Luận văn Những vấn đề đặt ra cho quá trình tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa, chu chuyển các luồng vốngiữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ, mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp đối phó thích hợp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt là, cần xác định rõ liều lượng, lộ trình và thời điểm áp dụng chính sách, trước hết cần dựa trên mục tiêu kinh tế của nước thụ hưởng, cơ chế tỉ giá, các qui định về thể chế. Trong đó, cần xác định được động cơ và nguyên nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nếu luồng vốn vào do cầu tiền trong nước tăng lên, giá chứng khoán và bất động sản giảm, dẫn đến điều chỉnh danh mục đầu tư và không cần canthiệp vì việc mở rộng tiền sẽ không gây áp lực lạm phát. Trái lại, khi luồng vốn vào do lãi suất thế giới thấp hơn, giá của tài sản tài chính và bất động sản tăng lên, trường hợp này cần có biện pháp điều chỉnh. Luồng vốn vào quá nhiều đòi hỏi phải can thiệp nhằmgiảm áp lực tăng M2, nhưng rất tốn kém, hiệu quả của biện pháp này tùy thuộc vào trình độ phát triển thị trường tài chính trong nước, thậm chí có thể làm nguồn vốn vào tăng trở lại, gây khó khăn cho các nhà tạo lập chính sách, việc điều hành CSTT trở nên khó khăn nếu đồng thời phải thực hiện mục tiêu ổn định tỉ giá, duy trì CSTT độc lập và tài khoản vốn mở.

pdf100 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề đặt ra cho quá trình tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----    ----- CHÂU VĨNH NGHIÊM NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng Mã số 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS-TS. Trần Ngọc Thơ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá học và luận văn này, tôi đã được sự quan tâm giúp đở của nhiều người. Tôi xin gởi tới những người giúp đở động viên tôi lời cảm ơn chân thành nhất!. Xin cảm ơn thầy Trần Ngọc Thơ đã tận tình góp ý, hướng dẫn và giúp đở tôi trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn. Đồng thời, cũng xin cám ơn anh Phúc đã giúp đở tôi trong việc xử lý số liệu thống kê, đóng góp nhiều ý kiến cho luận văn. Đặc biệt, tôi xin gởi lời tri ân đến vợ của tôi, người đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm theo và hoàn thành khoá học này. Cuối cùng xin gởi lời biết ơn chân thành đến tất cả thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong thời gian khoá học, đến các bạn bè và những người thân, những người mà ở đây không thể nêu hết tên đã giúp đở tôi hoàn thành khoá học này! Châu Vĩnh Nghiêm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu, dữ liệu và các trích dẫn đều mang tính trung thực và có ghi chú nguồn gốc rõ ràng. Tác Giả Luận Văn Châu Vĩnh Nghiêm MỤC LỤC Trang Mục lục i Danh mục bảng v Danh mục hình vi Danh mục chữ viết tắt vii Mở đầu : Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa nghiên cứu 4 7. Kết cấu của luận văn 4 Chương 1 : Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tự do hoá tài khoản vốn 1.1 Khái niệm. 5 1.2 Lý luận của trường phái cổ điển về sự di chuyển của dòng vốn 5 1.3 Lý luận của trường phái tân cổ điển về tự do hoá tài khoản vốn 6 1.4 Những lợi ích đạt được từ tự do hoá tài khoản vốn 7 1.4.1 Thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. 8 1.4.2 Thúc đẩy cải cách ở các thị trường mới nổi và cải thiện chất lượng tăng trưởng. 8 1.4.3 Tránh được những chi phí của kiểm soát vốn. 9 1.5 Những rủi ro phát sinh từ tự do hoá tài khoản vốn 9 1.5.1 Tự do hoá tài khoản vốn và vấn đề bất cân xứng thông tin 9 1.5.2 Tự do hóa tài khoản vốn và bất ổn định kinh tế vĩ mô 10 1.5.3 Tự do hoá tài khoản vốn dẫn đến các cuộc khủng hoảng ngân hàng 11 1.6 Tự do hoá tài khoản vốn và sự can thiệp của nhà nước nhìn từ góc độ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. 12 1.7 Các phương pháp đo lường mức độ tự do hoá tài khoản vốn. 13 1.7.1 Các phương pháp chỉ số 14 1.7.2 Mô hình Mundell và Fleming trong việc đánh giá mức độ tự do hoá 16 1.7.3 Sử dụng mô hình ngang giá lãi suất IRP để đánh giá mức độ tự do hoá tài khoản vốn quốc gia 17 1.8 Một số nghiên cứu về tự do hoá tài khoản vốn tác động đến nền kinh tế.18 1.9 Kinh nghiệm về tự do hoá tài khoản vốn của một số quốc gia. 20 1.9.1 Trung Quốc 20 1.9.2 Ấn Độ 22 1.9.3 Thailand 25 1.9.4 Hàn Quốc 26 1.10 Một số cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ tự do hoá tài khoản vốn 28 1.10.1 Mexico 1994 28 1.10.2 Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. 28 1.10.3 Khủng hoảng tại Nga và Brazil 1998. 29 1.11 Bài học rút ra từ tự do hoá tài khoản vốn. 30 Kết Luận Chương 1 32 Chương 2 : Tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam và một số vấn đề đặt ra cho tiến trình tự do hoá tài khoản vốn. 2.1 Một số kết quả chung về quá trình tự do hoá tài chính của Việt Nam. 33 2.2 Phân tích và đánh giá quá trình tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam. 35 2.2.1 Về mặt chính sách nhà nước đối với tự do hóa tài khoản vốn 35 2.2.2 Tài khoản vốn của Việt Nam. 37 2.2.3 Phân tích xu hướng dòng vốn đi vào và đi ra. 38 2.3 Một số chính sách ảnh hưởng đến tự do hóa tài khoản vốn 48 2.3.1 Lãi suất 48 2.3.2 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái 50 2.3.3 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam. 52 2.3.4 Tính chuyển đổi của đồng Việt Nam trên tài khoản vốn 54 2.3.5 Thị trường vốn của Việt Nam 56 2.4 Những vấn đề đặt ra cho quá trình tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam. 58 2.4.1 Một số đánh giá về tình hình dòng vốn vào và ra của Việt Nam. 58 2.4.2 Những vấn đề đặt ra khi dòng vốn vào đảo chiều. 59 2.4.3 Chiến lược nào cho tự do hoá tài khoản vốn trong thời gian sắp tới.61 Kết luận chương 2 63 Chương 3: Ứng dụng mô hình IRP để đánh giá mức độ tự do hoá tài khoản vốn - một số giải pháp. 3.1 Đánh giá mức độ tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam qua mô hình kinh tế lượng IRP. 64 3.1.1 Mục tiêu. 64 3.1.2 Sử dụng mô hình ngang giá lãi suất để đánh giá mức độ tự do hoá. 65 3.2 Xây dựng lộ trình cho tự do hoá tài khoản vốn. 68 3.2.1 Những yếu tố cần thiết để tự do hoá tài khoản vốn 68 3.2.2 Trình tự thực hiện tự do hoá tài khoản vốn 70 3.2.3 Thực hiện tự do hoá tài khoản vốn có kiểm soát. 71 3.3 Xây dựng những công cụ để đối phó với sự đảo chiều dòng vốn 72 3.4. Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô đối với quá trình tự do hóa tài khoản vốn 73 3.5 Cải cách hệ thống tài chính . 75 3.5.1 Cải tổ và tăng cường vai trò điều hành giám sát cho Ngân hàng nhà nước. 75 3.5.2 Tăng cường thể chế giám sát các định chế tài chính 76 3.5.3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và minh bạch thông tin. 77 3.5.4 Cần thiết đầu tư phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực phân tích, dự báo 78 3.6. Tỷ giá linh hoạt - điểm tựa của vốn FPI 79 3.7. Tăng cường công tác quản lý ngoại hối 80 3.8. Hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển thị trường vốn. 80 Kết luận chương 3 82 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 87 DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1 : Tác động củacác biện pháp kiểm soát vốn và chỉ số Quinn. Bảng 1-2 : Những thay đổi trong chính sách quản lý FPI Bảng 1-3: Những giới hạn của FPI & FDI theo lĩnh vực trên thị trường giao ngay (spot market): Bảng 1-4 : Hàn Quốc – tự do hoá các dòng vốn ở giai đoạn 1985 – 1996 Bảng 2-1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam . Bảng 2-2: Tài khoản vốn của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2008. Bảng 2-3: Tổng hợp nguồn vốn FDI từ khi bắt đầu đến nay Bảng 2-4: Dòng vốn vay của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 Bảng 2-5: Nợ của Việt Nam trong thời gian qua từ 2003 đến 2007 Bảng 2-6: Dự trữ ngoại hối của việt Nam trong những năm gần đây. Bảng 2-7 : Thống kê các ý kiến thăm dò về tự do và kiểm soát Bảng 3-1: Kết quả kiểm định mức độ tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mối quan hệ giữa tự do hoá tài khoản vốn với nền kinh tế quốc gia Hình 2-1: Vốn đăng ký FDI trong những năm gần đây: Hình 2-2: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với cam kết Hình 2-3: Cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam từ 1993 - 2008 Hình 2-4: Từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất, 1998-2002 Hình 2.5 : Chỉ số VN Index từ 2005 - 2008 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển châu á CSTT : Chính sách tiền tệ ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI : Foreign Portfolio Investment – Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa IMF : International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế IRP : Interest rate parity – Ngang giá lãi suất NAFTA : America Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NĐTNN : Nhà đầu tư nước ngoài NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại ODA : Official Development Assisstance – Viện trợ phát triển chính thức OECD : Organization of Economic Co-operation and Development – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. TTCK : Thị trường chứng khoán UBCK : Ủy ban chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước USD : Đôla Mỹ VND : Việt Nam đồng WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do nghiên cứu Trong xu thế toàn cầu hóa, chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ, mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp đối phó thích hợp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt là, cần xác định rõ liều lượng, lộ trình và thời điểm áp dụng chính sách, trước hết cần dựa trên mục tiêu kinh tế của nước thụ hưởng, cơ chế tỉ giá, các qui định về thể chế. Trong đó, cần xác định được động cơ và nguyên nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nếu luồng vốn vào do cầu tiền trong nước tăng lên, giá chứng khoán và bất động sản giảm, dẫn đến điều chỉnh danh mục đầu tư và không cần can thiệp vì việc mở rộng tiền sẽ không gây áp lực lạm phát. Trái lại, khi luồng vốn vào do lãi suất thế giới thấp hơn, giá của tài sản tài chính và bất động sản tăng lên, trường hợp này cần có biện pháp điều chỉnh. Luồng vốn vào quá nhiều đòi hỏi phải can thiệp nhằm giảm áp lực tăng M2, nhưng rất tốn kém, hiệu quả của biện pháp này tùy thuộc vào trình độ phát triển thị trường tài chính trong nước, thậm chí có thể làm nguồn vốn vào tăng trở lại, gây khó khăn cho các nhà tạo lập chính sách, việc điều hành CSTT trở nên khó khăn nếu đồng thời phải thực hiện mục tiêu ổn định tỉ giá, duy trì CSTT độc lập và tài khoản vốn mở. Tự do hóa tài khoản vốn có lẽ là điều không thể tránh khỏi cho Việt Nam trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển cao hơn, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và để đáp ứng theo yêu cầu hội nhập của WTO. Khái niệm tự do hoá tài khoản vốn còn khá xa lạ với Việt Nam và Việt Nam đang theo đuổi một cơ chế kiểm soát vốn khá chặc chẽ, điều này sẽ bị dỡ bỏ khi chúng ta hội nhập sâu hơn 2 vào nền kinh tế thế giới. Tự do hóa giao dịch tài chính quốc tế mà trọng tâm là tài khoản vốn là vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp và cần được tiến hành một cách có trật tự và thận trọng, tùy thuộc và điều kiện của mỗi nước, những lợi ích tiềm năng và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính. Quá trình thực hiện phải như thế nào để tránh những bất ổn kinh tế, dỡ bỏ những rào cản vốn sẽ tác động ra sao, cơ chế giám sát quản lý thế nào để tránh những nguy cơ bất ổn … đó là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới mắc phải nhưng ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức về nó và trong lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra thì rất nhiều quan điểm chống lại tự do hóa. Do đó tự do hoá hay vẫn bó hẹp trong phạm vi quốc gia, tự do hoá như thế nào … là vấn đề đặt ra mà chúng ta phải nghiên cứu về nó. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về những lý luận có ảnh hưởng đến tự do hóa tài khoản vốn. Đồng thời đánh giá tình hình thu hút các dòng vốn vào và các dòng vốn trong thời gian qua của Việt Nam, phân tích để nhận biết được quá trình tự do hóa tài khoản vốn đang ở mức độ nào. Những yếu tố nào cần lưu ý, quan tâm khi thực hiện tự do hoá tài khoản vốn một cách ổn định. Đánh giá về các chính sách phục vụ cho quá trình tự do hóa tài khoản vốn ra sao và Việt Nam cần phải làm gì để thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một cách bền vững theo yêu cầu hội nhập. 3. Phương pháp nghiên cứu Phân tích đánh giá thực trạng là khoa học kinh tế - xã hội về sự lựa chọn các cách thức hoạt động phù hợp với các quy luật kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội một cách tối ưu nhất. Do vậy, trong luận văn này sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích đánh giá vấn đề và đo lường mức độ thực hiện. 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nội dung chính của nghiên cứu là tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam nên những nhân tố liên quan đều được xem xét dưới góc độ có liên quan về tài khoản vốn. Do không có điều kiện thu thập dữ liệu nên không thể sử dụng để so sánh chéo với một số quốc gia nên trong phân tích định lượng chỉ giới hạn đối với Việt Nam và do nguồn dữ liệu không hoàn chỉnh, độ tin cậy không thể kiểm chứng và được chọn lọc từ nhiều cơ quan khác nhau nên những nghiên cứu, phân tích định lượng về Việt Nam chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên nó vẫn phản ánh được xu hướng đã và đang xảy ra. Các số liệu nghiên cứu được lấy chủ yếu từ IMF, ADB, Tổng cục thống kê, ngân hàng nhà nước, bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, các ấn phẩm được công bố chính thức, một số nguồn số liệu được lấy từ Internet, báo chí …(sẽ được chỉ rõ). Có nhiều mô hình, chỉ tiêu để đánh giá về mức độ tự do hoá tài khoản vốn và nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng đề tài nghiên cứu chỉ sử dụng ngang giá lãi suất để thực hiện đánh giá kinh tế lượng. 5. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng chính trong nghiên cứu này là nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh đó có xem xét một số quốc gia khác về lĩnh vực có liên quan để thấy được những thành công và thất bại của họ trong việc xây dựng tự do hóa tài khoản vốn, qua đó sẽ rút ra những bài học cho Việt Nam. Nội dung tự do hóa tài khoản vốn rất rộng, có liên quan đến nhiều yếu tố, lĩnh vực khác nhau nhưng trong luận văn này chủ yếu nghiên cứu những nhân tố chính ảnh hưởng đến như: hệ thống luật, chính sách nhà nước ảnh hưởng đến, dòng vốn vào, vốn ra và thông qua số liệu thu thập sẽ phân tích định lượng nhằm thấy rõ hơn mức độ tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam. Từ đó sẽ đề xuất một số biện pháp để nhằm khắc phục những yếu kém, thực hiện tốt hơn quá trình tự do hóa tài khoản vốn trong giai đoạn sắp tới. 4 6. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này để thấy rõ các dòng chảy vốn ra và vào Việt Nam, các yếu tố tác động đến tài khoản vốn. Các nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh trong quá trình đi đến tự do hoá hoàn toàn đang diễn ra như thế nào để có những định hướng tốt hơn trong việc thực hiện ở những năm sắp tới. Phân tích kinh tế lượng để biết rõ mức độ hội nhập của Việt Nam đối với bên ngoài ra sao, các chính sách quản lý vĩ mô của Việt Nam có thực thi như công bố, cam kết hay không… Từ đây giúp chúng ta thấy được xu hướng đã và đang xảy ra như thế nào, những tác động từ bên ngoài đến quá trình thực hiện. Đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất hiện nhiều quan điểm phản đối tự do hoá thì việc tự do hoá đó có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế. Từ đây rút ra những dự báo cần thiết cho công tác quản lý vĩ mô, thực thi tốt quá trình tự do hoá sắp tới. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn đựơc chia làm 3 chương. Chương 1 chủ yếu khái quát lại một số lý thuyết, dẫn chứng một số quốc gia thực hiện tự do hoá tài khoản vốn và bài học kinh nghiệm. Chương 2 đánh giá thực trạng về tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam cũng như xem xét lại tình trạng dòng vốn vào và dòng vốn đi ra. Chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị, giải pháp thực hiện tốt quá trình tự do hoá tài khoản vốn. 5 CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN 1.1 Khái niệm. Tự do hoá tài khoản vốn là việc cho các chủ thể được tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tài chính trong nước thành tài sản tài chính nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do thị trường quy định. Hay nói cách khác thì tự do hoá tài khoản vốn tức là tự do hoá các nguồn vốn vào và các nguồn vốn ra khỏi một quốc gia. Tháo dỡ những ràng buộc: - Đối với người không cư trú đầu tư vào thị trường tài chính trong nước. - Đối với người cư trú đầu tư ra thị trường quốc tế. Tự do hóa tài khoản vốn cho phép họ thực hiện các hoạt động ở nước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hữu những công ty khác, các dòng vốn được tự do lưu chuyển . 1.2 Lý luận của trường phái cổ điển về sự di chuyển của dòng vốn. Lập luận ban đầu cổ vũ cho sự di chuyển của vốn là của trường phái cổ điển. Các nhà kinh tế của trường phái này cho rằng việc để dòng vốn quốc tế tự do di chuyển khiến cho các quốc gia có mức tiết kiệm thấp có thể thu hút được nguồn tài trợ cho các dự án trong nước vốn có năng suất cao, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội đa dạng hoá danh mục đầu tư và do vậy rủi ro sẽ được trãi đều trên một phạm vi rộng hơn. Khi nguồn vốn tự do di chuyển sẽ khuyến khích thương mại vượt thời gian (interemporal trade) trao đổi hàng hoá hiện tại với hàng hoá trong tương lai. Tác động cụ thể của việc tư do di chuyển vốn được miêu tả như là (Barry Eichegreen et al, 1999): - Giúp cho hộ gia đình, doanh nghiệp và thậm chí là quốc gia có thể giải quyết nhu cầu về tiêu dùng bằng việc vay mượn bên ngoài khi thu nhập tại quốc gia đó 6 thấp và sẽ hoàn trả khi thu nhập cao. Khả năng vay mượn từ bên ngoài sẽ giúp làm giảm tác động của chu kỳ kinh doanh bằng việc cho phép các chủ thể tiếp tục mua và đầu tư ngay cả khi sản lượng và thu nhập của quốc gia giảm xuống. - Bằng việc cho vay ra nước ngoài, có thể làm giảm mức độ thiệt hại trước các nhiễu loạn kinh tế. Doanh nghiệp có thể tự bảo vệ khi chi phí trong nước tăng bất ngờ bằng việc đầu tư ra các chi nhánh nước ngoài. Vốn tự do di chuyển còn làm cho nhà đầu tư đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn sau khi đã điều chỉnh rủi ro. Đến lượt nó, tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư mà điều này sẽ dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao hơn. 1.3 Lý luận của trường phái tân cổ điển về tự do hoá tài khoản vốn Kế thừa các lập luận ban đầu của các nhà kinh tế cổ điển, trường phái tân cổ điển đã xây dựng mô hình phân tích tài khoản vốn trong dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế. Bằng mô hình tăng trưởng Solow-Swan, kết luận phân tích lý thuyết của trường phái tân cổ điển đưa ra hàm ý chính sách là cần tháo bỏ các rào cản vốn di chuyển, nhất là đối với các nước đang phát triển, quy mô kinh tế nhỏ bé, nguồn vốn khan hiếm, chi phí sử dụng cao- để tận dụng nguồn vốn bên ngoài vốn rất dồi dào và có giá rẻ hơn. Henry (Peter Blair Henry, 2007) cho rằng “dù chỉ có tác động nhất thời nhưng với hệ quả là làm tăng thu nhập trên đầu người lên một cách đáng kể thông qua cú hích tự do hoá, điều này cũng thích đáng để các nước đang phát triển xem xét và tự do hoá trong bối cảnh thế giới ngày càng nhỏ bé và xoay chuyển không ngừng” Mô hình tăng trưởng tân cổ điển được xây dựng với hàm ý ủng hộ cho việc tự do hoá tài khoản vốn. Khi không còn các rào cản đối với nguồn vốn di chuyển ra – vào quốc gia, đối với một nước nhỏ và đang phát triển ít nhất sẽ đạt được các lợi ích sau: - Chi phí sử dụng vốn hạ xuống, bằng với mức lãi suất của thế giới. - Giai đoạn thuộc quá trình chuyển đổi từ việc kiểm soát vốn sang cơ chế tự do: + Có sự đột biến về đầu tư 7 + Tăng trưởng sản lượng tăng đột biến, sau đó trở lại như cũ + Quá trình đó tạo một cú hích, đẩy mức sản lượng trên mỗi lao động lên một mức cao hơn và tác động này kéo dài theo thời gian Quan điểm về tự do hoá tài khoản vốn hiện nay – trong “thời đại hội nhập, toàn cầu hoá” trở nên phổ biến và thành trào lưu kinh tế, tuy vậy, bên cạnh đó vẫn có những quan điểm trái ngược, cổ vũ cho việc kiểm soát vốn trên các giao dịch được ghi chép vào tài khoản vốn của quốc gia. 1.4 Những lợi ích đạt được từ tự do hoá tài khoản vốn Lợi ích tĩnh: Tái phân bổ vốn đầu tư từ nước giàu về vốn nhưng có suất sinh lợi thấp sang nước nghèo về vốn nhưng có suất sinh lợi cao. Lợi ích động: Tạo ra cơ hội đa dạng hóa rủi ro (tài sản trong nước có thể được kết hợp trong một danh mục đầu tư quốc tế rộng lớn), từ đó giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, tự do hóa tài khoản vốn thường đi kèm với việc nhập khẩu các dịch vụ tài chính nước ngoài và tăng hiệu quả của hệ thống tài chính trong nước. Hình 1.1: Mối quan hệ giữa tự do hoá tài khoản vốn với nền kinh tế quốc gia TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ Dòng chảy vốn phi chính thức Nguồn thu & Chi tiêu Dòng chảy vốn chính thức Thị trường Tài Chính Nội Địa Tập Đoàn Đa Quốc Gia Nước Ngoài Tiếp Cận T
Luận văn liên quan