Luận văn Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh

1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành CNH-HĐH để đưa Việt Nam từ một nước công nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại . Để tiến hành sứ mệnh lịch sử to lớn này , đào tạo một đội ngũ lao động có kỹ thuật đông đảo, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đang là một nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “ Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT), phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững “ . 1.2. Lực lượng giáo viên dạy nghề là động lực phát triển ngành dạy nghề, để có được điều này, đào tạo giáo viên phải đi trước một bước. Bởi vậy, bồi dưỡng và đào tạo mới một đội ngũ đông đảo giáo viên dạy nghề có chất lượng cao đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GD - ĐT trong thời gian tới, mà trực tiếp là các trường đào tạo giáo viên dạy nghề. 1.3. Giáo viên dạy nghề có những đặc trưng khác biệt so với giáo viên của các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân: Giáo viên dạy nghề không chỉ có chức năng dạy chữ, dạy người mà còn có chức năng dạy nghề. Đặc trưng trên đòi hỏi người giáo viên dạy nghề không chỉ có kiến thức vững vàng về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp mà còn có kỹ năng nghề thành thạo. Như vậy yếu tố thiết bị dạy học trong trường dạy nghề là đặc biệt quan trọng, nó giúp nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đối với người giáo viên dạy nghề trong tương lai. 1.4. Trường CĐ SPKT Vinh đẫ hơn 40 năm xây dựng và phát triển, phần lớn các trang thiết bị được đầu tư từ những năm 1980 trở về trước, nguồn đầu tư là nguồn vốn ngân sách trung ương và của Liên Xô cũ viện trợ. Từ những năm 1994 trở lại đây nhà trường đã chú trọng hơn trong việc đầu tư nâng cấp và tăng cường thêm chủng loại thiết bị để phục vụ cho giảng dạy và học tập. Hiện nay, quản lý công tác TBDH đang còn bất cập, như : Lập kế hoạch dài hạn chưa có tầm chiến lược. Kế hoạch ngắn hạn theo tháng, quý thiếu căn cứ, còn mang tính phục vụ nhu cầu đột xuất. Tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, chỉ đạo chưa kiên quyết. Khâu kiểm tra rời rạc và chưa có những hoạt động cần thiết sau kiểm tra. Việc sử dụng TBDH vào quá trình dạy học còn hạn chế, tình trạng thiết bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, nhưng công việc sửa chữa chưa làm được là bao. Bởi vậy, quản lý công tác này cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm khai thác một cách có hiệu quả đối với quá trình dạy học trong nhà trường. 1.5. Trường CĐSPKT Vinh đang từng bước tiếp nhận trang thiết bị theo “Dự án đầu tư phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề “ của ban dự án quốc gia từ 2002-2005. Kết quả đầu tư của dự án này, chủng loại và số lượng thiết bị sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện nay. Để đáp ứng với mục tiêu đào tạo giáo viên dạy nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề, trang thiết bị dạy học trong trường cần được đầu tư, quản lý, tổ chức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng Dạy- Học trong trường. Với những lý do như đã trình bày , chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐSPKT Vinh “ 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp chủ yếu cải tiến quản lý công tác thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lựơng đào tạo tại trường CĐ SPKT Vinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu,. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Các thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy và học tập tại trường CĐ SPKT Vinh . 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Môt số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐSPKT Vinh. 3. Phạm vi nghiên cứu Công tác thiết bị dạy học tại trường CĐSPKT Vinh. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu có những giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị dạt học thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo giáo viên dạy nghề và công nhân kỹ thuật trong trường CĐSPKT Vinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý trường học, quản lý CSVC Sư phạm, trang thiết bị trong quá trình Giáo dục - Đào tạo. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trang thiết bị và quản lý công tác thiết bị phục vụ cho Dạy – Học ở trường CĐ SPKT. 5.3. Đề xuất một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị Dạy –Học tại Trường CĐ SPKT Vinh. 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu lý luận về quản lý cơ sở vật chất sư phạm và quản lý thiết bị dạy nghề. - Nghiên cứu tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Đào tạo nghề; Chất lượng đào tạo nghề; Quản lý công tác thiết bị đào tạo nghề 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Khảo sát đánh giá TBDH, sự quản lý công tác TBDH. - Phương pháp phỏng vấn trò chuyện. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7.3. Phương pháp hỗ trợ khác: - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thống kê, tổng hợp. 8. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: 8.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm khái niệm trang thiết bị phục vụ cho Dạy – Học và quản lý công tác TBDH trong đào tạo nghề. Nhấn mạnh vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề cập đến một vài bất cập trong quản lý công tác TBDH và mạnh dạn nêu ra một số giải pháp quản lý công tác TBDH ở trường CĐSPKT Vinh mà thực sự đang là vấn đề cấp thiết của trường. 9. Cấu trúc luận văn. Gồm 3 phần chính. 9.1. Phần Thứ nhất : Mở đầu Đề cập vấn đề chung của đề tài. 9.2. Phần thứ hai: Nội dung của bản luận văn: Gồm có 3 chương Chương I: Những vấn đề lý luận về thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học trong lĩnh vực đào tạo nghề. Chương II: Thực trạng công tác thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học ở trường CĐ SPKT Vinh. Chương III: Một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường CĐ SPKT Vinh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong nhà trường. 9.3. Phần thứ ba : Kết luận và kiến nghị.

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5941 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU TÊN ĐỀ TÀI : “ Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐSPKT Vinh “ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành CNH-HĐH để đưa Việt Nam từ một nước công nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại . Để tiến hành sứ mệnh lịch sử to lớn này , đào tạo một đội ngũ lao động có kỹ thuật đông đảo, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đang là một nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “ Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT), phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững “ . 1.2. Lực lượng giáo viên dạy nghề là động lực phát triển ngành dạy nghề, để có được điều này, đào tạo giáo viên phải đi trước một bước. Bởi vậy, bồi dưỡng và đào tạo mới một đội ngũ đông đảo giáo viên dạy nghề có chất lượng cao đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GD - ĐT trong thời gian tới, mà trực tiếp là các trường đào tạo giáo viên dạy nghề. 1.3. Giáo viên dạy nghề có những đặc trưng khác biệt so với giáo viên của các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân: Giáo viên dạy nghề không chỉ có chức năng dạy chữ, dạy người mà còn có chức năng dạy nghề. Đặc trưng trên đòi hỏi người giáo viên dạy nghề không chỉ có kiến thức vững vàng về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp mà còn có kỹ năng nghề thành thạo. Như vậy yếu tố thiết bị dạy học trong trường dạy nghề là đặc biệt quan trọng, nó giúp nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đối với người giáo viên dạy nghề trong tương lai. 1.4. Trường CĐ SPKT Vinh đẫ hơn 40 năm xây dựng và phát triển, phần lớn các trang thiết bị được đầu tư từ những năm 1980 trở về trước, nguồn đầu tư là nguồn vốn ngân sách trung ương và của Liên Xô cũ viện trợ. Từ những năm 1994 trở lại đây nhà trường đã chú trọng hơn trong việc đầu tư nâng cấp và tăng cường thêm chủng loại thiết bị để phục vụ cho giảng dạy và học tập. Hiện nay, quản lý công tác TBDH đang còn bất cập, như : Lập kế hoạch dài hạn chưa có tầm chiến lược. Kế hoạch ngắn hạn theo tháng, quý thiếu căn cứ, còn mang tính phục vụ nhu cầu đột xuất. Tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, chỉ đạo chưa kiên quyết. Khâu kiểm tra rời rạc và chưa có những hoạt động cần thiết sau kiểm tra. Việc sử dụng TBDH vào quá trình dạy học còn hạn chế, tình trạng thiết bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, nhưng công việc sửa chữa chưa làm được là bao. Bởi vậy, quản lý công tác này cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm khai thác một cách có hiệu quả đối với quá trình dạy học trong nhà trường. 1.5. Trường CĐSPKT Vinh đang từng bước tiếp nhận trang thiết bị theo “Dự án đầu tư phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề “ của ban dự án quốc gia từ 2002-2005. Kết quả đầu tư của dự án này, chủng loại và số lượng thiết bị sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện nay. Để đáp ứng với mục tiêu đào tạo giáo viên dạy nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề, trang thiết bị dạy học trong trường cần được đầu tư, quản lý, tổ chức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng Dạy- Học trong trường. Với những lý do như đã trình bày , chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐSPKT Vinh “ 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp chủ yếu cải tiến quản lý công tác thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lựơng đào tạo tại trường CĐ SPKT Vinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu,. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Các thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy và học tập tại trường CĐ SPKT Vinh . 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Môt số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐSPKT Vinh. Phạm vi nghiên cứu Công tác thiết bị dạy học tại trường CĐSPKT Vinh. Giả thuyết khoa học: Nếu có những giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị dạt học thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo giáo viên dạy nghề và công nhân kỹ thuật trong trường CĐSPKT Vinh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý trường học, quản lý CSVC Sư phạm, trang thiết bị trong quá trình Giáo dục - Đào tạo. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trang thiết bị và quản lý công tác thiết bị phục vụ cho Dạy – Học ở trường CĐ SPKT. Đề xuất một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị Dạy –Học tại Trường CĐ SPKT Vinh. 7. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu lý luận về quản lý cơ sở vật chất sư phạm và quản lý thiết bị dạy nghề. - Nghiên cứu tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Đào tạo nghề; Chất lượng đào tạo nghề; Quản lý công tác thiết bị đào tạo nghề Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Khảo sát đánh giá TBDH, sự quản lý công tác TBDH. - Phương pháp phỏng vấn trò chuyện. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp hỗ trợ khác: - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thống kê, tổng hợp. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: 8.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm khái niệm trang thiết bị phục vụ cho Dạy – Học và quản lý công tác TBDH trong đào tạo nghề. Nhấn mạnh vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề cập đến một vài bất cập trong quản lý công tác TBDH và mạnh dạn nêu ra một số giải pháp quản lý công tác TBDH ở trường CĐSPKT Vinh mà thực sự đang là vấn đề cấp thiết của trường. 9. Cấu trúc luận văn. Gồm 3 phần chính. 9.1. Phần Thứ nhất : Mở đầu Đề cập vấn đề chung của đề tài. 9.2. Phần thứ hai: Nội dung của bản luận văn: Gồm có 3 chương Chương I: Những vấn đề lý luận về thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học trong lĩnh vực đào tạo nghề. Chương II: Thực trạng công tác thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học ở trường CĐ SPKT Vinh. Chương III: Một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường CĐ SPKT Vinh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong nhà trường. 9.3. Phần thứ ba : Kết luận và kiến nghị. PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I Những vấn đề lý luận về thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học trong lĩnh vực đào tạo nghề Một số khái niệm cơ bản Khái niệm cơ sở vật chất sư phạm: Sự phát triển có tính quyết định của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như khoa học giáo dục, triết học, tâm lý học ... đã làm cho CSVCSP trở nên hết sức phong phú, đa dạng, nó đã trở thành một khoa học riêng bên cạnh các ngành khoa học khác và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong trong quá trình dạy học. Nội dung giáo dục phong phú như thế nào thì CSVCSP cũng phong phú tương ứng như thế. CSVCSP gồm: + Trường sở và các công trình thuộc nhà trường: Giảng đường, lớp học , phòng thí nghiệm, thư viện, phòng đọc, xưởng trường , đường sá, cảnh quan sư phạm, ... + Các trang bị như : Bàn ghế lớp học; Bảng, bàn ghế , tủ văn phòng, dụng cụ văn phòng; Dụng cụ cho công tác y tế; Phương tiện vận tải; ... + Máy móc thiết bị, trang bị dạy học, phương tiện dạy học, giáo cụ trực quan, mô hình dạy học, ... Gọi tắt là thiết bị dạy học ( TBDH) trong Giáo dục-Đào tạo. +Sách chuyên môn kỹ thuật, sách báo lý luận, học liệu, phần mềm dạy học, ... + Vật tư , nguyên liệu cho học tập... Như vậy, CSVCSP là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình dạy học. CSVCSP là một khái niệm rất rộng, chúng tôi chỉ đề cập đến những khái niệm chung về thiết bị dạy học ( TBDH ) trong đào tạo nghề và phạm vi nghiên của đề tài là quản lý công tác thiết bị dạy học ( CTTBDH ) ở trường CĐSPKT Vinh ( Khái niệm CTTBDH và quản lý CTTBDH sẽ được nêu ở mục sau). 1. 1.2. Đặc thù về Dạy – Học trong trường dạy nghề và trường CĐSPKT. Trong thực tế hoạt động dạy nghề, có thể có cách hiểu một cách phiến diện: Đào tạo nghề chỉ là dạy kỹ năng hành nghề cho học sinh. Vì vậy việc giảng dạy trong nhà trường mang nặng tính chất truyền nghề. Thực ra cần hiểu quá trình đào tạo nghề ( hay là giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp) một cách toàn diện. Đó không phải là quá trình trang bị kỹ năng, kỹ xảo nghề mà còn bao hàm quá trình bổ sung kiến thức về khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở, giáo dục về nhận thức thái độ hành vi của người lao động kỹ thuật tương lai. Đó cũng chính là quá trình GD - ĐT nhằm phát triển nhân cách hài hoà toàn diện cho người lao đông kỹ thuật. Trong đó , đặc thù của quá trình đào tạo nghề là thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% - 70% quỹ thời gian đào tạo. Quá trình Dạy – Học trong trường CĐSPKT về cơ bản mang đặc thù Dạy – Học trong trường dạy nghề ngoài ra còn mang những nét đặc trưng cơ bản khác. Để hiểu rõ đặc thù Dạy – Học trong trường CĐSPKT chúng ta đi tìm hiểu qua mô hình nhân cách của người giáo viên dạy nghề và qua nội dung đào tạo. Nhân cách có thể hiểu là toàn bộ những phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển trong toàn bộ quá trình GD - ĐT và cuộc sống xã hội. Trong đó cốt lõi đặc trưng cho nhân cách, chính là: Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ và Phương pháp. Mô hình nhân cách giáo viên dạy nghề được thể hiện qua sơ đồ 1 như sau: Sơ đồ 1: MÔ HÌNH NHÂN CÁCH GVDN Trên cơ sở nhân cách để xây dựng nội dung đào tạo. Nội dung đào tạo được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: NỘI DUNG ĐÀO TẠO GVDN Như vậy, nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hoá-Xã hội ; Khoa học – Công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực phù hợp với một loại hình lao động cụ thể. Đặc biệt của người giáo viên dạy nghề là người phải hoàn thành những công việc hết sức khó khăn phức tạp. Trước hết họ phải là một nhà sư phạm, nhưng là sư phạm dạy nghề, do vậy họ phải là công nhân lành nghề, là người kỹ thuật viên với chức năng mới của người thầy giáo, họ đồng thời là nhà tổ chức và quản lý quá trình đào tạo. Như vậy, ngoài lý thuyết chuyên môn, người GVDN phải coi trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo năng lực thực hành giỏi trong quá trình giảng dạy. Có thể nói rằng giáo viên dạy nghề là một nghề tổng hợp của nhiều nghề và họ phải được đào tạo với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể hoàn thành tốt mọi công việc của Nghề mà họ đảm nhiệm. Như vậy đặc thù quá trình Dạy- Học trong trường CĐSPKT có những nét đặc trưng riêng so với trường dạy nghề, tuy nhiên đặc trưng chung nhất là dạy học thực hành chiếm 60% quỹ thời gian đào tạo và đóng vai trò quyết định trong việc tiếp thu và hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh là nền tảng để hình thành và phát triển nhân cách người công nhân , nhân viên nghiệp vụ, giáo viên dạy nghề... theo mục tiêu đào tạo. 1.1.3. Thiết bị dạy học trong đào tạo nghề: Thiết bị dạy học trong đào tạo nghề là tất cả các chủng loại thiết bị, trang bị , mô hình học cụ, đồ dùng , phương tiện dạy học, dùng cho dạy-học lý thuyết và thực hành ở trong một trường đào tạo nghề. TBDH có thể phân thành 2 mảng như sau: Sơ đồ 3: TBDH TRONG TRƯỜNG DẠY NGHỀ TBDH trong trường dạy nghề, cũng như TBDH trong trường cao đẳng dạy nghề đều mang đậm nét đặc trưng dạy học trong trường dạy nghề. Như vậy, TBDH trong trường dạy nghề là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình dạy học trong trường dạy nghề. 1.1.4. Khái niệm công tác TBDH và quản lý công tác TBDH. Công tác TBDH là tất cả các vấn đề về thiết bị và liên quan đến thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học, đó là: Chủng loại, số lượng, chất lượng TBDH. Khâu đầu tư mua sắm TBDH. Khâu khai thác sử dụng TBDH. Khâu bảo dưỡng, sửa chữa TBDH. Yếu tố con người liên quan đến các khâu của TBDH. Quản lý CTTBDH là làm cho tất cả các khâu, yếu tố nêu trên gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho TBDH phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. . Các yêu cầu đối với TBDH 1.2.1. Tính khoa học sư phạm + TBDH phải đảm bảo học sinh tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với chương trình học, giúp cho thầy giáo truyền đạt cho học sinh các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. + Nội dung và cấu tạo của TBDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản. + TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh. Các TBDH tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi loại trong một bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng. + TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các PPDH hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến. Thực tế đã chứng tỏ, do sự ra đời của một số TBDH mới mà cơ cấu tổ chức của nhà trường và PPDH có nhiều thay đổi. Ví dụ: Nhờ có phương tiện truyền hình mà có thể tổ chức dạy học từ xa ( Có sự giao lưu giữa thầy và trò trong quá trình dạy học từ xa). 1.2.2. Tính nhân trắc học. + TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa cũng nhìn thấy.Thiết bị dùng cho cá nhân phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành. + TBDH phải phù hợp tâm sinh lý học sinh và thầy giáo. Ví dụ: mô hình để thầy giáo biểu diễn trên lớp không quá lớn, quá nặng. + Màu sắc của thiết bị phải hài hoà, dịu mắt. Trên một thiết bị có quá nhiều chi tiết giống nhau Phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát. Ví dụ: Các lỗ, các dây giắc cắm trong thiết bị thực tập nghề điện phải bổ trí thành nhiều mảng màu khác nhau để dễ dàng cho phân biệt và thao tác. + TBDH phải đảm bảo an toàn cho thầy và trò trong quá trình Dạy- Học. 1.2.3. Tính thẩm mỹ. + TBDH cần cân đối, hài hoà về hình khối, đường nét như các công trình nghệ thuật. + TBDH phải làm cho thầy giáo và học sinh thích thú khi sử dụng, Kích thích tính yêu nghề yêu môn học. tạo cho họ sự hứng thú trong quá trình Dạy _ Học 1.2.4. Tính khoa học kỹ thuật. + Chất lượng thiết bị phải đảm bảo tuổi thọ và độ bền chắc. + Thiết bị phải thể hiện các thành tựu mới nhất của KHKT.Thiết bị tương xứng và phù hợp với thực tiễn ở các cơ sở ngoài xã hội. + TBDH phải có kết cấu khoa học tương xứng với môn học, tương xứng với thao tác kỹ năng nghề 1.2.5. Tính kinh tế. + Nội dung và đặc tính kết cấu của TBDH phải sao cho số lượng ít, chi phí nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất + TBDH phải đảm bảo bền, chắc và chi phí bảo quản thấp nhất. 1. 3 . Tầm quan trọng của TBDH trong GD - ĐT nói chung và trong lĩnh vực đào tạo nghề nói riêng. 1.3.1. Vị trí của TBDH trong GD - ĐT. Quá trình giáo dục là một thể thống nhất toàn vẹn được liên kết bằng các yếu tố sau đây ( 6 ;Trang 1và2(: 1. Mục tiêu dào tạo M  4. Lực lượng đào tạo TH   2. Nội dung đào tạo N  5. Đối tượng đào tạo TR   3. Phương pháp đào tạo P  6. Điều kiện đào tạo CSVC   Ba yếu tố M; N; P, tuy là ba yếu tố vô hình nhưng chúng là nền tảng của quá trình đào tạo.Quản lý là làm cho ba yếu tố này gắn kết với nhau. Mối liên kết giữa chúng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4. MỐI LIÊN KẾT GIỮA BA YẾU TỐ M ; N ; P Ba yếu tố TH; TR ; CSVC. ( Trong đó yếu tố cơ sở vật chất được thay bằng TBDH . Bởi TBDH là hạt nhân của cơ sở vật chất ), là ba yếu tố hữu hình quyết định sự tồn tại và phát triển của quá trình đào tạo.Dưới tác động của quản lý đã vật chất hoá mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, làm cho chất lượng đào tạo được nâng cao. Mối liên kết giữa chúng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 5. MỐI LIÊN KẾT GIỮA BA YẾU TỐ TH; TR; TBDH Sáu yếu tố này thực sự có ý nghĩa khi chúng được đặt trong mối quan hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Qua sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố này của quá trình dạy học, đã thể hiện được vị trí quan trọng của TBDH. Sơ đồ 6. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Như vậy thiết bị dạy học chiếm vị trí hết sức quan trọng, có thể khẳng định rằng: Tính hiện đại của một nhà trường được phản ánh qua trình độ tiên tiến của thiết bị giảng dạy. Qua đó có thể kết luận: TBDH là một yếu tố gắn chặt vào quá trình sư phạm, là đối tượng của công tác quản lý trường học nói chung và quản lý giáo dục đào tạo trong các trường nghề nói riêng. Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục, đó là chất lượng giáo dục mà TBDH là một trong các yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục. Bởi vậy, quản lý công tác TBDH là một khâu quan trọng trong quản lý giáo dục Vai trò của thiết bị dạy học trong đào tạo nghề. 1.3.2.1. Những đặc trưng chủ yếu của TBDH: + Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, như vậy nguồn Thông tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn. + Làm cho việc giảng dạy trở nên trực quan hơn, cụ thể hơn vì vậy tăng thêm khả năng của học sinh tiếp thụ những sự vật , hiên tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được. + Rút ngắn thời gian giảng dạy, mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn. + Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng công việc tay chân , do đó làm tăng khả năng chất lượng dạy học. + Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh. + Bằng việc sử dụng TBDH , giáo viên có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như hình thành kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh. Thiết bị dạy học với chất lượng đào tạo. + Khái niệm về chất lượng: Theo từ điển bách khoa Việt Nam, chất lượng được định nghĩa như sau: “ Chất lượng – Phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác”. ( 16; Trang 137 (. Theo tác giả Lê Đức Phúc: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người , một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác” Theo cách nói của người sử dụng quen dùng : “ Sự thích hợp với mục tiêu hoặc đạt được sự thoả mãn của khách hàng “. Theo định nghĩa của ISO 9000: “ …Mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm “. “Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao của ngườì học và sự phát triển của xã hội…” ( 17; trang 10 (. Như vậy có thể hiểu một cách đầy đủ hơn : Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, được biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc thông qua các thuộc tính cơ bản để phân biệt với các sự vật sự việc khác. + Chất lượng đào tạo: “ Chất lượng đào tạo được phản ánh là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo cho đến kết thúc quá trình đó’. (18;Trang 19( . + Theo tác giả Trần khánh Đức (19;Trang 106 ( thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo được thể hiện như sau: Kiến thức NGƯỜI TỐT Kỹ năng Thái độ NGHIỆP Sơ đồ 7: QUAN HỆ GIỮA MỤC TIÊU VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Cũng theo tác giả Trần khánh Đức thì: Xuất phát từ quan niệm đào tạo nêu trên, hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đối với từng ngành đào tạo nhất định có thể bao gồm các tiêu chí sau (19; Trang 106 ( : Phẩm chất về xã hội-nghề nghiệp ( Đạo đức, ý thức, trách nhiệm, uy tín...). Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh học... Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Năng lực hành nghề ( Cơ bản và thực tiễn ). Khả năng thích ứng với thị trường lao động. Năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp. TBDH sẽ có tác dụng trực tiếp đối với các tiêu chí 3;4;5;6. Trong lĩnh vực giáo dục đại học và chuyên nghiệp ở nhiều nước, để nâng cao chất lượng đào tạ
Luận văn liên quan