Luận văn Nguồn lao động và sử dụng lao động ở đồng nai trong thời kì hội nhập

Nguồn lao động là một trong những nguồn lực quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Chính vì vậy nguồn lao động có chất lượng và sử dụng lao động hiệu quả là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai trở thành tỉnh đầu tàu trong việc phát triển công nghiệp của cả nước – kết hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương tạo thành tứ giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Đây cũng là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh cũng đồng thời thu hút hàng vạn lao động từ mọi miền đất nước. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và những biến động lớn của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ vào vấn đề lao động trong tỉnh. Chính vì thế, những năm vừa qua, thị trường lao động trong tỉnh đã hình thành và phát triển, lực lượng lao động khá dồi dào và đang thay đổi cả về chất và lượng. Do đó, việc đào tạo và sử dụng lao động hiệu quả là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập”, góp phần cho việc đánh giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung

pdf113 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn lao động và sử dụng lao động ở đồng nai trong thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ DUNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG NAI TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60. 31. 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Kim Hồng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Địa lý, phòng Sau Đại học trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của minh. Đồng thời xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Cục Thống Kê Đồng Nai, Sở Lao động và Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu cho phép tác giả hoàn thành tốt luận án của mình. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những khó khăn về tinh thần và vật chất để tác giả hoàn thành đề tài luận văn. MỤC LỤC 2TLỜI CẢM ƠN2T ................................................................................................................................. 2 2TMỤC LỤC2T ...................................................................................................................................... 3 2TPHẦN MỞ ĐẦU2T ............................................................................................................................. 6 2T1. Lý do chọn đề tài2T .................................................................................................................................. 6 2T . Mục tiêu và nhiệm vụ2T ........................................................................................................................... 6 2T .1. Mục tiêu2T ....................................................................................................................................... 6 2T .2. Nhiệm vụ2T ...................................................................................................................................... 6 2T3. Phạm vi nghiên cứu2T .............................................................................................................................. 7 2T3.1. Về mặt không gian2T ........................................................................................................................ 7 2T3.2. Về mặt thời gian:2T .......................................................................................................................... 7 2T4. Lịch sử nghiên cứu2T ............................................................................................................................... 7 2T5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu2T ........................................................................................... 7 2T5.1. Quan điểm nghiên cứu2T .................................................................................................................. 7 2T5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ2T .................................................................................................. 8 2T5.1.2.Quan điểm hệ thống2T ............................................................................................................... 8 2T5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh2T .................................................................................................. 8 2T5.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững2T ............................................................................ 8 2T5.2. Phương pháp nghiên cứu2T ............................................................................................................... 8 2T5.2.1.Phương pháp thống kê2T ............................................................................................................ 9 2T5.2.2.Phương pháp bản đồ - biểu đồ 2T ................................................................................................ 9 2T5.2.3. Phương pháp dự báo 2T .............................................................................................................. 9 2T5.2.4. Phương pháp phân tích và so sánh2T ......................................................................................... 9 2T5.2.5. Phương pháp thực địa2T ............................................................................................................ 9 2T6.Cấu trúc đề tài2T ....................................................................................................................................... 9 2TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG2T ............ 11 2T1.1. Một số khái niệm cơ bản2T ................................................................................................................. 11 2T1.1.1.Quan niệm về nguồn lao động2T ................................................................................................... 11 2T1.1.1.1 Dân số hoạt động kinh tế2T ................................................................................................... 12 2T1.1.1.2 Dân số không hoạt động kinh tế2T ......................................................................................... 12 2T1.1.1.3. Chất lượng nguồn lao động2T ............................................................................................... 13 2T1.1.1.4. Cơ cấu nguồn lao động2T ..................................................................................................... 15 2T1.1.2.Quan niệm về sử dụng lao động.2T ............................................................................................... 15 2T1.1.2.1. Sử dụng lao động theo ngành nghề2T ................................................................................... 16 2T1.1.2.2. Sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế2T................................................................... 17 2T1.1.3.Quan niệm về việc làm2T .............................................................................................................. 17 2T1.1.4. Quan niệm về thất nghiệp2T ......................................................................................................... 18 2T1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động2T ................................................ 19 2T1.2.1. Các nhân tố tự nhiên2T ................................................................................................................ 19 2T1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội2T ...................................................................................................... 20 2T1.2.2.1.Lịch sử khai thác lãnh thổ:2T ................................................................................................. 20 2T1.2.2.2.Dân số và sự gia tăng dân số 2T .............................................................................................. 20 2T1.2.2.3.Cơ cấu kinh tế2T ................................................................................................................... 21 2T1.2.2.4.Thị trường sức lao động2T ..................................................................................................... 22 2T1.2.2.5. Các chính sách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực2T ....................................................... 23 2T1.3 Ảnh hưởng của hội nhập đến nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động.2T ....................................... 23 2T1.3.1. Quan điểm về hội nhập2T ............................................................................................................ 23 2T1.3.2. Ảnh hưởng của hội nhập đến nguồn lao động và sử dụng lao động2T ........................................... 25 2T1.3.2.1. Tác động tích cực:2T ............................................................................................................ 25 2T1.3.2.2.Tác động tiêu cực2T .............................................................................................................. 27 2T1.4. Một vài nét về nguồn lao động và sử dụng lao động ở Việt Nam.2T .................................................... 28 2T1.4.1. Dân số và nguồn lao động2T ........................................................................................................ 28 2T1.4.2. Chất lượng đội ngũ lao động2T .................................................................................................... 29 2T1.4.3.Cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế2T ................................................................... 31 2T1.4.4.Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế2T ....................................................................... 31 2T1.4.5. Thất nghiệp2T .............................................................................................................................. 32 2T1.4.6. Dân số không hoạt động kinh tế2T ............................................................................................... 33 2TChương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG NAI2T ....................................................................................................................................................... 36 2T .1. Khái quát tỉnh Đồng Nai và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động.2T .... 36 2T .1.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai.2T ......................................................................................................... 36 2T .1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động2T ............................................................................. 36 2T .1.2.1. Nhân tố tự nhiên2T ............................................................................................................... 36 2T .1.2.2.Nhân tố kinh tế - xã hội.2T .................................................................................................... 39 2T .2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP2T ............................................................................................................................. 59 2T .2.1. Nguồn lao động2T........................................................................................................................ 59 2T .2.1.1. Số lượng nguồn lao động2T .................................................................................................. 59 2T .2.1.2. Chất lượng lao động2T ......................................................................................................... 59 2T .2.1.3 Cơ cấu nguồn lao động2T ...................................................................................................... 65 2T .2.1.4. Phân bố lao động2T .............................................................................................................. 67 2T .2.1.5. Nhóm dân số không hoạt động kinh tế2T .............................................................................. 68 2T .2.2. Thực trạng sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai trong thời kì hội nhập2T .......................................... 71 2T .2.2.1.Tình hình chung2T ................................................................................................................ 71 2T .2.2.2. Tình hình sử dụng lao động theo thành phần kinh tế2T ......................................................... 80 2T .2.2.3. Tình hình sử dụng lao động theo ngành kinh tế2T ................................................................. 80 2T .2.3. Ảnh hưởng của nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động của tỉnh2T ....................................... 90 2T .2.3.1. Thu nhập bình quân đầu người2T.......................................................................................... 90 2T .2.3.2. Công tác xóa đói giảm nghèo 2T ............................................................................................ 91 2TChương 3: DỰ BÁO NGUỒN LAO ĐỘNG – SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP2T ........ 92 2T3.1. Cơ sở dự báo nguồn lao động2T .......................................................................................................... 92 2T3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 20202T ............................................ 92 2T3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2020 của Đồng Nai.2T ................................ 93 2T3.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế:2T .......................................................................................................... 94 2T3.1.2.2. Các chỉ tiêu về xã hội2T ....................................................................................................... 95 2T3.1.2.3. Về môi trường:2T ................................................................................................................. 95 2T3.2.Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động Đồng Nai2T .................................................................... 96 2T3.2.1.Dự báo về dân số Đồng Nai.2T ..................................................................................................... 96 2T3.2.2. Dự báo về nguồn lao động và chất lượng lao động2T ................................................................... 97 2T3.2.3. Dự báo về sử dụng lao động.2T .................................................................................................... 98 2T3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế và sử dụng lao động hiệu quả.2T ........................................................ 99 2T3.3.1.Giải pháp phát triển kinh tế2T ....................................................................................................... 99 2T3.3.2. Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động2T ....................................................... 101 2T3.3.2.1. Các giải pháp về dân số và nguồn lao động2T ..................................................................... 102 2T3.3.2.2.Các giải pháp về chất lượng nguồn lao động2T .................................................................... 102 2T3.3.2.3.Các giải pháp về sử dụng lao động2T ................................................................................... 103 2TKẾT LUẬN2T ................................................................................................................................. 106 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T .......................................................................................................... 108 2TPHỤ LỤC2T........................................................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn lao động là một trong những nguồn lực quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Chính vì vậy nguồn lao động có chất lượng và sử dụng lao động hiệu quả là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai trở thành tỉnh đầu tàu trong việc phát triển công nghiệp của cả nước – kết hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương tạo thành tứ giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Đây cũng là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh cũng đồng thời thu hút hàng vạn lao động từ mọi miền đất nước. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và những biến động lớn của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ vào vấn đề lao động trong tỉnh. Chính vì thế, những năm vừa qua, thị trường lao động trong tỉnh đã hình thành và phát triển, lực lượng lao động khá dồi dào và đang thay đổi cả về chất và lượng. Do đó, việc đào tạo và sử dụng lao động hiệu quả là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập”, góp phần cho việc đánh giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Phân tích được thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai Tìm hiểu, đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động của tỉnh, gắn liền với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng lao động Xem xét các tác động của nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội đến nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động. Tổng hợp các số liệu để phân tích thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai Trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế và nguồn lao động, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp và định hướng cho nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về mặt không gian Tìm hiểu về nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai (gồm 11 đơn vị hành chính) 3.2. Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lao động tỉnh Đồng Nai dựa vào nguồn số liệu điều tra chính thức của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam từ 1999 – 2009. Ngoài ra đề tài còn phân tích số liệu từ năm 1997 để so sánh và phân tích sự chuyển biến của nguồn lao động. 4. Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những vấn đề liên quan đến nguồn lao động và sử dụng lao động được nhiều nhà khoa học, nhiều ban ngành từ trung ương đến địa phương nghiên cứu và tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề này như: đề tài “Một số vấn đề về dân số, nguồn nhân lực ở Việt Nam” – 1996 và “ Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam” của Bộ Lao động – Thương Binh – Xã hội. “ Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2000” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, hoặc những đề tài mang tính chất địa phương như “Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở Bình Dương” – luận văn thạc sĩ của thạc sĩ Phạm Thị Bình – 2002. “ Nguồn lao động và sử dụng lao động thành phố Hồ Chí Minh” – luận án tiến sĩ của tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy Dương – 2004 Ở Đồng Nai, từ năm 1994 đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “ Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội ở Đồng Nai” của tác giả Trần Thị Kim Chi, luận văn thạc sĩ “ Thực trạng hiện nay và phương hướng đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2000” của thạc sĩ Trần Viết HàBản thân tác giả cũng từng nghiên cứu về chất lượng dân cư Đồng Nai trong luận văn tốt nghiệp. Đây là tiền đề và tài liệu tham khảo quý giá để tác giả nhiên cứu và giúp cho việ hoàn thành đề tài đã chọn một cách đầy đủ về nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đồng Nai là một bộ phận của Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam bộ nói riêng, chính vì thế việc phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh không chỉ có ý nghĩa riêng đối với tỉnh mà còn có những ảnh hưởng to lớn đối với vùng và cả nước. Đồng thời những chính sách, chiến lược phát triển của cả nước và vùng Đông Nam bộ được xem là tiền đề để đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế trong tỉnh. Chính vì thế trong quá trình phân tích và nghiên cứu, chúng ta không thể tách rời địa bàn ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc gần hơn là vùng Đông Nam bộ 5.1.2.Quan điểm hệ thống Nguồn lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự vận động và phát triển của nó mang tính quy luật riêng, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào các bộ phận tương ứng trong hệ thống kinh tế xã hội như hệ thống các ngành kinh tế, hệ thống dân cư Coi các v
Luận văn liên quan