Luận văn Nghiên cứu văn hóa kinh doanh Ấn Độ

Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Trong lịch sử, Ấn Độ đã phát triển nền văn hóa của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công nguyên. Ngày nay những di sản ấy vẫn còn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn Độ đã và đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóa nhân loại. Không chỉ là thơ ca, nghệ thuật, tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật mà nổi bật nhất là bao thế hệ con người tài hoa đang duy trì văn hóa của họ và đóng góp ngày càng nhiều cho nhân loại. Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích ngày nay vào khoảng hơn 3,3 triệu km 2 , xếp hạng thứ 9 thế giới. Biên giới trên bộ Ấn Độ giáp với nhiều nước như Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bănglađét và phần lớn nữa giáp Ấn Độ Dương. Ấn Độ tuy không có đường biên giới trực tiếp giáp với Việt Nam, nhưng bán đảo Đông Dương lại nằm trên bán đảo Trung Ấn. Về mặt dân số thì Ấn Độ hiện nay đứng hàng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc nhưng tương lai có thể vượt Trung Quốc. Dân số Ấn Độ hiện nay có cơ cấu dân số vàng và còn duy trì trong nhiều năm nữa.

pdf75 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4413 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu văn hóa kinh doanh Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Luận văn Nghiên cứu văn hóa kinh doanh Ấn Độ Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế MUÏC LUÏC Lời mở đầu Chương 1. Văn hóa Ấn Độ 1.1 Văn hóa ........................................................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm văn hóa........................................................................................................... 4 1.1.2 Văn hóa kinh doanh ........................................................................................................ 5 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ ................................................................ 6 1.2.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 6 1.2.2 Địa hình .......................................................................................................................... 6 1.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 9 1.3 Văn hóa Ấn Độ............................................................................................................... 10 1.3.1 Ngôn ngữ ...................................................................................................................... 10 1.3.2 Tôn giáo ........................................................................................................................ 11 1.3.3 Truyền thống - Phong tục .............................................................................................. 14 1.4 Văn hóa Ấn Độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của Geert - Hofstede ............................. 16 1.4.1 Khoảng cách quyền lực ................................................................................................. 17 1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng ............................................................................................ 18 1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn ................................................................................. 18 1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn ........................................ 19 Chương 2. Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ ................................................................................... 21 2.1.1 Con người Ấn Độ ........................................................................................................... 21 2.1.2 Doanh nhân Ấn Độ ........................................................................................................ 24 2.1.3 Tính cách người Ấn và doanh nhân Ấn Độ ..................................................................... 26 2.1.4 Sự khác biệt của doanh nhân Ấn Độ với thế giới ........................................................... 28 2.2 Nền kinh tế Ấn Độ ......................................................................................................... 30 2.2.1 Thời kỳ cổ đại đến khi bị Anh xâm chiếm làm thuộc địa ................................................ 31 2.2.2 Thời kỳ thuộc địa .......................................................................................................... 32 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 1 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế 2.2.3 Thời kỳ sau khi độc lập .................................................................................................. 33 2.2.4 Thời kỳ sau 1991 ........................................................................................................... 35 2.3 Quan hệ bang giao Việt Nam - Ấn Độ ............................................................................. 39 2.3.1 Từ trong lịch sử ............................................................................................................. 39 2.3.2 Thời kì sau 1945 tới nay (2011) ..................................................................................... 43 Chương 3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người Ấn Độ 3.1 Trên góc độ vĩ mô .......................................................................................................... 48 3.2 Trên góc độ vi mô .......................................................................................................... 50 3.2.1 Hiểu về Ấn Độ ............................................................................................................... 51 3.2.2 Lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ ................................................................................ 53 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 2 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế LÔØI MÔÛ ÑAÀU Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Trong lịch sử, Ấn Độ đã phát triển nền văn hóa của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công nguyên. Ngày nay những di sản ấy vẫn còn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn Độ đã và đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóa nhân loại. Không chỉ là thơ ca, nghệ thuật, tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật… mà nổi bật nhất là bao thế hệ con người tài hoa đang duy trì văn hóa của họ và đóng góp ngày càng nhiều cho nhân loại. Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích ngày nay vào khoảng hơn 3,3 triệu km2, xếp hạng thứ 9 thế giới. Biên giới trên bộ Ấn Độ giáp với nhiều nước như Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bănglađét… và phần lớn nữa giáp Ấn Độ Dương. Ấn Độ tuy không có đường biên giới trực tiếp giáp với Việt Nam, nhưng bán đảo Đông Dương lại nằm trên bán đảo Trung Ấn. Về mặt dân số thì Ấn Độ hiện nay đứng hàng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc nhưng tương lai có thể vượt Trung Quốc. Dân số Ấn Độ hiện nay có cơ cấu dân số vàng và còn duy trì trong nhiều năm nữa. Người Ấn Độ nổi tiếng với các điệu múa, phụ nữ ăn mặc cầu kì và họ có nhiều điểm thú vị. Có một người khi lên một diễn đàn về du lịch nói rằng: sang Ấn Độ, anh ta trông thấy một phiến bia đá của đế quốc Anh ca ngượi người Anh đã anh hùng khi đánh tan quân mọi rợ Ấn Độ và thống trị đất nước Ấn suốt nhiều năm. Nếu như ở Việt Nam, ngay sau khi dành độc lập, chúng ta đã đập những thứ như thế nát như cám. Mà thực có vậy. Sức hút của Ấn Độ không chỉ ở diện tích lớn, dân số đông, lịch sử rực rỡ (con gái Ấn Độ có nét quyến rũ riêng, múa đẹp, nghệ thuật phong phú…) mà hiện nay, Ấn Độ đang là nền kinh tế thứ 10 thế giới về quy mô. Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ là một cường quốc. Việt Nam cũng xác lập mối quan hệ với Ấn Độ từ lâu. Trước kia, cương vực của Việt Nam chủ yếu là ở miền Bắc và chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc. Qua quá trình mở rộng lãnh thổ, người Việt Nam mở mang đất nước của mình đến những vùng đất Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 3 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế phương Nam, những nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, và từ đó văn hóa Ấn Độ một phần nào đó được hấp thu nhiều. Ngoài ra có thể kể đến Việt Nam đón nhận văn hóa Ấn Độ qua tôn giáo (Phật giáo) và giao thương… Nhưng xét cho cùng có một điểm chính yếu mà các sử gia đánh giá, đó là Việt Nam và Ấn Độ giao lưu văn hóa là do hợp tác, dung hòa nhau. Khác hẳn cách Việt Nam hấp thụ văn hóa Trung Quốc, đa phần từ đối đầu, thù địch. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của Ấn Độ lên Việt Nam không nhiều như Trung Quốc. Do vậy ngày nay, Ấn Độ vẫn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Việc giao thương cũng như các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về Ấn Độ cũng chưa thực sự nhiều. Điều này cần phải thay đổi. Tư tưởng của nhân loại thật vĩ đại và phong phú. Người Việt Nam nên biết nhiều hơn ngoài những cái cũ nát của tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Nếu như có thể tiếp nhận tư tưởng mới thì cũng là điều mà chúng ta đáng làm, sẽ có nhiều khác biệt thú vị và nhiều điều để chúng ta so sánh. Điều này ngày nay thực sự cần thay đồi. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều ở châu Á, giao lưu đã có từ rất lâu, cả hai trong thế kỉ XX đều bị thống trị bởi ngoại bang và giành độc lập trong khoảng thời gian gần như nhau. Và quan trọng nhất là ngày nay cũng giống như trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước vẫn là hợp tác và bổ sung là chủ yếu. Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay đang trên đà phát triển mạnh và triển vọng lớn trong tương lai, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, người Ấn Độ ngày nay nói tiếng Anh là chủ yếu, khoảng cách địa lý lại không quá xa. Đó là các yếu tố mà doanh nhân cả hai nước cần đặc biệt phải quan tâm. Việc Việt Nam chậm trễ trong quan hệ kinh tế với Ấn Độ là một sai lầm về tầm nhìn. Nhận thấy việc nghiên cứu về Ấn Độ có nhiều điều thú vị. Chúng ta biết quá ít về Ấn Độ mà đã dành quá nhiều sự “ưu ái” không đáng cho Trung Quốc. Thực sự đây có thể là một con đường mới dù rằng con đường này chúng ta nên đi từ lâu. Tức là Việt Nam ngày nay, nhất là các doanh nhân cần hiểu nhiều hơn về Ấn Độ và hợp tác với họ. Trong mọi quan hệ, nếu quan hệ kinh tế tốt đẹp thì có thể dẫn tới nhiều ích lợi khác. Giao thương ngay từ trong lịch sử đã được coi trọng và ngày nay vẫn vậy. Hiểu nhau và giao lưu với nhau sẽ dẫn tới nhiểu lợi ích cho cả hai. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 4 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Chương 1 Văn hóa Ấn Độ 1.1 Văn hóa 1.1.1 Khái niệm văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo định nghĩa của UNESSCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trị thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Có một định nghĩa được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: "Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được". Còn theo Geert Hofstede, một chuyên gia về sự khác biệt trong so sánh giữa các nền văn hóa và quản lý đã định nghĩa văn hóa là “Một chương trình chung của trí tuệ phân biệt thành viên của nhóm người này với nhóm người khác… Văn hóa theo nghĩa này bào gồm hệ thống các giá trị và các giá trị giữa tòa nhà văn hóa”. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 5 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và con người, con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.2 Văn hóa kinh doanh Chúng ta đều biết văn hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu hay bị ảnh hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không phải của một cá nhân. Hành vi thể hiện ở các hành động, trong khi tư duy và tình cảm thể hiện nội tâm và tri thức của con người. Ở một mức độ nhất định, văn hoá có liên quan đến các quy chuẩn hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian. Ở mức độ sâu sắc hơn, văn hoá là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ trong một nhóm người, ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt và cái gì xấu. Những giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm, nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh quy tắc xử sự. Với cách tiếp cận về văn hóa như trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó. Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh. Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt. Văn hoá kinh Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 6 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ 1.2.1 Vị trí địa lý Nằm ở một khu vực tương đối biệt lập, phía bắc là dãy Himalaya sừng sững, phía nam là biển rộng mênh mông đã tạo nên cho đất nước Ấn Độ một vị trí đặc biệt, ngăn cách với thế giới xung quanh, cho nên Ấn Độ đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa tương đối biệt lập, ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Đồng thời, cũng do chính vì có địa hình núi cao, biển rộng bao quanh nên hầu như người Ấn Độ ít quan tâm đến thế giới bên ngoài lãnh thổ của mình, đồng thời ít có ý thức đối phó với giặc ngoại xâm từ bên ngoài tiến vào. Cảm giác “an tâm” với sự che chở của núi rừng Himalaya rộng lớn và đại dương mênh mông, người Ấn Độ hầu như không có khả năng chống trả đối với những thế lực ngoại xâm từ bên ngoài tiến vào, họ nhanh chóng thất thủ và quy hàng. Tuy nhiên, với cửa ngõ duy nhất là đèo Khyber nằm ở phía Tây Bắc, dường như mọi lực lượng ở bên ngoài tiến vào Ấn Độ đều gặp một tình huống chung là khó liên hệ lại với mẫu quốc, những thế lực ngoại xâm này trải qua thời gian hầu hết đều hòa mình vào cuộc sống của người bản địa và dần dần bị Ấn hóa, đồng thời những xu hướng văn hóa mới cũng qua đó len lỏi vào nền văn hóa Ấn Độ. 1.2.2 Địa hình Địa hình Ấn Độ là một phức hợp gồm ba loại cơ bản: “dãy núi định mệnh” Himalaya, đồng bằng Ấn-Hằng với hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) và vùng cao nguyên Deccan. Himalaya – “dãy núi định mệnh” Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 7 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Đây là dãy núi hùng vĩ nhất, nóc nhà của thế giới, trùng trùng điệp điệp suốt 2.600 km, trong đó có hơn 40 ngọn cao trên 7 km. Đây chính là dãy núi định mệnh của Ấn Độ, là Vạn Lý Trường Thành tự nhiên đã ban tặng cho đất nước này. Sừng sững án ngữ toàn bộ phía Bắc, Himalaya trở thành bức tường thành tự nhiên đồ sộ, vững chắc tuy không phải hoàn toàn bất khả xâm phạm vì vẫn có những đèo thấp như Khyber nhưng vai trò của Himalaya giữ cho Ấn Độ nhiều thế kỷ bình yên, xây dựng nền văn hóa riêng của mình là một điều chắc chắn. Biển rộng, núi cao là những chướng ngại tự nhiên đáng kể làm cho Ấn Độ trở thành một khu vực văn hóa tương đối riêng biệt, chừng nào đó tách rời với thế giới bên ngoài. Ngoài những ảnh hưởng trên, núi rừng Himalaya còn tác động lớn lao tới tư duy của người dân Ấn Độ. Ngay từ khi họ bắt đầu tư duy và mơ mộng, nhiều ngọn núi cao trong trí tưởng tượng của họ đã trở thành nơi cư ngụ của thần linh, giống như Olympus với người Hy Lạp. Cũng chính trong những núi rừng Himalaya này, những trường học tu tập đã ra đời, nơi đây các thầy trò Upanishad thảo luận và tư duy về bí mật của nhân sinh, vũ trụ. Qua nhiều thế kỷ, Himalaya cũng là nơi ghi lại nhiều dấu chân của những con người từ bỏ cuộc sống trần tục để kiếm tìm và thực hiện khát vọng giải thoát (điều này được xem như mục tiêu cao nhất của đời người). Himalaya dường như mãi mãi vẫn giữ sự xa cách, thâm nghiêm, mãi mãi là một miền thần bí siêu thực và khêu gợi tâm linh với người Ấn Độ. Con người càng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, điều này khiến cho đời sống tâm linh Ấn Độ trở nên phức tạp, đa dạng vô cùng. Trong kinh thánh Hindu, Himalaya là nơi cư ngụ của thần Shiva và nàng Pavarti (con gái của Himalaya). Đứng trước dãy núi cao vời vợi đó, người Ấn tự nhiên cảm nhận sự cao cả vô cùng của tinh thần thuần khiết. Đối với người Ấn, Himalaya là ngôi đền tự nhiên, và những ngôi đền khác cũng đã xây theo hình ảnh của nó. Có thể khẳng định rằng những tư tưởng lớn của Ấn Độ đã nảy nở trong bối cảnh tĩnh mịch của núi rừng: “Điều kì diệu nhất chúng ta nhận thấy ở Ấn Độ là tại đây rừng núi chứ không phải thành thị là ngọn nguồn của tất cả nền văn minh của nó… chính núi rừng đã nuôi dưỡng hai thời đại lớn: thời Veda và thời Phật giáo… dòng nước văn minh chảy từ những rừng núi đó đã tưới nhuần khắp cõi Ấn Độ”. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 8 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Ấn tượng về Himalaya có thể nói là rất đậm nét trong tâm thức người Ấn Độ, không chỉ là nơi ẩn thân tu hành của các bậc hiền triết, những tán rừng rậm nhiệt đới này còn dạy cho người Ấn Độ bài học về cuộc sống, về mối tương quan chặt chẽ giữa vũ trụ và con người. Đồng bằng Ấn - Hằng Ấn Độ được thiên nhiên ưu đãi ban cho một hệ thống sông ngòi phong phú, có tới 7 dòng sông, có những dòng sông thuộc loại lớn nhất thế giới: Indus (sông Ấn), Ganga (sông Hằng). Từ lòng chảo của hai con sông này đã hình thành dồng bằng Ấn - Hằng vĩ đại, một trong những đồng bằng màu mỡ và rộng lớn nhất thế giới, hình thành cái nôi của một nền văn minh, văn hóa cổ xưa và rực rỡ nhất châu Á. Phù sa màu mỡ cùng nguồn nước tưới tiêu phong phú của hai con sông đã hào phóng cưng chiều những cư dân nông nghiệp xứ này từ buổi đầu lịch sử và về sau vẫn rộng rãi chở che cho Ấn Độ trở thành quê hương của những cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Trắng”. Chính bởi nhiều ưu ái mà những con sông đã ban tặng cho đất nước này mà người Ấn luôn có tình cảm đặc biệt với những dòng sông, với họ hầu hết các con sông đều là linh thiêng. Hình ảnh dòng sông chảy ra biển lớn gợi cho người Ấn ý niệm về sự hòa nhập của linh hồn cá thể hữu hạn vào với linh hồn vũ trụ vô hạn, sự hòa nhập của tiểu ngã với đại ngã. Hơn tất cả các dòng sông khác, sông Hằng gắn bó với lịch sử văn hóa và đời sống tinh thần của Ấn Độ. Người Ấn gọi sông Hằng là “sông mẹ” vì với họ, sông Hằng chính là một bà mẹ giàu tình cảm, nước sông Hằng theo niềm tin Ấn Độ có khả năng tự thanh lọc, vĩnh viễn trong trẻo thiêng liêng. Trong tiềm thức của người Ấn, sông Hằng vốn là con sông trên trời. Nó chảy tung bọt dưới chân thần Vishnu nên nó tên là Vishnupadi, chảy ngang qua núi Himavati, rồi tiếp tục chảy xuống thế giới âm phủ. Những người Ấn Độ tin rằng đến được với sông Hằng, uống nước sông Hằng, tắm trong làn nước sông Hằng hay được chết bên bờ sông Hằng thì được tẩy rửa mọi ô uế vật chất và tinh thần. Vì phẩm chất thanh lọc đặc biệt đó mà việc tắm sông Hằng trở thành một hành vi tôn giáo. Khi một người Ấn chết, họ mong được nhỏ vài gi
Luận văn liên quan