Luận văn Nghiên cứu diễn biến năng suất mủ theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại Đắk Lắk

Cao su có tên khoa học là Heavea Brasiliensis thuộc Họ Euphorbiaceae, Bộ Euphorbiales. Cây cao su được tìm thấy tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ), được trồng phổ biến trên quy mô lớn tại vùng Đông Nam châu Á từ năm 1876 và được trồng ở Việt Nam từ năm 1897. Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao, mang lại sản phẩm kinh tế trong nhiều năm, sản phẩmchính là mủ cao su là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra cây cao su còn có các sản phẩm khác cũng có công dụng không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt. Cây cao su còn được xemlà cây Nông - Lâm kết hợp có khả năng trồng trên đất kém, đất dốc giúp phủ xanh đất đòi trọc góp phần bảo vệ đất, tăng thu nhập và cân bằng môi trường sinh thái . Diện tích trồng cao su ở nước ta đến năm 2010 đạt 740.000 ha với sản lượng đạt khoảng 754.500 tấn mủ khô. Để phát triển diện tích trồng cao su đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ có quyết định phát triển cây cao su lên 800.000 ha vào năm 2015 và đạt sản lượng từ 1,1 – 1,2 triệu tấn vào năm 2020, đồng thời hỗ trợ các dự án phát triển cây cao su ở nước ngoài của các doanh nghiệp (200.000 ha tại Lào và Campuchia ) (Trần Thị Thúy Hoa, 2010, 2011) [10, 7]. Khí hậu Đắk Lắk phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa khá lớn (khoảng 300mm/tháng), mưa nhiều ngày (22-25 ngày/tháng) ảnh hưởng rất lớn đến việc cạo mủ và thu gom mủ. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất mủ trong mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp (20-21 0 C), gió mạnh (4-5 m/s), ẩm độ không khí và ẩm độ đất rất thấp. Các tháng này hầu như không mưa gây nên hiện tượng khô hạn khắc nghiệt, chính khô hạn và gió mạnh là hai yếu tố hạn 2 chế thời gian chảy mủ làm giảm năng suất mủ trong mùa khô. Công việc khai thác mủ được tiến hành đều đặn quanh năm. Do đặc điểm khí hậu của vùng Đắk Lắk có mùa khô hạn kéo dài nên thời gian khai thác mủ được tiến hành từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 2 năm sau và nghỉ cạo khi cây rụng lá hoàn toàn. Cây cao su sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Trong đó lượng mưa, số ngày mưa và sự phân bố mưa đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác khai thác mủ của công nhân và việc hoàn thành chỉ tiêu năng suất của các nông trường cao su.

pdf108 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu diễn biến năng suất mủ theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------- NGUYỄN DUY HÀ NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN NĂNG SUẤT MỦ THEO MÙA VỤ CỦA MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TẠI ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN AN Buôn Ma Thuột, 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ và các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Duy Hà ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên; Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông lâm nghiệp, tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: TS. Nguyễn Xuân An, Bộ môn khoa học cây trồng, Khoa Nông Lâm nghiệp (Trường Đại học Tây Nguyên), người Thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, làm việc với tinh thần chu đáo trách nhiệm cao, đã chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Lãnh đạo và cán bộ, công chức Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk, Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên các Nông trường cao su trực thuộc Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô của Khoa Nông Lâm nghiệp và Khoa Đào tạo Sau Đại học thuộc Trường Đại học Đại học Tây Nguyên. Những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Duy Hà iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4 1.1. Giới thiệu về cây cao su...................................................................... 4 1.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và Việt Nam đến năm 2010 ............................................................................. 4 1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới đến năm 2010 ............................................................................................. 4 1.2.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên tại Việt Nam đến năm 2010 ...................................................................................... 8 1.3. Một số kết quả nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây cao su ........ 10 1.3.1. Khí hậu ....................................................................................... 11 2.1.2. Đất đai ........................................................................................ 14 1.4. Đặc điểm sinh lý khai thác mủ cao su ............................................... 16 1.4.1. Sinh lý quá trình chảy mủ và ngưng chảy mủ ............................. 16 iv 1.4.2. Sinh lý của cây cao su trong thời gian khai thác mủ ................... 18 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc cạo mủ ........................ 21 1.5. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật khai thác mủ cao su ............. 23 1.5.1. Điều chỉnh cường độ cạo ............................................................ 23 1.5.2. Sử dụng chất kích thích chảy mủ ................................................ 26 1.5.3. Trang bị tấm che mưa ................................................................. 28 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 30 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 30 2.3. Nội dung........................................................................................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 30 2.4.1. Chọn lô chọn điểm...................................................................... 30 2.4.2. Điều thu thập số liệu ................................................................... 30 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 32 3.1. Đánh giá một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cao su ở các vùng trồng cao su tại Đắk Lắk. ....................... 32 3.1.1. Các vùng trồng cao su chính của Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk ...................................................................................... 32 3.1.2. Đánh giá một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su tại tỉnh Đắk Lắk ................................... 34 3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu đến năng suất mủ cao su ....... 38 3.2.1. Ảnh hưởng của lượng mưa và số ngày mưa đến năng suất mủ cao su ................................................................................... 38 3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến năng suất mủ cao su. ...... 40 3.2.3. Ảnh hưởng của gió và lượng bốc hơi đến năng suất mủ cao su ......................................................................................... 42 v 3.2.4. Quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với năng suất mủ cao su .......... 44 3.3. Diễn biến năng suất mủ của một số dòng vô tính cao su ở các vùng trồng cao su tại Đắk Lắk. ......................................................... 49 3.3.1. Năng suất mủ cao su từ mùa rụng lá đến hết mùa khô hạn. ......... 50 3.3.2. Năng suất mủ cao su trong mùa mưa. ......................................... 51 3.3.3. Năng suất mủ cao su từ cuối mùa mưa đến giữa mùa khô ........... 51 3.4. Phân bố năng suất mủ trong năm của một số DVT cao su tại Đắk Lắk ............................................................................................ 52 3.4.1. Phân bố năng suất mủ của dòng vô tính tại Nông trường cao su Cư M’gar ............................................................................... 52 2.4.2. Phân bố năng suất mủ của dòng vô tính GT1 tại Nông trường cao su 30/4 .................................................................................. 54 3.4.3. Phân bố năng suất mủ theo quý của một số DVT cao su tại Đắk Lắk ...................................................................................... 55 3.5. Xây dưng mô hình dự đoán năng suất mủ cao su trên dòng vô tính GT1 tại Đắk Lắk ........................................................................ 56 3.5.1. Xây dựng mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và năng suất mủ cá thể (kg/cây/năm) ............................................... 57 3.5.2. Xây dưng mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và mật độ cây cạo/ha .............................................................................. 59 3.5.3. Xây dưng mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo và năng suất vườn cây ............................................... 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI .......................................................................... 63 1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 63 2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 64 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa của các từ viết tắt 1 2 3 4 5 6 7 DVT MTV NTCS TB TNHH g/c/c SCC Dòng vô tính Một thành viên Nông trường cao su Trung bình Trách nhiệm hữu hạn Gram/cây/lần cạo Số cây cạo vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su của những nước dẫn đầu trên thế giới (2010) ................................................. 5 Bảng 1.2: Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam ....... 8 Bảng 3.1: Phân bố diện tích cao su ở thời kỳ kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk...................................................... 32 Bảng 3.2: Đánh giá một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến cây cao su ở tỉnh Đắk Lắk ............................................................................... 35 Bảng 3.3: Hệ số tương quan và phương trình hồi quy giữa các yếu tố khí hậu và năng suất mủ cao su tại nông trường Cư M'gar .......... 45 Bảng 3.4: Phân bố trung bình năng suất mủ của một số DVT cao su tại Đắk Lắk ...................................................................................... 56 Bảng 3.5: Năng suất cá thể của dòng vô tính GT1 qua các tuổi cạo ............ 57 Bảng 3.6: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và năng suất cá thể (kg/cây/năm) .......................................... 58 Bảng 3.7: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và mật độ cây cạo /ha ........................................................... 59 Bảng 3.8: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo và năng suất vườn cây ................................. 61 Bảng 3.9: Dự đoán năng suất mủ vườn cao su dòng vô tính GT1 tại Đắk Lắk ...................................................................................... 61 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Phân bố các vùng cao su ở thời kỳ kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk...................................................... 33 Hình 3.2: Ảnh hưởng của lượng mưa và số ngày mưa đến năng suất mủ cao su .......................................................................................... 39 Hình 3.3: Ảnh hưởng của Nhiệt độ và ẩm độ đến năng suất mủ cao su ...... 41 Hình 3.4: Ảnh hưởng của lượng bốc hơi và vận tốc gió đến năng suất mủ cao su .................................................................................... 43 Hình 3.5: Diễn biến năng suất mủ của dòng vô tính GT1 tại Nông tường Cao su Cư M'gar ............................................................... 50 Hình 3.6: Phân bố năng suất mủ của DVT GT1 tại Nông trường cao su Cư M'gar ................................................................................ 52 Hình 3.7: Phân bố năng suất mủ của DVT PB235 tại Nông trường cao su Cư'Mgar ................................................................................. 52 Hình 3.8: Phân bố năng suất mủ cao su của DVT RRIM600 tại Nông trường cao su CưM'gar ............................................................... 53 Hình 3.9: Phân bố năng suất mủ của DVT GT1 tại Nông trường cao su 30/4 ........................................................................................ 54 Hình 3.10: Phân bố năng suất mủ của DVT GT1 tại Nông trường cao su Cư Kpô .................................................................................. 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cao su có tên khoa học là Heavea Brasiliensis thuộc Họ Euphorbiaceae, Bộ Euphorbiales. Cây cao su được tìm thấy tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ), được trồng phổ biến trên quy mô lớn tại vùng Đông Nam châu Á từ năm 1876 và được trồng ở Việt Nam từ năm 1897. Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao, mang lại sản phẩm kinh tế trong nhiều năm, sản phẩm chính là mủ cao su là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra cây cao su còn có các sản phẩm khác cũng có công dụng không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt. Cây cao su còn được xem là cây Nông - Lâm kết hợp có khả năng trồng trên đất kém, đất dốc giúp phủ xanh đất đòi trọc góp phần bảo vệ đất, tăng thu nhập và cân bằng môi trường sinh thái ... Diện tích trồng cao su ở nước ta đến năm 2010 đạt 740.000 ha với sản lượng đạt khoảng 754.500 tấn mủ khô. Để phát triển diện tích trồng cao su đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ có quyết định phát triển cây cao su lên 800.000 ha vào năm 2015 và đạt sản lượng từ 1,1 – 1,2 triệu tấn vào năm 2020, đồng thời hỗ trợ các dự án phát triển cây cao su ở nước ngoài của các doanh nghiệp (200.000 ha tại Lào và Campuchia) (Trần Thị Thúy Hoa, 2010, 2011) [10, 7]. Khí hậu Đắk Lắk phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa khá lớn (khoảng 300mm/tháng), mưa nhiều ngày (22-25 ngày/tháng) ảnh hưởng rất lớn đến việc cạo mủ và thu gom mủ. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất mủ trong mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp (20-210C), gió mạnh (4-5 m/s), ẩm độ không khí và ẩm độ đất rất thấp. Các tháng này hầu như không mưa gây nên hiện tượng khô hạn khắc nghiệt, chính khô hạn và gió mạnh là hai yếu tố hạn 2 chế thời gian chảy mủ làm giảm năng suất mủ trong mùa khô. Công việc khai thác mủ được tiến hành đều đặn quanh năm. Do đặc điểm khí hậu của vùng Đắk Lắk có mùa khô hạn kéo dài nên thời gian khai thác mủ được tiến hành từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 2 năm sau và nghỉ cạo khi cây rụng lá hoàn toàn. Cây cao su sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Trong đó lượng mưa, số ngày mưa và sự phân bố mưa đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác khai thác mủ của công nhân và việc hoàn thành chỉ tiêu năng suất của các nông trường cao su. Trong những năm qua, việc giao khoán sản lượng vườn cây ở các nông trường cao su tại Đắk Lắk còn nhiều bất cập, chưa dựa trên cơ sở sinh lý sản xuất mủ của từng giống, từng tuổi cây trên những vùng sinh thái khác nhau. Những nghiên cứu về diễn biến năng suất mủ theo mùa vụ của cây cao su có thể giúp các nông trường cao su lên kế hoạch quản lý sản phẩm cũng như có quyết định áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Xuất phát từ thực tế trên và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu diễn biến năng suất mủ theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định diễn biến năng suất mủ của một số dòng vô tính cao su làm cơ sở định mức khoán sản lượng vườn cây theo từng tháng, từng quý, từng năm đồng thời có biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất mủ góp phần tạo nền sản xuất ổn định, bền vững và tăng hiệu quả sản xuất cây cao su tại Đắk Lắk. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đóng góp cơ sở khoa học cho việc xác định quy luật sản xuất mủ của một số dòng vô tính cao su theo mùa vụ và theo tuổi cây tại Đắk Lắk. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài giúp cho các đơn vị sản xuất cao su có cơ sở định mức khoán sản lượng vườn cây theo từng tháng, từng quý, từng năm đồng thời có biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất mủ cao su tại Đắk Lắk. 4. Giới hạn đề tài Đề tài triển khai nghiên cứu trên vườn cao su kinh doanh nhóm I và nhóm II tại các nông trường cao su thuộc Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk. Địa điểm nghiên cứu tập trung tại huyện Cư M’Gar, huyện Krông Búk và Thành phố Buôn Ma Thuột. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây cao su - Nguồn gốc: Cây cao su được tìm thấy tại vùng châu thổ sông Amazon (Nam Mỹ) bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp...ở khu vực 50 vĩ Bắc và Nam. Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH= 4,5 - 5,5, tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình. Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao 30 - 50m, chu vi thân đạt 5 - 7m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Cây lưỡng bội (2n) có số nhiễm sắc thể là 2n = 36, hoa đơn tính đồng chu (Nguyễn Khoa Chi, 1996) [2], (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [13]. - Giá trị của cây cao su: Cây cao su được trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra, cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng có công dụng không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt... Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là ở các vùng trung du, miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới (Nguyễn Thị Huệ, 2007) [13]. 1.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và Việt Nam đến năm 2010 1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới đến năm 2010 1.2.1.1. Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới đến năm 2010 Mức sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới tăng dần từ năm 2006 đến năm 2010, trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2010, ngành cao su trên thế giới được phục hồi, nhu cầu cao su thiên nhiên tăng mạnh và giá cao đã khuyến khích nhiều nước đầu tư mở rộng 5 diện tích cây cao su để tăng sản lượng. Năm 2010, tuy có một số yếu tố thời tiết bất thuận làm hạn chế sản lượng của cây cao su, nhưng mức độ tăng sản lượng vẫn đạt khá, khoảng 7,3 % so năm 2009 và tổng sản lượng đạt khoảng 10,4 triệu tấn (IRSG, Rubber statistical Bulletin, 2011) (trích theo Trần Thị Thúy Hoa, 2011) [11]. Thái Lan là nước có sản lượng cao su thiên nhiên cao nhất, đạt 3.252 ngàn tấn, chiếm 31,3% tổng lượng cao su thiên nhiên trên thế giới. Kế tiếp là Indonesia, đạt 2.736 ngàn tấn, chiếm 26,3%. Thứ ba là Malaysia, đạt 939 ngàn tấn, chiếm 9%. Thứ tư là Ấn Độ, đạt 850,8 ngàn tấn, chiếm 8,2%. Việt Nam xếp thứ 5 về sản lượng cao su thiên trên thế giới, đạt 755 ngàn tấn, chiếm 7,3%. Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su của những nước dẫn đầu trên thế giới (2010) Nước Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) Năng suất (kg/ha) Indonesia 3445 2735 986 Thái Lan 2735 3252 1711 Malaysia 1020 939 1480 Trung Quốc 1020 665 1143 Việt Nam 740 755 1720 Ấn Độ 712 851 1784 Philippines 139 99 1420 Cambodia 166 42 1099 Sri Lanka 126 153 1683 Nguồn: ANRPC, Natural Rubber Trends & Statitics, 2011 (trích theo Trần Thị Thúy Hoa, 2011) [11]. Về diện tích cây cao su, đến năm 2010, tổng diện tích cây cao su toàn 6 thế giới, đạt khoảng 10,4 triệu ha (bảng 1.2). Indonesia là nước dẫn đầu với 3.445 ngàn ha. Thứ hai là Thái Lan, đạt 2.735 ngàn ha. Malaysia và Trung Quốc cùng xếp vị trí thứ ba, đạt 1.020 ngàn ha. Việt Nam xếp thứ năm với 740 ngàn ha. Về năng suất, Ấn Độ là nước đạt năng suất cao nhất với 1.784 kg/ha. Việt Nam xếp thứ hai, đạt 1.720 kg/ha (ANRPC, Natural Rubber Trends & Statitics, 2011) (trích theo Trần Thị Thúy Hoa, 2011) [11]. 1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên đến năm 2010 Tương t
Luận văn liên quan