Luận văn Kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam

Có thể nói trong suốt một thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa ( trong đó có cả nước ta đã không nhận thức đúng đắn vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế, coi nhẹ , thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường , phủ nhận quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Do đó đôí lập kinh tế hàng hóa và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù chung của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại cảu sản xuất hàng hóa trong khuôn khổ của “ thi đua xã hội chủ nghĩa “ , tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng xuất nao động tăng chậm , gây rối loạn và ách tách trong việc phân phối, lưu thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động trì trệ. Mặt khác thì sản xuất của chúng ta lúc này là sản xuất nhỏ, trạng kinh tế tự nhiên, hiện vật tự cung tự cấp. Xã hội Việt Nam, về cơ bản dựa trên nền tảng của nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là nước nghèo làn nàn, lạc hậu, kém phát triển , cơ chế quản lý thì tập trung quan liêu bao cấp không phát huy được sức mạnh của nền kinh tế. Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thời kỳ thực hiện “cơ chế tập trung quan liêu bao cấp “ Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận tại đại hội VI(12-1986) là “ đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan do đó chưa chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ chương chính sách kinh tế “ và để khắc phục sai lâm đó thì Đảng ta đã đề ra chủ trương (1) “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là qúa trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá”.

pdf30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam Phần mở đầu Lý do chọn đề tài : Có thể nói trong suốt một thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa ( trong đó có cả nước ta đã không nhận thức đúng đắn vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế, coi nhẹ , thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường , phủ nhận quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Do đó đôí lập kinh tế hàng hóa và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù chung của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại cảu sản xuất hàng hóa trong khuôn khổ của “ thi đua xã hội chủ nghĩa “ , tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng xuất nao động tăng chậm , gây rối loạn và ách tách trong việc phân phối, lưu thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động trì trệ. Mặt khác thì sản xuất của chúng ta lúc này là sản xuất nhỏ, trạng kinh tế tự nhiên, hiện vật tự cung tự cấp. Xã hội Việt Nam, về cơ bản dựa trên nền tảng của nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là nước nghèo làn nàn, lạc hậu, kém phát triển , cơ chế quản lý thì tập trung quan liêu bao cấp không phát huy được sức mạnh của nền kinh tế. Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thời kỳ thực hiện “cơ chế tập trung quan liêu bao cấp “ Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận tại đại hội VI(12-1986) là “ đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan do đó chưa chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ chương chính sách kinh tế “ và để khắc phục sai lâm đó thì Đảng ta đã đề ra chủ trương (1) “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là qúa trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá”. Quả thực qua hơn10 năm đổi mới phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiều người trong tầng lớp nhân dân còn chưa hiêu hết về nó. Mặt khác, nó đã bộc lộ được rất nhiều ưu điểm nhưng không phải không có những nhược điểm mà chúng ta cần bàn đến. Đó chính là lý do em chọn đề tài này. B. Phần Nội Dung I. Những vấn đề cơ chung của kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam. 1. Những vấn đề chung : 1.1. Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá: _Kinh tế tự nhiên (hay sản xuất tự cung tự cấp) là kiểu tổ chức kinh t ế đầu tiên mà loài người sử dụng để giải quyết vấn đề sãn xuất cái gì ; sản xuất như thế nào và cho ai. ở đây sản xuất ra để thoả mãn nhu câu tiêu dùng nội bộ của đơn vị kinh tế ,đây là kiểu sản xuất tự cung tự cấp , từng gia đình hay công xã. Đây là kiểu tổ chức sản xuất tự nhiên, kép kín trong phạm vi từng đơn vị nhỏ, không cho phép mở rộng quan hệ với các đơn vị khác. *Đặc điểm của kinh tế tự nhiên là : _Sản xuất tự cung tự cấp có tích chất bảo thủ, trì trệ , bị giới hạn bởi nhu cầu hạn hẹp. _ Sản xuất tự cung tự cấp thích ứng với thời kỳ lực lượng sản xuất chưa phát triển, khi mà lào động thủ công chíêm địa vị thống trị . Nó có trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ , và tồn tại phổ biến trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Trong thời kỳ phong kiến , sản xuất tự cung, tự cấp tồn tại dưới hình thái điền trang , thái ấp của địa chủ và kinh tế nông dân gia trưởng. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiên trao đổi hàng hoá. Khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đích thường xuyên của sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời. Đó chính là lý do nền kinh tế tự cung tự cấp đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá 1.2. Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hoá: Cơ sở kinh tế _ xã hội là sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này với người sản xuất khác do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất qui định. _ Sự phân công lao động xã hội: là việc phân chia người sản xuất vào những ngành nghề khác nhau của xã hội. Hoặc nói cách khác đó là chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất một hay nhiều sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi người đều cần có nhiều loại sản phẩm. Vì vậy, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau Chính vì vậy mà phân công lao động là điều kiện cần của sản xuất hàng hoá. _ Điều kiên thư hai của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất do các quan hệ sở hữu khác nhauvề tư liệu sản xuất qui định Dựa vào điều kiện này mà mà người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra. Như vậy, quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm cho họ tách biệt với nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó, người sản xuất khác nhau thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau. Sản phẩm lao động trở thành hàng hoá. Mà khi sản phẩm lao động trở thành thì người sản xuất trở thành người sản xuất hàng hoá, lao động của người sản xuất hàng hoá vừa có tích chất xã hội, vừa có tính chất tự nhiên, cá biệt. Tính chất xã hội của lao động xã hội nên sản phẩm do lao động của người này trở nên cần thiết cho người khác, cần cho xã hội. Còn tính chất tư nhân, cá biệt thể hiện ở chỗ việc sản xuất cái gì, bằng công cụ nào, phân phôí cho ai là công việc cá nhân của các chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính chất xã hội của lao động của sản xuất hàng hoá chỉ được thừa nhận khi họ tìm được người mua trên thị trường và bán được hàng hoá do họ sản xuất ra. Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hoá bao hàm sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá. Đối với hàng hoá, mẫu thuẫn đó được giải quyết trên thị trường. Đồng thời nó được tái tạo ra một cách thường xuyên với tư cách là mâu thuẫn cảu nền kinh tế hàng hoá nói chung. Chính mâu này là cơ sở của khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa. Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử lâu dài. Đầu tiên là sản xuất hàng hoá gỉan đơn. Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của nông dân, thợ thủ công dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân họ. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển thành sản xuất hàng háo qui mô lớn. Quá trình chuyển biến này diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. Ngày nay, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế-xã hội phổ biến để phát triển kinh tế của các quốc gia. 1.3) Ưu thế của kinh tế hàng hoá Một là:Thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất, tạo tiền đề cho sự hợp tác lao động ngàycàng chặt chẽ. Hai là:Thúc đẩy sự phát trỉên của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hoá sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu buộc người sản xuất phải năng động, luôn cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng và hình thức mẫu mã hàng hoá cho phù hợp vơí nhu cầu xã hội, tìm mọi cách đưa ra thị trường những loại hàng hoá mới thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng... Kết quả là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, gắn sản xuất với thị trường. Ba là:Thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất. Mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bốn là:Giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức và quảnlý một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thực hiện dưới hình thức quan hệ hàng hoá tiền tệ. Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật của nó. Không được lý tưởng hoá hoặc tuyệt đối hoá những thành tựu hoặc khuyết tật. Bên cạnh những ưu thế, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường còn có những khuyết tật như tình trạng khủng hoảng , thất nghiệp, phân hoá bất bình đẳng, huỷ hoại môi trường... Vì vậy, để phát huy ưu thế, khắc phục những khuyết tật cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước. 1.4. Các giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hoá. Như chúng ta dã biết Kinh tế hàng hoá - một hình thái kinh tế thay thế hình thái kinh tế tự nhiên. Nó là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó những người tham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm không phải để tiêu dùng mà để bán. Hình thái kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao diễn ra trong lịch sử qua các loại hình: Kinh tế hàng hoá giản đơn , kinh tế thị trương tự do cổ điển và kinh tế hiện đại , hỗn hợp , gắn liền với 3 bước chuyển biến : _ Kinh tế hàng hoá giản đơn đây là bước chuyển từ kinh tế tự nhiên với đặc tính phổ biến là hiện vật , tự cấp tự túc lên kinh tế hàng hoá giản đơn. Bước chuyển này gắn với hai điều kiện cơ bản là : + Có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt và tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá. Khởi thuỷ của điều kiện này là sự xuất hiện chế độ tư hữu tư hoặc tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau. Đặc trưng của giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn này là : Dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công tương ứng với văn minh nông nghiệp ; tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất ; cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - thủ công nghiệp ; hàng hoá chưa mang tính phổ biến ; cơ chế kinh tế vận động theo quan hệ giữa giá cả và giá trị theo cạnh tranh và cung cầu nhưng ở trình độ thấp. _ Kinh tế thị trường tự do (cổ điển ) là bước chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn. Kinh tế thị trường nói chung là hình thái đối lập của kinh tế hàng hoá, trái lại chúng giống nhau về thực chất. Kinh tế thị trường một hình thức phát triển cao độ của kinh tế hàng hoá, một hình thức mà ở đó hầu hết các quan hệ kinh tế trên diễn ra trên thị trường, chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế vốn có của nó , hay chịu sự chi phối của cơ chế thị trường tự điều chỉnh. Khái niệm kinh tế thị trường nói trên gắn với bước chuyển lên mô hình kinh tế thị trường tự do Bước chuyển này gắn với các điều kiện như : giao thông vận tải và nói rộng hơn kết cấu hạ tầng sản xuất phải đạt đến trình độ nhất định ; nền đại công nghiệp cơ khí đã hình thành ; tín dụng đã phát triển nhất định ; các thị trường đất đai và thị trường sức lao động đã hình thành. Đặc trưng của bước chuyển giai đoạn kinh tế thị trường tự do là : Dựa trên kỹ thuật cơ điện gắn với nền văn minh công nghiệp ; dựa trên tư hữu nhỏ và tư hữu lớn ; ứng với cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp và tiến tới công – nông nghiệp – dịch vụ ; vận động theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh. _ Kinh tế thị trường hỗn hợp đây là bước chuyển từ kinh tế thị trường tự do lên đây là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá , một hình thức mà ở đó hầu hết các quan hệ kinh tế , các câu hỏi sản xuất cái gì , bằng công nghệ gì và cho ai đều được xử lý của nhà nước. Người ta gọi kinh tế thị trường hiện đại là kinh tế thị trường hỗn hợp , bởi lẽ nguyên tắc chi phối thị trường ở giai đoạn này không chỉ do bàn tay vô hình – cơ chế thị trường tự điều chỉnh , mà còn do bàn tay hữu hình – sự qủan lý vĩ mô của nhà nước. Cho đến nay , hầu hết các quốc gia trên thế giới đều vận động theo mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp , mặc dầu vậy với mức độ , phạm vi ảnh hưởng có khác nhau. Mặt khác cần ý thức sâu sắc rằng : kinh tế thị trường , một hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá và mang tính phổ biến trong xã hội tư bản , song không vì thế mà đồng nhất kinh tế hàng hoá với kinh tế tư bản chủ nghĩa . Bước chuyển từ kinh tế thị trường tự do lên kinh tế thị trường hiện đại gắn với các điều kiện : sự xuất hiện sở hữu Nhà nước , thị trường chứng khoán , quốc tế hoá sản xuất , đời sống. Đặc biệt sự xuất hiện vai trò mới – vai trò qủan lý vĩ mô - của Nhà nước đối vơi kinh tế thị trường. Đặc trưng của hình thức kinh tế thị trường hỗn hợp bao gồm : Dựa trên kỹ thuật điển tử tin học gắn liền với nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh chí tuệ ; tồn tại các hình thức sở hữu Nhà nứơc, sở hữu cổ phần ,sở hữu quốc tế , dựa trên cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp ; vận động theo cơ chế kinh tế hỗn hợp của 2 bàn tay vô hình và hữu hình. 1.5. Những qui luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hoá : Qui luật giá trị là quy luật cơ bản kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị. 1.5.1. Yêu cầu của quy luật giá trị: Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao đông xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hoá , vấn đề cơ quan trọng là hàng hoá sản xuất ra có bán được hay không. Để hàng hóa có thể bán được thì hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phải được thì hoa phí lao động xã hội cần thiết , tức là phải phù hợp với mức hao phí lao động mà xã hôị có thể chấp nhận đựơc. Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết. Hai hàng hoá có gía trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi lượng giá trị của chúng ngang nhau. Theo nghĩa đó thì trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá. Quy luật giá trị là trừu tượng. Nó thể hiện sự vận động thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá. Giá cả là sự biến biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá cả phụ thuộc vào giá trị, vì giá trị là cơ sở của giá cả. Hàng hoá nào mà hao phí lao động để sản xuất ra nó nhiều thì giá cả của nó lớn, và do vậy giá cả thị trường sẽ cao , và ngược lại. Ngoài ra , giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như quan hệ cung cầu, tình trạng độc quyền trên thị trường. Tác động của các nhân tố trên làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Đối với mỗi hàng hoá riêng biệt giá của nó có thể cao hơn hay thấp hơn hay phù hợp với giá trị của nó. Nhưng cuối cùng, tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của chúng. 1.5.2. Tác dụng của quy luật giá trị:  Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động hàng hoá. Do ảnh hưởng của quy luật cung cầu , giá cả hàng hoá lên xuống xoay quanh gía trị của nó. Nếu có ngành nào đó, cung không đáp ứng được cầu giá cả hàng hoá lên cao thì người sản xuất sẽ đổ sô vào nghành đó. Và ngược lại , khi ngành đó thu hút quá nhiều lao động xã hội , cung vượt quá cầu , gía cả hàng hoá hạ thấp xuống thì người sản xuất sẽ chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi nghành này để đầu tư vào nơi có giá cả hàng hoá cao. Nhờ vậy mà tư liệu sản xuất và sức lao động đựơc phân phối qua lại một cách tự phát vào các nghành sản xuất khác nhau. Sự biến động của giá cả xung quanh giá trị không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác dụng điều tiết nền kinh tế.  Kích thích lực lượng sản xuất phát triển Trong nền kinh tế hàng hoá , người nào có hao phí lao động cá biệt ít hơn hoặc bằng hao hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá thì người đó có lợi, còn người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hoa phí lao động toàn bộ lao động đã hao phí. Muốn đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi người sản xuất đều luôn luôn tìm cách rút xuống đến mức tối thiểu hoa phí lao động cá biệt. Muốn vậy họ phải luôn luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động. Vì thế , trong nền kinh tế hàng hóa, lực lượng sản xuất được kích thích và phát triển nhanh hơn nhiều so với trong nền kinh tế tự cung, tự cấp, tự túc.  Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo Trong cuộc cạnh tranh chạy theo giá trị, lao động cá biệt của mỗi người sản xuất có thể không nhất trí với lao động xã hội cần thiết. Những người làm tốt, làm giỏi có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, làm giàu , mua sắm thêm tư liệu sản xuất , mở rộng thêm qui mô sản xuất , mở rộng doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, những người làm ăn kém hiệu quả , không gặp may mắn ,hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nên họ bị lỗ vốn, thậm chí đi đến phá sản. Như vậy quy luật giá trị có ý nghĩa bình tuyển, đánh giá người sản xuất. Nó mang lại phần thưởng cho những người làm tốt, làm giỏi và hình thức phạt cho những người làm ăn kém cỏi. Về phương diện này thì quy luật giá trị đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất. 1.5.3. Mặt trái của quy luật giá trị : Ngay trong quá trình thực hiện bình tuyển tự nhiên đối với người sản xuất, quy luật giá trị đã phân hoá thành kẻ giàu người nghèo. Người giàu thì trở thành ông chủ, người nghèo dần trở thành người làm thuê. lịch sử phát triển của sản xuất hàng hoá giản đơn trong xã hội phong kiến dần dần sinh ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ giữa người giàu , người nghèo , quan hệ giữa chủ – thợ , quan hệ giữa tư sản và vô sản đối kháng về lợi ích kinh tế. Sự đối kháng đó tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh giữa người nghèo chống lại kẻ giàu , người thợ chống lại chủ ,vô sản chống lại tư sản. Đó là một trong những khuyết tật của kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường.  . Qui luật cạnh tranh- Qui luật cung cầu- Qui luật lưu thông tiền tệ Ta biết giá trị là cơ sở quyết định giá cả còn giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hoá trong trao đổi nhưng trong trao đổi lại có nhiêù yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá. Đó là các qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu, qui luật lưu thông tiền tệ. Cạnh tranh là qui luật tất yếu giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người sản xuất và người tiêu dùng nhằm giành được những điều kiện thuận lợi cho bản thân mình. Cạnh tranh có vai trò tích cực trong nền sản xuất hàng hoá, nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kĩ thuật, ứng dụng công nghệ mới, phương pháp tổ chức quản lí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, nâng cao tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng động thời có những tác dụng tiêu cực như phân hoá người sản xuất hàng hoá, làm những ngưòi gặp khó khăn trong sản xuất do trình độ công nghệ thấp, vốn ít, gặp rủi ro..v..v . Mặc dù vậy, chấp nhận nền kinh tế thị trường nghĩa là phải chấp nhận có sự cạnh tranh bởi chính cạnh tranh đã đào thải cái lạc hậu, chọn lọc cái tiến bộ để thúc đẩy kinh tế phát triển. Qui luật cung cầu là mối quan hệ khách quan giữa cung và cầu diễn ra trên thị trường. Qui mô của cầu phụ thuộc vào các yếu tố: thu nhập, giá các hàng hoá liên quan, dân số, thị hiếu sở thích, kì vọng và giá hàng hoá ta xét, cầu còn đặc biệt quan trọng đối với người sản xuất, họ cần phải nắm được chính xác, kịp thời cầu trên thị trường để có thể định hướng cho việc sản xuất của mình. Một yếu tố nữa không thể thiếu được của thị trường là cung. Ta đã biết cung là tổng số hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường ở mức giá tương ứng. Cung và cầu thị trường của một loại hàng hoá sẽ xác định cho ta giá cả của hàng hoá đó trên thị trường. Căn cứ vào đó, người sản xuất và người tiêu dùng điều chỉnh hành vi của mình để tối đa hoá
Luận văn liên quan