Luận văn Nghiên cứu kỹ thuật bón phân Komix nhằm tăng năng suất cho vườn cây cà phê Robusta tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong các loại cây công nghiệp dài ngày. Chính vì vậy mà diện tích cũng như sản lượng cà phê không ngừng tăng lên. Tính đến nay diện tích cà phê của Việt Nam đã tăng từ 13.400 ha vào năm 1975 lên tới trên 500.000 ha vào cuối năm 2007. Sản lượng từ trên 10.000 tấn vào năm 1975 thì đến nay hàng năm đạt sản lượng từ 700 đến trên 800 ngàn tấn đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Brazin. Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến cuối năm 2007 đã có tới 170.000 ha và sản lượng trên 400.000 tấn, chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê của cả nước, giá trị xuất khẩu của năm 2007 đã thu được gần 400 triệu USD. Đặc biệt là sau khi nước ta là thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO - International coffee Organization) và gia nhập WTO thì vị thế cây cà phê của nước ta có thêm những thời cơ và thuận lợi mới. Việc phát triển cây cà phê là hướng đi đúng cho các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp. Nó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD), dự kiến vụ cà phê niên vụ 2007-2008 sẽ có khả năng đạt 1,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây cà phê nhằm tăng năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê theo hướng bền vững , tức là đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây cà phê theo hướng bền vững luôn được quan tâm nghiên cứu. Bón phân cho cây cà phê ngoài tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt thì còn cần đảm bảo cho sự ổn định độ phì của đất. Đặc biệt là các tính chất hoá học, vật lý, chất mùn hữu cơ, hệ sinh vật trong đất Do đó việc sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ là hết sức quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, nhất là cây cà phê trồng trên đất hạn, đất dốc. Trong thực tế người sản xuất cà phê thường có thói quen là chỉ dùng phân hoá học để tăng năng suất cà phê. Trong thời kỳ kinh doanh hầu như phân hữu cơ không được bón. Do vậy đã dẫn tới hậu quả: đất trở nên chua, cấu tượng bị phá vỡ, không có điều kiện để duy trì và phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất đảm bảo sự cân bằng sinh học và giúp cho cây cà phê sinh trưởng thuận lợi. Trong nhiều năm qua, do người trồng cà phê có thói quen bón phân hoá học liên tục và với liều lượng cao đã làm cho hàng chục ngàn héc ta cà phê tại ĐakLak có hội chứng vàng lá, sinh trưởng kém, năng suất giảm. Trước tình hình đó, cần thiết phải có chế độ dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách thích hợp, đặc biệt cần tăng cường việc sử dụng các lọai chế phẩm phân hữu cơ sinh học và các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đồng thời có tác dụng cải tạo đất, để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak”. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích - Xác định kỹ thuật sử dụng phân KOMIX 6.4.6 bón gốc và phân KOMIX – CF bón lá thích hợp, cả về liều lượng phân bón gốc, về nồng độ phân bón lá cũng như về phương thức phun phân bón lá KOMIX. Trên cơ sở đó khuyến cáo cho người Nông dân sử dụng phân hữu cơ sinh học KOMIX. - Đề xuất trong cơ cấu bón phân cho cây cà phê tại ĐakLak cần có phân bón hữu cơ để bổ sung chất hữu cơ cho đất. Hướng tới làm thay đổi tập quán của người trồng cà phê là chỉ sử dụng phân bón khoáng mà không quan tâm đến loại phân hữu cơ. 1.2.2 . Yêu cầu - Xác định liều lượng bón gốc phân Komix 6.4.6 thích hợp mang lại hiệu quả và năng suất cao . - Xác định nồng độ và thời gian giữa hai lần phun Komix – CF bón lá thích hợp mang lại hiệu quả và năng suất cao . - Tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân trong thí nghiệm. 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học.  Xác định được tác động của việc sử dụng phân hữu cơ sinh học KOMIX 6.4.6 bón gốc và KOMIX –CF phun qua lá đến sinh trưởng phát triển và năng suất cà phê vối Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. Đồng thời ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển và năng suất cà phê vối Robusta  Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất kỹ thuật bón phân cho cây cà phê một cách hợp lý trong điều kiện sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. Đây cũng là tài liệu khoa học để tham khảo cho các nghiên cứu và giảng dạy về phân bón cho cây cà phê. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng phân bón sinh hoá hữu cơ KOMIX 6.4.6 dạng bột dùng bón gốc và phân KOMIX – CF dạng lỏng dùng phun qua lá sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng dinh dưỡng cho cây cà phê và góp phần đảm bảo độ phì nhiêu cho đất trồng cà phê, đặc biệt cho các vườn cà phê đã nhiều năm chỉ quen sử dụng phân vô cơ, nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng cà phê, tăng thu nhập cho người trồng cà phê và đảm bảo cho sản xuất cà phê bền vững. 1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI • Đề tài tiến hành trên giống cà phê vối Robusta 10 năm tuổi • Địa điểm thực hiện tại huyện Krông Ana tỉnh Đaklak. • Thời gian thực hiện các thí nghiệm từ 20/12/2006 – 30/10/2007.

doc98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu kỹ thuật bón phân Komix nhằm tăng năng suất cho vườn cây cà phê Robusta tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - ----------------- PHẠM XUÂN VINH NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BÓN PHÂN KOMIX NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT CHO VƯỜN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH HÀ NỘI - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Xuân Vinh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này. Các Thầy Cô giáo khoa Nông học trường Đại Học Nông Nghiệp I đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Các Thầy Cô giáo khoa Nông Lâm trường Đại Học Tây Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng chân thành biết ơn PGS.TS Phan Quốc Sủng, các bạn đồng nghiệp cũng như người thân đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành đề tài. ĐakLak, ngày 20 tháng 11 năm 2007 Tác giả luận văn Phạm Xuân Vinh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vii Danh mục hình ix 1. Mở đầu i 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4. Giới hạn đề tài 4 2. Tổng quan tài liệu 5 2.1. Giới thiệu cây cà phê 5 2.2. Giá trị cây cà phê 7 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam 9 2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 14 2.5. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây cà phê vối 19 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 31 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 34 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 37 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc komix 6.4.6 đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện krông ana tỉnh ĐakLak. 37 4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 37 4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng giữ quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 38 4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sự tăng trưởng đường kính quả cà phê ở các thời kỳ theo dõi. 41 4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu thành năng suất cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 43 4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến năng suất của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 45 4.1.6. Hiệu quả kinh tế của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 46 4.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát triển của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta 48 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá komix - cf đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện krông ana tỉnh ĐakLak 49 4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta 49 4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng giữ quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 51 4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến động thái tăng trưởng đường kính quả của cây cà phê 53 4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta . 56 4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến năng suất của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 58 4.2.6.Hiệu quả kinh tế ở các công thức với nồng độ phân bón lá KOMIX – CF khác nhau 60 4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài và số đốt của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta 61 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá komix - cf đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak 63 4.3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta 63 4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến động thái giữ quả của cây cà phê Robusta 65 4.3.3. Ảnh hưởng của thời gian giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta 67 4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến năng suất của cây cà phê Robusta . 69 4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài cành dự trữ và số đốt của cây cà phê Robusta . 72 5. Kết luận và đề nghị 73 5.1. Kết luận 73 5.2. Đề nghị 74 Tài liệu tham khảo 74 Phụ lục 80 DANH MỤC BẢNG STT  Tên bảng  Trang   2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê các vùng trên thế giới 10 2.2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ 21 4.1. Ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến tỷ lệ nở hoa và đậu quả 37 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân KOMIX 6.4.6. khác nhau đến khả năng giữ quả ở các thời kỳ theo dõi 40 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX đến động thái tăng đường kính quả 42 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu thành năng suất 44 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân KOMIX bón gốc đến năng suất cà phê 46 4.6. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân KOMIX 6.4.6 47 4.7. Ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát triển cành dự trữ 48 4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến tỷ lệ nở hoa và đậu quả 50 4.9. Khả năng giữ quả ở các công thức thí nghiệm 51 4.10. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX -CF đến động thái tăng truởng đường kính quả ở các công thức. 55 4.11. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX –CF các yếu tố cấu thành năng suất 57 4.12. Năng suất cà phê ở các công thức nồng độ KOMIX –CF khác nhau 59 4.13. Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm phun phân bón lá (triệu đồng) 60 4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển cành và số đốt dự trữ 62 4.15. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX -CF đến tỷ lệ nở hoa và đậu quả 63 4.16. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng giữ quả cà phê 65 4.17. Ảnh hưởng của khảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX –CF đến các yếu tố cấu thành năng suất. 68 4.18. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần phun phân bón lá KOMIX –CF đến năng suất cà phê 70 4.19. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX –CF đến sinh trưởng phát triển cành và đốt dự trữ. 72 DANH MỤC HÌNH STT  Tên hình  Trang   4.1. Tỷ lệ đậu quả ở các công thức thí nghiệm 38 4.2. Tỷ lệ giữ quả ở các công thức thí nghiệm 41 4.3. Tỷ lệ nhân/quả khô ở các công thức liều lượng bón KOMIX 45 4.4. Tỷ lệ đậu quả ở các công thức nồng độ phun phân KOMIX-CF khác nhau 51 4.5. Tỷ lệ giữ quả trung bình trên chùm ở các công thức 53 4.6. Tỷ lệ nhân/quả khô (%) ở các công thức nòng độ phân bón lá KOMIX – CF khác nhau 58 4.7. Tỷ lệ hoa đậu quả ở các công thức nghiên cứu. 65 4.8. Tỷ lệ giữ quả ở các công thức nghiên cứu. 67 4.9. Tỷ lệ nhân/quả khô ở các công thức thí nghiệm. 69 4.10. Năng suất cà phê ở các công thức nghiên cứu. 71 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong các loại cây công nghiệp dài ngày. Chính vì vậy mà diện tích cũng như sản lượng cà phê không ngừng tăng lên. Tính đến nay diện tích cà phê của Việt Nam đã tăng từ 13.400 ha vào năm 1975 lên tới trên 500.000 ha vào cuối năm 2007. Sản lượng từ trên 10.000 tấn vào năm 1975 thì đến nay hàng năm đạt sản lượng từ 700 đến trên 800 ngàn tấn đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Brazin. Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến cuối năm 2007 đã có tới 170.000 ha và sản lượng trên 400.000 tấn, chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê của cả nước, giá trị xuất khẩu của năm 2007 đã thu được gần 400 triệu USD. Đặc biệt là sau khi nước ta là thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO - International coffee Organization) và gia nhập WTO thì vị thế cây cà phê của nước ta có thêm những thời cơ và thuận lợi mới. Việc phát triển cây cà phê là hướng đi đúng cho các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp. Nó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD), dự kiến vụ cà phê niên vụ 2007-2008 sẽ có khả năng đạt 1,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây cà phê nhằm tăng năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê theo hướng bền vững , tức là đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây cà phê theo hướng bền vững luôn được quan tâm nghiên cứu. Bón phân cho cây cà phê ngoài tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt thì còn cần đảm bảo cho sự ổn định độ phì của đất. Đặc biệt là các tính chất hoá học, vật lý, chất mùn hữu cơ, hệ sinh vật trong đất … Do đó việc sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ là hết sức quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, nhất là cây cà phê trồng trên đất hạn, đất dốc. Trong thực tế người sản xuất cà phê thường có thói quen là chỉ dùng phân hoá học để tăng năng suất cà phê. Trong thời kỳ kinh doanh hầu như phân hữu cơ không được bón. Do vậy đã dẫn tới hậu quả: đất trở nên chua, cấu tượng bị phá vỡ, không có điều kiện để duy trì và phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất đảm bảo sự cân bằng sinh học và giúp cho cây cà phê sinh trưởng thuận lợi. Trong nhiều năm qua, do người trồng cà phê có thói quen bón phân hoá học liên tục và với liều lượng cao đã làm cho hàng chục ngàn héc ta cà phê tại ĐakLak có hội chứng vàng lá, sinh trưởng kém, năng suất giảm. Trước tình hình đó, cần thiết phải có chế độ dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách thích hợp, đặc biệt cần tăng cường việc sử dụng các lọai chế phẩm phân hữu cơ sinh học và các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đồng thời có tác dụng cải tạo đất, để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak”. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích - Xác định kỹ thuật sử dụng phân KOMIX 6.4.6 bón gốc và phân KOMIX – CF bón lá thích hợp, cả về liều lượng phân bón gốc, về nồng độ phân bón lá cũng như về phương thức phun phân bón lá KOMIX. Trên cơ sở đó khuyến cáo cho người Nông dân sử dụng phân hữu cơ sinh học KOMIX. - Đề xuất trong cơ cấu bón phân cho cây cà phê tại ĐakLak cần có phân bón hữu cơ để bổ sung chất hữu cơ cho đất. Hướng tới làm thay đổi tập quán của người trồng cà phê là chỉ sử dụng phân bón khoáng mà không quan tâm đến loại phân hữu cơ. 1.2.2 . Yêu cầu - Xác định liều lượng bón gốc phân Komix 6.4.6 thích hợp mang lại hiệu quả và năng suất cao . - Xác định nồng độ và thời gian giữa hai lần phun Komix – CF bón lá thích hợp mang lại hiệu quả và năng suất cao . - Tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân trong thí nghiệm. 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. Xác định được tác động của việc sử dụng phân hữu cơ sinh học KOMIX 6.4.6 bón gốc và KOMIX –CF phun qua lá đến sinh trưởng phát triển và năng suất cà phê vối Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. Đồng thời ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển và năng suất cà phê vối Robusta Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất kỹ thuật bón phân cho cây cà phê một cách hợp lý trong điều kiện sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. Đây cũng là tài liệu khoa học để tham khảo cho các nghiên cứu và giảng dạy về phân bón cho cây cà phê. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng phân bón sinh hoá hữu cơ KOMIX 6.4.6 dạng bột dùng bón gốc và phân KOMIX – CF dạng lỏng dùng phun qua lá sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng dinh dưỡng cho cây cà phê và góp phần đảm bảo độ phì nhiêu cho đất trồng cà phê, đặc biệt cho các vườn cà phê đã nhiều năm chỉ quen sử dụng phân vô cơ, nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng cà phê, tăng thu nhập cho người trồng cà phê và đảm bảo cho sản xuất cà phê bền vững. 1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Đề tài tiến hành trên giống cà phê vối Robusta 10 năm tuổi Địa điểm thực hiện tại huyện Krông Ana tỉnh Đaklak. Thời gian thực hiện các thí nghiệm từ 20/12/2006 – 30/10/2007. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu cây cà phê Cây cà phê thuộc bộ cà phê (Rubiales), họ cà phê (Rubiaceae), chi cà phê (Coffea). Các loài cà phê chính có vai trò lớn trong nền sản xuất trên thế giới là: 2.1.1. Cà phê chè (Coffea arabica L.) Cà phê chè có nguồn gốc từ cao nguyên của Ethiopia và cao nguyên Boma của Sudan [26]. Cà phê chè Arabica được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 và hơn 100 năm sau đó, cây cà phê chè Arabica đã theo chân những nhà truyền giáo, những người lính viễn chinh vào Việt Nam [22]. Cà phê chè Arabica là cây tự thụ phấn, ưa khí hậu mát mẻ, ánh sáng nhẹ, tán xạ. Cây thuộc dạng bụi, cao từ 3 - 4 m. Trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 6 – 7 m. Thân cây bé, vỏ mỏng, ít chồi vượt. Cành cơ bản, nhỏ yếu và có nhiều cành thứ cấp. Lá cà phê có màu xanh sáng, mọc đối nhau, dạng hình bầu thuôn dài, cuống ngắn và mép hơi gợn sóng. Lá nhỏ có chiều dài từ 10 – 15 cm, chiều rộng từ 4 – 6 cm và trên mỗi lá từ 9 - 12 cặp gân. Hoa cà phê chè thuộc loại tự thụ phấn. Quả có dạng hình trứng, thuôn dài, khi chín có màu đỏ tươi hoặc màu vàng, thường có 2 nhân. Khối lượng trung bình 100 hạt biến động từ 13 – 18 g. Hàm lượng cafein trong hạt từ 0,8 – 2 %. Theo Đoàn Triệu Nhạn ở nước ta cà phê chè được trồng ở nhiều nơi, nhất là từ phía Bắc từ vĩ tuyến 190 vĩ bắc trở lên. Tuy nhiên cà phê chè vẫn không phát triển tốt được, đó không phải vì điều kiện sinh thái mà do bệnh gỉ sắt phá hoại. Đến tận những năm cuối tập kỷ 80 của thế kỷ XX khi có giống cà phê chè chống bệnh gỉ sắt Catimor (giống lai giữa Caturra và Hybrido de Timor) ra đời, giống này có khả năng kháng hầu hết các nòi (tiểu chủng sinh lý) của nấm gỉ sắt (Hemileiva vastatrix). Cà phê chè mới được phát triển trên diện rộng [22]. Cà phê chè là giống cà phê được trồng lâu đời nhất và cũng chiếm vị trí quan trọng nhất chiếm 70% sản lượng cà phê toàn thế giới. Các chủng cà phê chè được trồng nhiều trên thế giới và Việt Nam là: Coffea arabica var. typyca. Coffea arabica var. bourbon. Coffea arabica var. amarella Chev. Coffea arabica var. Mundo - Novo. Coffea arabica var. caturra. Coffea arabica var. catuai. Coffea arabica var. catimor. 2.1.2. Cà phê vối (Coffea canephora Pierre) Cà phê vối (C. canephora Pierre) có nguồn gốc ở vùng Trung Phi, phân bố rải rác dưới các tán rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Côngô khoảng giữa 100 vĩ bắc và 100 vĩ nam. Cà phê vối thuộc loại cây nhỡ, trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 8 – 12 m và có rất nhiều thân do khả năng phát sinh chồi vượt nhanh. Cành cơ bản to, khoẻ, vươn dài nhưng khả năng phát sinh cành thứ cấp ít hơn so với cà phê chè. Phiến lá to, hình bầu dục hoặc hình mũi mác có màu xanh sáng hoặc đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng, chiều rộng từ 10 – 15 cm, dài từ 20 – 30 cm. Hoa mọc trên các nách lá ở cành ngang thành từng cụm khoảng từ 1 – 5 cụm, mỗi cụm có từ 1 – 5 hoa, thuộc loại tự bất thụ. Thời gian từ lúc ra hoa cho tới khi quả chín kéo dài từ 9 – 10 tháng. Quả hình tròn hoặc hình trứng. Khối luợng trung bình 100 hạt ở ẩm độ 12 % là từ 13 – 16 g. Tỷ lệ quả tươi / nhân biến động từ 4 – 6 tuỳ theo giống, vùng trồng và điều kiện chăm sóc. Hai giống cà phê vối được trồng phổ biến nhất là giống Robusta (C. canephora var. Robusta) và giống Kouilou (C. canephora var. Kouilou). - Giống cà phê vối Robusta được trồng nhiều nhất ở các nước châu Phi, Indonesia, Ấn độ , Việt Nam ...chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê vối của thế giới. Đặc trưng của giống này là cây to khoẻ, tán thưa, lá to, đốt dài, ít cành thứ cấp, quả, hạt to, chín muộn và cho năng suất cao, kháng chịu tốt với các loại sâu bệnh - Giống cà phê vối Kuoilou được trồng với diện tích không lớn. Cà phê được trồng ở Việt Nam, tập trung ở Tây nguyên và các tỉnh phía Nam là giống cà phê vối Robusta [22]. Gồm có ba chủng được trồng phổ biến sau: Coffea canephora var. robusta. Coffea canephora var. kouilou. Coffea canephora var. iaoulf. 2.1.3. Cà phê mít (Coffea excelxa Chev) Có 2 dạng là được trồng phổ biến là giống cà phê mít (C. liberica var. Exelsa) và cà phê dâu da (C. liberica var. liberica). - Cà phê mít có nguồn gốc ở Trung Phi được phát hiện đầu tiên năm 1902 tại xứ Ubagui – Chari nên còn được gọi là cà phê Chari. Đặc điểm cây nhỡ cao từ 15 – 20 m thân to, khoẻ. Lá to, dày, rộng từ 15 – 20 cm, dài từ 30 – 40 cm, dạng hình trứng hoặc mũi mác, đầu lá ngắn, có từ 6 – 9 cặp gân lá nổi ở mặt dưới. Hoa mọc thành chùm trên nách lá cành ngang, có từ 1 – 5 xim hoa, mỗi xim có từ 2 – 4 hoa, thuộc loại tự bất thụ. Thời gian từ lúc ra hoa đến khi quả chín kéo dài từ 11 – 12 tháng. Quả to, hình trứng, hơi dẹt, núm quả lồi ra. Lúc quả chín có màu đỏ sẫm. Khối lượng 100 hạt biến động từ 15 – 20 g. Hàm lựong caffein thấp từ 1,02 – 1,15 %. Cây cà phê mít có khả năng chịu hạn rất tốt. 2.2. Giá trị cây cà phê Cà phê là cây công nghiệp đặc sản của vùng nhiệt đới. Hạt cà phê là một thức uống được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới, chủ yếu là ở các nước vùng ôn đới. Hoạt chất chủ yếu chứa trong hạt là cafein chiếm 0,8 - 3% trọng lượng các chất khô của hạt, có tác dụng kích thích thần kinh và tăng hoạt động của tế bào não, tăng cường độ làm việc của hoạt động trí óc, hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, nâng cao phản ứng của hệ thông cơ bắp, nhạy và bền hơn. Do vậy sau khi uống cà phê, con người làm việc sáng suốt và có hiệu quả hơn. Ngoài ra trong hạt cà phê còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: đường saccarô (5,30 - 7,95%) đường khử (0.30 - 0,44%) prôtein hoà tan (5,23 - 5,25%), các loại prôtein không hoà tan (5,02 - 6,04%). Các chất sinh tố nhóm B (B1, B2 , B6 ….), và sinh tố PP. Đó là những chất cần thiết cho nhu cầu sinh lý của cơ thể con người. Đồng thời cà phê còn có một hương vị độc đáo, nên tập tục uống cà phê đã trở thành nhu cầu tâm lý của con người. Mức tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng cao, cả những nước trước đây có tập quán uống trà thì nay mức tiêu thụ cà phê cũng tăng đáng kể như: Anh, Nhật ……. Các nước đang phát triển mức tiêu thụ cà phê ngày càng tăng, ở Việt Nam trước đây uống cà phê chỉ ở thành phố (phía nam là chủ yếu) đến nay việc uống cà phê đã lan rộng khắp cả nước, không những ở thành thị mà còn lan rộng ở cả nông thôn. Cà phê là nguyên liệu cho một ngành công nghiệp phát triển như: Bánh, kẹo, rượu và cà phê. Cà phê là một ngành mang lại thu nhập lớn cho đất nước. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trên thế giới hàng năm trên 10 tỷ USD. Sản xuất cà phê thu hút được nhiều lao động. Cứ 1 ha cà phê thu hút 1 - 1,5 lao động (3-4 nhân khẩu), góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân lao động. Ở nước ta hiện nay có khoảng 500.000 ha thì ít nhất cần trên 500.000 ngàn lao động trực tiếp tham gia trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Cà phê có thể thay đổi địa bàn sản xuất cây thuốc phiện, góp phần giải quyết chính sách xoá đói giảm nghèo và tệ nạn xã hội. Sản xuất cà phê làm quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại được củng cố và phát triển. Trồng cà phê cón có tác dụng bảo vệ môi trường sinh
Luận văn liên quan