Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội theo mô hình công ty TNHH một thành viên

Đặt vấn đề: Ngành vận tải Đường sắt hiện nay được quan niệm là một ngành sản xuất dịch vụ thay cho quan niệm trước đây là một ngành sản xuất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự di chuyển của hàng hoá và hành khách từ nơi này đến nơi khác được tính bằng HK-Km hay T-Km. Vận tải hành khách bằng đường sắt luôn là phương tiện đi lại của mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp nhân dân lao động. Vận tải đường sắt là phương thức vận tải công cộng không thể thiếu được trong đời sống xã hội cũng như nó luôn luôn là cơ sở để phát triển kinh tế, an ninh, văn hoá, chính trị quốc phòng. Nhiệm vụ cơ bản của ngành vận tải đường sắt nói chung và của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng là thoả mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ cao nhất và chi phí vận tải nhỏ nhất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện theo luật doanh nghiệp 2005. Để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh có lãi đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức năng động và nhạy bén để nắm bắt các cơ hội và tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá, trong nhiều năm qua Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội đã có những bước tiến quan trọng, không ngừng đổi mới trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh và đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sau một thời gian quá dài hoạt động trong cơ chế hạch toán tập trung bao cấp cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Tổng công ty vận tải Đường sắt Việt Nam nói chung và của Công ty VTHKĐS Hà Nội nói riêng vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, cũng như các thay đổi về cơ chế, chính sách , pháp luật của nhà nước, chính điều đó là những rào cản khó khăn trong bước hoà nhập với nền kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế. Để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005 cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi và xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 25-6-2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 973/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty ĐSVN sang Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Nhà nước làm chủ sở hữu gọi tắt là Đường sắt Việt Nam. Công ty mẹ - ĐSVN đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp con dấu mới với tên gọi Đường sắt Việt Nam. Trong Quyết định cũng đã phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn và Công ty vận tải hàng hóa Đường sắt thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội hiện nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty ĐSVN có nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàm mạng lưới đường sắt cả nước. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu hàng năm của ngành ĐS, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngày nay trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các loại phương tiện vận tải hành khách như vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển đã đặt ra cho Công ty một thách thức rất lớn. Mặt khác khi Luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực và khi Tổng Công ty ĐSVN chuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, trong tương lai các Công ty vận tải hành khách hàng hoá chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập thì để đứng vững được trong nền kinh tế thị trường Công ty cần phải xây dựng cho mình các giải pháp sản xuất kinh doanh cho phù hợp với mô hình mới và mục tiêu chung của Ngành Đường sắt Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên” là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn : Trước yêu cầu đặt ra khi chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới, từ doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc sang doanh nghiệp hạch toán độc lập ( Công ty TNHH 1 thành viên ) trong bối cảnh có cạnh tranh gay gắt giữa các phương thức vận tải. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp vận tải đường sắt cần có những giải pháp và bước đi thích hợp để phát huy nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó việc nghiên cứu phải đạt được các mục tiêu như sau : - Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động của mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực vận tải, từ đó xây dựng và lựa chọn những mục tiêu của Doanh nghiệp vận tải đường sắt trong mô hình sản xuất mới; - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vận tải đường sắt để xác định các loại sản phẩm, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đường sắt. - Trên cơ sở lý luận về hoạt động SXKD của Công ty TNHH 1 thành viên, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng các giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của của Công ty VTHKĐS Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn: Luận văn dùng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp trên cơ sở kết hợp với việc cập nhập các thông tin, kết quả sản suất kinh doanh những năm vừa qua của ngành ĐSVN của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Giới hạn trong Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty và Tổng Công ty. Kết cấu cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh vận tải của Đường sắt Việt Nam nói chung và Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng. Chương II: Xây dựng cơ sở lý luận về đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH một thành viên.

doc128 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội theo mô hình công ty TNHH một thành viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐSVN: Đường sắt Việt Nam TCKT: Tài chính kế toán GTVT: Giao thông Vận tải TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động ĐMTX: Đầu máy toa xe KCHT: Kết cấu hạ tầng BĐCT: Biểu đồ chạy tàu SXKD: Sản xuất kinh doanh MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: Ngành vận tải Đường sắt hiện nay được quan niệm là một ngành sản xuất dịch vụ thay cho quan niệm trước đây là một ngành sản xuất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự di chuyển của hàng hoá và hành khách từ nơi này đến nơi khác được tính bằng HK-Km hay T-Km. Vận tải hành khách bằng đường sắt luôn là phương tiện đi lại của mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp nhân dân lao động. Vận tải đường sắt là phương thức vận tải công cộng không thể thiếu được trong đời sống xã hội cũng như nó luôn luôn là cơ sở để phát triển kinh tế, an ninh, văn hoá, chính trị quốc phòng. Nhiệm vụ cơ bản của ngành vận tải đường sắt nói chung và của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng là thoả mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ cao nhất và chi phí vận tải nhỏ nhất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện theo luật doanh nghiệp 2005. Để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh có lãi đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức năng động và nhạy bén để nắm bắt các cơ hội và tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá, trong nhiều năm qua Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội đã có những bước tiến quan trọng, không ngừng đổi mới trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh và đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, sau một thời gian quá dài hoạt động trong cơ chế hạch toán tập trung bao cấp cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Tổng công ty vận tải Đường sắt Việt Nam nói chung và của Công ty VTHKĐS Hà Nội nói riêng vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, cũng như các thay đổi về cơ chế, chính sách , pháp luật của nhà nước, chính điều đó là những rào cản khó khăn trong bước hoà nhập với nền kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế. Để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005 cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi và xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 25-6-2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 973/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty ĐSVN sang Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Nhà nước làm chủ sở hữu gọi tắt là Đường sắt Việt Nam. Công ty mẹ - ĐSVN đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp con dấu mới với tên gọi Đường sắt Việt Nam. Trong Quyết định cũng đã phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn và Công ty vận tải hàng hóa Đường sắt thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội hiện nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty ĐSVN có nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàm mạng lưới đường sắt cả nước. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu hàng năm của ngành ĐS, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngày nay trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các loại phương tiện vận tải hành khách như vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường biển đã đặt ra cho Công ty một thách thức rất lớn. Mặt khác khi Luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực và khi Tổng Công ty ĐSVN chuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, trong tương lai các Công ty vận tải hành khách hàng hoá chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH 1 thành viên hạch toán độc lập thì để đứng vững được trong nền kinh tế thị trường Công ty cần phải xây dựng cho mình các giải pháp sản xuất kinh doanh cho phù hợp với mô hình mới và mục tiêu chung của Ngành Đường sắt Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên” là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn : Trước yêu cầu đặt ra khi chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới, từ doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc sang doanh nghiệp hạch toán độc lập ( Công ty TNHH 1 thành viên ) trong bối cảnh có cạnh tranh gay gắt giữa các phương thức vận tải. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp vận tải đường sắt cần có những giải pháp và bước đi thích hợp để phát huy nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó việc nghiên cứu phải đạt được các mục tiêu như sau : - Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động của mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực vận tải, từ đó xây dựng và lựa chọn những mục tiêu của Doanh nghiệp vận tải đường sắt trong mô hình sản xuất mới; - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vận tải đường sắt để xác định các loại sản phẩm, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đường sắt. - Trên cơ sở lý luận về hoạt động SXKD của Công ty TNHH 1 thành viên, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng các giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của của Công ty VTHKĐS Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn: Luận văn dùng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp trên cơ sở kết hợp với việc cập nhập các thông tin, kết quả sản suất kinh doanh những năm vừa qua của ngành ĐSVN của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty VTHK Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Giới hạn trong Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty và Tổng Công ty. Kết cấu cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh vận tải của Đường sắt Việt Nam nói chung và Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội nói riêng. Chương II: Xây dựng cơ sở lý luận về đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động SXKD vận tải của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội theo mô hình Công ty TNHH một thành viên. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM VÀ CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI ***** 1.1. Mô hình tổ chức và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của ĐSVN và Công ty VTHKĐS hà Nội. 1.1.1 Mô hình tổ chức của ĐSVN 1.1.1.1 Về tổ chức: Lịch sử Đường sắt Việt Nam bắt đầu từ năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến Đường sắt giữa Sài Gòn - Mỹ tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn đi Mỹ Tho ngày 20/7/1885. Trong giai đoạn giữa năm 1882 và 1936 các tuyến đuờng chính đã được xây dựng theo công nghệ của Pháp theo loại khổ đuờng 1m và đã hình thành hệ thống chính về Đường sắt. Trong thời kỳ kháng chiến và cho tới khi thống nhất đất nước, Đường sắt Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề. Sau khi đất nước thống nhất, kể từ năm 1976 Đường sắt đã hầu hết được khôi phục lại, đặc biệt là tuyến Đường sắt Thống nhất Bắc Nam. Tuy nhiên do tình trạng thiếu vốn nên việc phục hồi hoàn toàn vẫn chưa thực hiện được. Sau khi chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị trường năm 1989, Đường sắt Việt Nam bắt tay vào chương trình khôi phục và hiện đại hóa Đường sắt để ngành Đường sắt trở thành một ngành vận tải hàng đầu của Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và hòa nhập với các Đường sắt trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trước năm 1989, toàn bộ hệ thống Đường sắt do một cơ quan Trung ương chi phối, lúc đó được gọi là Tổng cục Đường sắt với trụ sở tại Hà Nội. Từ năm 1989 đến ngày 4-3-2003, ngành Đường sắt được cơ cấu lại thành một doanh nghiệp Nhà nước với tên là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hoạt động trên nguyên tắc thị trường mở. Thực hiện Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 4-3-2003 về việc thành lập Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, ngày 13-6-2003, tại Trụ sở Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐSVN. Từ ngày 7-7-2003 Đường sắt Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Tổng Công ty đường sắt, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính là Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, Công ty vận tải hàng hoá đường sắt và Trung tâm điều hành vận tải đường sắt. Để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp 2005 cũng như chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi và xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 25-6-2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 973/QĐ-TTg chuyển Tổng công ty ĐSVN sang Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Nhà nước làm chủ sở hữu gọi tắt là Đường sắt Việt Nam ( ĐSVN ). Ngày 31/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 1.1.1.2.Mục tiêu, chức năng hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của ĐSVN: * Mục tiêu kinh doanh a- Kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại ĐSVN và vốn của ĐSVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao. b- Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của ĐSVN và các đơn vị thành viên. c- Phát triển ĐSVN có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó có quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng Đường sắt, điều hành gíao thông vận tải đường sắt và vận tải đường sắt là các ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu, đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, làm nòng cốt để ngành Đường sắt Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. * Chức năng hoạt động của Đường sắt: Đường sắt Việt Nam có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; quản lý, chỉ đạo, chi phối các công ty con, công ty liên kết theo tỉ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Đường sắt Việt Nam * Ngành nghề kinh doanh: a. Ngành nghề kinh doanh chính:          - Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế;      - Quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;         - Kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt;         - Điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;         - Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không;         - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.     b. Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:         - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uồng;         - Kinh doanh du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu hàng hóa;         - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng;         - Dịch vụ viễn thông và tin học;         - Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt;         - In ấn.      * Ngành, nghề kinh doanh khác:         - Kinh doanh bất động sản;         - Xuất khẩu lao động.     Các đơn vị thành viên thuộc 5 khối sản xuất, kinh doanh khác nhau như: - Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc : 6 đơn vị - Khối các đơn vị sự nghiệp: 9 đơn vị - Các Công ty con do ĐSVN sở hữu 100% vốn điều lệ: 23 đơn vị - Các công ty trách nhiệm hữu hạnh 2 thành viên, công ty cổ phần do ĐSVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: 9 đơn vị. - Các công ty do ĐSVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: 20 đơn vị     Trong đó, hoạt động quan trọng nhất là hoạt động vận tải, do 5 đơn vị chính phụ trách, đó là:         - Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội         - Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn         - Công ty vận tải hàng hoá đường sắt         - Liên hiệp Sức kéo Đường sắt         - Trung tâm điều hành vận tải đường sắt. Cơ quan của Tổng công ty đường sắt Việt Nam đóng trụ sở tại 118 đuờng Lê Duẩn, Hà Nội, là một tổ chức tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty và có nhiệm vụ giám sát và cộng tác với các Công ty và Trung tâm điều hành vận tải cũng như các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực liên quan đến Đường sắt. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về chiến luợc phát triển Đường sắt và các dự án đầu tư nước ngoài cũng như chương trình hiện đại hoá Đường sắt. Bảng 1.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay ( Theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 31/3/2011 về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Đường sắt Việt Nam) 1.1.1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh của ĐSVN giai đoạn gần đây: Theo số liệu thống kê Tổng công ty ĐSVN, tình hình thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hóa và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ năm 2006 – 2010 như sau Bảng 1.2: Tình hình thực hiện sản lượng và doanh thu vận tải trong những năm gần đây của vận tải đường sắt: Năm  Tấn xếp (đơn vị: 1000)  Tấn.km (đơn vị: triệu)  Hành khách (đơn vị: 1000)  H. khách/km (đơn vị: triệu)  Doanh thu (triệu đồng)   2006  9.153  3.446  11.527  4.333  2.182.587   2007  9.005  3.830  11.479  4.602  2.553.775   2008  8.387  4.100  11.333  4.492  2.965.302   2009  8.159  3.807  11.072  4.138  2.816.325   2010  8.046  3.948  11.703  4.434  2.997.940   ( Nguồn: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ) Bảng 1.3: Thị phần vận tải Đường sắt Năm  Tỷ trọng %    Hành khách lên tàu  HK.Km  Tấn xếp hàng hoá  Tấn Km   2006  0,8  6,8  1,8  3,0   2007  0,7  6,5  1,5  2,9   2008  0,6  5,8  1,3  2,4   2009  0,6  4,9  1,2  2,0   ( Nguồn: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ) Theo số liệu thống kê trên, vận tải đường sắt từ năm 2006 – 2010 ta thấy: + Về vận chuyển Hàng Hoá: Từ năm 2006 đến 2010 số lượng tấn xếp giảm dần từng năm. Lượng luân chuyển hàng hoá TKm cũng giảm dần. + Về vận chuyển hành khách: Từ năm 2006-2009 lượng hành khách đi tàu giảm dần. Lượng luân chuyển hành khách cũng giảm. Tuy nhiên bước sang năm 2010 hành khách lên tàu đã tăng lên. + Về thị phần vận tải đường sắt: Giảm dần theo các năm. * Nguyên nhân thị phần vận tải Đường sắt giảm: a- Nguyên nhân khách quan: - Năng lực cạnh tranh giữa Đường sắt với các phương tiện vận tải khác thấp: + Đường bộ được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, phương tiện, tạo lợi thế cạnh tranh trên các tuyến đường ngắn. + Hàng không có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá trong kinh doanh, tạo được lợi thế cạnh tranh trong vận tải hành khách trên cả tuyến đường trung bình và cả tuyến đường dài. + Phương tiện cá nhân tăng cao khiến nhu cầu đi lại bằng các phương tiện công cộng giảm. - Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải đường sắt lạc hậu, ít được đầu tư xây mới, chưa đáp ứng nhu cầu của hành khách, chủ hàng. - Khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 làm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu vận tải giảm; chi phí tăng. b-Nguyên nhân chủ quan: - Việc phân cấp quản lý chưa thực sự triệt để, một số chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo; cơ cấu bộ máy cồng kềnh, chưa thực sự phát huy vai trò của người đứng đầu; chưa kiên quyết và kịp thời phân tích sử lý nghiêm các vi phạm; số lượng lao động lớn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. - Công tác điều hành giá cước, tiếp thị thiếu nhanh nhạy; chậm điều chỉnh nghiệp vụ khai thác kinh doanh vận tảỉ cho phù hợp với tình hình mới. - Năng lực điều hành vận tải còn hạn chế, hệ thống bán vé chưa đáp ứng được yêu cầu, chủng loại toa xe còn bất cập. 1.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Vận tải Hành khách ĐS Hà Nội: Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội (gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (gọi tắt là Tổng Công ty), lấy kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt làm nòng cốt. Công ty có 27 đơn vị thành viên trực thuộc, quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị, hoạt động trong Công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị; thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Tổng Công ty giao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bảng 1.4: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức Công ty VTHKĐS Hà Nội 1.1.2.1. Nhiệm vụ của Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội: - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp; chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý điều hành thống nhất của ĐSVN. - Chỉ đạo, huớng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước và của Tổng công ty; kịp thời phát hiện và kiến nghị Nhà nước, ĐSVN sửa đổi, bổ sung các quy định trái pháp luật hoặc gây vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. - Chịu trách nhiệm về những mệnh lệnh, quyết định, văn bản do Công ty ban hành. - Phát hiện kịp thời những trở ngại, vi phạm, bất hợp lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để quyết định giải pháp khắc phục hoặc báo cáo ĐSVN biết để giải quyết. - Cung cấp các thông tin, số liệu, tài liệu cho ĐSVN, Trung tâm Điều hành vận tải, Liên hiệp sức kéo đường sắt và các Công ty vận tải đường sắt và các đơn vị khác có liên quan theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty. - Bảo đảm tính chính xác, trung thực về các số liệu và thông tin báo cáo với Nhà nước, Tổng công ty và cung cấp cho các đơn vị liên quan. Bảo mật số liệu, tài liệu, thông tin theo quy định của Nhà nước và của ĐSVN. - Thực hiện quy định của Nhà nước và của ĐSVN về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Chịu sự kiểm tra, thanh tra theo quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và của ĐSVN. 1.1.2.2. Các đơn vị thành viên của Công ty: 1- Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội. 2- Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội. 3- Xí nghiệp sửa chữa toa xe Vinh. 4- Xí nghiệp vận tải đường sắt Yên Lào. 5- Xí nghiệp vận tải đường sắt Vĩnh Phú 6- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Lạng. 7- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng 8- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái 9- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Hải. 10- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Ninh. 11- Xí nghiệp vận tải đường sắt Thanh Hoá. 12- Xí nghiệp vận tải Đường sắt Nghệ Tĩnh. 13- Xí nghiệp vận tải đường sắt Quảng Bình. 14- Xí nghiệp vận tải đường sắt Quảng Trị – Thừa Thiên. 15- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hải Vân 16- Ga Hà Nội (gồm cả ga Long Biên) 17- Ga Giáp Bát 18- Ga Yên Viên 19- Ga Hải Phòng 20- Ga Đồng Đăng 21- Ga Lào Cai 22- Ga Tiên Kiên 23- Ga Bỉm Sơn 24- Ga Vinh. 25- Ga Đồng Hới. 26- Ga Đông
Luận văn liên quan