Luận văn Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài: Thanh khoản và quản trị rủiro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản(liquidity strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơhội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằngcácphương phápmang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là“mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm2007 và đầu năm2008 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủiro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết đượchọc trong chương trình đàotạobậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tổng quan về ngân hàngthương mại, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản; tính thanh khoảnvàquảntrịthanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam; những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và một số biệnpháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủiro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đếncuốinăm 2008, có4 ngân hàngthương mạinhà nước, 37ngân hàngthương mạicổphầntrong đó 3ngân hàngmới đượccấpgiấy phépthànhlậpvàhoạt động, gồm: BảoViệt, Tiên Phong, Liên Việt. Nhưvậy, có 38/41ngân hàng đãhoạt động, cósốliệulịchsử; nhưng trong đó 4ngân hàng chưa cung cấpbáocáothườngniên, báocáotàichínhtrên website củangân hàngmình: Bắc Á, DầuKhíToànCầu, ĐệNhất, ViệtNam Thương Tín, nên họcviên không thu thập đượcsốliệu. Tuy nhiên, cácngân hàngnàycóquy môkhông lớn, không cósự khácbiệt đángkểnàoso vớicácngân hàng cònlại, do vậy, không ảnhhưởng đếnkếtquảphân tích. Luậnvăn sẽkhảosát34/41ngân hàngthương mạinội địa, không xétngân hàngliên doanh vàchi nhánhngân hàngnướcngoài. 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh -đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thốngkêmôtả, kiểm địnhgiảthiết. 4. Những kết quả đạt được của Luận văn: Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản. Hai là, đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủiro thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số biệnpháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian đến ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.

pdf82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY SINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP Hồ Chí Minh tháng 07/2009 LỜI CAM ĐOAN Nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. ------------------- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Trang Mở đầu ........................................................................................ 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................. 3 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ...................................... 3 1.1.1 Khái niệm .................................................................................... 3 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại ........................................ 4 1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......................... 4 1.2.1 Khái niệm về rủi ro ...................................................................... 4 1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ............................................. 5 1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ................................ 6 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......... 7 1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế -xã hội .................................................................. 8 1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản ..................................................... 9 1.3.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ........................ 9 1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản .......................................... 13 1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ............................. 10 1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản ........................................................ 11 1.3.5 Đánh giá trạng thái thanh khoản .................................................. 12 1.3.6 Chiến lược quản trị thanh khoản ................................................. 12 1.3.6.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản ................................... 12 1.3.6.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản .......................................... 13 1.3.7 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản .............................. 17 1.3.7.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh ............................................................................ 17 1.3.7.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả ............................................... 17 1.3.7.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản .......................... 17 1.3.8 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh khoản ........................................................................................... 21 1.4 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản ................. 22 1.4.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt H3 .................................. 23 1.4.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay H4 ................................... 24 1.4.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 ..................... 24 1.4.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 ..................... 25 Kết luận Chương 1 .................................................................... 26 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 27 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ..... 27 2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................. 27 2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................... 31 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................... 33 2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR ........................................................... 35 2.2.2 Hệ số H1 và H2 ............................................................................. 38 2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 ....................................................... 40 2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H4 ......................................................... 42 2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 ........................................... 43 2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 ........................................... 45 2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 ............................... 46 2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8 47 2.3 Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ........................................................................................ 49 2.3.1 Quy định về hoạt động quản trị thanh khoản .............................. 49 2.3.2 Thanh khoản và quản trị thanh khoản tại BIDV .......................... 52 Đánh giá chung về thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................ 53 Kết luận Chương 2 .................................................................... 55 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................... 56 3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ............... 56 3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ........................... 56 3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ......................................... 57 3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam .............................................. 58 3.2.1 Về phía Chính phủ ....................................................................... 58 3.2.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh ......................... 58 3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập .......... 59 3.2.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước ............................................................................................. 60 3.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước ..................................................... 60 3.2.2.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ ........................... 60 3.2.2.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại ........................ 61 3.2.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại .......................................... 62 3.2.3 Về phía các ngân hàng thương mại ............................................. 63 3.2.3.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết ............................................. 63 3.2.3.2 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ........... 64 3.2.3.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp .............................. 64 3.2.3.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” - tài sản “Nợ” ........... 65 3.2.3.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị ...... 66 3.2.3.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ ...................... 67 3.2.3.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp .............................................. 68 3.2.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp ................................................................................. 69 Kết luận ...................................................................................... 70 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á. BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. DTBB : Dự trữ bắt buộc. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. TCTD : Tổ chức tín dụng. WTO : Tổ chức thương mại thế giới. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2007 so với 2006 của 33 NHTM Việt Nam ......................................................................................... 34 Bảng 2.2: Vốn điều lệ và hệ số CAR .......................................................... 36 Bảng 2.3: Hệ số H1 và H2 ........................................................................... 38 Bảng 2.4: Tiền gửi khách hàng; tiền gửi, vay từ TCTD khác; cho vay khách hàng, sử dụng vốn khác của Đại Á, Gia Định, Kiên Long, Trustbank năm 2007 .................................................................................... 39 Bảng 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt ........................................................... 41 Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay ............................................................. 43 Bảng 2.7: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng .............................................. 44 Bảng 2.8: Chỉ số chứng khoán thanh khoản ............................................... 45 Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD ................................... 46 Bảng 2.10: Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng 48 - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tổng quan về ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản; tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam; những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và - 2 - một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đến cuối năm 2008, có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần trong đó 3 ngân hàng mới được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, gồm: Bảo Việt, Tiên Phong, Liên Việt. Như vậy, có 38/41 ngân hàng đã hoạt động, có số liệu lịch sử; nhưng trong đó 4 ngân hàng chưa cung cấp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trên website của ngân hàng mình: Bắc Á, Dầu Khí Toàn Cầu, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín, nên học viên không thu thập được số liệu. Tuy nhiên, các ngân hàng này có quy mô không lớn, không có sự khác biệt đáng kể nào so với các ngân hàng còn lại, do vậy, không ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Luận văn sẽ khảo sát 34/41 ngân hàng thương mại nội địa, không xét ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, kiểm định giả thiết... 4. Những kết quả đạt được của Luận văn: Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản. Hai là, đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian đến ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Nội dung kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương. - 3 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại: 1.1.1 Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nêu trên. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Sự có mặt của loại hình ngân hàng này trong hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội đã chứng tỏ rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan” (Khoản 2 Điều 20). Luật này còn xác định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Khoản 1 Điều 20) và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Khoản 7 Điều 20). Đạo luật ngân hàng của Cộng hoà Pháp khẳng định: Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. - 4 - Như vậy, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời số vốn đó được sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân với mục đích phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng.  Chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian trong việc tập trung, huy động các nguồn tiền tệ tạm thời, nhàn rỗi trong nền kinh tế, bao gồm: tiền tiết kiệm của dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế; biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng), đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội.  Chức năng trung gian thanh toán: ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian thanh toán để thực hiện các giao dịch giữa người mua với người bán, giữa các khách hàng với nhau nhằm hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại của các đối tượng nêu trên.  Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng: nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng; do vậy, ngoài chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán toán, ngân hàng thương mại còn thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng. 1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: 1.2.1 Khái niệm về rủi ro: Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm sau: Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không - 5 - chắc chắn có thể xãy ra cho con người. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh. Theo quan điểm trung hoà: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và tận dụng, phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới. 1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xãy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro: Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng. Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra. Các loại rủi to trong kinh doanh ngân hàng: Có bốn loại rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng:  Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. - 6 -  Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.  Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.  Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Theo quan điểm của trường phá
Luận văn liên quan