Luận văn Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng đã trở thành một tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Việt Nam là một đất nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp năng lượng này. Hiện nay nước ra có rất nhiều các nhà máy thủy điện lớn nhỏ như : Hòa Bình, Yaly, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Đa Nhim, Thác Mơ, Thác Bà, Tuy nhiên tình trạng thiếu điện vẫn thường xuyên xảy ra, vấn đề đặt ra là phải xây dựng thêm các nhà máy thủy điện để sớm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và tiêu dùng. Các nhà máy thủy điện thường được xây dựng hầu hết ở các vùng núi, nơi kinh tế xã hội còn chậm phát triển. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc của Tổ quốc, đang có nhiều thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội. Tỉnh đang có chủ trương tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp và dịch vụ để phát triển kinh tế, chính vì vậy như cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là rất lớn. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có một số tuyến sông chính. Đó là hệ thống sông Nho Quế, hệ thống sông Gâm, hệ thống sông Chảy

doc72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3002 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng đã trở thành một tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Việt Nam là một đất nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp năng lượng này. Hiện nay nước ra có rất nhiều các nhà máy thủy điện lớn nhỏ như : Hòa Bình, Yaly, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Đa Nhim, Thác Mơ, Thác Bà,… Tuy nhiên tình trạng thiếu điện vẫn thường xuyên xảy ra, vấn đề đặt ra là phải xây dựng thêm các nhà máy thủy điện để sớm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và tiêu dùng. Các nhà máy thủy điện thường được xây dựng hầu hết ở các vùng núi, nơi kinh tế xã hội còn chậm phát triển. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc của Tổ quốc, đang có nhiều thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội. Tỉnh đang có chủ trương tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp và dịch vụ để phát triển kinh tế, chính vì vậy như cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là rất lớn. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có một số tuyến sông chính. Đó là hệ thống sông Nho Quế, hệ thống sông Gâm, hệ thống sông Chảy. Trên các tuyến sông và chi nhánh của chúng đã và đang tiến hành các công tác khảo sát và xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Hệ thống Sông Chảy trên địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc phần thượng lưu nằm trên địa bàn các huyện Xín Mần, và Hoàng Su Phì, theo quy hoạch sẽ xây dựng 5 công trình thủy điện nhỏ. Dự án thủy điện Sông Chảy 6 là một trong các dự án trên. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ- địa chất, Ban chủ nhiệm khoa địa chất, Bộ môn Khoáng Thạch, dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Vân Anh và thây Lê Tiến Dũng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp với tiêu đề: “Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 ”. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực Cốc Pài. Từ đó đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vu xây dựng thủy điện Sông Chảy 6. Nhiệm vụ của đề tài Thành lập bản đồ địa chất thạch học và nghiên cứu thành phần vật chất các đá magma và biến chất khu vực Cốc Pài. Đánh giá mực độ ảnh hưởng đến điều kiện địa chất công trình khu thủy điện. Dự báo quy mô mức độ nguy hiểm của chúng và kiến nghị các giải pháp giảm thiểu cũng như các giải pháp khắc phục. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tư liệu về địa chất Đó là tổng hợp tất cả các tư liệu về địa chất khu vực nghiên cứu trước thời gian đi thực tập và trong thời gian viết đồ án.Trong khoảng thời gian này tôi đã thu thập được nhiều tài liệu liên quan như các bản vẽ, bản báo cáo “Thuyết minh về điều kiện địa chất thủy điện Sông Chảy 6” của PGS.TS. Lê Tiến Dũng. Phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm trong phòng Trong công tác nghiên cứu địa chất công trình việc lấy mẫu, thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá và xử lý số liệu thí nghiệm là công việc không thể thiếu. Mẫu thạch học lát mỏng: được lấy tại cac điểm lộ tự nhiên hoặc nhân tạo của các loại đá khác nhau trên các lộ trình địa chất, gồm hai loại: Mẫu mắt thường và mẫu lát mỏng Mẫu mắt thường: được lấy nhằm nghiên cứu thành phần, cấu tạo, kiến trúc của đá ở ngoài thực địa và trong phòng. Kích thước của mẫu (6x9x12)cm. Mẫu lát mỏng: được lấy tại các điểm quan sát của các đá nhằm nghiên cứu thành phần, cấu tạo, kiến trúc và xácđịnh tên đá dưới kính hiển vi phân cực. Kích thước của mẫu (2x3x4)cm. Cấu trúc đồ án bao gồm các chương mục sau: Mở đầu Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn và lịch sử nghiên của địa chất vùng Xín Mần. Chương 2. Cấu trúc địa chất vùng Xín Mần- Hà Giang Chương 3. Đặc điểm các đá magma và biến chất khu vực Xín Mần Chương 4. Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng thủy điện Sông Chảy 6. Kết luận Trong thời gian đi thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Khoáng Thạch, Đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Th.S Phạm Thị Vân Anh và PGS.TS Lê Tiến Dũng.Tôi xin bảy tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Do kiến thức còn hạn chế cộng với đối tượng nghiên cứu còn mới mẻ do đó bản đồ án của tôi không tránh khỏi những thiếu và sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, ác cô cùng các bạn đồng nghiệp để bản đồ án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG XÍN MẦN Đặc điểm địa lý tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý Vùng nghiên cứu nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, thuộc thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, cách thị xã Hà Giang khoảng 120km, cách Hà Nội 400km về phía bắc. Toàn bộ vùng nghiên cứu nằm về phía thượng lưu cầu Cốc Pài khoảng 0,3-0,4km với tọa độ 22˚41'24.57"N và 104˚27'59.36"E. 1.1.2 Đặc điểm địa hình Vùng nghiên cứu có địa hình khá phức tạp. Địa hình chủ yếu là núi cao, độ dốc khá lớn, xen kẽ là các thung lũng, sông suối chia cắt nhiều. Các khối núi kéo dài theo phương đông bắc tây nam. 1.1.3 Mạng sông suối Sông Chảy là một phụ lưu cấp 1 của Sông Lô và lớn thứ 2 sau nhánh Sông Gâm. Lưu vực Sông Chảy nằm ở phía đông bắc Việt Nam, phía tây giáp với lưu vực sông Hồng, với dãy núi Con Voi là đường phân nước giữa hai lưu vực này, phía bắc và đông bắc giáp với lưu vực Sông Lô. Hình: vị trí vùng nghiên cứu Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Sông Chảy là phần thượng nguồn, với các suối nhanh bắt nguồn từ các đỉnh cao của dãy núi Tây Côn Lĩnh. Đỉnh Tây Côn Lĩnh có độ cao 2427m. Trong phạm vi công trình của dự án Sông Chảy 6, dòng sông Chảy có hướng chảy chung là đông bắc - tây nam. Mộ số đoạn sông uốn khúc nhẹ chuyển hướng đông - tây hoặc đông - nam -tây bắc. Đoạn tuyến đập, sông Chảy có hướng chảy là bắc - tây bắc. Địa hình dọc lòng sông Chảy khá bình ổn, chênh cao không lớn. Tại điểm đuôi hồ chứa, độ cao mặt đáy sông khoảng 291m. Như vậy chênh lệch về độ cao giữa đỉnh hồ và đuôi hồ khoảng 23-25m, Dọc lòng sông, không có thác ghềnh. Lớp trầm tích aluvi có phân bố hẹp, chủ yếu là các tích tụ lòng hiện đại, bãi bồi quy mô nhỏ. Phần bờ sông sát mép nước, thường lộ một vệt đá gốc thành phần granitoit. Trên đoạn sông, vắng mặt hoàn toàn các bậc thềm. Sông Chảy đoạn Xín Mần thuộc kiểu xâm thực dọc cường độ cao. Mặt cắt ngang sông hình chữ V khá đối xứng. Bề mặt sườn hai bên lòng sông có độ dốc lớn, trung bình 20-25˚. Đoạn tuyến đập, sông Chảy có phương á kinh tuyến, lòng sông mở rộng một chút so với thượng lưu. Bề mặt sườn phải thoải hơn so với bên bờ trái. Các đá gốc lộ khá mạnh sát mép bờ sông nhất là bên bờ trái. Lòng sông lấp đầy bởi tầng cát và cuội, chiều dày theo tài liệu khoan và địa vật lý đến 15m. Các nhánh Sông Chảy Trong đoạn hồ chứa, sông Chảy có một số nhánh nhỏ ở hai bên bờ phải và bờ trái. Các suối nhánh có lưu vực không lớn từ vài km2 đến 40-50 km2. Suối nhánh lớn nhất là suối Nấm Dần có cửa nằm cách tuyến đập 500m về phía bờ trái. Suối Nấm Dần gồm có hai nhánh lớn, diện tích lưu vực gần 150 km2. Trên dòng suối này sẽ có dự án thủy điện nhỏ với công suất 5-6MW. Các suối nhánh khác như Tà Lai, Đồng Ké, Tà Đồng Lủng, Nà Sai, Nậm Hai đều là các suối nhỏ, diện tích lưu vực không quá 20 km2. Trừ suối Nấm Dần, các suối khác đều rất dốc và ngắn. Trên dòng suối lộ rất nhiều đá gốc tạo nên các thác và ghềnh rất đẹp. 1.1.4 Đặc điểm khí hậu Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận.. Độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài nhiệt độ mát và lạnh. Nhiệt độ trung bình ở Xín mần dao động từ 18- 20˚C .Dao động nhiệt độ ngày đêm diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng. Biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10˚C và trong ngày cũng từ 6 - 7˚C. Hàng năm được phân thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa tương đối nhiều, trung bình từ 2000-3000 mm và có nhiều sương mù Chế độ mưa khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2860mm. Độ ẩm bình quân hàng năm đạt 85% sự dao động cũng không lớn lắm. 1.1.5 Đặc điểm thực vật Lớp phủ thực vật khá nghèo nàn, không có rừng cây cỏ lấy gỗ và rừng già. Dọc hai bên bờ Sông Chảy, một số nương rẫy và rừng tái sinh. Tuy nhiên phần lớn chúng nằm ở độ cao trên 295m Kinh tế nhân văn 1.2.1 Dân cư Vùng nghiên cứu là bộ phận của các tỉnh miến núi phía Bắc.Mật độ dân cư trong vùng rất thưa thớt khoảng 60 người/km2. Có nhiều dân tộc cùng chung sống trong các bản làng như Kinh, Nùng, Mông, Mèo, La Chí, Phù Lá …Một số dân tộc sống ở các vùng núi cao, chủ yếu nhờ vào phát nương làm rẫy vẫ còn tình trạng du canh, du cư, đời sống còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là tự cung tự cấp. 1.2.2 Giao thông vận tải Là khu vực nằm ở vùng sâu vùng xa, nhưng điều kiện giao thông đến vùng lại không mấy khó khăn. Từ Bắc Quang trên quốc lộ số 2, theo đường nhựa qua thị trấn Hoàng Su Phì đến vùng nghiên cứu với tổng chiều dài gần 100km. Tuyến đường nhựa nhìn chung đảm bảo cho các loại phương tiện đi lại dễ dàng.Tuy nhiên vào mùa mưa, có thể xảy ra các sự cố do trượt lở đất dọc theo taluy âm và taluy dương. Ngoài ra trong vùng còn có các đường mòn lối liền giữa các bản làng. Những con đường này thường nhỏ hẹp, cheo leo trên sườn núi, mùa mưa việc đi lại rất khó khăn. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là mang vác và ngựa thồ. Nhìn chung giao thông trong vùng thuận lợi cho công tác nghiên cứu địa chất vào mùa khô. Dự án thủy điện Sông Chảy 6 nằm sát tuyến đường nhựa nói trên do đó khá thuận lợi cho công tác khảo sát và xây dựng. 1.2.3 Kinh tế Vùng nghiên cứu gồm các xã của tỉnh miền núi phía Bắc. Kinh tế nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng thấp chỉ đủ tự cung tự cấp cho nhân dân địa phương. Do điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông bị phân cắt bởi nhiều núi cao, vực sâu nên việc đi lại của người dân vùng cao này rất khó khăn, mật độ dân cư thấp, phân bố không đều, tập chủ yếu ở các thị trấn và ven đường quốc lộ và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực tập trung nên việc đi lại giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong khu vực và các địa phương khác còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, huyện Xín Mần càng ở thế khó khăn hơn so với các huyện khác trong tỉnh vì chưa được một doanh nghiệp nào đỡ đầu về hỗ trợ phát triển. Chính vì vậy huyện Xín Mần giờ vẫn được xét là huyện nghèo với 3884 hộ nghèo/10388, số hộ cận nghèo cũng lớn đến 6000 hộ. Bên cạnh những khó khăn hạn chế trên, điều kiện tự nhiên cũng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông - lâm nghiệp và thương mại -dịch vụ - du lịch với các ưu thế nổi bật như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hóa dân tộc phong phú. Trong khu vực này đã có lưới điện quốc gia, đáp ứng về cơ bản nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt. Tóm lại: Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực địa hình miền núi hiểm trở, chủ yếu là núi cao, sườn dốc nhưng nhìn chun các đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn của khu vực vẫn thuận lợi cho công tác nghiên cứu đại chất, các khó khăn đều có thể khắc phục trong quá trình nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu địa chất Công tác nghiên cứu địa chất vùng công tác gắn liền với việc nghiên cứu địa chất vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong hệ thống bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000, vùng công tác thuộc tờ bản độ địa chất F48 – IX thành lập vào khoảng thời gian năm 1988 và xuất bản hiệu đính năm 2000. Khu vực này chưa được khảo sát lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 50.000. Trong vùng của dự án chưa có các công trình thăm dò, khảo sát và khai thác khoáng sản nào đáng kể ngoài một số bãi khai thác cát dưới lòng sông. Theo các tài liệu đã có, vùng công tác thuộc phần tiếp giáp giữa batholit Sông Chảy với các thành tạo trầm tích lục nguyên cacbonat mức tuổi Cambri – hệ tầng Hà Giang. Khối xâm nhập batholit Sông Chảy là một thể địa chất phực tạp và có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Về mặt địa chất công trình, trên tuyến Sông Chảy thuộc phạm vi tỉnh Hà Giang, Tổng công ty Sông Đà và các công ty thành viên đang tiến hành khảo sát một loạt dự án thủy điện trong đó có dự án thủy đện Sông Chảy 6. Về phía hạ lưu, trên địa bản tỉnh Lào Cai, có dự án thủy điện Bắc Hà hiện đang được xây dựng và một số dự án thủy điện nhỏ khác. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC 2.1 Địa tầng Giới Paleozoi Hệ Cambri Hệ tầng Hà Giang (€hg) Hệ tầng Hà Giang do Bourret R. 1922 ( Lamede HaGiang); Trần Văn Trị 1975 (Hệ tầng Hà Giang) xác lập năm để chỉ cho các thành tạo lục nguyên và carbonat phân bố rất rộng rãi ở vùng Đông Bắc Việt nam. Theo các tác giả trên, thành phần hóa học vủa hệ tầng bao gồm: a) đá phiến biotit-thạch anh có granat, đá phiến sericit-clorit có vật chất than,thấu kính đá vôi hoa hóa,600m; b)đá vôi dăm kết xen lớp mỏng đá phiến sericit, 100m; c)đá phiến sét-sericit có vật chất than (shungit),Phylit,đá vôi,400m d)đá vôi trứng cá xen những lớp phylit vôi có sericit 200m e)đá phiến sét-sericit xen lớp mỏng bột kết hoặc thấu kính đá vôi,300m f)đá phiến bột kết xen đá vôi,500m Trong vùng công tác và diện tích kế cận, hệ tầng Hà Giang có hai tập thạch học rất khác nhau. Đó là tập đá phiến thạch anh Sericit và tập đá carbonat Mối quan hệ địa chất giữa hai tập đá đang mô tả là chuyển tiếp chỉnh hợp. Từ trên cầu Cốc Pài, có thể quan sát được cấu tạo chỉnh hợp giữa đá vôi ở phần trên và đá trầm tích lục nguyên ở phần thấp. Tập dưới (€hg1) Chiếm toàn bộ diện tích khu đầu mối và vùng kế cần. Mặt cắt tiêu biểu có thể quan sát từ mép nước sông Chảy đoạn tuyến đập lên trên khu vực thị trấn Cốc Pài. Các hố khoan của dự án hoàn toàn phân bố trong tập dưới của hệ tầng Hà Giang. Về mặt địa hình địa mạo, tập dưới trùng với các dải địa hình núi có bề mặt thoải, độ dốc 15-20˚, lớp tàn tích có chiều dày lớn,chủ yếu sét lẫn dăm sạn và cúc đá. Các lớp đá gốc chỉ được bóc lộ dọc bờ sông và các taluy đường lớn. Các quan sát ngoài trời cho thấy,thành phần thạch học bao gồm các lớp đá phiến thạch anh sericit, đá phiến sét, đá phiến argilit,các thấu kính đá phiến sét than quy mô nhỏ. Về mặt cấu tạo địa chất tập dưới đóng vai trò là nhân nếp lồi. Tại khu vực tuyến đập các đá có thế nằm chung là cắm về phía tây nam góc dốc 10˚ đến 20˚. Do ảnh hưởng của đứt gãy, các lớp đá phiến nguyên thủy bị dịch chuyển thế nằm xáo trộn khá mạnh nhất là phía bờ phải. Tập trên (€hg2 ) Từ cầu Cốc Pài có thể quán sát được các dải núi đá vôi phân cắt rất mạnh mẽ với các lớp đá vôi phân lớp dày đến dạng khối. Dọc lòng sông, về phía hạ lưu cầu Cốc Pài 500m, các đá vôi đã kéo xuống và tràn ngập khu vực lòng sông và hai bên bờ. Thành phần thạch học bao gồm các đá vôi màu xanh và đá vôi trắng xám. Đá có cấu tạo dải phân lớp. Chiều dày lớp từ 5-10cm đến vài chục cm, đôi khi có cấu tạo khối. Giới Kainozoi Hệ Đệ tứ (aQ),Thống Holocen, phụ thống trên (aQ23) Các trầm tích Kainozoi trong vùng công tác phát triển rất yếu ớt hiện diện dưới dạng các trầm tích lòng và bãi bồi hiện đại. Thành phần đa phần gồm cát lẫn ít sét và cuội sạn. Trên tuyến đập, các hố khoan thăm dò cho thấy, lớp trầm tích lòng gồm hai phần. Phần trên gồm cát hạt mịn đến cạt hạt trung dày 2-3m, phần dưới gồm cuội sỏi lẫn sạn và cát dày đến 15-16 m. Đây chính là nguồn vật liệu xây dựng có giá trị. 2.2 Magma xâm nhập Các thành tạo magma xâm nhập trong vùng được mô tả trong phức hệ Sông Chảy mức tuổi Devon. Trên quy mô khu vực, khối Sông Chảy có diện tích trên 4000km2 chiếm một phần rất lớn địa bản huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Yên Minh và kéo sang Trung Quốc. Cho đến nay, cấu trúc địa chất và nguồn gốc của granitoit Sông Chảy còn có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên điều đó không làm ảnh hưởng đến việc đánh giá điều kiện địa chất công trình dự án thủy điện Sông Chảy 6. Trong phạm vi dự án, diện tích lòng hồ trùng với một bộ phận của khối Sông Chảy. Ranh giới giữa địa chất giữa khối Sông Chảy và các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà Giang nằm cách cầu Cốc Pài về phía thượng lưu ngót 2km. Tại dải đá gốc phía bờ trái khu tuyến đập, quan sát thấy các thấu kính nhỏ đá granit xuyên cắt chỉnh hợp với các lớp đá phiến thạch anh sericit. Thành phần thạch học của khối Sông Chảy bao gồm các đá granit, biotit, granitognei,granit dạng nổi ban. Đá có cấu tạo gneis và gneis dạng mắt. Kiến trúc nổi ban, kiến trúc cà nát và milonit. 2.3 Kiến trúc và cấu tạo Vùng công tác nằm trong đới kiến tạo Đông Bắc Việt Nam thuộc đới tướng cấu trúc Hà Giang. Về phía tây là dãy núi Con Voi tạo nên bởi các đá biến chất cao thuộc tướng Amphibolit phức hệ sông Hồng. Phía đông bắc là khối Sông Chảy tạo nên bởi các đá granitoid dạng gneis. Các thành tạo của hệ tầng Hà Giang trong vùng dự án có nguồn gốc từ các trầm tích sét và carbonat, biến chất thấp trong điều kiện nhiệt độ 300-450˚ Trên bình đồ hiện đại, chúng bị uốn nếp và biến dạng mạnh mẽ. Trên quy mô hẹp của vùng công tác, không các định được chính xác cấu tạo uốn nếp nguyên thủy của các thành tạo địa chất. Các khối núi nằm độc lập hoặc bị che phủ dưới tầng trầm tích hoặc phong hóa có chiều dày khá lớn. Cắn cứ theo đặc điểm thành phần vật chất, khu vực công tác được phân chia thành hai tầng cấu trúc chính như sau: Tầng cấu trúc dưới : bao gồm toàn bộ diện phân bố của hệ tầng Hà Giang. Thành phần thạch học bao gồm đá phiến thạch anh sericit và đá vôi, dolomit. Đường phương cấu trúc chung trong vùng công tác là tây bắc đông nam. Tầng cấu trúc dưới tạo thành một phức nếp lồi, nhân trùng với các đá phiến thạch anh sericit, cánh là các đá vôi dolomit. Một bộ phận phần nhân bị khối granit Sông Chảy xuyên cắt và làm biến dạng. Tầng cấu trúc trên : trùng với diện phân bố của batholit Sông Chảy. Một đặc điểm nổi bật và mang tính đặc thù, các đá granit khối Sông Chảy có tính phân phiến và gneis hóa rất mạnh. Đường phương cấu tạo phân phiến trùng với đường phương cấu trúc của đá vây quanh. Chính vì đặc điểm này, nhiều nhà địa chất gọi đó là ‘Vòm Sông Chảy ” . Đặc điểm hoạt động phá hủy đứt gãy kiến tạo Các hoạt động đứt gãykiến tạo trong vùng phát triển khá mạnh mẽ qua nhiều giai đoạn địa chất. Pha kiến tạo liên quan đến biến dạng dẻo Các pha kiến tạo cổ liên quan với biến dạng dẻo của batholit Sông Chảy có tuổi cổ nhất, dự kiến trong pha kiến tạo Indoxini. Liên quan với pha biến dạng này, các đá bị ép phiến, milonit hóa và siêu milonit. Ảnh hưởng của pha biến dạng cổ đối với điều kiện địa chất dự án thủy điện Sông Chảy 6 là không lớn. Các pha kiến tạo liên quan với biến dạng dòn Dấu tích để lại trên bình đồ địa chất là các đới dập vỡ,cà nát. Các dấu hiệu địa mạo thể hiện rất tích cực đặc biệt là khu vực thung lũng Sông Chảy đoạn tuyến đập. * Hoạt động đứt gãy Căn cứ theo mức tuổi địa chất tương đối, có thể phân chia các hệ thống đứt gãy chính sau đây Hệ thống đứt gãy tây bắc đông nam và đông bắc tây nam. Đây là các đứt gãy quy mô nhỏ cấp IV. Dấu hiệu của chúng là các đới dập vỡ cà nát và các đới uốn nếp trên các lớp đá phiến. Tác động của hệ thống đứt gãy này đối với ổn định của dự án thủy điện Sông Chảy 6 là không lớn. Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến Đây là các đứt gãy có tuổi trẻ nhất và để lại dấu ấn rõ nhất trong vùng tuyến với các dấu hiệu địa mạo, dấu hiệu thạch học và các dấu hiệu địa chất khác. Về địa mạo, thung lũng Sông Chảy đoạn tuyến đập trùng với phương á kinh tuyến, bên vai trái quan sát các cấu tạo bậc thang được tạo nên bởi các khối lộ đá gốc. Theo các bậc thang có thể quan sát đươc các mặt trượt kéo dài từ vài chục mét đến hàng trăm mét. Chiều cao của các bậc thang dạo động từ 2-3m đến 40-50m. Hình thái bậc thang đang mô tả không quan sát thấy hoặc không rõ trong phần vai phải. Cấu tạo bậc thang liên quan với đứt gãy á kinh tuyến có thể biểu diễ
Luận văn liên quan