Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà công nghiệp tại Thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị

Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã cho nhập những giống gia súc, gia cầm có năng xuất cao từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ( thịt, trứng, sữa ) ngày càng tăng cho xã hội. Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên, yêu cầu về các loại thực phẩm sạch ngày càng tăng. Do đó ngành chăn nuôi nóichung và chăn nuôi gà nói riêng là phải tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, để chăn nuôi gà có năng xuất và chất lượng cao ngoài vấn đề con giống và thức ăn thì công tác thú y, phòng bệnh là rất quan trọng. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong những bệnh truyền nhiễm xẩy ra trên đàn gà thì bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (CRD) xẩy ra rất nhiều và thường xuyên, bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, và thường gặp nhiều ở các đàn gà nuôi công nghiệp với mật độ cao. Bệnh CRD lây lan nhanh và tác động kéo dài gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh gây chết 5 – 10%, giảm 20 – 30% tăng trọng trên gà,trên gà đẻ giảm tỷ lệ đẻ xuống còn 70 – 75%. Trong đàn gà khi có dịch, ngay cả với mức nhiễm thấp, bệnh hô hấp mãn tính vẫn làm hao tổn chi phí đáng kể cho các nhà chăn nuôi thông qua việc làm giảm hiệu quả thức ăn, tăng trọng trung bình thấp, giảm tính đồng đều của đàn, tăng chi phí trong chăn nuôi, quátrình điều trị kéo dài. Đăk Lăk nói chung và TP. Buôn Ma Thuột nói riêng cósố lượng gà nuôi tập trung lớn và nó cũng không nằm ngoài vấn đề nêutrên. Xuất phát từ thực tiễn, để tìm ra được các giải pháp hợp lý phòng và trị bệnh CRD trên đàn gà công nghiệp tại TP. Buôn Ma Thuột, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 2 “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà công nghiệp tại thànhphố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị”

pdf93 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà công nghiệp tại Thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN NHO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, CĂN BỆNH CỦA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH TRÊN GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP DAKLAK, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN NHO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, CĂN BỆNH CỦA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH TRÊN GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. CAO VĂN HỒNG : TS. NGUYỄN TẤN VUI DAKLAK, NĂM 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ ngành Thú y của tôi. Các số liệu, kết quả có trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Nguyễn Văn Nho ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh Đạo Trường Đại Học Tây Nguyên, Phòng Đào Tạo Sau Đại học Trường Đại Học Tây Nguyên Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên, Các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn TP. BMT đã tạo điều kiện giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của Thầy TS. Cao Văn Hồng và TS. Nguyễn Tấn Vui đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC Đầu mục Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................... iii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ............................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 2 4. Giới hạn của đề tài................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................... 3 1.1. Lịch sử bệnh ....................................................................................... 3 1.2. Các nghiên cứu về bệnh trong và ngoài nước .................................. 4 1.2.1. Ở trên thế giới ................................................................................... 4 1.2.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 6 1.3. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh ................................................... 10 1.3.1. Căn bệnh ........................................................................................ 10 1.3.2. Biểu hiện lâm sàng ......................................................................... 17 1.3.3. Bệnh tích ........................................................................................ 18 1.3.4. Chẩn đoán ...................................................................................... 19 1.3.5. Phòng chống bệnh Mycoplasma ở trên gia cầm .............................. 20 1.3.5.1. Nâng cao điều kiện vệ sinh và quản lý ......................................... 20 iv 1.3.5.2. Điều trị đàn gà giống ................................................................... 20 1.3.5.3. Xử lý trứng .................................................................................. 21 1.3.5.4. Phòng bệnh bằng vaccin ................................................................ 21 1.4. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và ammonia ........................... 22 1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ .................................................................. 22 1.4.2. Ảnh hưởng của ẩm độ ..................................................................... 24 1.4.3. Ảnh hưởng của các chất khí trong chuồng nuôi .............................. 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......... 27 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................. 27 2.1.1. Đối tượng ....................................................................................... 27 2.1.2. Thời gian ........................................................................................ 27 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 27 2.2. Nôi dung nghiên cứu ....................................................................... 27 2.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................... 27 2.2.2. Điều tra một số đặc điểm dịch tễ học bệnh (CRD) ......................... 27 2.2.3. Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm bệnh ............................ 27 2.2.4. Một số kết quả nghiên cứu điều trị thử nghiệm bệnh CRD ............. 27 2.2.5. Đề xuất biện phòng trị bệnh ............................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 28 2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học ................................................................... 28 2.3.2. Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu ........................................ 28 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 28 2.3.4. Lấy mẫu bệnh phẩm ....................................................................... 28 2.3.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh ......................................................... 28 2.3.6. Đo nhiệt độ, ẩm độ và ammonia ..................................................... 29 2.3.7. Phương pháp tính toán số liệu ......................................................... 29 v 2.3.8. Xử lý số liệu ................................................................................... 31 CHƯƠNG 3: KẾT QỦA THẢO LUẬN ................................................ 32 3.1. Kết quả điều tra một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ........ 32 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 32 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 33 3.1.3. Kết quả điều tra về công tác chăn nuôi thú y .................................. 34 3.1.3.1. Kết quả điều tra về chế độ chăm sóc cho gà ................................ 34 3.1.3.2. Kết quả điều tra về quy trình phòng bệnh cho gà ......................... 35 3.2. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh CRD ................................... 38 3.2.1. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà mắc bệnh ...................................... 38 3.2.1.1. Kết quả xác định tình hình bệnh CRD .......................................... 38 3.2.1.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma ................................... 39 3.2.1.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên các lứa tuổi ở các đàn gà khảo sát ............ 42 3.2.1.4. Tỷ lệ nhiễm M. gallisepticum , M. synoviae và cả hai loài ........... 44 3.2.1.5. Kết quả xác định triệu chứng và bệnh tích bệnh CRD .................. 47 3.2.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa và tiểu khí hậu chuồng nuôi ................ 53 3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa ............................ 53 3.2.2.2. Nghiên cứu mối tương quan của các yếu tố ................................. 54 3.3. Kết qủa nghiên cứu biện pháp phòng tri bệnh CRD ........................... 61 3.3.1. Kết quả điều trị thử nghiệm ............................................................ 61 3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh CRD .............................................. 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 65 Kết luận ................................................................................................... 65 Đề nghị .................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 66 vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ADN : Acid Deoxyribo Nucleic CRD : Chronic Respiratory Disease EDS - 76 : Egg drop syndrome 1976 ELISA : Enzyme linked immuno - sorbent assay EM : Electron Microscopy HI : Heamagglutination Inhibition IB : Vaccin Viêm phế quản IS : Infectius Sinusitis ILT : Vaccin Viêm Thanh Khí Quản L : L-forms bacteria M.G : Mycoplasma gallisepticum M.S : Mycoplasma synoviae MA : Mycoplasma Agar MB : Mycoplasma Broth MT2 : Huyết thanh lợn ND : Vaccin Dịch tả gà OVO4 : Vaccin Dịch tả, Viêm phế quản, sưng phù đầu, Hội chứng giảm đẻ P.P.L.O : Pleuro- Pleumonia- Like- Organissm PCR : Polymerase chain reaction RNA : Ribonucleic acid RPA : Serum plate agglutination test SPA : Serum plate agglutination TTC : 2-3-5 – Triphenyl tetrazolium chloride TP. BMT : Thành phố Buôn Ma Thuột vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Giới hạn cho phép và gây chết của các khí .............................. 25 Bảng 1.2. Ảnh hưởng của ammonia ......................................................... 26 Bảng 3.1. Kết quả điều tra về chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ ........................ 34 Bảng 3.2. Sử dụng vaccin cho đàn gà đẻ .................................................. 35 Bảng 3.3. Kết quả xác định tình hình bệnh CRD ở gà .............................. 38 Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên gà ở các trại .............................. 39 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên các lứa tuổi ở các đàn gà khảo sát ......... 42 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm M.gallisepticum, M. synoviae ở trên gà ................. 45 Bảng 3.7. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng bệnh CRD trên gà .......................... 47 Bảng 3.8. Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích bệnh CRD trên gà ............................. 49 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa ở các đàn gà khảo sát .................... 53 Bảng 3.10. Tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và ...................... 55 Bảng 3.11 . Hệ số tương quan (R) giữa tỷ lệ nhiễm (+) vơi nhiệt độ, ....... 57 Bảng 3.12. Kết quả điều trị bệnh CRD bằng một số loại kháng sinh ........ 61 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên gà ở các trại . ............ 41 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo lứa tuổi. ............................................ 42 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa ở các đàn gà khảo sát ................ 54 Đồ thị 1. Tỷ lệ nhiễm M.gallisepticum, M. synoviae trên gà ..................... 45 Đồ thị 2. Mối tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ...................... 56 Sơ đồ 1: Hệ thống phân loại của mollicutes ............................................. 11 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1. Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae ... 13 Hình 2. Các trại Gà nghiên cứu ................................................................ 37 Hình 3. Trại gà đẻ nghiên cứu .................................................................. 37 Hình 4. Gà thở khó, mào tím tái nhợt nhạt ................................................ 48 Hình 5. Gà sưng phù măt, sác gà gầy ........................................................ 48 Hình 6. Chân gà bị sưng tích casein ......................................................... 48 Hình 7. Viêm phổi, viêm phế quản phổi ................................................... 52 Hình 8. Viêm gan, viêm túi khí, tích nước xoang bao tim......................... 52 Hình 9. Viêm phổi, viêm gan, tích nước xoang bao tim ............................ 52 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã cho nhập những giống gia súc, gia cầm có năng xuất cao từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ( thịt, trứng, sữa ) ngày càng tăng cho xã hội. Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên, yêu cầu về các loại thực phẩm sạch ngày càng tăng. Do đó ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là phải tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, để chăn nuôi gà có năng xuất và chất lượng cao ngoài vấn đề con giống và thức ăn thì công tác thú y, phòng bệnh là rất quan trọng. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong những bệnh truyền nhiễm xẩy ra trên đàn gà thì bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (CRD) xẩy ra rất nhiều và thường xuyên, bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, và thường gặp nhiều ở các đàn gà nuôi công nghiệp với mật độ cao. Bệnh CRD lây lan nhanh và tác động kéo dài gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh gây chết 5 – 10%, giảm 20 – 30% tăng trọng trên gà, trên gà đẻ giảm tỷ lệ đẻ xuống còn 70 – 75%. Trong đàn gà khi có dịch, ngay cả với mức nhiễm thấp, bệnh hô hấp mãn tính vẫn làm hao tổn chi phí đáng kể cho các nhà chăn nuôi thông qua việc làm giảm hiệu quả thức ăn, tăng trọng trung bình thấp, giảm tính đồng đều của đàn, tăng chi phí trong chăn nuôi, quá trình điều trị kéo dài. Đăk Lăk nói chung và TP. Buôn Ma Thuột nói riêng có số lượng gà nuôi tập trung lớn và nó cũng không nằm ngoài vấn đề nêu trên. Xuất phát từ thực tiễn, để tìm ra được các giải pháp hợp lý phòng và trị bệnh CRD trên đàn gà công nghiệp tại TP. Buôn Ma Thuột, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 2 “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà công nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI + Xác định tình hình dịch tễ của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên đàn gà nuôi tại Thành phố Buôn Ma Thuột. + Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh do Mycoplasma trong các trại chăn nuôi gà công nghiệp. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bênh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà và một số yếu tố liên quan đến sự phát triển bệnh là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu ứng dụng phòng và trị bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma và một số yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh, đưa ra một số biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả cho đàn gà nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Không đi sâu nghiên cứu hết tất cả các yếu tố môi trường nuôi có ảnh hưởng tới bệnh CRD, chỉ nghiên cứu giới hạn trong các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và ammonia của chuồng nuôi. Chỉ theo dõi được triệu trứng, bệnh tích của bệnh CRD không khảo sát được bệnh tích vi thể của bệnh CRD. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ BỆNH Lần đầu tiên bệnh được mô tả chính xác vào năm 1905 bởi Dobb (Hà Lan) dưới tên gọi “Bệnh viêm phổi địa phương”[08] (trích dẫn). Sau đó cũng tại Anh năm 1907, Graham Smith mô tả bệnh phù đầu ở gà tây[30]. Tại Mỹ, năm 1926, Tyzzer mô tả bệnh viêm xoang ở gà tây[50]. Năm 1938, bệnh được Dicikinson và Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang truyền nhiễm” của gà tây [29]. Năm 1930, Nelson tìm thấy lần đầu tiên Mycoplasma spp trên gà, cũng theo Nelson (1935)[43] đã mô tả những thể cầu trực khuẩn liên quan đến bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà. Sau đó ông đã liên kết chúng với bệnh sổ mũi nổ ra chậm và thời gian dài đồng thời thể cầu trực khuẩn này có thể tăng trưởng trên phôi trứng, mô nuôi cấy và môi trường không có tế bào. Năm 1943, J.P Delaplane và H.O Stuart[28] phân lập từ cơ quan hô hấp của gà con bị bệnh viêm xoang truyền nhiễm và thấy tác nhân gây bệnh giống Nelson đã tìm thấy, từ đó bệnh được gọi là “Viêm đường hô hấp mãn tính - CRD”. Năm 1952, Markham, Wong, Olesiuk và Vanrokell[41][45] công bố việc nuôi cấy thành công vi sinh vật bệnh gây bệnh từ gà và gà tây bị nhiễm CRD và đề nghị xếp Mycoplasma ở gà vào nhóm vi sinh vật gây bệnh ở phổi- màng phổi (Pleuro Pleumonia Group) và mầm bệnh được D. G Edward, E.A Freundt[33] xếp vào giống Mycoplasma. Năm 1954, Sernan và cộng sự phát hiện ra bệnh và gọi tên bệnh là “Bệnh viêm túi khí truyền nhiễm”[18] (trích dẫn). Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả Mackham và Wong (1952)[41], Nelson (1960)[44], thừa nhận các cá thể Coccobacillaris được tìm thấy trước kia chính là P.P.L.O (Pleuro- Pleumonia- Like- Organissm ) về sau thống nhất gọi tên phổ thông là Mycoplasma. 4 Edward và Freundt (1956)[33] đề nghị phân loại lại các chủng Mycoplasma và đặt tên theo tên giống Mycoplasma, những nghiên cứu về phân loại các type huyết thanh, độc lực, khả năng gây bệnh và những kết quả phân lập mới ở những loài thuộc lớp chim đã thống nhất được tên gọi các type huyết thanh và tên gọi các loài Mycoplasma ở gia cầm như ngày nay. H.E Adler và cộng sự (1954)[23], sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu cho thấy trong tự nhiên có nhiều chủng Mycoplasma nhưng chỉ có một chủng nhất định mới có khả năng gây bệnh. Đến năm 1961, A Brion và M Fontaine gọi tên khoa học của bệnh là Mycoplasma avium. Năm 1961, tại hội nghị lần thứ 29 về gia cầm đã thống nhất gọi tên bệnh Mycoplasma respyratoria, tác nhân gây bệnh được gọi tên là Mycoplasma respyratoria và Mycoplasma synoviae. H.E Adler và M. Shirine(1961)[24] có công trình nghiên cứu về hình thái học, tính chất nhuộm màu và kỹ thuật chẩn đoán Mycoplasma. Năm 1964, H.W Joder nghiên cứu sự biến đổi hình thái khuẩn lạc Mycoplasma (Characteziation of avian Mycoplasma)[51]. Frey và cộng sự (1968)[36], nghiên cứu môi trường đặc hiệu để nuôi cấy và phân lập Mycoplasma. Cũng vào năm đó, J.W Mrose, J.T Boothby và R. Yamamoto đã sử dụng kháng thể đơn huỳnh quang trực tiếp để phát hiện CRD ở gà[18](trích dẫn). Nomomura và H.W Yorder (1977)[18] (trích dẫn), đã nghiên cứu và ứng dụng phản ứng kết tủa trên thạch (Agar gel precipitin test) để phát hiện kháng thể kháng Mycoplasma. 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Ở trên thế giới Báo cáo về trình trạng nhiễm Mycoplasma ở Ai Cập và giá trị chẩn đoán 5 khác nhau, Saif – Edin (1997)[32] đã cho thấy : - Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae ở các trại gà Ai Cập là 100% trên gà thịt, 66% trên gà đẻ và các đàn giống cha mẹ là 40%. - Về các thử nghiệm chẩn đoán, kỹ thuật PCR và nuôi cấy có giá trị trong chẩn đoán Mycoplasma galisepticum và Mycoplasma synoviae. - Đối với kỹ thuật Elisa, HI chứng tỏ đặc hiệu hơn với các thử nghiệm huyết thanh học khác. Esendal (1997)[34] đã xác định kháng thể gà chống lại Mycoplasma gallisepticum bằng các phản ứng huyết thanh học như: ngưng kết nhanh trên phiến kính, HI, kết tủa khyếch tán trên thạch và Elisa cho thấy trong 900 mẫu huyết thanh gà gồm gà thịt, gà giống, gà đẻ thì có tỷ lệ dương tính 20,2 % trên phản ứng ngưng kết nhanh, 14,2% trên phản ứng HI, 5,7% ở phản ứng kết tủa khếch tán trên thạch và 60,3% ở phản ứng Elisa. Để kiểm soát Mycoplasma gallisepticum trên gà thịt của Ai Cập, Mousa và ctv (1997)[42] đã dùng hai loại vaccin sống chủng F được dùng lúc 1 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt, phun sương, nhúng mỏ hay uống và vaccin chết nhũ dầu, làm từ chủng có độc lực S6
Luận văn liên quan