Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện mô hình công ty mẹ - công ty con tại tổng công ty Bến Thành

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việtnam, từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế-xã hội. Các thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý đã tạo ra những yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến tương lai và sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới đang đặt ra các thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không còn cách nào khác hơn là phải thay đổi cách thức quản lý, phát triển quy mô, đa dạng hóa hoạt động. Các doanh nghiệp trong nước đã xuất hiện quá trình tích tụ vốn và giữa các doanh nghiệp đã phát triển các mối quan hệ gắn kết kinh tế và hoạt động theo hướng đa lĩnh vực, đa ngành. Đó chính là những đòi hỏi tất yếu của sự ra đời các tổ chức kinh tế dưới hình thức tập đoàn trong nền kinh tế Việt nam. Sự ra đời của các tổng công ty (TCT) 90, TCT 91 là kết quả của chủ trương cải cách doanh nghiệp Nhà nước và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh. Sau mười năm hoạt động, cácTCT đã đạt được những kết quả nhất định như góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn; nâng cao vị thế cũng như khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập. Bên cạnh những thành tựuđó, mô hình quản lý TCT hiện nay còn nhiều bất cập như việc hình thành các TCT mang nặng tính lắp ghép cơhọc, các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong TCT thông qua mối quan hệ hành chính hơn là kinh tế. Từ đó dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên lợi thế về quy mô. Những tồn tại của cách thức quản lý hiện nay trong các TCT Nhà nước đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong hoạt động tổ chức và quản lý. Một trong những biện pháp đổi mới mà chúng ta đang thí điểm thực hiện là chuyển đổi các TCT Nhà nước hoạt động theomô hình công ty mẹ-công ty con. Công ty mẹ-công ty con là hình thức hoạt động phổ biến của các công ty lớn hiện nay trên thế giới, dưới hình thức công ty mẹ chi phối các công ty con bằng vốn góp, bíquyết công nghệ, thương hiệu, thị trường. Đây cũng là mô hình mà ở Trung Quốc, nơi có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường như ở nước ta, đang tiến hành áp dụng. Tổng công ty Bến Thành là mộttrong những TCT Nhà nước đang tiến hành chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ-công ty con. Cho nên việc nghiên cứu mô hình công ty mẹ-công ty con là vấn đề mang tính thực tiễn cao, cấp thiết trong đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và đối với TCT Bến Thành nói riêng. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Từ những vấn đề nêu trên mục đích củaviệc nghiên cứu đề tài: - Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình công ty mẹ-công ty con. - Sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình hoạt động của các TCT Nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con. - Nghiên cứu mô hình hiện tại của TCT Bến Thành so với mô hình công ty mẹ-công ty con. - Nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình công ty mẹ-công ty con tại TCT Bến Thành. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu tổ chứcquản lý, mối quan hệ giữa TCT Nhà nước và các DNTV hiện nay; nghiên cứu mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết. Nghiên cứu hoạt động của TCT BếnThành từ khi thành lập cho đến năm 2003 và khi chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ-công ty con. Một số các bộ luật (LuậtDoanh nghiệp, Luật DNNN) và các Nghị định, Quyết định liên quan đến mô hình hoạt động của TCT Nhànước và đổi mới DNNN cũng được xem xét trong đề tài này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra. Có nhiều phương pháp nghiên cứu, song lựa chọn phương pháp nào là do đặc thù của đối tượng nghiên cứu, do kinh nghiệm của người nghiên cứu mà chọn lựa. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, nhằm xem xét hiện tượng và quy luật phát triển kinh tế trong mối quan hệ tác động lẫn nhau và trong trạngthái vận động phát triển của chúng; phương pháp phân tích tổng hợp, suy luận diễn dịch và quy nạp, phương pháp so sánh, thống kê mô tả. Trên cơ sở những thông tin, có phân tích và tổng hợp, luận văn đưa ra những nhận xét và kiến nghị của mình. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm có phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương sau: Chương I: Mô hình công ty mẹ-công ty con và sự cần thiết chuyển đổi TCT Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Chương II: Tổng công ty Bến Thành và mô hình công tymẹ-công ty con. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện mô hình công ty mẹ-công ty con tại TCT Bến Thành.

pdf73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện mô hình công ty mẹ - công ty con tại tổng công ty Bến Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan