Luận văn Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào (Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008

1.Lý do chọn đề tài * Ý nghĩa khoa học: Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc của bất cứ một dân tộc, một quốc gia nào chẳng những phải phát huy nội lực mà còn phải xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế để tranh thủ sức mạnh thế giới đưa sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước đến thành công. Lịch sử phát triển của tỉnh Sơn La nói riêng và của cả nước Việt Nam nói chung luôn luôn có mối quan hệ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quân sự với các nước trên thế giới nhằm tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia ở nước ta; đồng thời cũng góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Sơn La và Bắc Lào có biên giới liền kề, trong quá khứ lịch sử luôn luôn có mối quan hệ về tất cả các mặt. Trong nội dung lịch sử của Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đều có lịch sử về mối quan hệ, vì vậy khi nghiên cứu lịch sử Sơn La không thể không nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và Bắc Lào. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào từ năm 1986 - đến năm 2008” sẽ lấp đi khoảng trống nghiên cứu trong lịch sử của Sơn La về mối quan hệ. Nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào” chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và Bắc Lào, mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc toàn diện hơn về mối quan hệ Việt - Lào, cũng như hịểu sâu sắc toàn diện hơn lịch sử của tỉnh Sơn La. Nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp những nội dung kiến thức lịch sử, tư liệu lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy học tập lịch sử ở địa phương Sơn La và lịch sử Việt Nam. * ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu, nhưng vẫn đặt ra những thách thức khó khăn mới, nhất là trong quan hệ hợp tác với quốc tế, trong đó có Lào. Chúng ta cũng đạt được những thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại khó khăn về nhận thức cũng như những hoạt động thực tiễn để mối quan hệ được tốt hơn, đặc biệt là các lực lượng đế quốc phản động đang tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác đang được đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay Việt Nam đang thực hiện hội nhập quốc tế kinh tế - văn hoá. Vị trí vai trò của quan hệ ngoại giao đã được Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng4 năm 2001) khẳng định: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp. Do đó không thể không xây dựng, mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước. Nghiên cứu đề tài mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, để đóng góp cho công cuộc xây dựng mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào trong sáng, bền vững mãi mãi. Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống cho đồng bào các dân tộc, nhất là thế hệ trẻ tỉnh Sơn La về việc xây dựng khối đoàn kết hợp tác cuả Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào nói riêng và tình hữu nghị Việt - Lào nói chung. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “ Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong nghiên cứu về mối quan hệ của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào đến nay đã có một số những công trình nghiên cứu đề cập tới: - Cuốn “Sơn La lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp” (1945-1954) do Ban chấp hành quân sự tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Quân đội Nhân dân, năm 1995. Trong nội dung cuốn sách đã viết khá chi tiết về mối quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự quốc phòng giữa 2 bên đã có mối quan hệ đoàn kết đưa cuộc cách mạng giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đến thành công. - Trong các cuốn : Lịch sử Đảng bộ huyện Mai Sơn (1945-1995); Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã( 1945-1995); Lịch sử Đảng bộ huyện Mộc Châu (1945-1995; Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-1995) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mai Sơn, Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu biên soạn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2000. Trong nội dung của các cuốn sách này cũng đã phần nào nói đến mối quan hệ của huyện với một số tỉnh Bắc Lào giáp biên giới (Hủa Phăn, Luông Pha Băng) nhưng cũng chỉ là ở mức độ khái quát sơ lược trong phạm vi địa phương. - Cuốn “Sơn La lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước” (1954-1975) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Quân đội Nhân dân, năm 2004. Viết khá đầy đủ về mối quan hệ hợp tác hữu nghị của nhân dân Sơn La với nhân dân Bắc Lào trong thời kì chống Mĩ cứu nước, xây dựng hậu phương miền Bắc XHCN; đặc biệt là sự chi viện sức người, sức của của quân và dân Sơn La góp phần cho thắng lợi của cách mạng Lào trong những năm 1954-1975. - Cuốn “ Lịch sử bộ đội biên phòng Sơn La” (1959-2000) do Đảng uỷ- Ban chấp hành Đảng bộ bộ đội biên phòng Sơn La biên soạn- NXB Quân đội Nhân dân, năm 2004. Cuốn sách đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ở lĩnh vực giữ vững tình hình chính trị an ninh quốc phòng của 2 quốc gia trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ và trong thời kì đổi mới (1959-2000). - Các cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La” Tập 1;2 (1939-1975), và Tập 3 (1976-2000) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2002 và năm 2005. Đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào, nhưng chủ yếu chỉ nói về các chủ trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về mối quan hệ giữa 2 bên qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, và những năm đầu thời kì đổi mới (1986-2000). - Cuốn “ Tỉnh Sơn La 110 năm” (1895-2005) do Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh Sơn La biên soạn- NXB Chính trị quốc gia, năm 2005. Đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào từ rất lâu đời, tiếp tục được đoàn kết qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mối quan hệ này đến nay ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nhưng cuốn sách cũng chỉ nêu lên mối quan hệ giữa 2 bên ở mức độ khái quát, sơ lược chưa đi vào chi tiết cụ thể từng lĩnh vực. - Trong đề tài nghiên cứu cấp trường của khoa Sử Trường Đại học Tây Bắc “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Sơn La( Việt Nam) - Hủa Phăn ( Lào) giai đoạn 1986-2005” của Dương Hà Hiếu và Phí Thị Toan, năm 2006, đã đề cập đến mối quan hệ của tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá giai đoạn 1986-2005. Tuy nhiên nội dung của đề tài chưa thật đầy đủ, mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ của Sơn La với một tỉnh của khu vực Bắc Lào. Như vậy cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha Bang, Bò Kẹo, Phong Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008. Chính vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu để lấp đi khoảng trống trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài. * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào (Luông Pha Băng, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008. * Phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động, vai trò của mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2008. Tuy nhiên, ở luận văn này chúng tôi chỉ mới đề cập đến những hoạt động, vai trò về mối quan hệ chủ yếu của tỉnh Sơn La, còn những hoạt động của các tỉnh bạn với Sơn La chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ. * Nhiệm vụ nghiên cứu. Trên cơ sở tư liệu lịch sử chọn lọc, chỉnh lý, luận văn dựng lại một cách tương đối toàn diện, đầy đủ về mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong những năm 1986 - 2008. Góp phần đánh giá vai trò của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Sơn La trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào từ năm 1986 đến năm 2008; đồng thời qua đó cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong giai đoạn cách mạng mới. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. * Nguồn tư liệu. Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt- Lào nói chung, hay mối quan hệ của các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh Bắc Lào nói riêng. Loại tư liệu này giúp cho chúng ta có phương hướng, quan điểm nghiên cứu đúng đắn và để giải quyết vấn đề trong đề tài đặt ra. - Nguồn tư liệu gốc, lưu trữ: gồm các báo cáo, các văn bản, các báo cáo tổng kết, thống kê, những kí kết là những tư liệu gốc để xây dựng nên luận văn. - Những tài liệu sách, báo của Trung ương, địa phương viết về mối quan hệ giữa Sơn La và Bắc Lào. Đây là những tư liệu tham khảo nhưng rất quan trọng cung cấp cho chúng ta những nội dung về lịch sử, những nhận định, đánh giá về mối quan hệ này để so sánh với những kết quả nghiên cứu của mình, để nêu ra được nhận định đánh giá khách quan đầy đủ hơn. - Tư liệu điền dã thực tế: gồm những tranh ảnh, lược đồ, số liệu thống kê,những nhân chứng lịch sử, hồi kí để bổ xung cho những thiếu sót của tư liệu thành văn. * Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng phương pháp luận sử học macxít, và kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc ( phương pháp lịch sử là chủ yếu); chú trọng công tác tư liệu. Là đề tài lịch sử địa phương nên trong khi nghiên cứu chúng tôi coi trọng công tác điền dã, khảo sát thực tế địa phương 5. Đóng góp của luận văn. -Trên cơ sở tư liệu được chỉnh lí lần đầu tiên luận văn dựng lại một cách tương đối hệ thống, toàn diện về các hoạt động và hiệu quả của mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong những năm 1986- 2008. -Góp phần đánh giá vai trò của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La; buổi đầu rút ra những bài học kinh nghiệm đóng góp cho việc xây dựng, phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Phục vụ thiết thực cho việc xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào nói riêng, và xây dựng phát triển mối quan hệ Việt – Lào nói chung, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. -Đóng góp tư liệu lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, dạy, học lịch sử Sơn La, lịch sử đất nước trong những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-2008). -Luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống lịch sử cho nhân dân và thế hệ trẻ Sơn La. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương: Chương 1: Khái quát về quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào trước năm 1986. Chương 2: Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 3 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha Bang, Bò Kẹo) từ năm 1986 đến năm 2000. Chương 3: Mở rộng, phát triển mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào ( Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Bò Kẹo, U Đôm Xay, Phong Sa Lỳ, Luông Nặm Thà) từ năm 2000 đến năm 2008.

doc125 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào (Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài * Ý nghĩa khoa học: Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc của bất cứ một dân tộc, một quốc gia nào chẳng những phải phát huy nội lực mà còn phải xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế để tranh thủ sức mạnh thế giới đưa sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước đến thành công. Lịch sử phát triển của tỉnh Sơn La nói riêng và của cả nước Việt Nam nói chung luôn luôn có mối quan hệ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quân sự với các nước trên thế giới nhằm tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia ở nước ta; đồng thời cũng góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Sơn La và Bắc Lào có biên giới liền kề, trong quá khứ lịch sử luôn luôn có mối quan hệ về tất cả các mặt. Trong nội dung lịch sử của Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đều có lịch sử về mối quan hệ, vì vậy khi nghiên cứu lịch sử Sơn La không thể không nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và Bắc Lào. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào từ năm 1986 - đến năm 2008” sẽ lấp đi khoảng trống nghiên cứu trong lịch sử của Sơn La về mối quan hệ. Nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào” chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và Bắc Lào, mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc toàn diện hơn về mối quan hệ Việt - Lào, cũng như hịểu sâu sắc toàn diện hơn lịch sử của tỉnh Sơn La. Nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp những nội dung kiến thức lịch sử, tư liệu lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy học tập lịch sử ở địa phương Sơn La và lịch sử Việt Nam. * ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu, nhưng vẫn đặt ra những thách thức khó khăn mới, nhất là trong quan hệ hợp tác với quốc tế, trong đó có Lào. Chúng ta cũng đạt được những thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại khó khăn về nhận thức cũng như những hoạt động thực tiễn để mối quan hệ được tốt hơn, đặc biệt là các lực lượng đế quốc phản động đang tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác đang được đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay Việt Nam đang thực hiện hội nhập quốc tế kinh tế - văn hoá. Vị trí vai trò của quan hệ ngoại giao đã được Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng4 năm 2001) khẳng định: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp. Do đó không thể không xây dựng, mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước. Nghiên cứu đề tài mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, để đóng góp cho công cuộc xây dựng mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào trong sáng, bền vững mãi mãi. Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống cho đồng bào các dân tộc, nhất là thế hệ trẻ tỉnh Sơn La về việc xây dựng khối đoàn kết hợp tác cuả Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào nói riêng và tình hữu nghị Việt - Lào nói chung. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “ Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong nghiên cứu về mối quan hệ của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào đến nay đã có một số những công trình nghiên cứu đề cập tới: - Cuốn “Sơn La lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp” (1945-1954) do Ban chấp hành quân sự tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Quân đội Nhân dân, năm 1995. Trong nội dung cuốn sách đã viết khá chi tiết về mối quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự quốc phòng giữa 2 bên đã có mối quan hệ đoàn kết đưa cuộc cách mạng giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đến thành công. - Trong các cuốn : Lịch sử Đảng bộ huyện Mai Sơn (1945-1995); Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã( 1945-1995); Lịch sử Đảng bộ huyện Mộc Châu (1945-1995; Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-1995) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mai Sơn, Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu biên soạn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2000. Trong nội dung của các cuốn sách này cũng đã phần nào nói đến mối quan hệ của huyện với một số tỉnh Bắc Lào giáp biên giới (Hủa Phăn, Luông Pha Băng) nhưng cũng chỉ là ở mức độ khái quát sơ lược trong phạm vi địa phương. - Cuốn “Sơn La lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước” (1954-1975) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Quân đội Nhân dân, năm 2004. Viết khá đầy đủ về mối quan hệ hợp tác hữu nghị của nhân dân Sơn La với nhân dân Bắc Lào trong thời kì chống Mĩ cứu nước, xây dựng hậu phương miền Bắc XHCN; đặc biệt là sự chi viện sức người, sức của của quân và dân Sơn La góp phần cho thắng lợi của cách mạng Lào trong những năm 1954-1975. - Cuốn “ Lịch sử bộ đội biên phòng Sơn La” (1959-2000) do Đảng uỷ- Ban chấp hành Đảng bộ bộ đội biên phòng Sơn La biên soạn- NXB Quân đội Nhân dân, năm 2004. Cuốn sách đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ở lĩnh vực giữ vững tình hình chính trị an ninh quốc phòng của 2 quốc gia trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ và trong thời kì đổi mới (1959-2000). - Các cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La” Tập 1;2 (1939-1975), và Tập 3 (1976-2000) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2002 và năm 2005. Đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào, nhưng chủ yếu chỉ nói về các chủ trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về mối quan hệ giữa 2 bên qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, và những năm đầu thời kì đổi mới (1986-2000). - Cuốn “ Tỉnh Sơn La 110 năm” (1895-2005) do Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh Sơn La biên soạn- NXB Chính trị quốc gia, năm 2005. Đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào từ rất lâu đời, tiếp tục được đoàn kết qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mối quan hệ này đến nay ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nhưng cuốn sách cũng chỉ nêu lên mối quan hệ giữa 2 bên ở mức độ khái quát, sơ lược chưa đi vào chi tiết cụ thể từng lĩnh vực. - Trong đề tài nghiên cứu cấp trường của khoa Sử Trường Đại học Tây Bắc “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Sơn La( Việt Nam) - Hủa Phăn ( Lào) giai đoạn 1986-2005” của Dương Hà Hiếu và Phí Thị Toan, năm 2006, đã đề cập đến mối quan hệ của tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá giai đoạn 1986-2005. Tuy nhiên nội dung của đề tài chưa thật đầy đủ, mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ của Sơn La với một tỉnh của khu vực Bắc Lào. Như vậy cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha Bang, Bò Kẹo, Phong Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008. Chính vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu để lấp đi khoảng trống trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài. * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào (Luông Pha Băng, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008. * Phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động, vai trò của mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2008. Tuy nhiên, ở luận văn này chúng tôi chỉ mới đề cập đến những hoạt động, vai trò về mối quan hệ chủ yếu của tỉnh Sơn La, còn những hoạt động của các tỉnh bạn với Sơn La chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ. * Nhiệm vụ nghiên cứu. Trên cơ sở tư liệu lịch sử chọn lọc, chỉnh lý, luận văn dựng lại một cách tương đối toàn diện, đầy đủ về mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong những năm 1986 - 2008. Góp phần đánh giá vai trò của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Sơn La trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào từ năm 1986 đến năm 2008; đồng thời qua đó cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong giai đoạn cách mạng mới. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. * Nguồn tư liệu. Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh…về mối quan hệ Việt- Lào nói chung, hay mối quan hệ của các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh Bắc Lào nói riêng. Loại tư liệu này giúp cho chúng ta có phương hướng, quan điểm nghiên cứu đúng đắn và để giải quyết vấn đề trong đề tài đặt ra. - Nguồn tư liệu gốc, lưu trữ: gồm các báo cáo, các văn bản, các báo cáo tổng kết, thống kê, những kí kết…là những tư liệu gốc để xây dựng nên luận văn. - Những tài liệu sách, báo của Trung ương, địa phương viết về mối quan hệ giữa Sơn La và Bắc Lào. Đây là những tư liệu tham khảo nhưng rất quan trọng cung cấp cho chúng ta những nội dung về lịch sử, những nhận định, đánh giá về mối quan hệ này để so sánh với những kết quả nghiên cứu của mình, để nêu ra được nhận định đánh giá khách quan đầy đủ hơn. - Tư liệu điền dã thực tế: gồm những tranh ảnh, lược đồ, số liệu thống kê,những nhân chứng lịch sử, hồi kí…để bổ xung cho những thiếu sót của tư liệu thành văn. * Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng phương pháp luận sử học macxít, và kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc ( phương pháp lịch sử là chủ yếu); chú trọng công tác tư liệu. Là đề tài lịch sử địa phương nên trong khi nghiên cứu chúng tôi coi trọng công tác điền dã, khảo sát thực tế địa phương… 5. Đóng góp của luận văn. -Trên cơ sở tư liệu được chỉnh lí lần đầu tiên luận văn dựng lại một cách tương đối hệ thống, toàn diện về các hoạt động và hiệu quả của mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong những năm 1986- 2008. -Góp phần đánh giá vai trò của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La; buổi đầu rút ra những bài học kinh nghiệm đóng góp cho việc xây dựng, phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Phục vụ thiết thực cho việc xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào nói riêng, và xây dựng phát triển mối quan hệ Việt – Lào nói chung, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. -Đóng góp tư liệu lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, dạy, học lịch sử Sơn La, lịch sử đất nước trong những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-2008). -Luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống lịch sử cho nhân dân và thế hệ trẻ Sơn La. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương: Chương 1: Khái quát về quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào trước năm 1986. Chương 2: Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 3 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha Bang, Bò Kẹo) từ năm 1986 đến năm 2000. Chương 3: Mở rộng, phát triển mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào ( Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Bò Kẹo, U Đôm Xay, Phong Sa Lỳ, Luông Nặm Thà) từ năm 2000 đến năm 2008. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO TRƯỚC NĂM 1986. 1.1 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ BIÊN GIỚI CỦA TỈNH SƠN LA. * Vài nét về địa lý hành chính: Sơn La là một tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên toạ độ địa lý từ 200 39’ đến 22o5’ vĩ bắc; 103015’ đến 105015’ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai (252 km); phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình (135km), tỉnh Thanh Hoá (42km); phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, và Lai Châu (85km); phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn, và Luông Pha Băng của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (250km). Sơn La một vùng đất có lịch sử từ lâu đời, theo sử cũ thời Hùng Vương Sơn La thuộc bộ Tân Hưng; thời nhà Lý thuộc châu Lâm Tây; thời Trần thuộc đạo Đà Giang. Đến thời nhà Lê, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì phủ Gia Hưng có một huyện, 5 châu, 42 động. Địa bàn 5 châu này thì có 4 châu thuộc vùng đất tỉnh Sơn La ngày nay. Từ sau khi thực dân Pháp đánh chiếm ( 3/12/1887) đơn vị hành chính tỉnh Sơn La có nhiều lần thay đổi. Cho đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương cho nhập Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu thành tỉnh Vạn Bú. Cuối tháng 8 năm 1904, Nghị định Toàn quyền Đông Dương cho đổi tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và phủ Luân Châu thành lập tỉnh Lai Châu. Lúc này tỉnh Sơn La chỉ còn 6 châu: Sơn La ( hay Mường La), Thuận Châu, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sơn La thuộc các Chiến khu II, Khu XIV, Liên khu X, Liên khu Việt Bắc và Khu Tây Bắc. Sau hoà bình lập lại, từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 10 năm 1962 các châu của Sơn La thuộc Khu tự trị Thái- Mèo( không có cấp tỉnh). Tháng 10 năm 1961, Thị xã Sơn La được thành lập( trực thuộc Khu tự trị Thái- Mèo). Ngày 24/12/1962, tỉnh Sơn La chính thức được lập lại gồm các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Thị xã Sơn la. Đến tháng 1 năm 1976 thêm 2 huyện Bắc Yên, Phù Yên. Hiện nay Sơn La có 201 xã, phường, thị trấn. * Điều kiện địa lý tự nhiên: - Đặc điểm về địa hình, địa chất: Sơn La là một tỉnh miền núi cấu tạo địa hình phức tạp, có núi đá vôi xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Địa hình bị chia cắt bởi núi cao, suối sâu. Các dãy núi lớn và cao( có độ cao trung bình trên 2000m) đều tập trung ở phía Bắc tỉnh thuộc vùng giáp giới giữa Sơn La - Lào Cai - Yên Bái. Dọc biên giới Việt- Lào phía Tây của tỉnh có những dãy núi hiểm trở với độ cao từ 1400-1800m. Vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng được kiến tạo, hình thành trải qua một quá trình phát triển lâu dài, phức tạp. Sự đa dạng và phức tạp về địa chất nên Sơn La có nhiều loại khoáng sản. Cả tỉnh có 150 mỏ và điểm quặng khoáng sản ( bôxít, than, đồng, sắt, niken, vàng, nước khoáng, đá vôi, đất sét...) được phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh và đã được phát hiện, khai thác. - Đặc điểm về khí hậu: Vị trí địa lý, độ cao địa hình tạo nên những nét chung và nét riêng của khí hậu Sơn La. Mặc dù có những nét đặc thù nhưng nhìn chung khí hậu Sơn La mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến Bắc Bộ Việt Nam. Nhiệt độ trung bình ngày mùa hè là 200-250c, mùa đông là 150-250c. Mưa nhiều vào mùa hè- thu, lượng mưa trung bình của Sơn La là 1400-1800mm/ năm. Nguồn nước mưa được tích tụ, lưu chuyển trong hệ thống sông, suối dày đặc và nguồn nước ngầm phong phú đã đảm bảo yêu cầu về nước phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. Mặc dù hàng năm vẫn có thiên tai: lũ lụt, hạn hán, rét, sương muối... nhưng nhìn chung với đặc điểm khí hậu như trên khiến Sơn La có những điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp. - Đặc điểm về thổ nhưỡng: Đất đai tỉnh Sơn La đa dạng, phức tạp có nhiều loại đất với đặc điểm sinh thái phong phú; trong đó có các loại đất chính: đất đỏ vàng, đất mùn, đất phù sa...Đặc điểm chung của thổ nhưỡng Sơn La là tầng đất khá dày, thấm nước tốt, có tỷ lệ đạm, lân trong đất khá cao. Đặc điểm đất đai như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Sơn La phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp. Trên các vùng đồi núi là những khu rừng già tự nhiên, hoặc rừng mới được trồng mới. Tỉnh Sơn La có các loại động thực vật rừng rất phong phú, gồm 69 họ với hơn 300 loài thực vật cùng với nhiều loài động vật quí. Vùng đồi thấp, sông suối, các thung lũng, bồn địa và trên hai cao nguyên lớn Nà Sản, Mộc Châu của tỉnh là vùng sản xuất nông nghiệp trồng lúa nương, lúa nước, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. - Đặc điểm về sông suối: Sơn La có hai con sông lớn đều chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đó là sông Đà và sông Mã. Trong lịch sử bảo vệ và xây dựng tỉnh Sơn La, sông Đà và sông Mã là huyết mạch giao lưu kinh tế giữa các vùng, là đường vận chuyển lương thực, vũ khí, đảm bảo cho lực lượng vũ trang tác chiến trên địa bàn tỉnh, góp phần chi viện quốc tế với nước bạn Lào, đảm bảo cho chiến lược phòng thủ miền Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài hai con sông lớn, Sơn La còn có một hệ thống các suối lớn, nhỏ tạo điều kiện thuận lợi phát triển thuỷ điện và thuỷ lợi nhỏ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho nhân dân. - Sự hình thành đường biên giới Việt Nam- Lào ở địa phận tỉnh Sơn La: Việt Nam có đường biên giới chung với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào dài 2067km, trong đó Sơn La có biên giới với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng (Lào) là 250km. Qúa trình hình thành biên giới Sơn La với Lào đã có từ lâu đời trong lịch sử, nhưng từ năm 1975 đến nay Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân Chủ nhân dân Lào mới có điều kiện giải quyết vấn đề biên giới hai nước một cách có hệ thống và phù hợp với luật pháp Quốc tế. Ngày 17/8/1977, Chính phủ hai nước đã ký kết văn bản hoạch định biên giới Việt Nam- Lào. Đến năm 1982, việc hoạch định và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Sơn La và Lào đã hoàn thành. Đường biên giới Sơn La- Lào thuộc địa phận các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu và Mộc Châu, qua đừơng phân thuỷ của các dãy núi chính, có nhiều cao điểm có lợi thế về quân sự để phòng thủ lẫn bảo vệ đất nước. Về giao thông: Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đường qua Sơn La sang Lào hiểm trở, khó khăn, chủ yếu sang đất Lào bằng các đường mòn và qua đường thuỷ Sông Mã. Trong kháng chiến chống Pháp, Chính quyền cách mạng đã tổ chức tu sửa, mở thêm một số con đường mới( tiêu biểu như đường số 13 nối liền phía Đông tỉnh Yên Bái đến phía Nam tỉnh Sơn La...) góp phần đưa cuộc kháng chiến ở Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đến thành công. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954) miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các tuyến đường nội tỉnh Sơn La và sang Lào dần dần được xây dựng thành hệ thống. Đến năm 2004, Sơn La có hai con đường quốc lộ: Đường 43 từ Mộc Châu qua cửa khẩu Pa Háng sang Sầm Nưa( Lào); đường 22 từ huyện Sông Mã qua cửa khẩu Chiềng Khương qua Mường Ét tới Sầm Nưa (Lào). Các cửa khẩu Pa Háng( hay còn gọi là Loong Sập- Mộc Châu), Chiềng Khương( Sông Mã) là hai cửa khẩu Quốc gia ở Sơn La đi sang Lào. Ngoài ra trên tuyến biên giới Sơn La còn có 23 đường tiểu ngạch, nhân dân hai bên biên giới thường qua lại giao lưu. Với điều kiện địa lý tự nhiên và đường biên giới như trên, Sơn La là một tỉnh biên giới, có địa thế hiểm yếu, là một địa bàn chiến lược cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Đồng thời với tài nguyên du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử khá phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. 1.2 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA TỈNH SƠN LA TRƯỚC NĂM 1986. * Tình hình chính trị: Trước khi thực dân Pháp xâm lược Sơn La mới đang ở thời kì đầu của chế độ phong kiến. Suốt thời kì thống trị Sơn La, thực dân Pháp một mặt thiết lập bộ máy Chính quyền của chúng, mặt khác chúng vẫn duy trì và biến bộ máy chính quyền phong kiến địa phương làm công cụ tay sai để áp bức bóc lột nhân dân Sơn La. Chúng thực hiện chính sách thâm độc “ dùng người Việt trị n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung chính LV.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTóm tắt luận văn .doc
Luận văn liên quan