Luận văn Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Tp.HCM đang trong xu thế phát triển kinh tế –xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao. Và quá trình này được định hướng sẽ gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội. Tp.HCM với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất. Mỗi ngày, Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 -6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 -4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 -1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 -1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 -900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150 -200 tấn chất thải nguy hại. Địabàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn nhất là plastic đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi. Hơn nữa, sức chứa của các bãichôn lấp cũng hạn chế.

pdf90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Tp.HCM đang trong xu thế phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao. Và quá trình này được định hướng sẽ gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội. Tp.HCM với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất... Mỗi ngày, Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 - 4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 - 1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 - 1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 - 900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150 - 200 tấn chất thải nguy hại. Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn nhất là plastic đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi... Hơn nữa, sức chứa của các bãi chôn lấp cũng hạn chế. Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn – tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải, trong đó quan trọng nhất là đối với chất thải plastic. Công tác này giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu cho ngành sản xuất công nghiệp sản phẩm plastic. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 2 Tại Tp.HCM, thị trường tái chế phế liệu đã được thực hiện và phát triển từ hơn 30 năm qua với nhiều loại nguyên liệu được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại... Theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và nhỏ, tập trung nhiều ở các khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 11, Quận 9... với khối lượng chất thải được tái chế hàng ngày ước khoảng 2.000 - 3.000 tấn tương ứng khoảng 600 - 800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày. Riêng ngành tái chế plastic là ngành có nguồn phế liệu dồi dào do đời sống ngắn của một số vật dụng plastic. Bên cạnh đó, các sản phẩm plastic mang lại sự tiện ích rất lớn cho người tiêu dùng do đó nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đòi hỏi số lượng sản xuất ngày càng cao, phế phẩm plastic thải ra càng nhiều, gây ra những vấn đề nan giải về môi trường: các phế phẩm plastic khi được chôn lấp rất khó phân huỷ, mà sức chứa của các bãi chôn lấp thường bị quá tải. Trong khi đó, các phế thải plastic có khả năng thu hồi rất cao. Hiện nay một số cơ sở sản xuất các sản phẩm plastic đã có các biện pháp thu hồi và tái sử dụng các phế thải của chính mình tạo ra. Tuy nhiên công tác này chưa được khai thác triệt để, còn rất manh múng, cá nhân - cá thể, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp và phục vụ cho các lợi ích và tính toán kinh tế của riêng họ. Thực tế cũng cho thấy ngày nay với yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao để đáp ứng với xu thế cạnh tranh trên thị trường thì việc sử dụng các nguyên liệu tái chế đang đứng trước nguy cơ ngày càng hạn chế. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải rắn cho Tp.HCM là một nhu cầu bức thiết nhằm giảm bớt các sức ép đối với bãi rác và cũng để nhằm góp phần ngăn chặn các thảm họa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào cho thích hợp và có hiệu quả đối với những nét đặc thù của chất thải rắn tại Tp.HCM, qui mô và hình thức đầu tư nào là phù hợp, địa điểm lựa chọn ở đâu để xây dựng nhà máy xử lý cùng với việc xem xét đánh giá các tác động môi trường kèm theo, điều kiện cung cấp thiết bị và hàng loạt các vấn đề khác có liên quan là những công việc bức thiết hiện nay của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, em cho rằng việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 3 bàn Tp.HCM” là rất cần thiết. Với hy vọng mang lại một cái nhìn tổng quát về việc tuần hoàn - tái chế và tái sử dụng chất thải, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất thải. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục tiêu Nghiên cứu và đề xuất các công ngệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn Tp.HCM nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên và góp phần giảm thiểu lượng phát thải chất thải rắn ra môi trường. 2. Nội dung Luận văn gồm có 5 chương, trong đó:  Chương 1: Tổng quan về hoạt động tái chế chất thải rắn trên Thế giới và tại Việt Nam, đồng thời xem xét ảnh hưởng của nó tới môi trường.  Chương 2: Hiện trạng công nghệ tái chế plastic trên Thế giới và tại Việt Nam, đặc biệt đối với khu vực Tp.HCM.  Chương 3: Đưa ra kết quả khảo sát của một số cơ sở tại quận 11 và quận 6, từ đó đánh giá về hoạt động tái chế chất thải plastic khu vực Tp.HCM.  Chương 4: Trên cơ sở đó, phân tích để lựa chọn và đề xuất công nghệ tái chế plastic khả thi cho khu vực Tp.HCM.  Chương 5: Phần kết luận, kiến nghị và định hướng phát triển ngành tái chế plastic. 3. Phương pháp nghiên cứu  Điều tra thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại quận 6 và quận 11 ve hiện trạng chất thải plastic và các biện pháp đã và đang được áp dụng trong việc tuần hoàn và tái sử dụng chất thải bằng các phương pháp: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp...  Điều tra cụ thể số lượng, hiện trạng của các cơ sở đang thực hiện công tác tái chế plastic tại quận 6 và quận11.  Sưu tầm, kế thừa, chọn lọc các kinh nghiệm, các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 4  Kế thừa các số liệu tính toán về lượng phát thải chất thải đã có sẵn.  Học hỏi kiến thức, tham khảo ý kiến từ các thầy cô giáo, các chuyên gia môi trường về quản lý và xử lý chất thải.  Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tái chế chất thải trên thế giới có thể áp dụng vào điều kiện Tp.HCM. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các giải pháp công nghệ tái chế plastic cho khu vực Tp.HCM dựa trên quá trình khảo sát ở hai quận điển hình là Quận 6 và Quận 11. IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính khoa học  Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu có cơ sở khoa học cao phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu và đươc xây dựng trên nền tảng tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín trong và ngoài nước như: sách giáo khoa chuyên ngành, các báo cáo hội thảo, sách báo, truyền hình, các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu internet... mang tính khoa học cao.  Tham khảo những công nghệ đã và đang được các nước có nền công nghiệp phát triển ứng dụng.  Bên cạnh đó, đề tài còn thể hiện tính mới:  Số liệu về chất thải plastic trên địa bàn Tp.HCM là mới điều tra thực tế và đáng tin cậy (10/2006).  Tổng hợp các số liệu mới và các qui trình công nghệ mới về tái chế, tái sử dụng plastic. 4. Tính kinh tế  Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc giải quyết hiện trang phát sinh chất thải plastic trên địa bàn Tp.HCM. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 5  Có thể đưa ra những qui trình công nghệ về tai chế, tái sử dụng plastic trong luận văn áp dụng vào những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu vực Tp.HCM.  Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng sản phẩm nội địa mà còn góp phần tránh lãng phí từ việc nhập nguyên liệu cho sản xuất nhất là nguyên liệu plastic có sẵn trong nước. 5. Tính xã hội  Trong tình hình xử lý rác thải khó phân hủy còn bỏ ngỏ như hiện nay, hoạt động thu gom phế liệu trên địa bàn Tp.HCM đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề nan giải này.  Giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần làm sạch môi trường.  Đề tài này cũng hướng đến việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho thành phần lao động nghèo, không có vốn và không có tay nghề. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN 5.1 ĐỊNH NGHĨA TÁI CHẾ Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. [1, 92] Tái chế bao gồm:  Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.  Thu hồi nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. Hoặc : Tái chế là hoạt động tái sử dụng phế liệu, chất thải trở thành nguyên liệu thô hoặc sản phẩm. [2] Ngoài ra : Theo CIWMB – California Intergrated Waste Management Board: “Tái chế” là cả một quá trình bao gồm phân loại, thu gom những chất thải phù hợp với mục đích tái chế và bắt đầu một qui trình sản xuất mới sản phẩm. Theo UNEP – United Nations Environment Programmes: quá trình tái chế còn bao gồm cả các hoạt động tiếp thị, tạo thị trường cho các sản phẩm sau khi tái chế lại. Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 7 Hình 1: “Vòng lặp kín”: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm rác thải Có thể thấy, tái chế tức là chuyển đổi hoặc tạo nên chức năng cho chất thải. Sau khi được phân loại và thu hồi thích hợp thì giá trị mới của chúng được tái lập và chấm dứt bị gọi là chất thải hoặc rác thải. Khi ấy vai trò của chúng tương tự như một nguồn tài nguyên và được coi như những vật liệu thô thứ cấp. 5.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Thế giới Trên Thế giới, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã xây dựng một chiến lược quản lý chất thải mà trong đó chính sách thu hồi và tái sinh chất thải đóng vai trò tất yếu trong toàn bộ hệ thống. Năm 1989, Liên Hiệp Châu Âu đã lãnh đạo hệ thống quản lý này và ưu tiên thực hiện công tác ngăn ngừa phát sinh chất thải, thu hồi và giảm thiểu thải bỏ cuối cùng. Tháng 8/1996 Liên Hiệp Châu Âu đã thông báo một chiến lược quản lý chất thải mới dựa trên hệ thống luật định quản lý chất thải của năm 1989, đó là việc tái sử dụng sản phẩm và tái chế chất thải đóng vai trò ưu tiên nhất trong hệ thống, hỗ trợ cho việc đốt chất thải nhằm thu hồi năng lượng. Để đảm bảo nguyên tắc được thực hiện, Liên Hiệp Châu Âu khuyến khích đẩy mạnh hoạt động sản xuất sạch, công nghệ sạch nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất và nhất là ngăn ngừa việc phát sinh chất thải nguy hại bằng cách giới hạn hoặc nghiêm cấm sử dụng kim loại nặng trong các qui trình sản xuất và sự có mặt của nó trong sản Tiêu huỷ Rác Sản xuất Tái chế Tiêu dùng Nguồn tài nguyên thiên nhiên Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 8 phẩm cuối cùng, khuyến khích sử dụng các công cụ kinh tế có liên quan đến việc ngăn ngừa chất thải phát sinh, phát huy việc áp dụng các phương pháp kiểm toán môi trường và cấp nhãn môi trường. Thêm vào đó Liên Hiệp Châu Âu đề nghị gia tăng sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm giảm thiểu xuất nhập khẩu bất hợp lý và các hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Điều này được xem như một phần của công tác quản lý chất thải, những nhà sản xuất ở những nước này luôn phải tính đến khả năng tái sinh phế phẩm của mình như một mục tiêu được đặt ra đầu tiên trong kế hoạch thiết kế sản xuất, sản xuất và mua bán.... Hệ thống quản lý này được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và áp dụng cho việc quản lý chất thải rắn như: Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức .... Hồng Kông: Kinh nghiệm thu hồi và tái sinh chất thải ở đây là một tiêu biểu hợp lý cho các nước phát triển chậm nhưng lại mở rộng nhanh chóng ở nền kinh tế. Trong những năm 1990, sự chuyển đổi tái sinh từ chất thải công nghiệp và chất thải đô thị trở thành một hoạt động sản xuất khá phổ biến, nó cung cấp một lượng lớn nguyên liệu thô cho cả ngành công nghiệp tái sinh trong và ngoài nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Hồng Kông đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn vật liệu tái sinh vào năm 1995, nền công nghiệp tái sinh nội địa đã tăng lên 600.000 tấn chủ yếu là phế liệu giấy, kim loại và plastic. Hoạt động xuất khẩu sản phẩm tái chế này đã đem về cho Hồng Kông 28 triệu USD năm 1995 và chu cấp một lượng dư cho trên 40% sản phẩm thải. Một văn phòng cố vấn nghiên cứu về giảm thiểu chất thải từ năm 1993 - 1995 cho biết: tái sinh phế liệu và thiêu đốt chất thải rắn để thu hồi năng lượng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm thiểu chất thải tổng thể. Nhật Bản: Là một trong các quốc gia có trình độ phát triển đứng vào hàng đầu của Thế giới và vấn đề xử lý các chất thải công nghiệp cũng là một trong các công tác được Nhà nước quan tâm hàng đầu. Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đi tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 9 và song song việc này Nhật Bản cũng đã phát triển những công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải. Theo con số thống kê tại Nhật, năm 2001: số lượng sản phẩm PET được thu hồi tái chế khoảng 109.190 tấn (28%), 50% giấy phế liệu được thu hồi và tái chế, 100% các chai miểng thủy tinh và 75% tổng lượng vỏ kim loại, đồ hộp được thu hồi và tái chế. Các hoạt động tái che chất thải ở Nhật được hỗ trợ bởi hệ thống lọc và các qui định liên quan đến việc quản lý chất thải, như: luật tái chế vỏ hộp và bao bì được ban hành năm 1996, luật tái chế thiết bị điện năm 1998. Vào cuối những năm 1990, ở Nhật có khoảng 14.000 nhà máy đang hoạt động trong lĩnh vực xử lý trung gian cũng như thực hiện việc tái chế các loại chất thải công nghiệp. Đức: Từ đầu những năm 1980, Đức coi 3R – giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải là khái niệm quản lý chất thải tổng hợp và sau đó trở thành nguyên tắc trong các chính sách và luật pháp của Đức về quản lý chất thải. Năm 1996, Đức đã ban hành luật “ quản lý và khép kín vòng tuần hoàn chất thải” qui định rõ các nghĩa vụ quản lý, tái chế chất thải an toàn và chất lượng cao. Năm 2001, ngành công nghiệp giấy tái sử dụng tới 80%, bao bì có thể tái sử dụng 61%. Năm 2002, Đức ban hành luật qui định các hãng sản xuất ôtô thu hồi xe cũ trong cả nước. Theo ước tính, 85% xe cũ tính theo trọng lượng sẽ được thu hồi vào năm 2006 và tỷ lệ tái chế, tái sử dụng các vật liệu của các xe cũ đạt 80%. Đức đặt mục tiêu tái chế và tái sử dụng vật liệu của xe cũ là 95% vào năm 2015. Bảng 1: Thống kê tỷ lệ thu hồi và tái chế chất thải rắn của một số quốc gia trên thế giới Tên nước % Chôn lấp % Đốt % Ủ sinh học % Thu hồi tái chế Nhật 22.5 72.8 2.6 3.2 Mỹ 67 16 2 15 Đức 68.9 15.5 3.1 12.5 Pháp 40 40 10 10 Anh 73 13 14 0 Hà Lan 52 27 8 13 Đan Mạch 16 68 0 16 (Nguồn: International Congress And Exhibition- Proceeding 1,1996) Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 10 1.2.2. Việt Nam Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, chiến lược Quản lý môi trường đến năm 2010, chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020 đã xác định các đô thị trong đó có Tp.HCM, phải tăng cường công tác tái sử dụng, tái chế và áp dụng công nghệ xử lý mới nhằm mục tiêu đến năm 2010 giảm 30 - 50% lượng chất thải rắn đô thị thải ra các bãi chôn lấp. Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn là hoạt động rất phát triển ở Tp.HCM. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, trước đây tại xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn, chất thải rắn có hàm lượng hữu cơ cao được chế biến thành phân compost từ năm 1987 không hoạt động nữa do không có thiết bị thay thế. Các tư nhân tự tổ chức thu gom tái chế chất thải rắn theo hình thức thủ công nghiệp và sản xuất thứ phẩm... Hệ thống này sử dụng rất nhiều lao động và tập hợp những tay nghề rất đặc biệt. Trước đây, trong hệ thống quản lý chất thải rắn của Thành phố không đề cập đến lĩnh vực tái chế này, xem đó là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong một lĩnh vực tư nhân năng động. Những phương pháp tái chế và điều kiện làm việc thường rất vất vả về phương diện vệ sinh cũng như ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Theo quan điểm tiếp cận hiện nay, chất thải rắn được coi là một nguồn tài nguyên cần được khai thác. Với thành phần chất thải rắn (trừ rác thực phẩm) có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếm đến khoảng 10 - 45% (khối lượng ướt), tái chế chất thải rắn không chỉ là một giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà còn giảm bớt áp lực đối với các khu chôn lấp. 5.3 SƠ LƯỢC CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN TÁI CHẾ PHẾ LIỆU Ở TP.HCM 1.3.1. Nguồn cung cấp phế liệu Chủ yếu là từ các nguồn sau:  Khu dân cư;  Chợ;  Khu thương mại, nhà hàng, khách sạn; Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 11  Công sở, trường học;  Chất thải từ các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp;  Bệnh viện, các cơ sở y tế; Ngoài ra, do các hoạt động liên quan đến phế liệu tại Tp.HCM rất sôi động nên luôn thu hút cả những nguồn phế liệu từ các tỉnh khác. 1.3.2. Phân loại phế liệu Chủng loại phế liệu rất đa dạng, được phân thành một số loại sau:  Nhôm: gồm:  Nhôm dẻo: gồm những vật dụng có thành phần nhôm tinh khiết cao (xoong, nồi, thau, ấm nước...)  Nhôm cứng: gồm những vật dụng bằng nhôm nhưng chất lượng nhôm có pha tạp chất tùy theo muc đích sử dụng (niềng xe, bộ lọc máy, piston...)  Lon nhôm: lon bia, lon nước ngọt...  Nhôm tạp: gồm những vật dụng bằng nhôm có kích thước nhỏ, vụn, không thuần nhất.  Nhựa: là phế liệu có tính phổ thông do việc sử dụng rộng rãi vật liệu nhựa trong đời sống hàng ngày. Do đó, chúng rất đa dạng về chủng loại, bao gồm một số loại chính sau:  Nhựa dẻo trong (PE dẻo): gồm những vật dụng bằng nhựa PE nguyên chất mới qua một lần sản xuất.  Mủ thau (nhựa PP): thau, rổ, ca...  Nhựa cứng (PVC, PS): ống nước cứng, những vật dụng nhựa cứng.  Túi xốp, bao nylon.  Sắt: bao gồm cả những khối sắt lớn và những mẩu sắt vụn.  Giấy phế liệu:  Giấy có thể tái sử dụng: thùng carton, sách báo cũ chưa bị rách, bẩn...  Giấy vụn, tạp.  Nhớt cặn: từ các xe máy, xe ôtô, động cơ... Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường SVTH : Hoàng Anh Trang 12  Thủy tinh phế liệu: gồm những chai lọ chưa vỡ, kể cả những vật liệu thủy tinh bị vỡ hoặc bao bì thủy tinh không sử dụng được nữa.  Gang: thường là những chi tiết máy, vật dụng gia đình...  Đồng: gồm:  Đồng dây: dây điện, dây cuốn motor...  Đồng miếng: các vật dụng bằng đồng không sử dụng được nữa.  Cao su: gồm mủ cao su thải bỏ, cao su phế phẩm, bao bì...  Vải vụn
Luận văn liên quan