Luận văn Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Những thành tựu và lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng không thể phủ nhận. Ngày nay, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình theo con đường tự cung, tự cấp, cô lập với bên ngoài.Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế của đất nước là cần thiết. Chính vì vậy, chiến lược phát triển mà chúng ta đã lựa chọn và khẳng định là “ Hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao “. Công ty Vinamilk là một trong những điển hình thành công về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Lần bán đấu giá cổ phần vào giữa tháng 2 trong năm nay, Vinamilk đã giúp Nhà nước thu về thêm 385 tỷ đồng thay vì dự kiến ban đầu là 187 tỷ đồng. Mười năm qua, Vinamilk đã đầu tư 1.169,8 tỷ đồng phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp, đổi mới công nghệ. Xây dựng mới 5 nhà máy chế biến sữa trên 5 vùng trọng điểm của cả nước; tiến hành cuộc “ cách mạng trắng “ bằng việc tạo lập vùng nguyên liệu nội địa Nhờ đó, tốc độ sản xuất và kinh doanh luôn tăng, từ 15-35%/ năm.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/nguồn vốn kinh doanh đạt từ 20-30%. Nộp ngân sách Nhà nước 3.080,7 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu tăng gấp 10 lần, từ 216 tỷ đồng (1992) lên 2015 tỷ đồng năm 2005, thị phần liên tục được giữ vững từ 50-90%.Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một loạt Công ty đang cạnh tranh rất quyết liệt 6 với Công ty Vinamilk và doanh thu của họ cũng liên tục tăng (như mức tăng trưởng nhảy vọt của Nutifood 50%, Hancofood là 100%/năm )

pdf95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Giáo viên hướng dẫn: THẦY VŨ ĐỨC CƯỜNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MỸ HẠNH Lớp: NGA-K40D HÀ NỘI - NĂM 2005 2 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU : ……………………….……………………………………………4 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC 7 CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP : I. Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. .………………………….7 1. Khái niệm về cạnh tranh :………………….…………………………………….7 2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường…………………………..10 2.1. Thị trường cạnh tranh… .....……………………………………..10 2.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp ..……………………………….…12 3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường…………………………….......................................15 II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường…………………………………………………………………………… ...16 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………………...16 1.1. Khái niệm về sức cạnh tranh , năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh ………………………………………..16 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp …21 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ……...…….23 2.1. Nhân tố giá cả hàng hoá, dịch vụ………………………………23 2.2. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm………………………………… 24 2.3. Chất lượng hàng hoá dịch vụ…………………………….. ……25 2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá dịch vụ…………………. 26 2.5. Nhân tố thời gian…………………………………………… …27 2.6. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp…………………... …28 2.7. Uy tín doanh nghiệp …………………………………………...28 3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp……………..29 III.Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT …………………………………..………30 1. Những cơ hội và thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ……………………………………………………...30 1.1. Những cơ hội đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực :…..………………………………………….31 1.1.1. Thị trường thế giới ……………………………………31 3 1.1.2. Thị trường trong nước…………………………………34 1.2. Những thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực :…………………………………...……35 1.2.1. Thị trường thế giới …………………………………....35 1.2.2. Thị trường trong nước ………………………….…….36 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sữa Việt Nam …………………………………………………………………………………..37 2.1. Đối với ngành sữa :...…….……………………………………….37 2.2. Đối với công ty cổ phần Sữa Việt Nam : ……………………….. 38 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 40 VINAMILK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. Khái quát về thị trường sữa và giới thiệu về Công ty Vinamilk ……… ….....40 1. Khái quát về thị trường sữa Thế giới và Việt Nam ……………………………..40 2. Quá trình hình thành và phát triển :…………………………………………...…46 3. Mục tiêu, triết lý kinh doanh , cam kết và chính sách chất lượng ………………48 4. Sản phẩm và thị trường ………………………………………………………….49 5. Mạng lưới phân phối ……………………………………………………………50 II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập …52 1. Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty ………………………………………………………………………..………52 1.1. Nhân tố giá cả …………………………………………………….52 1.2.Sản phẩm và cơ cấu…………………………………………...……53 1.3.Chất lượng sản phẩm ………………………………………...……55 1.4.Phân phối …………………………………………………….…….56 1.5.Hoạt động xúc tiến bán hàng , công tác PR……………..…………57 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk : …………………………58 2.1. Những mặt đã đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty ………………………………………………………………58 2.2. Những mặt chưa đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty : …………………………….………………………………60 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK 66 4 I.Mục tiêu định hướng phát triển của công ty Vinamilk đến năm 2010:………66 1. Định hướng và Mục tiêu phát triển của ngành sữa Việt Nam …………………...66 2. Định hướng và Mục tiêu phát triển của Công ty Vinamilk.……………………..71 II. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao NLCT của Công ty Vinamilk….79 1.Về phía Nhà nước:Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành sữa …………………………………………………..………………………………….79 1.1.Về thị trường ……………………. ………………………………79 1.2.Về đầu tư ………………... ………………………………………80 1.3.Về nghiên cứu khoa học , chuyển giao công nghệ. ……………...80 1.4.Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa …………………………….81 1.5.Quan tâm đến “ sản phẩm đầu ra “, ở đây chủ yếu là sữa tươi …..82 1.6. Giải pháp về thú y và vệ sinh thực phẩm : ………………………83 1.7.Về phát triển nguồn nhân lực : …………………………………..83 1.8.Về huy động vốn . ………………………………………….……83 2.Về phía doanh nghiệp . ………………………………………………………..…83 2.1.Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp ……………………...………………………………………………………………83 2.2.Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập : …………………..…84 2.3.Phát huy nhân tố con người …………………………………...… 86 2.4.Đầu tư hợp lý cho công nghệ . ……………………………………88 2.5.Giải pháp về xây dựng thương hiệu và văn hoá kinh doanh ……………………………………………………………………………………...89 KẾT LUẬN :…………………………………………………………………….…90 Tài liệu tham khảo :…………………………………………………………….…91 5 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Những thành tựu và lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng không thể phủ nhận. Ngày nay, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình theo con đường tự cung, tự cấp, cô lập với bên ngoài.Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế của đất nước là cần thiết. Chính vì vậy, chiến lược phát triển mà chúng ta đã lựa chọn và khẳng định là “ Hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao “. Công ty Vinamilk là một trong những điển hình thành công về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Lần bán đấu giá cổ phần vào giữa tháng 2 trong năm nay, Vinamilk đã giúp Nhà nước thu về thêm 385 tỷ đồng thay vì dự kiến ban đầu là 187 tỷ đồng. Mười năm qua, Vinamilk đã đầu tư 1.169,8 tỷ đồng phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp, đổi mới công nghệ. Xây dựng mới 5 nhà máy chế biến sữa trên 5 vùng trọng điểm của cả nước; tiến hành cuộc “ cách mạng trắng “ bằng việc tạo lập vùng nguyên liệu nội địa … Nhờ đó, tốc độ sản xuất và kinh doanh luôn tăng, từ 15- 35%/ năm.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/nguồn vốn kinh doanh đạt từ 20-30%. Nộp ngân sách Nhà nước 3.080,7 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu tăng gấp 10 lần, từ 216 tỷ đồng (1992) lên 2015 tỷ đồng năm 2005, thị phần liên tục được giữ vững từ 50- 90%.Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một loạt Công ty đang cạnh tranh rất quyết liệt 6 với Công ty Vinamilk và doanh thu của họ cũng liên tục tăng (như mức tăng trưởng nhảy vọt của Nutifood 50%, Hancofood là 100%/năm… ) Việt Nam sắp ra nhập WTO vào năm 2006, sẽ có nhiều Công ty nước ngoài hơn nữa xâm nhập vào thị trường Việt Nam, hàng hoá Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn và sự đào thải cũng nghiệt ngã hơn. Nếu công tác chuẩn bị không tốt, sự tác động này là rất lớn, không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị chết yểu trước sức tấn công của hàng hoá ngoại nhập. Vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. 2.Mục đích nghiên cứu Khoá luận tốt nghiệp này không ngoài mục đích làm sáng tỏ lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính mà khoá luận tập trung nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk. Ngoài ra, khoá luận còn đề cập đến tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới và tình hình sản xuất mặt hàng sữa và sản phẩm sữa ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn giải – quy nạp; phương pháp đối chiếu – so sánh, phương pháp lôgíc, phương pháp mô tả khái quát. 5.Bố cục của khóa luận Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bố cục của khoá luận bao gồm 3 chương sau: 7 Chương I : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương II : Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương III : Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk. Do thời gian làm, đồng thời với kiến thức và tư duy còn hạn hẹp, nên ý kiến của em nêu ra có thể còn chưa hợp lý. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô, và các bạn đọc. Qua khoá luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Vũ Đức Cường, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong quá trình thực hiện khoá luận. Cám ơn khoa KTNT, thư viện trường Đại học Ngoại Thương, thư viện Quốc Gia, Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn … đã giúp đỡ và cung cấp cho em nhiều tài liệu và thông tin bổ ích để thực hiện khoá luận. Cám ơn mẹ đã tạo điều kiện cho con được học tập ở trường Đại học Ngoại Thương, cám ơn tất cả thầy cô đã dạy dỗ em trong bốn năm qua. Nguyễn Mỹ Hạnh 8 9 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm về cạnh tranh Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên chịu sự chi phối hoạt động của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế này mọi người đều được tự do kinh doanh, đây chính là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập nhau như cạnh tranh giữa những người mua, giữa những người bán, giữa những người bán với người mua, giữa các nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài,... Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Vậy cạnh tranh là gì? Xét dưới giác độ các quốc gia thì cạnh tranh có thể được hiểu là quá trình đương đầu của các quốc gia này với các quốc gia khác trong quá trình hội nhập kinh tế. Xét dưới giác độ ngành kinh tế - kỹ thuật, từ trước đến nay, cạnh tranh được chia thành 2 loại là cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh nội bộ ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực khác nhau nhằm thu được lợi nhuận lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra, cùng đó là việc đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn đầu tư từ ngành có lợi nhuận cao hơn. Điều này, vô hình chung đã hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý 10 giữa các ngành khác nhau và giúp các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau có số vốn bằng nhau thì thu được lợi nhuận ngang nhau. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hoá - dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành nên giá cả thị trường trên cơ sở giá trị xã hội của loại hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp đấu tranh với nhau để giành chiến thắng. Những doanh nghiệp giành chiến thắng sẽ mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường, còn những doanh nghiệp nào thua cuộc sẽ phải thu hẹp phạm vi kinh doanh, thậm chí các doanh nghiệp này còn có thể dẫn đến giải thể, phá sản. Đề cập tới cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế TBCN, K. Mark đã đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch". Như vậy, khi nghiên cứu cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Mark đã coi cạnh tranh là cuộc giành giật các lợi thế để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên, cũng trong nền kinh tế TBCN, cuốn sách "Từ điển kinh doanh" (Xuất bản năm 1992, Anh) lại đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: "cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình" để đề cập đến sự cạnh tranh ở thị trường các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp. Nói tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các ngành kinh tế, giữa các quốc gia trong việc giành giật các lợi thế để thực hiện các mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn cạnh tranh nhất định. 11 Nếu xét cạnh tranh dưới góc độ các doanh nghiệp thì thực chất cạnh tranh là sự ganh đua về lợi ích kinh tế, về chủ thể tham gia thị trường. Đối với khách hàng, bao giờ họ cũng muốn mua được hàng hoá có chất lượng cao mà giá lại rẻ, còn các doanh nghiệp lại muốn được tối đa hoá lợi nhuận của mình. Với mục tiêu là lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, giành giật khách hàng về phía mình. Từ đó, cạnh tranh đã xảy ra. Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, tránh cạnh tranh bất hợp pháp dẫn đến làm tổn hại lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình. Trong nền kinh tế thị trường, mong muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh luôn là mục đích tự thân của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong nền kinh tế đó, khách hàng là người tự do lựa chọn nhà cung ứng, là nhân tố quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Họ không phải tự tìm kiếm đến các doanh nghiệp như trước đây mà buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm khách hàng cho mình và khai thác nhu cầu nơi họ. Nghĩa là, muốn khách hàng tiêu thụ sản phẩm thì các doanh nghiệp nên đưa sản phẩm của mình tới khách hàng để họ biết, cảm nhận được và có quyết định dùng hay không dùng. Với cơ chế thị trường, có được một khách hàng là rất khó khăn, các doanh nghiệp phải giữ từng khách hàng, giành giật từng khách hàng, doanh nghiệp nào cũng muốn đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào nhanh hơn thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Quy luật chọn lọc nghiệt ngã này đã chia doanh nghiệp thành hai nhóm chính, đó là nhóm doanh nghiệp năng động và nhóm doanh nghiệp trì trệ. Chính điều đó đã khiến các doanh nghiệp yếu phải nhanh chóng thích nghi, nếu không sẽ không có cơ hội phát triển và dẫn tới tình trạnh bị phá sản. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi 12 nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là con đường cơ bản để các doanh nghiệp thích nghi và tồn tại được. Có thể nói, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu xảy ra và nó đóng vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp đó. Trong phạm vi giới hạn luận văn của mình, em chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích loại hình cạnh tranh này. 2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 2.1. Thị trường cạnh tranh Hình thái cạnh tranh này được xem xét dưới góc độ hành vi của thị trường, gắn liền với phương thức hình thành và vận động giá trên thị trường. Có các hình thái cạnh tranh như sau: 2.1.1. Hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Khái niệm: thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán mà không có người nào có ưu thế cung ứng một số lượng sản phẩm lớn ảnh hưởng đến giá cả. Tất cả các đơn vị hàng hoá trên thị trường được coi là giống nhau, ít có sự khác biệt về mẫu mã, hình thức, chất lượng. Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi, vì vậy, việc tham gia và rút khỏi thị trường của họ rất dễ dàng. Họ không có khả năng nâng giá. Do đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường này chủ yếu tìm biện pháp giảm chi phí tới mức thấp nhất. - Tác dụng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: + Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. 13 + Làm cho người tiêu dùng dễ dàng lực chọn những sản phẩm vừa ý với mức giá thấp nhất. + Nhìn chung, xã hội thu được lợi ích do tài nguyên được phân phối theo hướng có lợi nhất, làm cho doanh nghiệp phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng phù hợp với yêu cầu xã hội. Đây là hình thái cạnh tranh hầu như không tồn tại hoặc rất khó thấy trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Tuy nhiên, tiến tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo vẫn là mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập thương mại quốc tế. 2.1.2. Hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Đây là một thị trường mà phần lớn sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh các sản phẩm hàng hoá - dịch vụ cùng chủng loại nhưng khác nhau về nhãn hiệu. Chính những nhãn hiệu này lại mang những hình ảnh, uy tín khác nhau do người tiêu dùng nghĩ ra, có thể đúng hoặc không đúng. Do đó, một số người tiêu dùng (chứ không phải là tất cả) sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích. Có thể nói, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là một thị trường phổ biến trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Có hai hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sau: * Độc quyền tập đoàn: Trong thị trường này chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng. Trong số đó, một số hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn, vì có các rào cản gia nhập làm cho các doanh nghiệp mới không thể gia nhập vào thị trường được. Tuy nhiên, một điều cần chú ý ở đây là các doanh nghiệp trong thị trường bị phụ thuộc lẫn nhau trong việc định giá cũng như sản lượng bán ra. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp trong nhóm độc quyền giảm giá hàng bán thì lợi thế đối với họ sẽ không được lâu, các doanh nghiệp khác cũng sẽ 14 nhanh chóng giảm giá, như vậy, lợi ích của họ sẽ nhanh chóng giảm sút. Ngược lại, khi doanh nghiệp tăng giá chưa chắc các doanh nghiệp khác sẽ tăng giá theo, như vậy, doanh nghiệp sẽ làm mất khách hàng. * Cạnh tranh độc quyền: Đặc điểm nổi bật của thị trường độc quyền là số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường tương đối lớn, mỗi doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng lớn đến các quyết định sản xuất kinh doanh của riêng doanh nghiệp mình. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp không đồng nhất. Người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua nhãn hiệu, bao bì và các dịch vụ kèm theo. Trên thị trường này, doanh nghiệp có quyền quyết định giá hàng hoá nhưng vẫn không phải hoàn toàn theo ý mình, các điều kiện về mua bán hàng hoá cũng khác nhau, các doanh nghiệp có thể có hình ảnh, uy tín khác nhau trong tâm trí mỗi khách hàng. 2.1.3. Hình thái thị trường độc quyền Đây là hình thái thị trường mà ở đó chỉ có một người bán nhưng n
Luận văn liên quan