Luận văn Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải của mọi thời đại và mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bên cạnh phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý tới vấn đề xóa đói. Người cho rằng “giặc đói” là một trong ba loại giặc mà Chính phủ và toàn dân phải tập trung đánh đuổi. Nối tiếp chủ trương của Người, hơn nửa thế kỷ qua công tác xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) đã trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên mọi nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, đưa tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc tế giảm từ 58% xuống còn 10,7% trong giai đoạn 1993 – 2010. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ra sức phấn đấu, song với một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lại bị chiến tranh tàn phá ác liệt và thiên tai liên tiếp, nên cuộc chiến đấu chống nghèo đói của nhân dân ta còn hết sức khó khăn, gian khổ, đặc biệt là đối với các nông hộ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn

pdf115 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THU NGHÈO ĐÓI VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THU NGHÈO ĐÓI VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH THANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành luận văn này: Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Trịnh Thanh Sơn đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, Quý Thầy, Cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học Địa lí KT – XH khóa 19, Phòng Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các phòng, ban trực thuộc UBND huyện Định Quán đã giúp đỡ tận tình trong thời gian tác giả thực hiện đề tài tại địa phương. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian quý báu của mình để đọc đề tài và đóng góp ý kiến giúp đề tài của tác giả hoàn thiện hơn. Xin chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Đào Thị Thu MỤC LỤC Lời Cảm Ơn ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ................................................................................................... 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7 DANH MỤC BẢNG ................................................................................... 8 DANH MỤC HÌNH .................................................................................... 9 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................... 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 2 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 5 7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 8 1.1. Quan niệm về nghèo đói ......................................................................................... 8 1.2. Tiêu chuẩn xác định nghèo đói .............................................................................. 9 1.3. Nguyên nhân nghèo đói ........................................................................................ 15 1.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan .............................................................................................. 15 1.3.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................................................... 16 1.4. Thực trạng nghèo đói của thế giới và Việt Nam .................................................. 17 1.5. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ................... 21 1.5.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Trung Quốc ............................................................................. 21 1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Mê-hi-cô ................................................................................. 22 1.5.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Uganđa .................................................................................... 23 1.5.4. Kinh nghiệm giảm nghèo của Việt Nam ............................................................................. 24 Chương 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI ........... 26 2.1.Khái quát về huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai .................................................... 26 2.2. Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ..................................................................................................................... 36 Chương 3 : GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................................... 65 3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình giảm nghèo bền vững ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................................................................... 65 3.1.1. Quan điểm ........................................................................................................................... 65 3.1.2. Định hướng .......................................................................................................................... 66 3.1.3. Mục tiêu, đối tượng của chương trình giảm nghèo bền vững ............................................. 66 3.1.4. Nhiệm vụ ............................................................................................................................. 67 3.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ................. 68 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................. 68 3.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng ............................................................................................................ 69 3.2.3. Dạy nghề và hỗ trợ việc làm ............................................................................................... 69 3.2.4. Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo ..................................................................................................... 71 3.2.5. Hỗ trợ giáo dục .................................................................................................................... 72 3.2.6. Hỗ trợ y tế ............................................................................................................................ 73 3.2.7. Nhân rộng mô hình giảm nghèo .......................................................................................... 74 3.2.8. Nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ................. 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 76 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 76 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 77 PHỤ LỤC .................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ.GN: Ban chỉ đạo giảm nghèo GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân KT – XH: Kinh tế - xã hội LĐTBXH: Lao động – Thương binh và xã hội NQ: Nghị quyết QĐ: Quyết định TT: TT UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc XĐGN: Xóa đói, giảm nghèo DANH MỤC BẢNG Bảng Trang 1. Bảng 1.1: Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam thời kỳ 1993 – 2010 ............................ 22 222. Bảng 1.2: Tình trạng nghèo đói theo vùng của Việt Nam qua một số năm .............................................................................................................................. 23 3. Bảng1.3: Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 1 với nhóm 5 qua một số năm ...... 24 4. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu tại trạm khí tượng thủy văn La Ngà – Định Quán . ................................................................................................................................................... 33 5. Bảng 2.2: Cơ cấu các nhóm đất chính của huyện Định Quán ......................... 34 6. Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Định Quán qua một số năm ....... 37 7. Bảng 2.4: Hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo của huyện Định Quán thời kỳ 2001 – 2011 48 8. Bảng 2.5: Phân bố hộ nghèo theo đơn vị hành chính của huyện Định Quán năm 2011 ......................................................................................................................... 49 9. Bảng 2.6: Nhân khẩu bình quân của hộ gia đình nghèo huyện Định Quán đầu năm 2011. ................................................................................................................ 52 10. Bảng 2.7: Lao động và tỉ lệ lao động của hộ nghèo huyện Định Quán năm 2011 53 11. Bảng 2.8: Tình trạng hoạt động của lao động nghèo huyện Định Quán năm 2011. 54 12. Bảng 2.9: Trình độ văn hóa của người nghèo huyện Định Quán năm 2011 .............................................................................................................................. 55 13. Bảng 2.10: Tình hình thu nhập của người nghèo huyện Định Quán năm 2011 57 14. Bảng 2.11: Hộ nghèo huyện Định Quán phân theo giá trị tài sản năm 2011 .............................................................................................................................. 60 15. Bảng 2.12: Tình hình nhà ở của hộ nghèo huyện Định Quán năm 2011 ...... 63 16. Bảng 2.13: Hộ nghèo huyện Định Quán phân theo điều kiện sinh hoạt và đời sống năm 2011 ......................................................................................................... 65 17. Bảng 2.14: Hộ nghèo huyện Định Quán phân theo một số nguyên nhân trực tiếp năm 2011 ................................................................................................................. 69 DANH MỤC HÌNH 1. Hình 1.1: Tỉ lệ nghèo khu vực nông thôn, thành thị ở Việt Nam từ năm 1993 – 2010 22 2. Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Định Quán năm 2000, 2010 ......................... 38 3. Hình 2.2: Tỉ lệ hộ nghèo huyện Định Quán giai đoạn 2001 – 2010 ................ 49 4. Hình 2.3: Cơ cấu nhà ở của hộ nghèo huyện Định Quán năm 2011 ............... 64 5. Bản đồ đơn vị hành chính huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai . ........................ 31 6. Bản đồ nghèo huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ............................................. 51 7. Bản đồ cơ cấu giá trị tài sản hộ nghèo huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ...... 59 8. Bản đồ cơ cấu thu nhập của hộ nghèo ............................................................. 62 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải của mọi thời đại và mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bên cạnh phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý tới vấn đề xóa đói. Người cho rằng “giặc đói” là một trong ba loại giặc mà Chính phủ và toàn dân phải tập trung đánh đuổi. Nối tiếp chủ trương của Người, hơn nửa thế kỷ qua công tác xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) đã trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên mọi nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, đưa tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc tế giảm từ 58% xuống còn 10,7% trong giai đoạn 1993 – 2010. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ra sức phấn đấu, song với một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lại bị chiến tranh tàn phá ác liệt và thiên tai liên tiếp, nên cuộc chiến đấu chống nghèo đói của nhân dân ta còn hết sức khó khăn, gian khổ, đặc biệt là đối với các nông hộ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Trong xu thế đất nước hội nhập sâu hơn với thế giới và những yêu cầu trong tiến trình thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN (CPRGS) được Chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2002, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương đi đôi với việc thực hiện XĐGN. Vì vậy công tác XĐGN ở huyện Định Quán đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói vẫn còn rất nghiêm trọng và công tác XĐGN của huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Trước tình hình thực tế của địa phương, với mong muốn góp phần vào giảm nhanh tình trạng nghèo đói và nâng cao đời sống của người dân huyện Định Quán tôi đã chọn đề tài luận văn: “Nghèo đói và giải pháp giảm nghèo đói ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”. 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu những cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói. - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. - Các giải pháp giúp XĐGN hiệu quả và bền vững. 3. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện được mục tiêu đã nêu trên thì nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích, chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói để vận dụng vào việc nghiên cứu trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở một bộ phận dân cư của huyện. - Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần vào công tác XĐGN; hỗ trợ cho thoát nghèo bền vững ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Địa bàn nghiên cứu là huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. - Về thời gian: Từ năm 2000 đến đầu năm 2011. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5.1. Trên thế giới Nghèo đói là một hiện tượng mang tính chất toàn cầu, không chỉ tồn tại ở những nước nghèo và các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển trên thế giới. Do đó, XĐGN đã trở thành chương trình hành động của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới, thu hút các nhà khoa học, các tổ chức tham gia nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về nghèo đói, tìm hiểu thực trạng và các bài học kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp XĐGN hiệu quả. Các chuyên viên của Ngân hàng thế giới trong cuốn “Tấn công nghèo đói” đã sử dụng những bằng chứng mới cùng với phương pháp tư duy đa ngành để mở rộng khả năng lựa chọn cách hành động phát triển nhằm giảm bớt nghèo đói trên tất cả các phương diện của nó, trong đó tập trung phân tích các cách tiếp cận vấn đề nghèo đói, trên cơ sở đưa ra những kiến nghị hành động trên 3 lĩnh vực: mở rộng cơ hội cho người nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao quyền nhằm tăng cường sự tham gia của người nghèo trong quá trình chính trị và ra quyết định; tăng cường an sinh nhằm giảm bớt nguy cơ dễ bị tổn thương cho người nghèo trước các cú sốc bất lợi do ốm đau, khủng hoảng, thiên tai, Trong khi đó, Hafiz A.Pasha và T.Planive, trong khi nghiên cứu về “Chính sách tăng trưởng vì người nghèo: Kinh nghiệm của Châu Á” lại tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói ở các nước Châu Á trong một thời gian dài và phân tích ảnh hưởng của các loại chính sách khác nhau tới các yếu tố xác định nghèo đói 5.2. Việt Nam Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nghèo đói và dốt là những thứ giặc như giặc ngoại xâm. Người yêu cầu Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành phải: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Vì thế, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án nhằm XĐGN hiệu quả như Chương trình 135; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN nghèo; Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo; Dự án dạy nghề cho người nghèo,. Bên cạnh việc hỗ trợ Đảng và Chính phủ hoàn thiện các chính sách, chương trình, dự án XĐGN, các nhà khoa học Việt Nam; các ban, ngành của Nhà nước; các tổ chức quốc tế, đã có những công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về nghèo đói; phân tích bức tranh nghèo đói của cả nước nói chung, một số vùng và địa phương nói riêng để đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho công cuộc XĐGN, Chẳng hạn như trong cuốn “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề nghèo đói ở các chế độ xã hội và ở nước ta, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, mục tiêu lý tưởng của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, tác giả Nguyễn Thị Hằng đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nghèo đói; nêu lên tính chất tất yếu khách quan của việc XĐGN; thực trạng nghèo đói và một số phương hướng, biện pháp XĐGN ở nông thôn nước ta. Hay trong cuốn “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức” của Viện Khoa học và xã hội Việt Nam, các tác giả đã phân tích khá sâu về thực trạng nghèo đói của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, từ đó đưa ra những thành tựu và hạn chế trong công cuộc XĐGN của nước ta. Còn TS. Nguyễn Thị Hoa trong cuốn “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015” đã giới thiệu đến người đọc hệ thống những chính sách hiện hành đang áp dụng ở Việt Nam, trong đó tập trung vào 4 chính sách chủ yếu: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ giáo dục và y tế cho người nghèo; tác động của các chính sách này (theo cả 2 hướng đồng thuận và không đồng thuận) đến thực trạng nghèo đói của Việt Nam thời gian qua; đồng thời đề xuất quan điểm và nội dung hoàn thiện các chính sách này theo những yêu cầu mới hơn, cao hơn, triệt để hơn, xem xét như những bước rút hoàn thành mục tiêu của Tuyên bố thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết Trong bối cảnh chung của cả nước, vấn đề XĐGN trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã được các cấp chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong vùng quan tâm, tập trung mọi nguồn lực góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống, phần nhiều được thể hiện trên các văn bản của các ban, ngành của UBND huyện, xã, TT. Vì thế, với mong muốn góp phần vào công cuộc giảm nghèo của huyện, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng nghèo đói và công tác XĐGN của huyện trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm nghèo hiệu quả. Trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả, các đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước đã trở thành nguồn tư liệu tham khảo quý giá và thực sự bổ ích. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận  Quan điểm triết học Mac – Lênin Quan điểm triết học Mac – Lênin là sự kết tinh của các thành tựu khoa học và các tư tưởng triết học nhân loại, là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu tính toàn diện, tính phát triển của các hiện tượng trên thế giới, quan điểm này đã được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm hiểu rõ về nguồn gốc, diễn biến và xu hướng phát triển của tình trạng nghèo đói ở một bộ phận dân cư huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai  Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm tổng hợp lãnh
Luận văn liên quan