Luận văn Nghiên cứu thành lập công ty xử lý chất thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Ý tưởng hình thành dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, vấn đề quản lý chất thải đang là vấn đề “nóng” cho toàn xã hội. Việc quy hoạch các khu sản xuất không đồng bộ với phương án xử lý chất thải gây ra các thiệt hại to lớn cho môi trường và toàn xã hội. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhà nước đã có nhiều hành động đẩy mạnh công tác quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất. Tuy vậy, thực tế tồn tại bất cập ở chổ các lò đốt rác công nghiệp hiện có đang trong tình trạng quá tải, không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường. Tác giả cũng hiện đang làm việc tại một công ty xử lý chất thải có tên tuổi trên thị trường nên nhận thấy được sự bất cập này. Đặc biệt, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ tại các khu công nghiệp (tập trung nhiều tại KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Linh Trung) là việc tìm kiếm các đơn vị xử lý chất thải. Do khối lượng chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp này rất nhỏ (thường là vài chục kg đến khoảng 100kg hàng tháng) nên các đơn vị xử lý rất khó để tiến hành thu gom vì không đủ thu nhập tối thiểu để họ cung cấp dịch vụ (do dịch vụ của các nhà cung cấp này đã được tính toán trên cơ sở khách hàng với khối lượng trung bình vài tấn mỗi tháng); còn nếu họ đồng ý cung cấp dịch vụ thì các doanh nghiệp không đủ kinh phí để chi trả. Hay nói một cách khác, các khách hàng với khối lượng chất thải nhỏ không là đối tượng tiềm năng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý hiện nay. Các khách hàng này có chung đặc điểm là chất thải đơn giản, chủ yếu yêu cầu về an toàn pháp lý. Do bản thân đã có kinh nghiệm thực tế trong ngành xử lý chất thải nguy hại nên mong muốn hợp tác với công ty Biển Xanh để tiến hành lập và phân tích dự án nhằm áp dụng các kiến thức học từ nhà trường vào công việc thực tế. Tác giả cũng mong muốn dự án sẽ sớm thực hiện và thành công để có thể trở thành một giải pháp hiệu quả cho khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực TP.Hồ Chí Minh.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành lập công ty xử lý chất thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: Ý tưởng hình thành dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, vấn đề quản lý chất thải đang là vấn đề “nóng” cho toàn xã hội. Việc quy hoạch các khu sản xuất không đồng bộ với phương án xử lý chất thải gây ra các thiệt hại to lớn cho môi trường và toàn xã hội. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhà nước đã có nhiều hành động đẩy mạnh công tác quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất. Tuy vậy, thực tế tồn tại bất cập ở chổ các lò đốt rác công nghiệp hiện có đang trong tình trạng quá tải, không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường. Tác giả cũng hiện đang làm việc tại một công ty xử lý chất thải có tên tuổi trên thị trường nên nhận thấy được sự bất cập này. Đặc biệt, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ tại các khu công nghiệp (tập trung nhiều tại KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Linh Trung) là việc tìm kiếm các đơn vị xử lý chất thải. Do khối lượng chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp này rất nhỏ (thường là vài chục kg đến khoảng 100kg hàng tháng) nên các đơn vị xử lý rất khó để tiến hành thu gom vì không đủ thu nhập tối thiểu để họ cung cấp dịch vụ (do dịch vụ của các nhà cung cấp này đã được tính toán trên cơ sở khách hàng với khối lượng trung bình vài tấn mỗi tháng); còn nếu họ đồng ý cung cấp dịch vụ thì các doanh nghiệp không đủ kinh phí để chi trả. Hay nói một cách khác, các khách hàng với khối lượng chất thải nhỏ không là đối tượng tiềm năng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý hiện nay. Các khách hàng này có chung đặc điểm là chất thải đơn giản, chủ yếu yêu cầu về an toàn pháp lý. Do bản thân đã có kinh nghiệm thực tế trong ngành xử lý chất thải nguy hại nên mong muốn hợp tác với công ty Biển Xanh để tiến hành lập và phân tích dự án nhằm áp dụng các kiến thức học từ nhà trường vào công việc thực tế. Tác giả cũng mong muốn dự án sẽ sớm thực hiện và thành công để có thể trở thành một giải pháp hiệu quả cho khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực TP.Hồ Chí Minh. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Với mục tiêu cùng với công ty Biển Xanh thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các kết quả tính toán cho bài toán kinh tế có được từ đề tài sẽ khẳng định dự án có khả thi hay không, đáp ứng được kỳ vọng của công ty hay không. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ phân tích dựa vào nguồn thông tin thực tế và kiến thức, kinh nghiệm của bản thân tác giả về thị trường quản lý chất thải tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng, kinh nghiệm từ hệ thống quản lý chất thải để dự đoán được các thuận lợi, khó khăn và đề xuất các chiến lược kinh doanh hợp lý. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Các số liệu liên quan đến thị trường và chi phí chỉ có giá trị tại thời điểm làm luận văn, (được thu thập từ tháng 08/2010 đến tháng 11/2010). Thông tin khách hàng thu thập tại các khu công nghiệp: Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Linh Trung 1,2,3; thông tin thị trường dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được thu thập trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận: Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Kết quả của luận văn chỉ có thể áp dụng cho cụm khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh tương ứng với điều kiện thị trường bên ngoài tại thời điểm hiện tại. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Các số liệu thị trường thô về khách hàng và đối thủ sẽ được thu thập thực tế nhờ vào mối quan hệ giữa tác giả và công ty Biển Xanh với BQL các khu công nghiệp và thông tin, kiến thức có được từ thực tế công việc hàng ngày và tham khảo ý kiến chuyên gia. Các thông tin thô này sẽ được thống kê và phân tích để có bức tranh tổng quát về thị trường và tìm thấy cơ hội kinh doanh. Các số liệu về chi phí đầu tư sẽ thu thập thực tế từ các nhà cung cấp thiết bị; chi phí hoạt động sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân tác giả. Việc tính toán hiệu quả kinh tế sẽ dùng phương pháp phân tích dòng tiền TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO LẬP DỰ ÁN CÁC BƯỚC TRONG LẬP & PHÂN TÍCH DỰ ÁN: Ghi chú : Nội dung lý thuyết của phân tích tài chính sẽ đề cập kỹ hơn so với các phần khác do đây là phần quan trọng của việc xác định tính hiệu quả của dự án. NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN: Môi trường vĩ mô: Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến triển vọng ra đời, quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư. Hình 1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến dự án Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô có thể có nhiều song chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố sau: Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường văn hóa xã hội Môi trường chính trị, luật pháp Môi trường tự nhiên Bên cạnh đó, về nguyên tắc, trong hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Vì vậy để đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động đầu tư thì ngay trong quá trình lập dự án cần quan tâm đến công tác quy hoạch bao gồm quy hoạt tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đô thị và xây dựng. Nghiên cứu thị trường: Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Nghiên cứu thị trường xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng để đi đến quyết định sản xuất kinh doanh mặt hàng gì, cách thức và chất lượng như thế nào, khối lượng bao nhiêu, phương thức bán hàng, tiếp thị để tạo chổ đứng trên thị trường. Nghiên cứu thị trường bao gồm các vấn đề sau: Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể: nhằm có thông tin tình hình cung cầu hiện tại và quá khứ từ đó xác địng loại thị trường và loại sản phẩm của dự án. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu để tạo ra tính ưu thế hơn so với đối thủ, tạo tính hiệu quả khi đầu tư và phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Dự báo cung cầu của thị trường trong tương lai: bằng các phương pháp (hồi quy tuyến tính, hệ số co giãn cầu, định mức, lấy ý kiến chuyên gia,…) Nghiên cứu vấn đề tiếp thị của dự án: bao gồm việc xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án, lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm (quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tiếp xúc trực tiếp, hội thảo khách hàng,…), lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án: tức là việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm của dự án sẽ giành được và duy trì ở mức độ nào trên thị trường. Nội dung bao gồm: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định chiến lược cạnh tranh, xác định chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh. NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN: Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính của dự án. Nội dung bao gồm: Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến việc lựa chọn công nghệ. Lựa chọn hình thức đầu tư: đầu tư mới hay đầu tư cải tạo, mở rộng (hình thức này bao gồm đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu). Xác định công suất của máy móc, thiết bị (lý thuyết, thiết kế và thực tế) Lựa chọn công nghệ, kỹ thuật cho dự án: căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ. Nội dung bao gồm: Định hướng trình độ hiện đại của công nghệ, Xác định dây chuyền công nghệ, Xác định phương án tổ chức sản xuất, Xác định phương án cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, Đánh giá phương án công nghệ để lựa chọn phương án tối ưu. Nguyên liệu đầu vào: Nội dung bao gồm: Các định các loại nguyên liệu sẽ sử dụng dựa vào chất lượng sản phẩm yêu cầu; Xác định nhu cầu từng loại nguyên liệu; Xác định nguồn cung cấp và khả năng của từng nguồn; Ước tính chi phí nguyên liệu cho dự án. Cơ sở hạ tầng: xác định rõ chi phí đầu tư và chi phí vận hành cho cơ sở hạ tầng bao gồm năng lượng, nước và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho thực hiện dự án. Địa điểm thực hiện dự án: bao gồm lựa chọn khu vực địa điểm (xem xét các khía cạnh địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội,... liên quan đến hoạt động của dự án) và lựa chọn địa điểm cụ thể (mô tả vị trí, chi phí, thuận lợi và không thuận lợi và những ảnh hưởng của dự án về mặt xã hội). Giải pháp xây dựng công trình: bao gồm các giải pháp về: Quy hoạch tổng mặt bằng công trình xây dựng, Kiến trúc, Kết cấu xây dựng; Công nghệ và tổ chức xây dựng; Thống kê các kết quả tính toán thành các biểu bảng. Đánh giá tác động môi trường: bao gồm nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án và đề xuất các biện pháp khắc phục. Lịch trình thực hiện dự án: Có nhiều phương pháp tùy thuộc vào quy mô và sự phức tạp của kỹ thuật xây dựng, sản xuất (Sơ đồ GANT, Phương pháp PERT và CPM). NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Các dự án khác nhau có thể có các hình thức tổ chức quản lý khác nhau do các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: pháp lý, tổ chức và kinh tế. Tuy nhiên tổ chức quản lý cần đảm bảo các yêu cầu: tập trung hóa, chuyên môn hóa, cân đối, đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, liên tục và kế thừa. Cơ cấu tổ chức vận hành: có thể bố trí theo nhiệm vụ, địa điểm hoặc sản phẩm: Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý theo nhiệm vụ Hình 3: Sơ đồ tổ chức quản lý theo vùng, lãnh thổ Hình 4: Sơ đồ tổ chức quản lý theo sản phẩm Dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án: Sau khi xây dựng được sơ đồ tổ chức vận hành, cần dự kiến số lượng công nhân trực tiếp làm việc cho dự án bằng các phương pháp khác nhau. Trên cơ sở xác định số lượng nhân lực, cần tiếp tục tính chi phí nhân lực bao gồm: chi phí lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi, chi phí đào tạo và tuyển dụng,… PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Hệ số vốn tự có so với vốn vay: hệ số này phải lớn hơn 1, đối với dự án nhiều triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng giá trị 2/3. Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư: phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với dự án có hiệu quả rõ ràng thì tỷ số này có thể khoảng 40%. Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV (Net Present Value – NPV): Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án. Công thức: NPV= Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án tại thời điểm t = 0 : Lợi ích hàng năm của dự án : Chi phí hàng năm của dự án r : Suất chiết khấu, % t : Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án (t= 0, 1, 2,…, n) 1/(1+r)t: Thường được gọi là hệ số chiết khấu cho năm t. n : Thời đoạn phân tích Theo tiêu chuẩn này: NPV ≥ 0 : Dự án hiệu quả NPV < 0 : Dự án không có hiệu quả Khi lựa chọn một trong số nhiều dự án, dự án nào có NPV dương và lớn nhất thì sẽ được chọn đầu tư. Chỉ tiêu tỷ suất lợi phí B/C (Benefit Cost Ratio) Tỷ số lợi ích và chi phí của một dự án được xác định như là tỷ số giữa hiện giá các lợi ích với hiện giá chi phí của dự án, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các dự án phục vụ công cộng hay các cơ quan thẩm định dự án. Tỷ số B/C thường: B/C=PW (lợi ích)/PW (chi phí)=PW(B)/PW(CR+O+M) hoặc: B/C=AW(lợi ích)/AW(chi phí)= B/(CR+O+M) Tỷ số B/C sửa đổi: B/C=PW[B–(O+M)]/PW(CR) hoặc: B/C = B – (O + M) Trong đó: PW : là giá trị tương đương hiện tại. B : giá trị đều hằng năm của lợi ích. CR : chi phí đều hằng năm tương đương để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. O : chi phí vận hành đều hằng năm. M : chi phí bảo hành đều hằng năm. Với các dự án độc lập, riêng lẽ thì dự án được xem là đáng giá khi tỷ số B/C ≥ 1. Với việc so sánh và lựa chọn một trong nhiều phương án, chọn phương án có đầu tư ban đầu lớn hơn nếu gia số vốn đầu tư là đáng giá, tức là tỷ số B/C (r) ≥ 1. Chỉ tiêu lợi suất doanh lợi nội bộ IRR (International Rate of Return): Suất thu lợi nội tại IRR là suất chiết khấu tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 (NPV=0). Công thức: Việc ra quyết định được thực hiện trên cơ sở so sánh IRR của dự án với suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được. Theo quan điểm chủ đầu tư, IRR sẽ được so sánh với suất thu lợi tối thiểu có thể chấp nhận được – MARR (Minimum Acceptable Rate of Return) của chủ đầu tư, dự án được xem là có hiệu quả nếu IRR ≥ MARR. Nếu xét theo quan điểm tổng đầu tư, chúng ta sẽ so sánh IRR với giá sử dụng vốn trung bình có trọng số - WACC (Weighted Average Cost of Capital), dự án được xem là có hiệu quả nếu IRR ≥ WACC. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: An toàn về nguồn vốn: các vấn đề cần quan tâm: Nguồn vốn không chỉ đảm bảo về số lượng mà phải đảm bảo phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn. Đảm bảo về mặt pháp lý Điều kiện cho vay vốn, hình thức trả nợ Tỷ lệ hợp lý giữa vốn vay và vốn sở hữu An toàn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng trả nợ: Tỷ lệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; tỷ số này phải lớn hơn 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh. Tỷ số khả năng trả nợ của dự án bằng tỷ lệ nguồn nợ hàng năm của dự án với Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi). Tỷ số này so sánh với mức quy định chuẩn xác định theo từng ngành nghề. Lạm phát và tác động của lạm phát lên dòng tiền: Lạm phát Lạm phát được đo bằng tỷ số giữa sự thay đổi mặt bằng giá so với mặt bằng giá đầu kỳ. Mặt bằng giá đầu kỳ trở thành mốc quy chiếu để xác định tỷ lệ lạm phát trong suốt thời kỳ tính toán. Lạm phát của một thời kỳ có thể được biểu diễn như sau: gPeI = (PtI – Pt-nI)/ Pt-nI Trong đó: gPeI : tỷ lệ lạm phát của một thời kỳ của hàng hoá I. PtI : chỉ số mặt bằng giá tại thời điểm t của hàng hoá I. Pt-nI : chỉ số mặt bằng giá đầu kỳ của hàng hoá I. n : thời kỳ phân tích. Lạm phát là rủi ro hệ thống tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì lạm phát cũng thể hiện các đặc trưng cơ bản là sự bất ổn về kinh tế xã hội, sự tăng giá cả liên tục và đồng bộ của tất cả các hàng hoá, dịch vụ. Hiện nay, yếu tố lạm phát ít được chú trọng nhiều khi phân tích dự án vì nhìn chung lạm phát ít có tác động trực tiếp lên lợi ích và chi phí kinh tế; mặt khác, việc xác định chính xác tỷ lệ lạm phát đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nếu bỏ qua ảnh hưởng của lạm phát có thể làm sai lệch đáng kể kết quả phân tích, đặc biệt là về phương diện tài chính. Các tác động của lạm phát lên dòng tiền tệ của dự án: Tác động của lạm phát lên các khoản mục tài chính của dự án bao gồm tác động trực tiếp lên khoản mục tài trợ đầu tư, số dư tiền mặt cân bằng, khoản phải thu, khoản phải trả; tác động gián tiếp lên khoản mục chi phí khấu hao, khoản khấu trừ tiền trả lãi. Tác động trực tiếp: Tài trợ đầu tư: Lạm phát sẽ làm tăng chi phí lãi cho dự án, nâng số vốn vay gốc danh nghĩa, dẫn tới chi phí khấu hao danh nghĩa lớn hơn. Các ảnh hưởng này có cả tác động bất lợi lẫn thuận lợi lên ngân lưu, nên có thể làm giảm hoặc tăng NPV của dự án. Số dư tiền mặt cân bằng: Lạm phát sẽ làm gia tăng chi phí nắm giữ tiền mặt, do đó yêu cầu phải bổ sung liên tục trữ lượng tiền mặt tồn quỹ sẽ làm tăng chi phí của dự án, và làm giảm NPV. Khoản phải thu: Lạm phát tác động làm cho giá trị thực của khoản tín dụng thương mại chưa thanh toán giảm xuống, do đó sẽ làm giảm NPV của dự án. Khoản phải trả: Khi có lạm phát, bên mua (trong trường hợp này là dự án) với các khoản phải trả sẽ được lợi từ số dư chưa trả, vì giá trị thực của khoản nợ đang giảm xuống trong thời gian trước khi thanh toán, và làm cho NPV của dự án tăng lên. Tác động gián tiếp: Chi phí khấu hao: Khi lạm phát gia tăng làm giá trị tương đối của khoản khấu hao sẽ giảm, làm cho số lượng thực của các khoản nợ thuế thu nhập tăng lên, và tác động làm giảm NPV của dự án. Khoản khấu trừ tiền trả lãi: Khi lạm phát xảy ra, chủ đầu tư phải trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa là lãi suất bao hàm lạm phát. Do vậy, các khoản trả lãi được khấu trừ vào lợi tức chịu thuế sẽ cao hơn, làm giảm số thuế phải trả và làm tăng NPV của dự án. Tóm lại, tác động của lạm phát lên các khoản mục tài chính của dự án có thể làm tăng hoặc giảm NPV của dự án, và được tóm lại trong Bảng 2.1. Bảng 2- 1: Tác động của lạm phát lên NPV của dự án STT Khoản mục NPV Tác động trực tiếp 1 Tài trợ đầu tư Tăng/ giảm 2 Số dư tiền mặt cân bằng Giảm STT Khoản mục NPV 3 Khoản phải thu Giảm 4 Khoản phải trả Tăng Tác động gián tiếp 5 Chi phí khấu hao Giảm 6 Khoản khấu trừ tiền trả lãi Tăng Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đẦu tư: An toàn về nguồn vốn: Nguồn vốn huy động đảm bảo đủ về số lượng và phù hợp tiến độ cần bỏ vốn; Đảm bảo về tính pháp lý và cơ sở thực tiễn của nguồn vốn huy động; Xem xét đến điều kiện cho vay, hình thức thanh toán, trả nợ; Cân đối tỷ lệ vốn vay và vốn tự có. An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ: An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn (tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành). Tỷ lệ này phải ≥ 1 và xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh. An toàn về khả năng trả nợ của dự án: căn cứ vào Tỷ số khả năng trả nợ của dự án (=Nguồn nợ hàng năm của dự án/Nợ phải trả hàng năm bao gồm gốc và lãi). Tỷ số này so sánh với mức quy định chuẩn xác định theo từng ngành nghề. Ngoài ra khả năng trả nợ còn đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính đồng thời là chỉ tiêu cho các nhà cung cấp vốn chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không. An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán: Sự phân tích này được thực hiện thông qua phân tích độ nhạy của dự án. Phân tích rủi ro – Sự tác động của các yếu tố khách quan: Bao gồm: Phân tích độ nhạy, Phương pháp toán xác suất, Phương pháp mô phỏng Monte Carlo: Phân tích độ nhạy: Là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Hay nói một cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố liên quan. Nó giúp các chủ đầu tư biết yếu tố nào tác động nhiều nhất đến hiệu quả dự án và lựa chọn các dự án có độ an toàn cao hơn. Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây sự nhạy cảm lớn nhất. Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ tiêu tài chính để đánh giá độ an toàn của dự án. Phương án 3: Cho các yếu tố liên quan đến hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn của thị trường mà người đầu tư chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi là một phương án. Khi lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường người đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất. Phương pháp toán xác suất: Được sử dụng trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hóa những biến cố trong tương lai trong điều kiện bất định của các biết cố, đặc biệt trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác. Bằng việc tính toán kỳ vọng của các biến cố, người đầu tư có thể chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo: Đây là phương pháp phân tích kết quả của dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố trrong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể có của các biến số yếu tố đó. Đây là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp của máy tính. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN: Phân tích khía cạnh kinh tế-xã hội dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội, là nội dung trong lập và thẩm định dự án đầu tư. Việc này có thể được thực hiện qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệ
Luận văn liên quan