Luận văn Nghiên cứu đa hình di truyền gen thyroglobulin (TG5) ở một số nhóm bò vàng Việt Nam

Việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và nguồn gen động vật nuôi nói riêng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Do áp lực của kinh tế thị trường đòi hỏi các giống có năng suất cao, do biến đổi khí hậu và đô thị hóa nên nhiều giống vật nuôi bản địa đang có nguy cơ bị mất đi. Từ những năm 1990 tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO) đã xây dựng một chương trình phát triển bền vững nguồn gen động vật nuôi trên toàn cầu, mục tiêu của chương trình này nhằm trợ giúp việc duy trì sự đa dạng sinh học và phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là một chương trình tổng thể sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử như các chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite), phân tích trình tự ADN, PCR-RFLP, SNP để đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các giống và trong bản thân mỗi giống vật nuôi ở mức độ phân tử nhằm định hướng cho việc quản lý, bảo tồn và sử dụng nguồn gen động vật nuôi trên quy mô toàn cầu [20]. Theo thống kê của FAO thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 3500 giống vật nuôi, trong đó có khoảng 815 giống bò khác nhau. Tuy nhiên đây là con số thống kê chưa đầy đủ vì nhiều giống bò bản địa khác vẫn chưa được phát hiện, đồng thời nhiều giống cũng đang có nguy cơ bị mất đi do không được bảo tồn [19]

pdf45 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa hình di truyền gen thyroglobulin (TG5) ở một số nhóm bò vàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU Việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và nguồn gen động vật nuôi nói riêng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Do áp lực của kinh tế thị trường đòi hỏi các giống có năng suất cao, do biến đổi khí hậu và đô thị hóa nên nhiều giống vật nuôi bản địa đang có nguy cơ bị mất đi. Từ những năm 1990 tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO) đã xây dựng một chương trình phát triển bền vững nguồn gen động vật nuôi trên toàn cầu, mục tiêu của chương trình này nhằm trợ giúp việc duy trì sự đa dạng sinh học và phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là một chương trình tổng thể sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử như các chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite), phân tích trình tự ADN, PCR-RFLP, SNP để đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các giống và trong bản thân mỗi giống vật nuôi ở mức độ phân tử nhằm định hướng cho việc quản lý, bảo tồn và sử dụng nguồn gen động vật nuôi trên quy mô toàn cầu [20]. Theo thống kê của FAO thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 3500 giống vật nuôi, trong đó có khoảng 815 giống bò khác nhau. Tuy nhiên đây là con số thống kê chưa đầy đủ vì nhiều giống bò bản địa khác vẫn chưa được phát hiện, đồng thời nhiều giống cũng đang có nguy cơ bị mất đi do không được bảo tồn [19]. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam hiện nay mặc dù chính phủ đã đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm “u hóa” đàn bò nhưng tỷ lệ bò vàng gốc chưa bị lai tạp vẫn còn nhiều [11]. Các chương trình lai tạo đều tập trung vào cải thiện tầm vóc và năng suất, còn vấn đề liên quan đến chất lượng thịt để phục vụ thị trường thì còn bỏ ngỏ. Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi đánh giá thì hiện nay Việt Nam có khoảng 7 nhóm bò vàng địa phương, mỗi nhóm mang những nét đặc trưng được chọn lọc theo sở thích của người 2 dân và đáp ứng với điều kiện khí hậu ở từng vùng. Các nhóm bò này thường có kích thước nhỏ năng suất thịt, sản lượng sữa thấp nhưng chúng lại có khả năng chịu được điều kiện khó khăn, khả năng kháng bệnh và sinh sản tốt [5]. Nhưng liệu bò vàng Việt Nam có những gen tiềm ẩn liên quan đến chất lượng thịt như: độ mềm thịt, độ ngọt, mỡ giắt trong thịt có thể được kiểm tra thông qua các marker phân tử để thiết kế các chương trình lai tạo hợp lý hay không? Trên thế giới đã ứng dụng nhiều kỹ thuật trong lĩnh vực di truyền phân tử để xác định sự đa hình các gen liên quan đến đến các tính trạng kinh tế như: chất lượng thịt, tốc độ sinh trưởngnhằm phát triển chúng như các chỉ thị phân tử hỗ trợ chọn lọc những giống bò thịt có năng suất và chất lượng cao. Thịt có mỡ giắt và độ dày mỡ lưng là 2 đặc điểm chất lượng quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng thịt xẻ và tác động đến nền sản xuất bò thịt. Chọn lọc nhằm làm tăng thịt có giắt mỡ nhưng lại có độ dày mỡ lưng thấp từ lâu đã được công nhận là một mục tiêu quan trọng cho sản xuất thịt bò chất lượng cao. Trong chăn nuôi bò thịt, truyền thống lựa chọn để tăng thịt có mỡ giắt và giảm mỡ lưng không hề đơn giản do hai tính trạng này có quan hệ đồng biến (thịt có mỡ giắt nhiều thì độ dày mỡ lưng cũng cao). Ngày nay với sự phát triển mạnh của lĩnh vực di truyền phân tử, việc kiểm tra ở mức độ phân tử ADN nhằm xác định gen quy định phẩm chất tốt đối với tính trạng mỡ giắt trong thịt sẽ cung cấp một công cụ hữu hiệu để cải tiến di truyền tính trạng này một cách thuận lợi hơn. Một số gen đã được liên quan đến chất lượng thịt bò đã được xác định như: TG5, CAST-T1, Calpain 316-T2, Calpain 4751-T3. Sự thay đổi trình tự nucelotide của những gen này dẫn đến làm tăng hay giảm độ dày mỡ lưng và tỷ lệ mỡ giắt trong thịt làm biến đổi độ mềm và mùi vị thịt, có thể phát hiện được bằng các kỹ thuật di truyền như PCR-RFLP hay giải trình tự gen. Do đó, việc kiểm tra di truyền đối với các chỉ thị (marker) liên quan đến độ mềm của thịt đã trở thành sản phẩm thương mại 3 [31], [32] và đang được ứng dụng trong việc xác đinh kiểu gen mong muốn phục vụ công tác lai tạo giống bò thịt. Tác giả De và cộng sự (2004) chỉ ra rằng gen Thyroglobulin -TG5- có liên quan đến độ dày mỡ lưng và mỡ giắt trong bắp thịt (marbling) ở quần thể bò lai F2 Wagyu X Limousin [18]. Giống bò Wagyu nổi tiếng của Nhật về thịt mềm mọng, thơm, tỷ lệ thịt có mỡ giắt rất cao nên được ưa chuộng trên thị trường. Do vậy, gen TG5 được đề cử là một trong các chỉ thị phân tử dựa trên ADN được ứng dụng trong chọn lọc giống bò thịt. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đa hình di truyền gen TG5 trong các giống bò Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa hình di truyền gen thyroglobulin (TG5) ở một số nhóm bò vàng Việt Nam” với mục đích: Xác định sự sai khác di truyền gen TG5 giữa các nhóm bò vàng địa phương của Việt Nam ở mức độ phân tử giúp định hướng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các giống bản địa Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các phương pháp đánh giá đa dạng di truyền Đa dạng di truyền có thể được biểu hiện ở một vài mức độ, từ quan sát kiểu hình đến các chỉ thị phân tử. Phương pháp đầu tiên là phương pháp đánh giá đa dạng giống qua đặc điểm kiểu hình [28]. Các chỉ thị kiểu hình được chia thành các tính trạng riêng biệt (ví dụ như các tính trạng về hình thái và sinh thái di truyền) và các tính trạng số lượng (ví dụ như trọng lượng cơ thể) được sử dụng để đánh giá biến dị di truyền và mối quan hệ phát sinh loài giữa các giống và quần thể. Các chỉ thị khác như đa hình protein, hoạt tính enzym và các nhóm máu được sử dụng để đánh giá biến dị di truyền trong các quần thể [21], [25], [26]. Tuy nhiên, các chỉ thị này cho kết quả đa hình thấp và hạn chế trong nghiên cứu đa dạng di truyền. Hiện nay với sự phát triển của Công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ phân tích gen đã cung cấp nhiều dấu hiệu cùng với các kỹ thuật di truyền phân tử như: PCR-RFLP, kỹ thuật microsatellile, giải trình tự ADN...được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu với các đối tượng khác nhau. Đặc biệt là các kỹ thuật, công nghệ phân tích di truyền đã và đang được áp dụng nhiều trong chăn nuôi nhằm hỗ trợ chọn tạo giống vật nuôi (marker assisted selection) cũng như các nghiên cứu về đa dạng di truyền, các dự án bảo tồn và khai thác nguồn gen. Kỹ thuật di truyền phân tử được coi là hữu hiệu nhất được dùng đề đánh giá mức độ sai khác di truyền giữa các giống và trong bản thân các giống gia súc, gia cầm. 1.1. Kỹ thuật PCR Kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction) hay còn gọi là phản ứng chuỗi trùng hợp, được Karry Mullis hoàn thiện vào giữa những năm 80 và đã đưa lại một cuộc cách mạng trong di truyền học phân tử. 5 Kỹ thuật PCR cho phép nhân các đoạn ADN định trước. Kỹ thuật PCR sử dụng các đặc điểm của quá trình sao chép ADN. ADN polymerase dùng các đoạn ADN mạch đơn làm khuôn để tổng hợp nên sợi mới tương hợp với nó. Cả hai sợi ADN đều được dùng để làm khuôn cho quá trình tổng hợp nếu các đoạn mồi oligonucleotide được cung cấp cho cả hai sợi. Hỗn hợp phản ứng lại được đun nóng lên để tách sợi ban đầu khỏi sợi mới tổng hợp, các sợi này sau đó lại được dùng tiếp cho chu trình tiếp theo, bao gồm các bước: gắn đoạn mồi, tổng hợp ADN và tách rời các đoạn. Kết quả cuối cùng của phản ứng PCR là sau n chu kỳ phản ứng, tính theo lý thuyết, ta sẽ có 2n bản sao các phân tử ADN mạch kép nằm giữa hai đoạn mồi. Đó là đặc điểm quan trọng thứ hai của kỹ thuật PCR, nó dẫn đến kết quả là một đoạn ADN định trước được nhân lên [4]. 1.2. Các phương pháp nghiên cứu đa hình di truyền dựa trên PCR 1.2.1. Phương pháp PCR-RFLP( Polymerase chain reaction-Restriction fragment length polymorphism ) Sau khi nhân đoạn ADN nhờ một cặp mồi đặc hiệu, sản phẩm PCR được cắt bằng một hoặc một số enzym giới hạn. Sau khi phân tích các sản phẩm cắt bằng enzym giới hạn, điện di trên gel có thể phát hiện được sự thay thế các base nitơ hay sự thay đổi trật tự các base nitơ tại vị trí cắt trên ADN được nhân lên. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến trên nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới do sự biểu hiện đa hình tương đối cao, dễ tiến hành và chi phí thấp. 1.2.2. Phương pháp AFLP (Amplified fragment length polymorphism) AFLP là phương pháp nghiên cứu đa hình chiều dài các đoạn được nhân bản chọn lọc. Cơ sở của phương pháp này là dùng enzym giới hạn để cắt nhỏ ADN genome thành các phân đoạn có kích thước khác nhau, trong đó có những đoạn mang đầu mút giống nhau. Nếu ta sử dụng một đoạn nối 6 (adaptor) như nhau có gắn thêm một hoặc một số oligonucleotide được chọn trước để định hướng cho việc gắn mồi thì tất cả những đoạn ADN có đầu gắn giống nhau sẽ được nhân lên. Khi ta thay đổi số lượng và trật tự các oligonucleotide ở các đầu nối ta có thể nhận được những đoạn ADN nhân bản có kich thước khác nhau giúp ta có thể phân biệt được sự đa hình giữa chúng. 1.2.3. Phương pháp RAPD (Random amplified polymorphism DNA) RAPD là phương pháp phân tích đa hình các đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên. Dựa trên cơ sở của phản ứng PCR với các cặp mồi có trình tự ngẫu nhiên thường dài khoảng 10 base. Phương pháp này có thể áp dụng đối với các đối tượng chưa biết trình tự về ADN genom. Phương pháp này cho phép phát hiện đa hình cao và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chọn giống và phân loại thực vật. Nhìn chung các phương pháp phân tích đa hình di truyền nhờ chỉ thị ADN dựa trên PCR ngày càng phát triển nhanh chóng và áp dụng rộng rãi trong chọn giống. Tuy nhiên có một số hạn chế cho việc áp dụng các phương pháp chọn lọc này: - Tốc độ lập bản đồ gen cho việc áp dụng các phương pháp này còn rất chậm, nhiều gen đã được đưa vào bản đồ còn quá xa các chỉ thị đã biết. - Việc sử dụng các chỉ thị phân tử dựa vào PCR khá tốn kém nên hiện nay mới chỉ có một số lượng hạn chế các chỉ thị dựa vào PCR được sử dụng trong chọn lọc. 1.2.4. Microsatellite Thuật ngữ Microsatellite được Litt và Luty giới thiệu vào năm 1989 nhằm chỉ các trình tự ADN lặp lại một cách có trật tự (Tandemly repeated DNA sequence). Các đoạn này có độ dài chỉ vài cặp bazơ nitơ (2-6 bp), có tính đa hình cao và có thể được nhân lên bằng phản ứng PCR. 7 Microsatellite được phân bố ngẫu nhiên trên toàn bộ hệ gen, tập trung thành những cụm nhỏ (clusters) khoảng 200bp và được tìm thấy trong tất cả cơ thể sống đặc biệt là ở những cơ thể sống có hệ gen lớn. Người ta thấy rằng trung bình cứ 10.000 nucleotide thì gặp một trình tự microsatellite. Những đoạn lặp lại của polyA /polyT là kiểu phổ biến nhất trong tất cả các hệ gen nhưng tần số phân bố giữa các loài rất khác nhau. Ngoài ra còn có một số kiểu lặp lại phổ biến khác như kiểu lặp lại 2 nucleotide như (CA)/(GT) [10]. Microsatellite có các tính chất cần thiết cho một chỉ thị phân tử (Molecular marker) do sự đa dạng và khả năng biến đổi lớn về chiều dài của chúng và có thể dễ dàng phát hiện bằng phản ứng PCR từ một lượng ADN rất nhỏ. 1.3. Giải trình tự ADN Nguyên tắc của hầu hết các phương pháp giải trình tự ADN hiện nay đều dựa trên phương pháp được Sanger và cộng sự công bố năm 1977, được gọi là phương pháp dideoxyribonucleotide (gọi tắt là phương pháp dideroxy). Nguyên tắc của phương pháp dideroxy dựa trên việc bổ sung các dẫn xuất tương ứng của các dNTP là 2’,3’-dideoxynucleotide (viết tắt là ddNTP) vào thành phần phản ứng tổng hợp ADN trong ống nghiệm. Do ddNTP thiếu nhóm C3’-OH, nên một khi nó được gắn vào mạch ADN đang tổng hợp, thì quá trình tổng hợp ADN sẽ dừng lại. Trong phương pháp Sanger, sự sao chép ADN được bắt đầu bằng việc gắn một đoạn oligonucleotide có trình tự bổ sung với trình tự ADN cần giải rồi ủ chúng cùng enzym ADN polymerase. Phân tử ADN tổng hợp mới sẽ có trình tự bổ sung với mạch ADN làm khuôn. Các phản ứng tổng hợp trình tự được chia thành 4 ống nghiệm tách biệt. Mỗi ống được bổ sung một hỗn hợp gồm 4 loại dNTP thông thường, một trong những loại dNTP này được đánh dấu phóng xạ để phát hiện mạch mới đang được tổng hợp. Ngoài ra từng loại trong 4 loại ddNTP (ddATP. ddGTP, 8 ddCTP, ddTTP) sẽ được bổ sung lần lượt tương ứng vào mỗi ống nghiệm nêu trên với nồng độ bằng 1/10 so với nộng độ loại dNTP tương ứng. Với thành phần phản ứng như vậy, trong phần lớn trường hợp, dNTP sẽ liên kết vào mạch ADN đang tổng hợp, nhưng ddNTP (ở nồng độ thấp) cũng sẽ liên kết vào một số mạch ADN đang được tổng hợp và làm kết thúc quá trình sao chép. Do có nhiều phân tử ADN được tổng hợp đồng thời nên quá trình này dẫn đến sự hình thành của một hỗn hợp nhiều phân tử ADN được sao chép không hoàn chỉnh giống nhau ở đầu 5’ được đánh dấu và khác nhau ở đầu 3’ về chiều dài và loại nucleotide kết thúc chuỗi. Các sản phẩm này sau đó được phân tách trên gel polyacrylamide và đọc trình tự theo thứ tự các băng xuất hiện trên bản điện di theo chiều từ cực dương sang cực âm [3]. Giải trình tự ADN tự động Kỹ thuật giải trình tự được Sanger mô tả có thể xác định chính xác trình tự nucleotide của một đoạn ADN dài tới 300bp. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thao tác kỹ thuật. Ngoài ra việc đọc kết quả điện di bằng mắt đôi khi vẫn còn sai sót. Hiện nay, có thể giải trình tự ADN các hệ gen lớn đều dựa vào phương pháp giải trình tự tự động. Phương pháp giải trình tự tự động kết hợp đồng thời 4 phản ứng độc lập vào một phản ứng chung. Trong điều kiện như vậy, việc dùng các nucleotide được đánh dấu phóng xạ (gắn vào đầu 5’ của mạch ADN tổng hợp mới) là không phù hợp vì các đoạn ADN mới tổng hợp chỉ khác nhau một nucleotide nên khó phân tách bằng điện di thông thường. Để khắc phục điều đó, người ta dùng một bộ các ddNTP được gắn chất phát quang. Các ddNTP lúc này vẫn có thể liên kết vào mạch ADN đang kéo dài và làm ngừng phản ứng sao chép. Cấu trúc phần phát quang của ddNTP gồm một “gốc phát quang” liên kết với một trong 4 gốc dicholororhodamine (viết tắt là dRhodamine, là chất nhận năng lượng quang) khác nhau qua một đoạn nối. Bốn gốc dRhodamine khi bị “gốc phát quang” kích thích (bởi nguồn sáng 9 lazer thường từ Argon) nhận năng lượng rồi phát quang ở các bước sóng khác nhau. Nhờ vậy, mỗi loại ddNTP khi được kích thích bởi nguồn sáng Argon của máy giải trình tự sẽ phát đi “tín hiệu” khác nhau. Thông tin này được cảm biến tín hiệu kết hợp với máy tính xử lý và tự động chuyển thành trình tự ADN. Các ddNTP được gắn chất phát quang theo nguyên lý nêu trên được gọi là các yếu tố kết thúc chuỗi BigDyeTM [3]. 2. Một số nghiên cứu về vai trò và cấu trúc của gen Thyroglobulin Thyroglobulin là một hóc môn glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 660 kDa, được tổng hợp từ tế bào nang tuyến giáp và được giải phóng vào máu dưới dạng tiền hóc môn. Mỗi phân tử thyroglobulin chứa 140 amino acid tyrosine (amino acid này nằm trong cấu trúc phân tử của thyroglobulin) Thyroglobulin chứa triodothyronine (T3) và thyroxin (T4). Trong cơ thể người Thyroglobulin được giải phóng với một lượng không đáng kể. Thay vào đó, T4 và T3 được tách khỏi phân tử thyroglobulin để đi vào máu. Hầu hết các hóc môn tuyến giáp sản xuất là T4. Nội tiết tố này tương đối không hoạt động, nhưng nó được chuyển thành dạng T3 hoạt động hơn trong gan và các mô khác nhờ phản ứng deioddinated. Khoảng 99,7% T3 trong máu được gắn vào globulin và số còn lại là hormon tự do. Hóc môn T3 có ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể. Ailhaud và cộng sự (1992) cho thấy vai trò của hóc môn T3 và T4 có tác động tới sự sinh trưởng và biệt hóa của tế bào tạo mỡ trong in vitro và in vivo đã [12]. Tương tự, T3 và T4 cũng được cho là có liên quan đến sự tích tụ mỡ giắt trong cơ ở bò Wagyu [24]. Thịt bò có tỷ lệ mỡ giắt cao thì mềm hơn và ngọt hơn so với thịt không có mỡ giắt. Mỡ giắt trong cơ của bò Wagyu có thành phần a xít béo no nên rất tốt cho sức khỏe người ăn kiêng như người béo và người bị tim mạch [35] 10 Hình 1. Lát cắt bắp thịt chứa mỡ giắt của bò Wagyu- Nhật Bản Mỡ giắt trong thịt tạo thành các vân thịt (hình 1). Vân thịt là một yếu tố được quan tâm khá nhiều trong đánh giá chất lượng thịt. Vân thịt có ảnh hưởng nhiều tới các tính trạng về độ ngon miệng như mùi và vị. Vân thịt được đánh giá theo các cấp từ không đến rất nhiều theo màu mỡ hoặc theo màu thịt minh họa trên hình 2. A B Hình 2. Thịt giắt mỡ với các mức độ khác nhau phân theo màu mỡ (A) và màu thịt (B) 11 Gen tổng hợp Thyroglobulin nằm trong trung đoạn nhiễm sắc thể 14 của bò. Gen Thyroglobulin bò dài khoảng 200.000 bp với hơn 42 exon trong đó 34 exon đã được xác định và được cho là gen lớn nhất trong các loài sinh vật nhân chuẩn đã được nghiên cứu [34]. De Martynoff. (1987) đã giải trình tự vùng 5’ và exon 1 của gen TG5 và so sánh với vùng tương ứng của gen TG5 của người cho thấy phần lớn là tương đồng. Tuy nhiên vùng promoter của bò có một đoạn trình tự xen khoảng 220 bp khác với của người, và trình tự vùng “Pu box” của người dài hơn của bò [17] (hình 3) 12 Hình 3. So sánh trình tự (A) và cấu trúc (B) vùng 5’ và exon 1 của gen TG5 của người và bò [17] Các đa hình của gen Thyroglobulin thường xuất hiện ở trình tự đầu 5’ và có mối liên quan chặt chẽ với sự tích tụ các mô mỡ trong cơ ở những con bò trưởng thành [13]. Cũng theo tác giả này, những cá thể mang alen đồng hợp TT hay dị hợp TC có vân mỡ giắt cao hơn những cá thể mang alen đồng hợp CC (đột biến biến đổi T thành C ở vùng trước exon 1 của gen). Nói cách khác, sự hiện diện của alen T cũng làm tăng sự tăng trưởng và tích tụ vân mỡ giắt trong cơ. Điều thú vị là không thấy tương quan giữa alen T tới độ dày mỡ mông hay trọng lượng thịt xẻ. Kết quả nghiên cứu của Barendse cho thấy có thể lựa chọn TG5 như một chỉ thị phân tử trong chọn lọc giống bò thịt. Tần số alen C và T của một số giống bò trên thế giới của một số tác giả được thể hiện ở bảng 1 Bảng 1. Tần số alen C và T của một số giống bò Tác giả Giống bò Tần số alen C Tần số alen T De (2004) [18] Bò F2 Wagyu x Limousin 0,61 0,39 Casas (2005) [15] Bò Brahman 0.96 0,04 Casas (2008) [16] Bò Wagyu 0.69 0,31 Kaplanova (2009) [23] Bò lai Czech Spotted 0,77 0,23 13 3. Tình hình chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2015 3.1. Kết quả chăn nuôi bò giai đoạn 2001-2005 3.1.1. Tăng trưởng đầu con Trong vòng 5 năm, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, trứng, sữa. Chăn nuôi bò đã có nhiều cơ hội tốt để phát triển và tăng trưởng về số lượng đàn bò và cải tiến về chất lượng giống. Số lượng đàn bò của nước giai đoạn 2001-2005 được trình bày ở bảng 2 [11]. Bảng 2. Số lượng đàn bò và tốc độ tăng đàn hàng năm 2001-2005 Số lượng Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung bình Đàn bò Triệu con 4,13 3,89 4,06 4,39 4,91 5,54 4,49 Tốc độ tăng đàn % 0 - 5,74 4,37 8,12 11,84 12,83 6,29 Từ năm 2001 đến 2005, đàn bò đã tăng từ 3,89 triệu con lên 5,54 triệu con đạt tốc độ tăng trưởng 6,29 % năm. Hiện nay, đã có 15 tỉnh tham gia dự án phát triển giống bò thịt chất lượng cao. Hàng nghìn bò thịt giống cao sản đã được nhập về nước trong giai đoạn vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu giống phát triển chăn nuôi bò của nhân dân. Tỷ lệ đàn bò lai chiếm trên 30% tổng đàn bò và là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò thịt chất lượng cao. 3.1.2. Phân bố đàn bò theo vùng Năm 2005 tổng đàn bò của cả nước trên 5,5 triệu con, phân bố của đàn bò cho 2 vùng sinh thái như sau: miền Bắc chiếm trên 48,67% và miền Nam chiếm trên 51,33% tổng đàn bò. Trong đó riêng khu vực Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ thuộc 2 vùng sinh thái trên là nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với 14 phát triển của bò nên đàn bò được tập trung cao nhất ở đây (trên 38% tổng đàn bò của cả nước được nuôi ở 2 khu vực này). Khu vực Tây Bắc là vùng núi cao của miền Bắc có điều kiện phù hợp với sinh thái của trâu hơn là bò. Do đó đàn bò củ
Luận văn liên quan