Luận văn Một số giải pháp của hiệu trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Châu Thành A tỉnh Bến Tre giai đoạn 2005 - 2010 theo trường chuẩn quốc gia

Bước vào thế kỷ thứ 21, chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trong đó ngành giáo dục phải không ngừng khẳng định vị thế của mình nhằm thể hiện vai trò tạo bước đột phá cho công cuộc cách mạng trí tuệ đang hình thành và phát triển. Sự chuyển biến và phát triển của nền kinh tế tri thức diễn ra ngày càng rộng lớn và mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Nền giáo dục cũng đã và đang định hình nhằm thực hiện chức năng trọng yếu là động lực của mọi sự tiến bộ xã hội. Đứng trước tình hình ấy, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IX đã khẳng định: “ phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với yêu cầu học sinh theo từng cấp học” [13,tr.204]

pdf71 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp của hiệu trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Châu Thành A tỉnh Bến Tre giai đoạn 2005 - 2010 theo trường chuẩn quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hồ Thị Mỹ Duyên MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH A TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 THEO TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA Chuyên ngành : Quản Lý Giáo Dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 14 (2003 - 2004) chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức cần thiết của khóa học để nâng cao năng lực công tác của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Tâm Sơn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Hội đồng khoa học, phòng khoa học công nghệ sau Đại học, khoa tâm lý giáo dục, thư viện trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A, mà đặc biệt là Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Thanh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và hoàn tất luận văn này. Thưa Quý Thầy Cô, do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn nhiều hạn chế, nên luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của Quý Thầy Cô, của đồng nghiệp để có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu sau này. Một lần nữa,tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, thành đạt trong công việc, hạnh phúc trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn. Thành Phố Hồ Chí Minh Ngày 10 tháng 6 năm 2006 Tác giả KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN CBQL : Cán Bộ Quản Lý CĐ : Cao Đẳng ĐH : Đại Học ĐNGV : Đội ngũ giáo viên GD & ĐT : Giáo Dục và ĐT GV : Giáo viên HT : Hiệu Trưởng SL : số lượng THPT : Trung học phổ thông TSGV : Tổng số giáo viên MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thế kỷ thứ 21, chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trong đó ngành giáo dục phải không ngừng khẳng định vị thế của mình nhằm thể hiện vai trò tạo bước đột phá cho công cuộc cách mạng trí tuệ đang hình thành và phát triển. Sự chuyển biến và phát triển của nền kinh tế tri thức diễn ra ngày càng rộng lớn và mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Nền giáo dục cũng đã và đang định hình nhằm thực hiện chức năng trọng yếu là động lực của mọi sự tiến bộ xã hội. Đứng trước tình hình ấy, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IX đã khẳng định: “ phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với yêu cầu học sinh theo từng cấp học” [13,tr.204]. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo lâu nay vẫn được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục hết sức quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đối với các trường sư phạm, ưu tiên đầu tư cho sinh viên sư phạm, ưu tiên chỉ tiêu, tuyển dụng, giáo viên và có chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, v.v Chỉ thị số 40-CT/ TW ngày 15/ 06/2004 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã khẳng định : “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo là một trong những động lực nòng cốt, có vai trò quan trọng”.[15,tr.1] Trong lịch sử nước ta, “ tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, ngành giáo dục đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo còn có những hạn chế và bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều ở các bộ môn Giáo Dục Công Dân, Kỹ Thuật, Hướng nghiệp, Nhạc, Họa, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, Đồng Bằng Sông Cửu Long và ở một số khu vực nông thôn. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế- xã hội, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học, một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh. Tình hình trên cho thấy công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của ngành giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển giáo dục có chất lượng trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Một công việc hết sức quan trọng sẽ được thực hiện từ năm học 2004-2005 đang tạo sự quan tâm đặc biệt của giáo giới cả nước, đó là sàng lọc lại đội ngũ giáo viên bằng một đề án của chính phủ với tên gọi : “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý”. Thứ trưởng Bộ Giáo Dục-Đào Tạo Đặng Huỳnh Mai, người trực tiếp chỉ đạo triển khai công việc được đánh giá là rất hệ trọng và nhạy cảm này. Đứng trước yêu cầu chung của ngành Giáo Dục là phải xây dựng, nâng chất đội ngũ giáo viên trong giai đoạn mới, Trường Trung Học Phổ Thông (THPT) Châu Thành A phải phấn đấu từ năm 2005- 2010 là một trong những trường THPT được công nhận là Trường đạt chuẩn quốc gia theo yêu cầu của Sở Giáo Dục-Đào Tạo Bến Tre. Hiện nay Tỉnh và Sở Giáo Dục -Đào Tạo Bến Tre đã và đang đầu tư cho trường về cơ sở vật chất- trang thiết bị nhưng về đội ngũ giáo viên của nhà trường thì chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Thiếu giáo viên ở một số bộ môn như Toán, Địa Lý, Giáo Dục Công Dân, Công nghệ, Hướng nghiệp, và thừa giáo viên ở một vài bộ môn như Lý và Pháp văn . Để được công nhận là trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn mới 2005-2010 thì đòi hỏi người làm công tác quản lý đặc biệt là hiệu trưởng phải tìm ra những nguyên nhân của thực trạng và đề xuất được một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Trường THPT Châu Thành A sao cho phù hợp với yêu cầu mới và tình hình thực tiễn của nhà trường để trường sớm được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Đó cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “Một số giải pháp của Hiệu Trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A- Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2005- 2010 theo trường chuẩn quốc gia” 2. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Cán bộ quản lý sở và trường và giáo viên Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A- tỉnh Bến Tre. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp của Hiệu Trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên theo trường chuẩn quốc gia. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm rõ thực trạng những giải pháp của Hiệu Trưởng đã xây dựng đội ngũ giáo viên của Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A-Tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện viêc xây dựng đội ngũ giáo viên của Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A-Tỉnh Bến Tre trong giai đoạn mới 2005-2010 theo trường chuẩn quốc gia. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những giải pháp của Hiệu Trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề và nhiều khía cạnh. Song do thời gian và khả năng có hạn nên chúng tôi hạn chế đề tài nghiên cứu chỉ trong những nhiệm vụ cơ bản sau đây : 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông và những vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên trường Trung Học phổ Thông Châu Thành A. 4.2. Làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng về giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của Hiệu Trưởng Trường Trung Học phổ Thông Châu Thành A-Tỉnh Bến Tre. 4.3. Đề xuất một số giải pháp của Hiệu Trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A trong giai đoạn mới 2005-2010 theo trường chuẩn quốc gia. 4.4. Khảo sát tính hiện thực và tính khả thi của những giải pháp đã đề xuất bằng cách kiểm tra bằng phiếu. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Giả định rằng các giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường THPT Châu Thành A trong thời gian vừa qua còn một số hạn chế cần phải hoàn thiện mới đạt trường chuẩn quốc gia. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ˆ Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Nhằm thu thập những tư liệu để làm cơ sở lý luận nghiên cứu. ˆˆ phương pháp điều tra cơ bản bằng phiếu trưng cầu ý kiến : nhằm thu thập những số liệu làm rõ thực trạng về đội ngũ giáo viên và những giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trong những năm qua với bộ phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các đối tượng lãnh đạo trường, giáo viên, cán bộ phòng Tổ chức và phòng Phổ Thông của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Bến tre. Ngoài những phương pháp đã nêu, chúng tôi còn dùng các phương pháp sau để hỗ trợ : ˆˆ Phương pháp so sánh đối chiếu ˆˆ Phương pháp trò chuyện ˆˆ Phương pháp quan sát hoạt động của Hiệu Trưởng và của đội ngũ giáo viên trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu chỉ ở phạm vi Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A- Tỉnh Bến tre. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn có cấu trúc như sau : A. PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng về giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của Hiệu Trưởng Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A. Chương 3. Một số giải pháp của Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A -Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2005 - 2010 theo trường chuẩn quốc gia. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9. ĐÓNG GÓP VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN Nêu lên một cách khách quan thực trạng đội ngũ giáo viên của Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A. Từ đây cho chúng ta nhận thức một cách chính xác những đóng góp cũng như những tồn tại của đội ngũ giáo viên nói riêng, của Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A nói chung. Từ đó cung cấp cho trường những cơ sở khách quan khi xây dựng chiến lược phát triển của trường trong giai đoạn sắp tới. Đưa ra một số giải pháp của Hiệu Trưởng có tính khả thi góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A sớm đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2005-2010. Trong khuôn khổ đề tài luận văn Thạc Sỹ, người nghiên cứu chưa khai thác hết toàn bộ các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng đội ngũ giáo viên Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành A cũng như chưa có điều kiện làm thực nghiệm để kiểm chứng các giải pháp được đưa vào sử dụng. Vì thế trong tương lai, đề tài sẽ được phát triển và nghiên cứu sâu hơn cho các giải pháp đã đặt ra để đề tài không chỉ dừng lại ở mức đạt chuẩn mà phải duy trì và nâng chuẩn cao hơn nữa. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1- Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường + Quản lý : - Theo đại từ điển tiếng việt (1999), quản lý được định nghĩa là : + Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định + Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hoạt động quản lý : - Karx-Marx ví quản lý như là công việc của người nhạc trưởng: “ Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”.[16,tr.5] - F.W.Taylor cho rằng : “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẽ nhất”.[21,tr.89] - Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang : “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”. [18,tr.130] Tuy có nhiều định nghĩa về quản lý, nhưng nhìn chung qua các cách hiểu khác nhau về quản lý, ta có thể khái quát một cách hiểu chung nhất về quản lý là : “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra”. + Quản lý giáo dục [7,tr.10] Các nhà nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục đã đưa ra một số định nghĩa về quản lý giáo dục như sau : - Theo M. Zade thì : Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng. - Theo F.G.Panatrin : Quản lý giáo dục là việc xác định những đường lối cơ bản, những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan trong hệ thống giáo dục. - Theo P.V. Khuđôminxki : Quản lý giáo dục là tác động một cách có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa ở thế hệ trẻ. - TS. Nguyễn Gia Quý khái quát : Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân. - GS.TS Nguyễn Ngọc Quang : Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. + Quản lý nhà trường [7,tr.11] Quản lý nhà trường là nội dung cơ bản nhất và quan trọng nhất của hệ thống quản lý giáo dục. Quản lý nhà trường là cấp quản lý cơ sở của ngành giáo dục. - Theo GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc : Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục cuả Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. - Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang : Quản lý trường học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý trường học chính là công việc của người hiệu trưởng. Dựa vào các chức năng quản lý trường học mà hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ cơ bản để hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý trường học của mình. Quản lý công việc nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm đã được chuyên môn hóa, quy định tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường. Trong số những chức năng cơ bản của hệ thống quản lý này, việc tổ chức hợp lý khoa học các công việc của nhà trường trong mối liên hệ với các thành tố có tính cơ động và phức tạp vô cùng. 1.1.2. Trường Trung Học Phổ Thông Trường trung học phổ thông (THPT) là cơ sở giáo dục của bậc trung học, cấp học nối tiếp sau giai đoạn trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. 1.1.3. Đội ngũ giáo viên Giáo viên : là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương Đội ngũ : là một tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng; tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp. Trong nhà trường phổ thông, tổ chức những người cùng chức năng nghề nghiệp hợp thành đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình dạy học và giáo dục. Khi giao tiếp trực tiếp với học sinh, người thầy giáo trang bị cho các em những cơ sở khoa học và thế giới quan cách mạng. Sự thành công trong công việc phụ thuộc rất lớn vào trình độ đào tạo, nghệ thuật sư phạm, sự trưởng thành về tư tưởng, thái độ và đặc biệt là tình yêu nghề, yêu trẻ của nhà giáo dục. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông trực tiếp tham gia vào công tác dạy học và giáo dục học sinh, do đó đội ngũ giáo viên là nguồn lực ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động của nhà trường. Đội ngũ giáo viên cũng là nguồn tiềm năng để mỗi hiệu trưởng xác định định hướng nội dung và mục tiêu phát triển của nhà trường đó. 1.1.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên Xây dựng : làm nên, gây dựng nên; tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung
Luận văn liên quan