Luận văn Một số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân

Trong bộ máy nhà nƣớc ta, Tòa án nhân dân có vị trí vô cùng quan trọng. Điều 127 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều 72 Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý để xác định vị trí quan trọng của Tòa án nhân dân trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp. Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc, là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nơi biểu hiện tập trung quyền tƣ pháp. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, hệ thống ngành Tòa án đã góp phần rất to lớn bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Có thể thấy, trong nhiều giai đoạn lịch sử của Nhà nƣớc ta, Tòa án nhân dân đã trải qua những cuộc cải cách và đổi mới về tổ chức cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của nền tƣ pháp, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, những thay đổi, cải cách của hệ thống Tòa án đã mang lại những kết quả tích cực về tổ chức và hoạt động, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị đặt ra trong từng giai đoạn bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đặt ra từ thực tiễn xét xử cũng nhƣ yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc tổ chức và thực hiện quyền tƣ pháp thì đòi hỏi ngành Tòa án phải đƣợc cải cách mạnh mẽ từ nhận thức, pháp luật, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ việc xét xử. Những năm qua, đội ngũ Thẩm phán Tòa án các cấp luôn thiếu về số lƣợng, trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác và phẩm chất đạo đức vẫn còn hạn chế, bất cập trƣớc yêu cầu của công tác xét xử. Bên cạnh đó, đội ngũ Hội thẩm nhân dân vẫn chƣa nhận thức hết vị trí, vai trò của mình, xem việc tham gia xét xử ở Tòa án chỉ là nhiệm vụ, là hình thức. Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của hoạt động xét xử. Để tìm ra những nguyên nhân và khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, ngƣời viết đã chọn đề tài “Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân” làm luận văn tốt nghiệp.

doc78 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ™˜ & ™˜ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 31 (2005 – 2009) ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Đinh Thanh Phƣơng Nguyễn Ngọc Đạt Bộ môn: Luật hành chính MSSV: 5054724 Lớp: Luật hành chính Caàn Thô, 4/2009 GVHD: Đinh Thanh Phƣơng 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Đạt NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN @…………………………………………………………………………….………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………........../. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN ................................................................................................3 1.1. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, VAI TRÕ, CHỨC NĂNG CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN.....3 1.1.1. Vị trí pháp lý và vai trò của Tòa án nhân dân..............................................3 1.1.2. Chức năng của Tòa án nhân dân .................................................................4 1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ...........................................................................................6 1.2.1. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán ...............................................................6 1.2.2. Nguyên tắc khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán .................................................................7 1.2.3. Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.......................................................................................................8 1.2.4. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số .........................9 1.2.5. Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai .........................................................10 1.2.6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật ..........................11 1.2.7. Nguyên tắc khi xét xử đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo ...........12 1.2.8. Nguyên tắc bảo đảm cho công dân đƣợc sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trƣớc Tòa án ........................................................................................12 1.2.9. Nguyên tắc Chánh án Tòa án nhân dân các cấp đặt dƣới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp.....................................................................13 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ...........................................................................................14 1.3.1. Tòa án nhân dân tối cao ............................................................................14 1.3.2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) ..............................................................................................16 1.3.3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện)...........................................................................................19 1.3.4. Các Tòa án quân sự ..................................................................................21 CHƢƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN ...........................................................23 2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM PHÁN ..............................23 2.1.1. Khái niệm Thẩm phán ..............................................................................23 2.1.2. Vị trí, vai trò của Thẩm phán ....................................................................23 2.1.3. Tuyển chọn Thẩm phán ............................................................................24 2.1.3.1. Tiêu chuẩn Thẩm phán .......................................................................24 2.1.3.2. Thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán ....30 2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán ...............................35 2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN ............38 2.2.1. Khái niệm Hội thẩm nhân dân ..................................................................38 2.2.2. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân ........................................................39 2.2.3. Tuyển chọn Hội thẩm nhân dân ................................................................40 2.2.3.1. Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân ...........................................................40 2.2.3.2. Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân ....................43 2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân ...................46 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN .............................................................................................................49 3.1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN ..................49 3.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN ..........................................50 3.2.1. Tình trạng nhiều Thẩm phán vi phạm pháp luật ........................................50 3.2.2. Tình trạng thiếu Thẩm phán......................................................................53 3.2.3. Vấn đề trình độ, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc của Thẩm phán ...........................................................................................55 3.2.4. Vấn đề đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán........58 3.3. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN ........................61 3.3.1. Vấn đề trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân.....................................61 3.3.2. Vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân ...........................................................................................63 3.3.3. Vấn đề ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân .............................................................................................65 3.3.4. Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân .............................................................................................66 KẾT LUẬN...............................................................................................................68 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy nhà nƣớc ta, Tòa án nhân dân có vị trí vô cùng quan trọng. Điều 127 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều 72 Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý để xác định vị trí quan trọng của Tòa án nhân dân trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp. Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc, là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nơi biểu hiện tập trung quyền tƣ pháp. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, hệ thống ngành Tòa án đã góp phần rất to lớn bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Có thể thấy, trong nhiều giai đoạn lịch sử của Nhà nƣớc ta, Tòa án nhân dân đã trải qua những cuộc cải cách và đổi mới về tổ chức cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của nền tƣ pháp, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, những thay đổi, cải cách của hệ thống Tòa án đã mang lại những kết quả tích cực về tổ chức và hoạt động, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị đặt ra trong từng giai đoạn bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đặt ra từ thực tiễn xét xử cũng nhƣ yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc tổ chức và thực hiện quyền tƣ pháp thì đòi hỏi ngành Tòa án phải đƣợc cải cách mạnh mẽ từ nhận thức, pháp luật, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ việc xét xử. Những năm qua, đội ngũ Thẩm phán Tòa án các cấp luôn thiếu về số lƣợng, trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác và phẩm chất đạo đức vẫn còn hạn chế, bất cập trƣớc yêu cầu của công tác xét xử. Bên cạnh đó, đội ngũ Hội thẩm nhân dân vẫn chƣa nhận thức hết vị trí, vai trò của mình, xem việc tham gia xét xử ở Tòa án chỉ là nhiệm vụ, là hình thức. Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của hoạt động xét xử. Để tìm ra những nguyên nhân và khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, ngƣời viết đã chọn đề tài “Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Đề tài hƣớng tới mục đích làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Sau đó ngƣời viết sẽ đi sâu vào phân tích vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, tiêu chuẩn, thủ tục tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cũng nhƣ thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân. Song song đó, ngƣời viết cũng đƣa ra những thực trạng và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong giới hạn của Luận văn này, ngƣời viết chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nhƣ: khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, tiêu chuẩn, thủ tục tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cũng nhƣ thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân. Còn những nội dung khác do sự hiểu biết của ngƣời viết còn hạn hẹp và một số văn bản của Bộ chính trị thuộc dạng tài liệu mật nên ngƣời viết không thể nghiên cứu đƣợc trọn vẹn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở của Luận văn là những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chế định Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, những quy định của pháp luật về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê,…để thực hiện việc nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân” ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm ba chƣơng sau đây: Chƣơng 1: Một số vấn đề khái quát chung về Tòa án nhân dân Chƣơng 2: Các quy định của pháp luật về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân Chƣơng 3: Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân Do giới hạn về thời gian và nguồn tài liệu tham khảo cũng nhƣ vấn đề nhận thức của cá nhân chƣa thật sâu sắc và đầy đủ nên chƣa thể hoàn toàn đáp ứng một cách tuyệt đối, đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để cho đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN 1.1. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 1.1.1. Vị trí pháp lý và vai trò của Tòa án nhân dân Tƣ pháp là một khái niệm có nội dung phong phú. Dƣới góc độ “thể chế nhà nước” thì tƣ pháp là một phần hoạt động của nhà nƣớc góp phần tạo nên chính thể nhà nƣớc. Đối với các nhà nƣớc tƣ sản khái niệm “tư pháp” dùng để chỉ hoạt động xét xử là chính, còn đối với nhà nƣớc ta “tư pháp” dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan tƣ pháp gồm có Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, đoàn luật sƣ, cơ quan thi hành án. Nhƣng trong đó chủ yếu chỉ hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân và hoạt động công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Trong hệ thống tƣ pháp, Tòa án nhân dân giữ một vị trí đặc biệt. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Bằng hoạt động của mình, Tòa án nhân dân thể hiện vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo đảm công lý, bảo vệ pháp luật và quyền lợi của công dân(1). Tòa án hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nƣớc để phán quyết. Do đó, các phán quyết của Tòa án đƣợc đảm bảo thi hành bởi sự cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Phán quyết của Tòa án có hiệu lực bắt buộc, mọi chủ thể liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành phán quyết của Tòa án(2). Không một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân nào đƣợc kết tội công dân của Nhà nƣớc, ngoại trừ Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nƣớc phán xét một ngƣời có tội hay không có tội(3). Để thực hiện vai trò này, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất đƣợc Hiến pháp giao cho nhiệm vụ xét xử các vụ án, các vụ tranh chấp trong những hoạt động của xã hội dựa trên cơ sở của pháp luật. Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt”. (1) Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 (2) Điều 136 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 (3) Điều 72 Hiến pháp 1992 và Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Ngoài việc quy định một cách dứt khoát là hoạt động xét xử chỉ đƣợc giao cho Tòa án, Hiến pháp còn quy định rõ các loại Tòa án đƣợc thành lập: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phƣơng, Tòa án quân sự, các Tòa án khác theo quy định của Quốc hội bằng một đạo luật. Quy định này chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động xét xử, việc thành lập các Tòa án đều phải do cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất quyết định. Cụ thể hóa nguyên tắc hiến định nêu trên, điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định: “Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài nhiệm vụ xét xử, trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản , tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Bên cạnh thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, các vụ việc tranh chấp về lao động, về kinh tế, Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc của ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nƣớc. Đây là loại tranh chấp mới theo tinh thần ngày càng mở rộng đối tƣợng, phạm vi cần phải xét xử trong hệ thống Tòa án. Ngày 1/7/1996 hệ thống Tòa án nhân dân có thêm Tòa hành chính, Tòa lao động đƣợc thành lập ở cấp tỉnh và Trung ƣơng, ở cấp huyện thì phân công Thẩm phán phụ trách. 1.1.2. Chức năng của Tòa án nhân dân Nói đến chức năng của Tòa án nhân dân cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc khác là xác định những phƣơng diện hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà nƣớc đó. Đối với Tòa án nhân dân có nhiều hoạt động khác nhau, nhƣng hoạt động chủ yếu vẫn là xét xử. Cũng nhƣ bất kỳ một cơ quan nhà nƣớc nào khác, các Tòa án nhân dân đều phải quản lý cán bộ, quản lý ngân sách, quản lý cơ sở vật chất và tang vật của Tòa án mình. Tòa án nhân dân cũng phải phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc khác, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền và bảo vệ pháp luật, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác,...Tuy nhiên hoạt động chủ yếu của Tòa án nhân dân vẫn là hoạt động xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thƣơng mại, và các vụ án khác. Vì vậy, ngay tại điều 127 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Quốc hội đã xác định: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Do đó, ở nƣớc ta chỉ có các Tòa án mới có quyền xét xử và xét xử là chức năng duy nhất của các Tòa án. Hoạt động xét xử của các Tòa án có những đặc trƣng khác với việc giải quyết những đơn từ khiếu nại, tố cáo hoặc những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc khác ở những điểm sau đây: - Thứ nhất, chỉ có các Tòa án mới đƣợc quyền xét xử các vụ án hình sự (những vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật đƣợc coi là nguy hiểm cho xã hội, đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự phần riêng), các cơ quan nhà nƣớc khác không có quyền giải quyết. Do đó, căn cứ vào những hành vi vi phạm pháp luật, chỉ có Tòa án mới có quyền phán quyết một công dân có tội hay không có tội (Điều 72 Hiến pháp 1992); và nếu có tội, chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng các chế tài hình sự. - Thứ hai, hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân theo một trình tự hết sức nghiêm ngặt. Trình tự này đƣợc quy định một cách chi tiết trong những văn bản pháp luật nhất định nhƣ trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự,…Nếu vi phạm những quy định trong các văn bản trên thì bản án, quyết định của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị và ngƣời cố tình vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Thứ ba, trong nhiều trƣờng hợp, sau khi các cơ quan nhà nƣớc khác đã giải quyết, nhƣng các đƣơng sự chƣa thỏa mãn và khiếu kiện đến Tòa án nhân dân thì Tòa án nhân dân sẽ xét xử và quyết định của Tòa án nhân dân sẽ thay thế các quyết định trƣớc(4). Ví dụ: Cán bộ, công chức nhà nƣớc nếu không đồng ý với quyết định buộc thôi việc của Thủ trƣởng cơ quan mình, có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng thay thế cho quyết định trƣớc đó của Thủ trƣởng cơ quan có ngƣời khiếu nại. Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ngày càng trở thành hoạt động chủ yếu và đi vào nề nếp. Để Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào việc hƣớng dẫn xét xử, giám đốc xét xử và trực tiếp xét xử, từ năm 1980 đến nay Quốc hội đã giao việc đào tạo cán bộ Tòa án cho Bộ tƣ pháp. Hiện nay, việc thi hành án dân sự đƣợc Quốc
Luận văn liên quan