nhau, bút toán vào các khoản phải thu và các số ghi có và ghi nợ các loại. Thường chỉ ghi vào sổ nhật ký các số tổng hợp hàng ngày. Các bản ghi chép của các bản sao hoá đơn bán hàng mỗi ngày được giữ lại và những bản ghi chép này được cộng tổng để bằng với tổng doanh thu ghi trên sổ nhật ký. Các số tổng của các chi tiết trên sổ nhật ký thường được chuyển ghi hàng tháng vào sổ cái tổng hợp. Hóa đơn điều chỉnh: loại chứng từ chỉ rõ một khoản giảm trong số tiền khách hàng nợ vì sự trả lại hàng hoá hay vì mức chiết khấu được hưởng. Hóa đơn điều chỉnh thường có một mẫu chung như một hoá đơn bán hàng nhưng nó thường dùng để chứng minh cho các khoản giảm của các khoản phải thu hơn là cho các khoản tăng. Sổ nhật ký doanh thu bị trả lại và giảm giá: sổ này cơ bản giống như sổ nhật ký bán hàng dùng để ghi lại doanh thu bị trả lại và doanh thu bị giảm giá. Thư báo chuyển tiền: loại chứng từ này đính kèm hoá đơn bán hàng được gửi cho khách mua hàng và sẽ được gửi trả lại cho người bán cùng với số tiền thanh toán. Nó được dùng để nhận diện tên khách hàng, số của hoá đơn bán hàng, và số tiền ghi trên hoá đơn khi nhận được thanh toán. Thư báo chuyển tiền được dùng để cho phép ký gửi ngay tiền mặt và cải tiến quá trình kiểm soát đối với quyền bảo quản tài sản. Sổ nhật ký thu tiền: là sổ nhật ký dùng để ghi lại các khoản tiền mặt thu được từ quá trình thu tiền, doanh số bằng tiền mặt và tất cả khoản thu bằng tiền mặt khác. Nó chỉ rõ tổng số tiền mặt nhận được. Các mẫu phê chuẩn các khoản không thu được: loại chứng từ này chỉ sử dụng nội bộ có tác dụng cho phép xoá sổ một khoản phải thu được xem là khoản không thu được. Sổ chi tiết các khoản phải thu: loại sổ này được dùng để ghi sổ các doanh số cá thể, các khoản thu tiền mặt, doanh số bị trả lại và được chiết khấu của từng khách hàng. Tổng các số dư các tài khoản cá thể trên sổ cái phụ bằng với tổng số dư của các khoản phải thu trên sổ cái tổng hợp. Báo cáo hàng tháng: loại chứng từ này được gửi cho từng khách hàng nêu rõ số dư đầu kỳ của các khoản phải thu, số tiền và ngày phát sinh của từng nghiệp vụ, khoản thanh toán đã nhận, các hóa đơn điều chỉnh đã công bố và số dư cuối kỳ còn nợ. 3. Các tài khoản sử dụng trong chu trình: TK 511: Doanh thu bán hàng TK 512: Doanh thu nội bộ TK 531: Hàng bán trả lại TK 532: Giảm giá hàng bán TK 131: Phải thu khách hàng TK 136: Phải thu nội bộ TK 138: Phải thu khác TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi TK 711: Thu nhập khác TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Các nghiệp vụ chủ yếu và mối quan hệ giữa các tài khoản trong chu trình này TK 531,532 TK511,512 TK 111.112 Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả Doanh thu thu tiền ngay lại, doanh thu giảm giá hàng bán TK 3387 Doanh thu Doanh thu kỳ này nhận trước TK 131,136 Doanh thu bán Thu tiền hàng trả chậm TK131 ThuếVAT phải nộp Doanh thu hàng bán bị trả lại, được giảm trừ vào khoản phải thu Doanh thu hàng bán bị trả lại, được giảm giá trả lại tiền cho khách hàng 4. Mục tiêu kiểm toán chu trình doanh thu và nợ phải thu Kiểm toán chu trình doanh thu và thu nợ phải thu là một phần hành cụ thể trong kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy nhiệm vụ chung của kiểm toán chu trình này là triển khai các chức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp với đặc thù của phần hành này. Mặt khác, kiểm toán chu trình doanh thu và nợ phải thu có ý nghĩa quan trọng liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Do chu trình này được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể tạo nên các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Vì vậy, các mục tiêu đặc thù của kiểm toán chu trình này cần được cụ thể hoá cả mục tiêu kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ. CÁC MỤC TIÊU ĐẶC THÙ CỦA KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHUNG  MỤC TIÊU KIỂM TOÁN DOANH THU  MỤC TIÊU KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU   I. Mục tiêu hợp lý chung  Các nghiệp vụ bán hàng đều có căn cứ hợp lý.  Các khoản thu tiền đều được đảm bảo hợp lý chung.   Các mục tiêu chung khác:     - Có thật  Hàng bán vận chuyển đến khách hàng là có thật  Các khoản phải thu ở khách hàng là có thật   - Trọn vẹn  Mọi nghiệp vụ bán hàng đều được ghi sổ  Mọi khoản phải thu đều được ghi sổ   - Đánh giá  Hàng đã vận chuyển và có hoá đơn ghi giá bán được thoả thuận  Các khoản phải thu được đánh giá đúng   - Phân loại  Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp  Các khoản phải thu được phân loại đúng   - Chính xác  Các nghiệp vụ ghi vào sổ tổng hợp chi tiết thích hợp và khớp đúng các số cộng  Các khoản phải thu được tính toán đúng   II. Các mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ     - Phê chuẩn  Các nghiệp vụ bán hàng, kể cả bán chịu đều được phê chuẩn  Những thay đổi về thể thức, thời gian, thủ tục thanh toán tiền hàng đều được phê chuẩn   - Kịp thời  Các khoản bán hàng được ghi sổ đúng thời gian  Các nghiệp vụ phải thu được ghi sổ đúng kỳ   Trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đặc thù đã xác định cần cụ thể hoá thành các công việc tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán nội bộ nói riêng hay kiểm soát nội bộ nói chung. Từ đó xác định những công việc tương ứng với các cuộc khảo sát kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính. II. KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU 1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ gồm có các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hoá đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu khách hàng, cho đến khi được khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ. Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này, KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi gồm những vấn đề chính Câu hỏi về kiểm soát nội bộ Câu hỏi  Trả lời  Ghi chú    Không áp dụng  Có  Không  Yếu kém        Quan trọng  Thứ yếu    1. Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi hàng hay không? 2. Các chứng từ gửi hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không? 3. Các hoá đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không? 4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để bảo đảm rằng mọi hàng hoá gửi đi đều đã được lập hoá đơn hay không? 5. Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hoá đơn hay không? 6. Hoá đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không? 7. Hàng tháng có gửi một bảng sao kê công nợ cho khách hàng hay không? 8. Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền hay không? 9. Đơn vị có thực hiện việc đối chiếu giữa tài khoản chi tiết về các khách hàng với tài khoản Nợ phải thu khách hàng trên sổ Cái, và việc đối chiếu này thực hiện khi nào? v.v…         1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Trên cơ sở các hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, KTV phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát. 1.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm soát mà mình dự định là sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản. Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng: a.Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng Các thử nghiệm cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào thủ tục kiểm soát hiện hữu tại đơn vị. Để hình dung được cách thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với hoạt động này, chúng ta sẽ xem xét một vài thử nghiệm cụ thể. Thí dụ, KTV thường chọn mẫu trong các hoá đơn phát hành trong kỳ để: - Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký…nhằm thu thập bằng chứng rằng hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị. - Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. - Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. Thử nghiệm này nhằm chứng minh rằng hoá đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu. - Sau khi xem xét về tính chính xác như trên, KTV sẽ lần theo các hoá đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Trong hình thức nhật ký chung, KTV sẽ từ hoá đơn để kiểm tra đến nhật ký; sau đó, tiếp tục đối chiếu số tổng cộng trên nhật ký với tài khoản trên sổ cái. Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán. Khi thử nghiệm, KTV còn cần chú ý về các thủ tục kiểm soát đối với các khoản hàng ký gửi vì chúng có thể được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng. Nếu đơn vị đã có những thủ tục kiểm soát để ngăn chặn sai sót này, thí dụ như sử dụng biểu mẫu chứng từ riêng để phản ánh các trường hợp hàng gửi bán, KTV sẽ thử nghiệm trên thủ tục kiểm soát xem chúng có thực sự hiện hữu và vận hành đúng hay không. Ngoài ra, KTV còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu của đơn vị, vì một chính sách rõ ràng sẽ là biểu hiện của KSNB vững mạnh. KTV có thể xem các sổ sách liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này. b.Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hoá đơn liên quan Thử nghiệm trên đã so sánh giữa hoá đơn với đơn đặt hàng nhằm đảm bảo các hoá đơn được lập chính xác trên cơ sở số hàng được giao. Tuy nhiên, thử nghiệm trên không giúp phát hiện được các trường hợp hàng đã gửi đi nhưng vì một lý do nào đó mà không lập hoá đơn. Để kiểm tra vấn đề này, cần chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hoá đơn có liên quan. Cần đặc biệt lưu ý đến số thứ tự liên tục của các chứng từ là đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hoá đơn bán hàng. c . Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng Tất cả hàng hoá bị trả lại, hay bị hư hỏng đều phải được chứng minh bởi các tài liệu đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt và ký bởi cấp trên có thẩm quyền và họ phải độc lập với việc chi quỹ, hay giữ sổ kế toán. KSNB tốt liên quan đến hàng bị trả lại bao giờ cũng phải bao gồm các thủ tục kiểm tra và xét duyệt trước khi nhận lại hàng. Để chứng minh sự hiện hữu cũng như tính hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên (nếu có), KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan (thí dụ chứng từ nhận hàng bị trả lại) để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy trình của đơn vị. Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển qua sổ Cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản Nợ phải thu khách hàng có liên quan. 1.2.2 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm trên, KTV sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, KTV nên nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. 2. Thử nghiệm cơ bản Mối quan hệ giữa các mục tiêu kiểm toán và các thử nghiệm cơ bản: Doanh thu và nợ phải thu khách hàng Mục tiêu kiểm toán  Thử nghiệm cơ bản   1. Doanh thu và nợ phải thu đã được ghi nhận trên sổ là có căn cứ hợp lý (Tồn tại, Hiện hữu).  1. Kiểm tra các hóa đơn bán hàng tới các đơn đặt hàng của khách hàng và các hóa đơn vận chuyển. 2. Xác nhận số dư tài khoản với các khách hàng. 3. Kiểm tra kết quả thu tiền. 4. Rà soát trên Nhật ký bán hàng để phát hiện các nghiệp vụ ghi trùng lặp. 5. Thực hiện thủ tục kiểm tra chia cắt kỳ kế toán.   2. Tất cả các khoản doanh thu đều được ghi chép đầy đủ (Tính trọn vẹn).  1. Tìm dấu vết từ các hóa đơn vận chuyển tới hóa đơn bán hàng và Nhật ký bán hàng. 2. Kiểm tra kết quả ghi chép của những hóa đơn bán hàng trên Nhật ký bán hàng. 3. Thực hiện các thủ tục phân tích. 4. Thực hiện thủ tục kiểm tra chia cắt kỳ kế toán.   3. Doanh thu và các khoản phải thu khách hàng được đánh giá đúng đắn (Đánh giá).  1. Kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn bán hàng và sự nhất quán với ghi chép trên hóa đơn với những tài liệu có liên quan. 2. Tìm kiếm dấu vết từ các hóa đơn bán hàng tới Nhật ký bán hàng và với sổ Cái chi tiết cho khách hàng. 3. Xác nhận số dư với khách hàng của Công ty. 4. Đối chiếu Nhật ký bán hàng với số dư của khoản phải thu, kiểm tra sự khớp đúng của số dư phải thu khách hàng và số dư chi tiết phải thu khách hàng. 5. Đánh giá sự phù hợp của dự phòng phải thu
Luận văn liên quan