Luận văn Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy huyện Mai Sơn - Sơn La (94trang)

Xã hội ngày càng văn minh hơn đã nâng cao sự nhận thức của con người về rừng. Con người nhận thức được cần thiết phải có một diện tích rừng nhất định, không phải chỉ vì giá trị trựctiếp của nó, mà còn vì những lợi ích khác do rừng đem lại có tính chất gián tiếp, nhưng không kém phần quan trọng, đó là tác dụng bảo vệ môi trường, tác dụng bảo tồn các loàiđộng thực vật quý hiếm sống trong rừng, tác dụng tạo ra cảnh quan môi trường sinh thái, Đất nước Việt Nam, trải dài trên nhiều vĩ tuyến với độ cao chênh lệch trên 3000m, với địa hình đa dạng, khíhậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến khí hậu ôn hoà ở phía Bắc, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về thành phần các loài sinh vật rừng, 3/4 diện tích lãnh thổ là rừng và đất rừng. Những hệ sinh thái đó gồm: Rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, rừng cây lá rộng đai thấp, rừng cây lá rộng nửa rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim,rừng đai núi cao, rừng tre nứa, {23}. Ba mươi năm chiến tranh, diện tích rừng Việt Nam bị tàn phá nghiêm trọng (mất 2 triệu ha rừng) (Võ Quý 1995), đến năm 1975 còn lại 9,5 triệu ha. Dân số ngày một tăng, khai thác không hợp lý, yếu kém trong công tác quản lý. Những năm tiếp theo rừng tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng, chất lượng. Năm 1995, tổng diện tích rừng tựnhiên chỉ còn 9.494.300ha, trong đó phần lớn diện tích rừng đã bị khai thác quá mức, tạo thành những lâm phần nghèo kiệt, độ che phủ giảm xuống còn 32% (theo thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng) {48} Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưdiện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học, Trong những năm qua, chúng ta chỉ chú ý khai thác rừng tự nhiên, vì đây là đối tượng có trữ lượng gỗ lớn, nhiều loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Mặc dù diện tích rừng trồng Dowload:: Agriviet.Com 3 cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém. Hầu hết, rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai hướng chính đó, là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi, ). Cách thứ hai là khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghiệp, ). Trong hai cách này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ, rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả năng phục hồi. Có nhiều giải pháp phục hồi rừng, trong đó khoanh nuôi là giải pháp phục hồi rừng có nhiều triển vọng nhất, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam. Đây là giải pháp tốt để từng bước lập lại cần bằng sinh thái trong thiên nhiên, hạn chế tác hại của thiên tai, nhưlũ lụt, bão lũ, hạn hán, Từ những năm đầu của thập niên 60, khoanh nuôi phụchồi rừng đã được quan tâm với phương thức là “khoanh núi nuôi rừng”. Khái niệm khoanh nuôi phục hồi rừng đã làm sáng tỏ: “đó là giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừngthông qua bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung nếu cần thiết”. áp dụng cho cả 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sảnxuất {2}. Sơn La nằm trên lưu vực sông Đà, là nơi có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và sắp có thêm nhà máy thuỷ điện Sơn La. Đây là các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất Việt Nam và Đông Nam á. Việc gữi gìn và phát triển rừng tự nhiên ở vùng này, nhất là vùng ven hồ, ven sông Đà trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Rừng ở đây có tác dụng giữ nước, điều tiết dòng chảy, ngăn cản và hạn chế qúa trình rửa trôi bồi lấp lòng hồ. Sự mất rừng kéo theo những hiểm hoạ Dowload:: Agriviet.Com 4 sinh thái, suy giảm tuổi thọ và công suất của các nhà máy điện, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tích luỹ và điều hoà nguồn nước, gây tổn thất cho người dân. Vì thế, nhiệm vụ cấp bách là phải bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện còn trong khu vực thượng nguồn sông Đà, ngoài ra cần đảm bảo cuộc sống cho nhân dân địa phương, từ đó cho thấy khoanh nuôi phục hồi rừng ở đây cần được coi trọng đúng mức. Nhằm góp phần tìm hiểu đối tượng này ở miền Bắc nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng, chúng tôi tiếnhành thực hiện đề tài:” Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La”.

pdf94 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy huyện Mai Sơn - Sơn La (94trang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan