Luận văn Nghiên cứu đặc điểm phân bố, yêu cầu sinh thái loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) phục vụ bảo tồn nguồn gen tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Tài nguyên rừng ở Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau: sức ép về gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, nạn du canh du cư, đô thị hoá,. nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980-1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây diện tích rừng liên tục tăng lên do nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là 13,2 triệu ha (độche phủ 38,7%) [47]. Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng hiện nay tài nguyên rừng lại đang bị suy giảm về chất lượng đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái. Tình trạng săn bắt, khai thác các loài động thực vật quý hiếm diễn ra phức tạp với tốc độ nhanh chóng là một trong các nguyên nhân chính làm cho số lượng các loài động thực vật trong sách đỏ Việt Nam tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là tác động thô bạo của con người làm vượt quá khả năng tự phụchồi của rừng. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc những phát triển kinh tế xãhội phiến diện đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng gây tổn thất đa dạng sinh học một cách nghiêm trọng, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loàithực vật có giá trị như Cẩm lai vú (Dalbergia oliveriGamble ex Prain). Đây là thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức và hành động để đạt đượcsự phát triển bền vững. Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri)là loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae) được sử dụng làm đồ gỗ từ rất lâu và có giá trị kinh tế cao. Đây là loài đặc hữu Đông Dương, cho gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng, ăn vecni, được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm. Trong tình hình hiện nay, trồng rừng cây gỗ lớn bản địa là một biện pháp tích cực góp phần bảo tồn phát triển những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao đồng thời duy trì độ che phủ của rừng.

pdf108 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm phân bố, yêu cầu sinh thái loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) phục vụ bảo tồn nguồn gen tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng ở Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau: sức ép về gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, nạn du canh du cư, đô thị hoá,... nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980-1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây diện tích rừng liên tục tăng lên do nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là 13,2 triệu ha (độ che phủ 38,7%) [47]. Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng hiện nay tài nguyên rừng lại đang bị suy giảm về chất lượng đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái. Tình trạng săn bắt, khai thác các loài động thực vật quý hiếm diễn ra phức tạp với tốc độ nhanh chóng là một trong các nguyên nhân chính làm cho số lượng các loài động thực vật trong sách đỏ Việt Nam tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là tác động thô bạo của con người làm vượt quá khả năng tự phục hồi của rừng. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc những phát triển kinh tế xã hội phiến diện đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng gây tổn thất đa dạng sinh học một cách nghiêm trọng, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài thực vật có giá trị như Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain). Đây là thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức và hành động để đạt được sự phát triển bền vững. Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) là loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae) được sử dụng làm đồ gỗ từ rất lâu và có giá trị kinh tế cao. Đây là loài đặc hữu Đông Dương, cho gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng, ăn vecni, được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm. Trong tình hình hiện nay, trồng rừng cây gỗ lớn bản địa là một biện pháp tích cực góp phần bảo tồn phát triển những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao đồng thời duy trì độ che phủ của rừng. 2 Hiện nay Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) đang bị săn lùng ráo riết ngoài tự nhiên và môi trường sống đang bị thu hẹp nhanh chóng. Mặc dù có khu phân bố rộng nhưng bị chia cắt và chịu tác động mạnh mẽ nên Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên. Theo sách đỏ Việt Nam (năm 2007), loài cây này được xếp hạng EN (nguy cấp) [40]. Theo Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ thì Cẩm lai vú là loài cây gỗ bị cấm khai thác và cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt [47] Tỉnh Đăk Lăk, năm 1982 có hơn 1,2 triệu ha rừng, đến năm 1999 còn khoảng 1 triệu ha rừng và đến năm 2002 chỉ còn hơn 994 ngàn ha, với tỉ lệ che phủ 50,8% [47]. Trước tình hình đó vấn đề phục hồi rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Do đó, việc gây trồng Cẩm lai vú vừa nhằm bảo tồn nguồn gen, phát triển loài cây này vừa để gia tăng diện tích che phủ rừng là điều cần thiết. Vườn Quốc gia Yok Đôn (VQG Yok Đôn) được thành lập năm 1992 với diện tích ban đầu là 58.200 ha. Ngày 18 tháng 3 năm 2002 Chính phủ đã ra quyết định số 39/2002/QĐ - TTg về việc mở rộng diện tích của Vườn lên 115.545 ha. Phần diện tích mới mở rộng của Vườn Quốc gia Yok Đôn là diện tích của hai lâm trường Bản Đôn và Buôn Đrang Phok, trước đây đã qua khai thác hiện nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn. Hiện nay, tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, Cẩm lai vú đang bị khai thác lẻ bằng các phương tiện thủ công và diện tích phân bố ngày càng bị thu hẹp dần Chính vì thực tiễn đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố, yêu cầu sinh thái loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) phục vụ bảo tồn nguồn gen tại Vườn Quốc gia Yok Đôn”. Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để vừa bảo đảm mục đích bảo tồn nguồn gen, vừa mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời làm giảm sự tác động của con người vào tài nguyên rừng 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu về loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain) Những thông tin nghiên cứu trên thế giới về loài cây Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) tuy còn ít so với những nghiên cứu về các loài cây phổ biến khác song các nghiên cứu này cũng tương đối đa dạng và phong phú. 1.1.1.1. Tên gọi và phân loại Theo một số tài liệu nghiên cứu trên thế giới thì loài Cẩm lai vú có các tên khoa học sau: Dalbergia bariensis Pierr (1898) Dalbergia duperreana Pierr (1898) Dalbergia mamosa Pierr (1898) Dalbergia dongnaiensis Pierr (1898) Dalbergia oliveri Gamble ex Prain (1897) Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng tên khoa học của Cẩm lai vú là Dalbergia oliveri Gamble ex Prain [40], [41] Cẩm lai vú thuộc họ Đậu (Fabaceae). Theo định nghĩa của hệ thống phân loại sinh học thực vật APG (Angiosperm Phylogeny Group) thì đây là một họ lớn. Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong đó bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ có thể tách đôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ [47]: + Phân họ Vang (Caesalpinioideae) hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa của chúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể. Chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì có hoa đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau. + Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các cánh hoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa. 4 + Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa cận kề mọc bên cạnh còn hai cánh hoa dưới nối liền với nhau ở đáy, tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con. Cây Cẩm lai vú thuộc vào phân họ Đậu 1.1.1.2. Nghiên cứu về phân loại, hình thái, một số tính chất gỗ và giá trị sử dụng Việc mô tả hình thái loài nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các tác giả ở nhiều quốc gia và tổ chức nghiên cứu. Theo Pierre (1897), loài Cẩm lai vú (Dalbergia olivei) thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc bộ Đậu (Fabales), là cây gỗ lớn cao từ 25-30m, đường kính có thể đạt tới 80cm [5]. Theo Flore Forestiere de la Cochinchine (Pierre, 1879); Flore générale de l'Indo - chine (H.Lecomte, 1907) thì Cẩm lai Vú thuộc họ Đậu (Fabaceae). Theo Flore Forestiere de la Cochinchine (Pierre, 1879); Flore générale de l'Indo - chine (H.Lecomte, 1907), thì Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) thuộc họ Đậu (Fabaceae), là cây gỗ lớn thường xanh, cao 20 - 30m, tán rộng, thưa. Vỏ màu xám điểm đốm trắng, vàng nhẵn có sợi. Thân phân cành sớm, lúc non màu xanh nâu, sau chuyển thành xám nhạt [15]. Tán xoè rộng, cành lớn, cành non nhẵn, nhiều đốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10-18cm. Cuống lá dài 9-13cm màu lục, có cạnh, mang 9-13 lá chét. Lá chét hình trứng trái xoan, đầu nhọn dần, đuôi gần hình tròn, dài 3-3.5cm, rộng 1-1.4cm, mặt trên xanh thẫm nhẵn bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân bên 5-6 đôi. Cuống lá chét dài 4-5mm. Lá kèm sớm rụng. Hoa tự hình xim, 2 ngả tập trung thành ngù hoặc viên chùy ở đầu cành. Hoa lưỡng tính không đều. Đài hợp hình ống, mép có 5 thùy tạo thành hai môi. Tràng màu trắng xanh, 5 cánh có móng. Nhị 10 xếp thành 2 bó. Bầu phủ lông, vòi nhụy dài. Quả đậu bẹt, mỏng, mang 1-2 hạt. Quả dài 5-9cm, rộng 2.5-3.5cm, đầu và đuôi nhọn dần, mép quả mỏng thành cánh, nơi có hạt nổi gồ lên thành núm dày. Quả non màu xanh lục, khi chín màu nâu không tự nứt. Gỗ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng nhạt sau chuyển thành màu vàng; lõi màu đỏ sẫm sau chuyển thành tím đen. Gỗ rất cứng, nặng, tỷ trọng d = 1,07 - 1,15. 5 Tỷ lệ co rút lớn, thớ mịn, vân đẹp, dễ đánh bóng, không bị mối mọt. Gỗ có thể sử dụng để đóng đồ mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ, trang trí nội thất và chạm khắc. Gỗ có giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu đỏ có vân đen, không bị mối mọt. 1.1.1.3. Nghiên cứu về vật hậu Theo Flore Forestiere de la Cochinchine (Pierre 1879), Cẩm lai vú ra hoa tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, mùa quả từ tháng 2 – 4 [5]. 1.1.1.4. Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái, phân bố và cấu trúc quần thể * Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái và phân bố Theo Chanpaisang (1994), Shahunanu và Phanmnoda (1995) và Cole (1999) Cẩm lai vú phân bố trong các kiểu rừng rậm thường xanh và rừng nửa rụng lá ở Myanma, Thái Lan, Cam Pu Chia, Lào và Việt Nam. Theo Chanpaisang (1994), loài Cẩm lai vú chịu được chế độ mưa mùa và biên độ nhiệt lớn, nhiệt độ tối cao từ 37- 45oC, nhiệt độ tối thấp từ 4.2-12oC, lượng mưa bình quân 800- 3600mm/năm. Theo Bunyaveijchewin (1983), loài Cẩm lai vú sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa 1200-1600mm/năm [15] * Nghiên cứu về cấu trúc quần thể Theo Kurintakan (1975) và Shahunalu (1995), Cẩm lai vú ít khi mọc thuần loài thành từng đám, mà thường mọc hỗn giao với Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương (Pterocarpus macrocapus Kurz), Bằng lăng (Lagertroemia calyculata) [47] Theo các tác giả Bunyaveijchewin (1983); Kurintaka (1975); Shahunalu và Phanmanonda (1995) [5] thì Cẩm lai Vú ít khi mọc thành đám, thường mọc hỗn loại với Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương (Pterocapus macrocapus Kurz), Tếch (Tectona grandis), Bằng lăng (Lagertroemia calyculata), Bình linh (Vitex pinnata), Dầu đồng (Dipterocapus tuberculatus), Trám (Canarium subulatum)... Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nào xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau. 6 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái W. Lacher (1978) đã chỉ rõ vấn đề cần nghiên cứu sinh thái thực vật, sự thích nghi thực vật ở các điều kiện tự nhiên khác nhau [33]. E.P. Odium (1975) đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài. Trong trường hợp đó chu kỳ sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng bằng phương pháp toán học, mô phỏng, phản ánh các quy luật tương quan trong tự nhiên [33]. Các phương pháp thực nghiệm sinh thái học nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài, phương pháp điều tra đánh giá được trình bày cụ thể trong “Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen D. Wratten and Gary L.A. Fry (1980) [8] 1.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái (tổ thành, dạng sống, tầng phiến, nhóm loài sinh thái); cấu trúc hình thái (tầng thứ, mật độ và mạng hình phân bố mật độ) và cấu trúc thời gian. Khác với cấu trúc rừng trồng, cấu trúc rừng tự nhiên dựa vào nhân tố tự nhiên thông qua các biện pháp kỹ thuật tác động của con người để đem lại hiệu quả cao nhất mà rừng mang lại. Cấu trúc rừng hợp lý là cơ sở quan trọng phát huy tối đa hiệu ích của rừng. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc lâm phần là nội dung không thể thiếu được khi nghiên cứu rừng tự nhiên[11]. Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần quần thể thực vật rừng theo không gian và theo thời gian. Việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao thông qua tài liệu đã quan sát để từ cấu trúc thực tế tạo ra một cấu trúc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Cấu trúc phản ánh kết quả của quá trình đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa 7 các loài trong rừng. Cấu trúc là đặc điểm "nổi bật nhất, là tác nhân chi phối sự tái sinh và diễn thế rừng" (Nguyễn Văn Trương, 1973). Phân tích được đặc điểm cấu trúc của một kiểu rừng là yêu cầu đầu tiên làm cơ sở cho việc đề xuất các hướng tác động như xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng hoặc đề xuất phương thức trồng rừng mô phỏng theo rừng tự nhiên để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi [11]. Do đó nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có Cẩm lai vú phân bố là một trong các nội dung nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở cho việc phục hồi và bảo tồn loài cây này. Tổ thành loài là nhân tố quyết định tính chất quần xã thực vật rừng cũng là đặc trưng cơ bản để giám định, phân biệt các loại hình quần xã thực vật rừng khác nhau [3] Nói đến cấu trúc rừng, cấu trúc cần quan tâm đầu tiên là cấu trúc tổ thành tầng cây cao, vì tổ thành là nhân tố cấu thành nên sinh thái và hình thái của rừng, nói lên khả năng thích nghi cũng như sự phân bố đặc trưng của mỗi rừng, do đó nghiên cứu tổ thành sẽ cho thấy mối quan hệ sinh thái giữa các cây trong quần xã thực vật rừng [11]. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá tổ thành loài cây ưu thế trong lâm phần có Cẩm lai vú phân bố sẽ đánh giá được mối quan hệ sinh thái của Cẩm lai vú với các loài cây ưu thế làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phục hồi loài cây có giá trị này * Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp làm cơ sở cho việc phục hồi và bảo tồn các loài cây rừng Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được Richard P.W (1933 - 1934), Baur G.N (1962), Odum E.P (1971),... tiến hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. 8 Baur G.N [3] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Catinot (1965), Plaudy J. [37] nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến,... Odum E.P (1971) [42] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. * Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm phần. Rollet B. L. (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác xuất, Balley (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,... [42]. Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài này. Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc phân loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949), UNESCO (1973),... Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu hướng này, khi nghiên cứu ngoại 9 mạo của quần xã thực vật đã không tách khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó, từ đó hình thành xu hướng phân loại rừng theo ngoại mạo sinh thái [10]. 1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành rừng trong tương lai nếu như điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây thân gỗ tái sinh. Kết quả nghiên cứu về tổ thành cây tái sinh cho phép dự đoán và đánh giá được tình hình rừng kế cận, do tính kế thừa giữa các thế hệ của các loài cây rừng. Vì vậy biết được tổ thành cây tái sinh có thể đề xuất các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm điều chỉnh tổ thành một cách hợp lý theo hướng có lợi nhất cho mục đích kinh doanh rừng. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ [6]. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Khi đề cập đến vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề nghị, với diện tích ô đo đếm điều tra tái sinh từ 1 đến 4 m2. Với diện tích ô nhỏ nên việc đo đếm gặp nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng [11]. Trong đề tài này chúng tôi thiết lập các ô dạng bản có diện tích 4m2 (2m x 2m) để điều tra cây tái sinh Richards P. W (1952) [43] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp "điều tra 10 chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Bara (1954), Budowski (1956), có nhận định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh dưới tán rừng là rất cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể. Van Steenis (1956) [44] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Khi nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên thì các nhân tố như ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N. (1962) [3] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự nảy mầm và phát triển của cây con. Tuy nhiên, ảnh hưởng này thường không rõ ràng. Ngoài ra, các tác giả nhận định, thảm cỏ và cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn c
Luận văn liên quan