Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên

Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột 80- 85%, protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP [40]. Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang [7]. Ở Việt Nam, khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây [9]. Với điều kiện khí hậu trong vụ đông ở đồng bằng sông Hồng, cây khoai tây là cây trồng thích hợp đem lại giá trị kinh tế cao. Trên thực tế, sản xuất khoai tây nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm thấp và không ổn định. Việt Nam phải nhập 70%-75% nguồn giống từ Trung Quốc, 15% nguồn giống từ châu Âu, 15% giống sản xuất trong nước [5]. Giống sản xuất trong nước chủ yếu là theo phương thức tự để, củ giống dễ bị thoái hoá, tăng tỉ lệ nhiễm bệnh, đặc biệt là virus, làm yếu dần tính chống chịu của khoai tây qua sinh sản vô tính [4]. Nhập khẩu một lượng lớn khoai tây thịt giá rẻ từ Trung Quốc làm giống sẽ lan t ruyền nhiều loại sâu bệnh nguy hại cho môi trường. Nguồn giống từ châu Âu cho chất lượng tốt nhưng giá giống đắt làm hạn chế đến hiệu quả kinh tế. Khoai tây là loại cây trồng có khả năng cho năng suất cao, ở các ruộng thâm canh của nhiều nước năng suất có thể đạt đến hàng trăm tấn củ/ha. Trong khi đó nước ta năng suất khoai tây chỉ đạt dưới 10 tấn/ha.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5478 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------------ NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM MÃ SỐ: 60.42.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÂM THÁI NGUYÊN – 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------------ NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HIỆU QUẢ TẠO CỦ KHOAI TÂY BI IN VITRO VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng có ai công bố trong một công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tâm, với cương vị là người hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm - Khoa Sinh – KTNN - Trường ĐHSP Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tại khoa. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang Mở đầu ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu............................................................................ 3 1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây ................................................................. 3 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 9 1.3. Những nghiên cứu về giống ........................................................................ 12 Chƣơng 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 21 2.1. Vật liệu địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 22 Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 32 3.1. Hiệu quả tạo khoai tây củ bi in vitro, đặc điểm sinh lý và tính toán chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm ............................................... 32 3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến hiệu quả tạo củ bi nuôi cấy in vitro .... 32 3.1.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với quá trình nuôi cấy in vitro........... 34 3.1.3. Mức độ hao hụt củ bi trong bảo quản, thời gian ngủ và khả năng nảy mầm của khoai tây củ bi in vitro ........................................................................ 37 3.1.4. Chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm ........................ 39 3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngoài đồng ruộng ..................................... 41 3.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Thái Nguyên .......................................... 41 3.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) ................................................................ 43 3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) ... 53 3.3. Kết quả đánh giá chất lượng khoai tây được trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) .......................................................................................................... 55 3.3.1. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu về hình thái ................... 55 3.3.2. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu hoá sinh ......................... 57 Kết luận và đề nghị .......................................................................................... 62 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 64 Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Danh môc c¸c b¶ng Bảng 1.1. Năng suất protein và năng lượng của một số cây lương thực ........... 8 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Âu .................... 9 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của châu Á .................... 10 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam ................ 11 Bảng 2.1. Chế độ chăm sóc khoai tây củ bi trồng thử nghiệm trên đồng ruộng .. 24 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng tạo củ bi in vitro .... 32 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với sự sinh trưởng cây in vitro . 34 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với hiệu quả tạo củ bi in vitro ... 36 Bảng 3.4. Thời gian ngủ và mức độ hao hụt của củ bi trong bảo quản ........... 38 Bảng 3.5. Chi phí về hoá chất dùng để sản xuất củ bi trong phòng thí nghiệm... 40 Bảng 3.6. Chi phí về sản xuất giống khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm trồng trên 100m2 đất ......................................................................................... 41 Bảng 3.7. Khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ........................................................................ 43 Bảng 3.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ......................................................... 45 Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng số lá/thân, đường kính thân và số thân/khóm của cây khoai tây trồng từ củ bi in vitro .......................................................... 47 Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây trồng bằng củ bi nuôi cấy in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ............................................... 50 Bảng 3.11. Phân loại kích cỡ củ khoai tây sau thu hoạch theo đường kính .... 52 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng bằng củ bi in vitro ................................................................... 54 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây trồng bằng củ bi in vitro ............................................................ 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Bảng 3.14. Một số đặc điểm hình thái củ......................................................... 57 Bảng 3.15. Hàm lượng một số chất của củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007).................................... 57 Bảng 3.16. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây được thu hoạch từ cây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007) ... 58 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng một số chất trong củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007) .............. 60 Bảng 3.18. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây được thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007)............................. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Danh môc c¸c h×nh Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến khả năng tạo củ bi in vitro .... 33 Hình 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với khả năng sinh trưởng của chồi ... 35 Hình 3.3. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đến hiệu quả tạo củ bi in vitro ......... 37 Hình 3.4. Khả năng nảy mầm của củ bi in vitro .............................................. 38 Hinh 3.5. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm tỉnh Thái Nguyên . 42 Hình 3.6. Tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ bi .................. 46 Hình 3.7. Tăng trưởng số lá của cây khoai tây trồng từ củ bi .......................... 48 Hình 3.8. Kích thước củ giống của khoai tây củ bi và ĐC .............................. 51 Hình 3.9. Tỉ lệ các cỡ củ thu hoạch từ cây khoai tây trồng bằng củ bi ............ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n CS HSPL ĐC TN BAP NAA 2,6 DI Cộng sự Hệ số pha loãng Đối chứng Thí nghiệm 6 Benzyl Amino Purin Naphthyl Acetic Acid 2,6diclorophenoindophenol Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột 80- 85%, protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP…[40]. Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang [7]. Ở Việt Nam, khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây [9]. Với điều kiện khí hậu trong vụ đông ở đồng bằng sông Hồng, cây khoai tây là cây trồng thích hợp đem lại giá trị kinh tế cao. Trên thực tế, sản xuất khoai tây nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm thấp và không ổn định. Việt Nam phải nhập 70%-75% nguồn giống từ Trung Quốc, 15% nguồn giống từ châu Âu, 15% giống sản xuất trong nước [5]. Giống sản xuất trong nước chủ yếu là theo phương thức tự để, củ giống dễ bị thoái hoá, tăng tỉ lệ nhiễm bệnh, đặc biệt là virus, làm yếu dần tính chống chịu của khoai tây qua sinh sản vô tính [4]. Nhập khẩu một lượng lớn khoai tây thịt giá rẻ từ Trung Quốc làm giống sẽ lan truyền nhiều loại sâu bệnh nguy hại cho môi trường. Nguồn giống từ châu Âu cho chất lượng tốt nhưng giá giống đắt làm hạn chế đến hiệu quả kinh tế. Khoai tây là loại cây trồng có khả năng cho năng suất cao, ở các ruộng thâm canh của nhiều nước năng suất có thể đạt đến hàng trăm tấn củ/ha. Trong khi đó nước ta năng suất khoai tây chỉ đạt dưới 10 tấn/ha. Trong hệ thống sản xuất khoai tây sạch bệnh thì việc sản xuất khoai tây củ bi có ý nghĩa rất lớn. Khoai tây củ bi mang đầy đủ đặc tính tốt của khoai tây bầu đất. Ngoài ra, người dân không phải gây giống cấp một mà vẫn đảm bảo được năng suất, nhất là sức chống chịu bệnh của giống.Việc bảo quản, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 vận chuyển dễ dàng, giá củ bi thấp hơn nhiều so với các củ giống lớn, như vậy giảm được vốn đầu tư ban đầu [12], [19]. Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất củ khoai tây giống trong nước, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro. - Đánh giá các đặc điểm nông học, năng suất, chất lượng củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro trong điều kiện tự nhiên. - Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian trồng đối với sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng khoai tây được trồng bằng củ bi in vitro. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Đánh giá hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro thông qua các nghiên cứu: - Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đối với hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro. - Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt trên cây đối tới khả năng sinh trưởng và hiệu quả tạo củ của khoai tây nuôi cấy in vitro. - Chi phí sản xuất củ giống khi trồng khoai tây bằng củ bi in vitro và trồng bằng củ truyền thống. 3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lí củ khoai tây bi in vitro thông qua theo dõi thời gian ngủ, khả năng nảy mầm, mức độ hao hụt trong thời gian bảo quản. 3.3. Trồng thử nghiệm ngoài đồng ruộng - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro trong vụ đông năm 2007. - Đánh giá ảnh hưởng của thời gian trồng đối với sự sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro. - Đánh giá chất lượng củ khoai tây trồng từ củ bi in vitro thông qua phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây khoai tây Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Đầu thế kỷ XVI những nhà hàng hải người Tây Ban Nha chinh phục Nam Mỹ, đã đem về trồng ở nước họ. Vào cuối thế kỷ XVI, khoai tây được trồng ở AiLen, Anh, Italia, Đức, Pháp Nga…từ đó khoai tây được trồng ở nhiều nước châu Âu khác. Các nước ở châu Á và châu lục khác biết đến cây khoai tây muộn hơn các nước ở châu Âu thông qua chính sách thuộc địa của người châu Âu. Đến nay, khoai tây được trồng rộng rãi ở khoảng 130 nước trên thế giới từ 710 vĩ tuyến Bắc đến 400 vĩ tuyến Nam [7], [9], [47]. Ở nước ta, khoai tây được người Pháp mang sang trồng ở một số nơi từ năm 1890 và chủ yếu trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống khoai tây được trồng phổ biến trước đây là giống khoai tây ruột vàng Thường tín, giống này có nguồn gốc từ giống Ackersegen, được nhập từ Pháp năm 1890 [9], [46], [50]. Cây khoai tây thuộc chi Solanum Setio Pentota [45], thuộc họ cà (Solanaceace) [9] là cây ở thể tứ bội (Tetraploid) (2n=4x=48), có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. 1.1.2. Đặc tính thực vật học của cây khoai tây Thân và lá cây khoai tây có nhiều lông, lá kép lông chim, không đối xứng [9]. Thân cây khoai tây là hệ thống bao gồm thân, tia củ và củ, thân cây cao từ 45- 90cm tuỳ theo giống, độ phì của đất và kỹ thuật canh tác. Tia củ phát triển từ mầm cành, với điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành củ, điều kiện không thuận lợi sẽ chồi lên mặt đất phát triển thành cành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Cây khoai tây chủ yếu là tự thụ phấn nhưng có trường hợp giao phấn. Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, có 2 ô, hạt rất nhỏ có mầm uốn cong. Mầm ngủ củ khoai tây là những mầm cây được tạo thành ở các nách lá không phát triển. Mầm ngủ ở mỗi củ thường là một số, phần lớn có 3 mầm [9]. 1.1.3. Đặc điểm sinh học, ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh đến sinh trƣởng và phát triển của cây khoai tây 1.1.3.1. Đặc điểm sinh học của cây khoai tây Đời sống của cây khoai tây có thể chia làm 4 thời kỳ: Thời kỳ ngủ, thời kỳ nảy mầm, thời kỳ hình thành củ, thời kỳ củ phát triển. * Thời kỳ ngủ: Củ khoai tây sau khi thu hoạch phải được cất giữ một thời gian dài sau đó mới nảy mầm được, người ta gọi đó là thời kỳ ngủ nghỉ của củ khoai tây. Thời gian ngủ nghỉ của củ khoai tây phụ thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện sinh thái của vùng trồng, kỹ thuật canh tác, điều kiện bảo quản. * Thời kỳ nảy mầm: Sau một thời gian ngủ nghỉ những mắt ngủ trên củ khoai tây đều có khả năng phát triển thành mầm cây. Mầm cây phát triển thành thân lá và thành cây khoai tây thế hệ mới. * Thời kỳ hình thành thân củ: Cây khoai tây con sau khi phát triển vượt lên khỏi mắt đất từ 7- 10 ngày thì trên các đốt thân nằm dưới mặt đất xuất hiện những nhánh con, đó chính là những nhánh thân địa sinh. Nhánh địa sinh có màu trắng và mọc thẳng, đầu cuối của nhánh thường phình to tạo thành những đoạn thân ngầm, khi phát triển đến mức độ nhất định thì ngừng phát triển về chiều dài, chất dinh dưỡng tập trung vận chuyển đến các đoạn thân ngầm này và chúng phình to lên tạo thành củ khoai tây ở đầu mút thân địa sinh. * Thời kỳ phát triển của củ: Sau khi cây sinh trưởng được 20-25 ngày thì các chất dinh dưỡng tập trung vào các đầu chóp của thân địa sinh, bộ phận này của thân địa sinh bắt đầu phình to dần lên. Ở những nơi có nhiều nắng vào thời gian này cây hình thành hoa và hoa bắt đầu nở, đây chính là lúc thân địa sinh phát triển mạnh nhất [9]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 1.1.3.2. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái tới sinh trƣởng và phát triển của cây khoai tây Nhiệt độ là yếu tố khí tượng đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây khoai tây. Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng cây khoai tây có thể thích ứng với biên độ nhiệt từ 100C- 250C, rộng hơn so với giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Theo Billb- Deau (1992), nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành củ khoai tây là 180C-200C, từ 200C trở lên quá trình hình thành củ khoai tây sẽ bị kìm hãm, khối lượng chất khô của củ cũng như chất lượng của củ đều bị giảm [48], nếu nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của củ, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 150C các đặc tính như màng vỏ, hàm lượng tinh bột thay đổi theo hướng không có lợi. Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp cho năng suất cao từ 40.000- 60.000 lux. Cường độ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình quang hợp sẽ thuận lợi cho hình thành, tích luỹ chất khô. Cường độ quang hợp yếu nhiều tia củ sẽ không có khả năng hình thành củ [50]. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây khoai tây thì yêu cầu về thời gian chiếu sáng cũng khác nhau: Từ khi khoai tây bắt đầu mọc khỏi mặt đất đến thời kỳ xuất hiện nụ hoa yêu cầu ánh sáng ngày dài. Thời kỳ phát triển tia củ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn [7]. Trong các giai đoạn sinh trưởng, cây khoai tây có yêu cầu về nước khác nhau [38]. Thời kỳ từ trồng đến xuất hiện tia củ cần đảm bảo độ ẩm đất tối thiểu 60%-80% sức chứa ẩm đồng ruộng. Thời kỳ phát triển củ cần thường xuyên giữ độ ẩm đất là 80%. Thiếu hoặc thừa nước đều gây ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1.1.3.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây khoai tây Khoai tây yêu cầu một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Ảnh hưởng của đạm đến năng suất khoai tây đã được nghiên cứu từ thập kỷ 70. Năng suất tối ưu của khoai tây đạt được khi bón ít nhất là 45- 400kg N/ha [54]. Theo Benkema và Vander Zaag (1979), khi bón lượng đạm quá cao ở khoai tây dễ xảy ra hiện tượng “sinh trưởng lần thứ 2”, tương tự như hiện tượng xảy ra khi gặp nhiệt độ cao, ánh sáng ngày dài trong thời gian hình thành củ, hiện tượng này làm giảm năng suất và chất lượng củ khoai tây [41]. Khoai tây cũng cần nhiều P cho sự sinh trưởng, tuy nhiên, hiệu lực của P phụ thuộc nhiều vào hàm lượng P và vôi có ở trong đất. Lượng P có ở trong đất ít còn lượng vôi tự do nhiều thì thường phải bón với liều lượng P nhiều hơn [53]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của K thể hiện không rõ đến năng suất khoai tây, nhưng lại liên quan rõ tới chất lượng củ, cụ thể là hàm lượng chất khô của củ, làm giảm bệnh đốm đen trên củ. Kali làm tăng khả năng quang hợp, tăng sự vận chuyển các chất trong cây và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Các nguyên tố vi lượng như Magie (Mg), Kẽm (Zn), Lưu huỳnh (S)…, cần cung cấp đầy đủ và cân đối cho cây. Nếu thiếu cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp. Phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong sản xuất khoai tây. Muốn có năng suất sản lượng khoai tây cao, chất lượng tốt thì phải sử dụng phân hữu cơ vì phân hữu cơ cung cấp một cách cân đối các nguyên tố đa lượng và bán đa lượng (N, P, K , Ca) cho khoai tây và đặc biệt là bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng quan trọng cần cho khoai tây. Ngoài ra phân hữu cơ còn tạo độ xốp trong đất, tăng khả năng giữ ẩm của đất, kích thích bộ rễ phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển củ khoai tây [9], [28]. Số
Luận văn liên quan