Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cuộc cách mạng khoa học kỹthuật trong thếkỷXX đã tạo bước nhảy vọt trong việc cung cấp các tiện nghi cho đời sống con người. Một trong những thành tựu đó là việc phát kiến ra các loại chất dẻo (hay còn gọi là nhựa). Nó đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng nhằm thay thếdần các vật liệu truyền thống như kim loại, thủy tinh, gỗ, giấy, vải, da Nhờcó các đặc tính ưu việt về độbền, nhẹ, các sản phẩm nhựa đã từng bước xâm nhập vào tất cảcác lĩnh vực cuộc sống. Ngày nay, thật khó có thểhình dung sựthiếu vắng của các vật dụng bằng nhựa trong tiện nghi đời sống con người. Một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy 70% vật dụng con người sửdụng đều có xuất xứtừnhựa. Ởnước ta, ngành công nghiệp nhựa là ngành công nghiệp non trẻ, mới thực sựphát triển từkhi nước ta chuyển đổi từnền kinh tếkếhoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tếthịtrường theo định hướng xã hội chủnghĩa có sựquản lý của Nhà nước. Trong suốt 10 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) ngành nhựa Việt Nam không phát triển. Nếu năm 1975 là năm đầu tiên sau khi thống nhất sản lượng của ngành nhựa đạt 50 ngàn tấn/năm thì 14 năm sau đó (1989) sản lượng của ngành cũng chỉ đạt 50 ngàn tấn. Ngành công nghiệp nhựa thựa sựkhởi sắc và có tốc độtăng trưởng cao trong 10 năm cuối cùng của thếkỷ XX và những năm đầu thếkỷXXI. Tốc độtăng trưởng luôn đạt 25 đến 30%/năm. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập AFTA, đểcó thểcạnh tranh nổi với các nước trong khu vực và thếgiới, đòi hỏi ngành nhựa Việt Nam phải có những bước tiến mới cảvềsản phẩm, công nghệ, trình độcán bộcông nhân viên của ngành, về giá cảsản phẩm, hình thức tiêu thụ, Vì lý do trên mà chúng tôi đã chọn đềtài “MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH” làm đềtài nghiên cứu của mình. Mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam và kiến nghịmột sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trên địa bàn Thành phốHồChí Minh, làm cơsởcho các doanh nghiệp và Nhà nuớc định hướng chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp nhựa tại Thành phốHồChí Minh nói riêng và cho cả ngành nhựa Việt Nam nói chung. Sựphân bốsản xuất của ngành nhựa tại Việt Nam bao gồm khoảng 75% tập trung tại Thành phốHồChí Minh do đó đềtài này chỉxin đềcập đến hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đóng trên địa bàn Thành phốHồChí Minh. Phương pháp nghiên cứu chủyếu dựa trên các kiến thức của các môn học kinh tế đặc biệt là chuyên ngành Quản TrịKinh Doanh, dựa trên sốliệu thống kê, báo cáo của Hiệp hội nhựa ởThành phốHồChí Minh và những dựbáo tình hình nhu cầu vềsản phẩm nhựa trong những năm tới. Nội dung chính của luận văn sẽbao gồm ba chương nhưsau: - Chương 1: Cơsởlý luận vềcạnh tranh và chiến lược cạnh tranh - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phốHồChí Minh - Chương 3: Một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phốHồChí Minh

pdf74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ................................................................................................. 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH ............................................................. 1 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 2 1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh .................................... 2 1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp .............................. 2 1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp.............................. 2 1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể ......................................................................... 3 1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp ........................................ 3 1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng .............................................................. 3 1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ ........................................... 3 1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh............................................................................................................. 4 1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ......................................................... 4 1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí ................................................................ 5 1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa ........................................................................ 5 1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa ....................................................................... 6 1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 6 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............ 10 2.1. THỊ TRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...... 10 2.1.1. Thực trạng về khả năng cung cấp của các doanh nghiệp ................... 10 2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa .................. 10 2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp.................................. 13 2.1.2. Thực trạng về nhu cầu của thị trường .................................................. 15 2.1.2.1 Thị trường nội địa ....................................................................... 16 1 2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu.................................................................. 17 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU SẢN PHẨM .............................................. 18 2.2.1. Cơ cấu sản phẩm của 4 nhóm chủ yếu ................................................. 18 2.2.2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm trong từng nhóm .................................... 20 2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...................................... 22 2.4. THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH .............................................................. 26 2.5. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................................................................ 28 2.6. SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN PHẨM DO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI .............................................................. 29 2.6.1. So sánh sản phẩm .................................................................................. 29 2.6.1.1. Chất lượng ................................................................................. 29 2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm.................................................................. 32 2.6.1.3. So sánh giá cả ........................................................................... 32 2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh .......................................................... 33 2.6.3. Nguyên nhân của tình hình .................................................................. 33 2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp................................................................ 34 2.6.3.2. Nguyên nhân gián tiếp ............................................................... 34 2.7. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA ............................................................................................................... 35 2.7.1. Các văn bản pháp luật ......................................................................... 35 2.7.2. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu ............................................. 35 2.7.3. Các chính sách về thuế, tài chính, hải quan ......................................... 36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 39 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................... 39 3.1.1. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong những năm tới ....................... 39 2 3.1.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới .... 39 3.1.1.2. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước ............................. 40 3.1.1.3. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước ............................. 45 3.1.1.4. Dự báo nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa ...... 46 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 46 3.1.2.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP Hồ Chí Minh46 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 47 3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA TP HỒ CHÍ MINH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................ 48 3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ .................................................................. 48 3.2.1.1. Đối với thị trường trong nước.................................................... 49 3.2.1.2. Đối với thị trường xuất khẩu...................................................... 50 3.2.2. Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm ............................ 50 3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất .................................... 51 3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh ................................................. 53 3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu .................................... 56 3.2.6. Phát huy khả năng quản lý và nguồn nhân lực .................................... 58 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM ................................................................................................................. 61 3.3.1. Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế................................... 61 3.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ ..................... 61 3.3.3. Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước .................... 63 3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm ..... 63 3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng mới 63 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XX đã tạo bước nhảy vọt trong việc cung cấp các tiện nghi cho đời sống con người. Một trong những thành tựu đó là việc phát kiến ra các loại chất dẻo (hay còn gọi là nhựa). Nó đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng nhằm thay thế dần các vật liệu truyền thống như kim loại, thủy tinh, gỗ, giấy, vải, da … Nhờ có các đặc tính ưu việt về độ bền, nhẹ, các sản phẩm nhựa đã từng bước xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Ngày nay, thật khó có thể hình dung sự thiếu vắng của các vật dụng bằng nhựa trong tiện nghi đời sống con người. Một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy 70% vật dụng con người sử dụng đều có xuất xứ từ nhựa. Ở nước ta, ngành công nghiệp nhựa là ngành công nghiệp non trẻ, mới thực sự phát triển từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trong suốt 10 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) ngành nhựa Việt Nam không phát triển. Nếu năm 1975 là năm đầu tiên sau khi thống nhất sản lượng của ngành nhựa đạt 50 ngàn tấn/năm thì 14 năm sau đó (1989) sản lượng của ngành cũng chỉ đạt 50 ngàn tấn. Ngành công nghiệp nhựa thựa sự khởi sắc và có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt 25 đến 30%/năm. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập AFTA, để có thể cạnh tranh nổi với các nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi ngành nhựa Việt Nam phải có những bước tiến mới cả về sản phẩm, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên của ngành, về giá cả sản phẩm, hình thức tiêu thụ, … 4 Vì lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp và Nhà nuớc định hướng chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho cả ngành nhựa Việt Nam nói chung. Sự phân bố sản xuất của ngành nhựa tại Việt Nam bao gồm khoảng 75% tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh do đó đề tài này chỉ xin đề cập đến hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các kiến thức của các môn học kinh tế đặc biệt là chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, dựa trên số liệu thống kê, báo cáo của Hiệp hội nhựa ở Thành phố Hồ Chí Minh và những dự báo tình hình nhu cầu về sản phẩm nhựa trong những năm tới. Nội dung chính của luận văn sẽ bao gồm ba chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 5 - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là khả năng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế trong điều kiện thị trường tự do và công bằng. Nói cách khác, cạnh tranh kinh tế là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trên một thị trường chung nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó tạo ra và sử dụng ưu thế về giá trị sử dụng, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của họ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể đưa ra các sản phẩm thay thế, hoặc các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc điểm về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xét đến tính cạnh tranh của một doanh nghiệp ta cần phải xem xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hóa hay dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp. Ngày nay nền kinh tế của các nước dù xu hướng phát triển dưới bất kỳ hình thức nào, đều vận hành theo cơ chế thị trường. Xu hướng tự do hóa thị trường làm cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường cân bằng, tức là lượng cung bằng lượng cầu hàng hóa. Do đó các quyết định của mọi tổ chức kinh tế về việc phân phối các nguồn lực và sản xuất như thế nào đều trên cơ sở giá cả thị trường mà hình thành. Môi trường kinh tế thế giới ngày nay không có gì là cố định, luôn luôn khó đoán trước các vấn đề như biến động của thị trường, nhu cầu khách hàng, chu kỳ vòng đời sản phẩm, tốc độ thay đổi của kỹ thuật, .. thì cạnh tranh càng diễn ra quyết liệt. Đặt biệt khi hàng rào thương mại giữa các quốc gia được tháo bớt thì không một thị trường do công ty nào đó chiếm giữ lại thoát khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài. Ngày nay cạnh tranh là một vấn đề một mất một còn: doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ loại trừ doanh nghiệp hoạt động tồi, và các tiêu chuẩn như giá cả 7 thấp nhất, chất lượng cao nhất và dịch vụ tốt nhất sẽ nhanh chóng là những chuẩn mực so sánh đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp nào đó không thể sánh vai với công ty đang hoạt động tốt nhất thì sớm hay muộn cũng sẽ bị phá sản. Đó là quan điểm về cạnh tranh trong kinh doanh hiện đại. 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh 1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp Yếu tố tài sản của doanh nghiệp bao gồm các loại tài sản vô hình và hữu hình mà nhà quản trị có thể sử dụng được, những loại tài sản này được thể hiện trên bản tổng kết tài sản của doanh nghiệp. Các lọai tài sản hữu hình bao gồm máy móc thiết bị, vốn, nhà xưởng, vật tư,…; tài sản vô hình bao gồm nhãn hiệu, sự độc quyền về phát minh, tên tuổi của doanh nghiệp …Những loại tài sản này có thể xác định giá trị thị trường của nó và có thể bán cho những doanh nghiệp khác. Yếu tố tài năng của doanh nghiệp bao gồm những tài sản vô hình mà việc chuyển giao chúng cho một doanh nghiệp khác rất khó khăn. Yếu tố tài năng ở đây bao gồm tất cả những bí quyết về kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng mà doanh nghiệp đang sở hữu. Những yếu tố thuộc về tài năng của một doanh nghiệp không thể nào trao đổi hay mua bán bởi vì chỉ có một số ít tài năng này thuộc về một vài con người nào đó trong doanh nghiệp, trong khi đó phần lớn tài năng này được gắn liền với một tập thể lao động, với cấu trúc và quy trình của hệ thống vận hành sản xuất hoặc dịch vụ. Mặt khác, những yếu tố tài năng thông thường dựa trên một khối lượng kiến thức ngầm được tích lũy lâu dài, chúng không thể mã hóa hay phân loại được, và cũng không thể nào diễn tả bằng văn bản. 1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp Cũng tương tự như yếu tố về tài năng, yếu tố về năng lực quản lý cũng là một yếu tố không thể mua bán được. Nếu như yếu tố tài năng thể hiện những kỹ năng về phương diện kỹ thuật, thì yếu tố năng lực quản lý thể hiện những kỹ năng về phương diện quản trị. Yếu tố này thể hiện khả năng quản trị quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . Những yếu tố thuộc về năng lực quản lý thậm chí còn khó chuyển đổi, mua bán hơn cả yếu tố tài năng bởi vì chúng được hình thành gắn liền với phong cách, văn hóa của doanh nghiệp. Do đó, việc bắt chước một hệ thống mới và thành công của một doanh nghiệp khác sẽ đòi hỏi doanh nghiệp đang xem xét phải thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề kinh doanh và đây là một quá trình vô cùng khó khăn. 8 Để có thể sử dụng các nguồn lực bên trong nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp không những cần phải cố gắng phát triển hay sở hữu cho được những năng lực quản lý đặc thù riêng biệt từ đó mới có thể tạo lợi thế trên cơ sở phí tổn thấp hoặc sự khác biệt về sản phẩm mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực học tập và cải tiến. 1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể Đối với các doanh nghiệp, việc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải dựa trên những đánh giá chính xác về sức cạnh tranh của mình trước khi tiến ra thị trường. Thông qua các tiếp cận của mô hình sức cạnh tranh của các doanh nghiệp như yêu cầu ở trên. Mô hình sức cạnh tranh tổng thể được Michael Porter xây dựng dựa trên việc xem xét sức cạnh tranh là tổng hòa của 4 yếu tố sau: 1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về con người như chất lượng, kỹ năng, chi phí; yếu tố vật chất; các yếu tố về trình độ như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường, các yếu tố về vốn. Các yếu tố này có thể chia thành hai loại là yếu tố cơ bản như môi trường tự nhiên, địa lý, lao động không có kỹ năng và các yếu tố nâng cao như thông tin, lao động có trình độ cao …Trong hai yếu tố trên thì yếu tố thứ hai có ý nghĩa quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng quyết định những lợi thế cạnh tranh ở mức độ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là những yếu tố có tính quyết định, chúng phải được đầu tư phát triển một cách lâu dài. 1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng Đây là yếu tố có tác động rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu của khách hàng còn có thể gợi mở ra cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ của mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người có lợi thế cạnh tranh trước tiên. 1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường máy móc thiết bị, sự phát triển của công nghệ thông tin, tin học. Đối với các doanh nghiệp, 9 yếu tố thông tin là yếu tố có quyết định sống còn, cùng với sự phát triển của công nghệ đã ngày càng rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian. 1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh Ở đây, đề cập tới cách thức mà doanh nghiệp được hình thành, tổ chức, quản lý cũng như mức độ cạnh tranh trong nước. Sự phát triển các hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu có được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong 4 yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là những yếu tố nội tại của doanh nghiệp; yếu tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra, còn có hai yếu tố cần tính đến là những cơ hội như những phát minh sáng chế, khủng hoảng (ví dụ khủng hoảng dầu mỏ) và vai trò của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ có tác động tương đối lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như chi tiêu của Nhà nước, thái độ của Nhà nước đối với cạnh tranh, chính sách thuế, chính sách phát triển vùng của Nhà nước, chính sách về công nghệ, đào tạo, trợ cấp, tình hình bao cấp của Nhà nước. 1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH Theo Giáo Sư Michael Porter của Đại Học Harvard, chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp của các kết quả cuối cùng (mục đích) mà doanh nghiệp đang tìm kiếm và các chính sách nhờ đó doanh nghiệp cố gắng đạt tới mục tiêu trên. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu và chính sách trong chiến lược cạnh tranh của một công ty được mô tả như một bánh xe mà trục trung tâm của bánh xe là mục đích của doanh nghiệp. Xoay quanh trục trung tâm, hướng về mục tiêu của doanh nghiệp là các chính sách để đạt được mục tiêu, các chính sách này bao gồm các nội dung như: nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, phân
Luận văn liên quan