Luận văn Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay(file word)

Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp, nước ta lại là một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lập Thạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là dân số quá đông, quy mô lao động rất lớn, trình độ người lao động thấp, mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, sức chứa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của huyện. Trong thời gian thực tập ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã nhận thấy vấn đề biến động dân số, lao động và việc làm đang mang tính thời sự vừa cấp bách vừa lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do đó cần thiết và sớm phải có một sự xem xét, đánh giá một cách trung thực đầy đủ và khoa học vấn đề nói trên từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và từng bước giải quyết những vấn đề tồn đọng nói trên để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở huyện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài bao gồm: Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm. Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay. Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho người lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Các phương pháp nghiên cứ đề tài: - Phương pháp thu thập tư liệu, các nghiên cứu của huyện có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thống kê: Được điều tra khảo sát ở một số xã đại diện để thu thập những thông tin cần thiết để mih hoạ cho các nhận xét, đánh giá thực trạng. - Phương pháp toán học - thống kê: Dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, sử dụng các công thức toán học, thống kê học cần thiết giúp cho việc phân tích đánh giá các hiện tượng nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Thông qua kết quả những phân tích các hiện tượng nghiên cứu để tổng hợp khái quát thành bản chất, xu hướng vận động của vấn đề nghiên cứu.

doc73 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay(file word), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp, nước ta lại là một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lập Thạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là dân số quá đông, quy mô lao động rất lớn, trình độ người lao động thấp, mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, sức chứa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của huyện. Trong thời gian thực tập ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã nhận thấy vấn đề biến động dân số, lao động và việc làm đang mang tính thời sự vừa cấp bách vừa lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do đó cần thiết và sớm phải có một sự xem xét, đánh giá một cách trung thực đầy đủ và khoa học vấn đề nói trên từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và từng bước giải quyết những vấn đề tồn đọng nói trên để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở huyện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài bao gồm: Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm. Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay. Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho người lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Các phương pháp nghiên cứ đề tài: - Phương pháp thu thập tư liệu, các nghiên cứu của huyện có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thống kê: Được điều tra khảo sát ở một số xã đại diện để thu thập những thông tin cần thiết để mih hoạ cho các nhận xét, đánh giá thực trạng. - Phương pháp toán học - thống kê: Dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, sử dụng các công thức toán học, thống kê học cần thiết giúp cho việc phân tích đánh giá các hiện tượng nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Thông qua kết quả những phân tích các hiện tượng nghiên cứu để tổng hợp khái quát thành bản chất, xu hướng vận động của vấn đề nghiên cứu. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DÂN SỐ 1.Quy mô và cơ cấu dân số. 1.1.Quy mô: Được hiểu là tổng số người sinh sống trong một lãnh thổ nhất định, trong một thời gian nhất định. 1.2. Cơ cấu dân số: Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng có về giới tính, độ tuổi.v.v...Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một tiêu thức nào đó. Sự phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số. - Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó. - Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính. Nếu ký hiệu và lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỷ số giới tính (SR) được xác định như sau: SR= x 100 - Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân số cư trú ở thành thị và dân số cư trú ở nông thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn. Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và ổn định. 2. Các quá trình dân số Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết và di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Do đó, việc nghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sự vận động có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển của xã hội loài người. 2.1. Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh. - Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt. - Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một số thước đo cơ bản. +Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 dân số trung bình năm đó. CBR = x 1000 Trong đó: B: Số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu. : Dân số trung bình của năm nghiên cứu. Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ dân số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như: đàn ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh. Ưu điểm: Đây là một chỉ tiêu qua trọng và được sử dụng khá rộng rãi, dễ tính toán, cần ít số liệu, dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng dân số. Nhược điểm: Không nhạy cảm đối với những thay đổi nhỏ của mức sinh, chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc theo giới tính, theo tuổi của dân số, phân bố mức độ sinh của các tuổi trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân. + Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ. GFR = x 1000 Trong đó: GFR: Tỷ suất sinh chung. B: Số trẻ em sinh ra trong năm. : Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sing đẻ trong năm. Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi và giới - nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân. + Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau , mức sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ. Công thức: ASFR = x 1000 Trong đó: ASFR: Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở độ tuổi X B: Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X W: Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm. Để xác định được ASFR cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi. 2.2. Mức chết và các thước đo chủ yếu - Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi đối với mỗi con người. Nếu loại bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số chết. Vì vậy, việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làm thay đổi quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số. Đồng thời trong quá trình tái sản xuất dân số, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa, sớm hay muộn đều có thể làm tăng hoặc giảm mức chết. Ngược lại mức chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm mức sinh. Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Giảm mức chết vừa có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc. Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó. Để đánh giá mức độ chết cần dùng các thước đo. Có nhiều thước đo khác nhau. Mỗi thước đo phản ánh một khía cạnh này hay khía cạnh khác của mục đích nghiên cứu và mỗi thước đo có những ưu điểm, nhược điểm riêng. - Các thước đo chủ yếu: + Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm trong một ngàn người dân trung bình năm đó ở một lãnh thổ nhất định. Công thức: CDR = x 1000 Trong đó: D: Số người chết trong năm của một lãnh thổ nào đó. : Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó. Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định nó không cần lượng thông tin nhiều, và phức tạp do đó nó được sử dụng rộng rãi trong các án phẩm quốc gia và quốc tế nhằm đánh giá một cách tổng quát mức độ chết của dân cư giữa các nước, các thời kỳ. Trực tiếp tính toán tỷ suất gia tăng tự nhiên. Nhược điểm: Không đánh giá chính xác mức độ chết của dân cư, bởi vì trong chừng mực nhất định nó phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu dân số. Do vây, khi so sánh tỷ suất chết thô giữa các vùng, hoặc các thời kỳ khác nhau không phản ánh chính xác mức độ chết của dân cư vì sự khác biệt giữa cơ cấu giới và cơ cấu tuổi. Để khắc phục người ta dụng biện pháp chuẩn hoá; đó là việc biến các tỷ suất chết thô có cấu trúc tuổi và giới khác nhau thành các tỷ suất chết tương ứng có cấu trúc tuổi và giới giống nhau để so sánh. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR): Biểu thị số người chết trong năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000 nghìn người trung bình ở độ tuổi đó trong năm tại một nơi nào đó. Công thức: ASDR = Trong đó: ASDR: Tỷ suất chết đặc trưng ở tuổi X : Số người chết trong năm ở độ tuổi X : Dân số trung bình trong năm ở độ tuổi X Ưu điểm: Phản ánh mức độ chết ở từng độ tuổi, so sánh giữa các vùng, các thời kỳ mà không chịu ảnh hưởng của cấu trúc tuổi. Nhược điểm: Chưa phản ánh mức chết bao chùm của cả dân số, cần nhiều số liệu chi tiết cho tính toán. Để khác phục cần kết hợp với việc xác định tỷ suất chết thô và chỉ tính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi. + Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích về chết của dân số, bởi vì nó là chỉ tiêu rất nhạy cảm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của y tế, bảo vệ sức khoẻ trong dân cư. Mức độ này có ảnh hưởng to lớn tới mức độ chết chung, đến tuổi thọ bình quân và có tác động qua lại với mức sinh. Công thức: IMR = x 1000 Trong đó: IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi. : Số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm. B: Số trẻ em sinh sống trong cùng năm. 2.3. Di dân - Khái niệm di dân: Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộ phận chủ yếu tương đối riêng biệt: biến động tự nhiên và biến động cơ học. Biến động tự nhiên mô tả sự thay đổi dân số gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này trong dân số học chủ yếu thông qua các hiện tượng sinh và chết. Khác với biến động tự nhiên, biến động cơ học biểu thị sự thay đổi dân số về mặt không gian, lãnh thổ. Trong cuộc sống con người di dời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục đích khác nhau, với khoảng cách xa gần khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Quá trình này chịu tác động bởi nhiều những nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội do vậy nó mang bản chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Đây chính là đặc điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến đông dân số nêu trên. Vậy di dân là gì ? Có rất nhiều định nghĩa về di dân, mỗi định nghĩa xuất páht từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, do đó rất khó tổng hợp thành một định nghĩa thống nhất bởi tính phức tạp và đa dạng của hiện tượng. Tuy nhiên hiện nay người ta tạm thống nhất với nhau khái niệm về di dân nhằm đảm bảo sự thống nhất về khảo sát, điều tra, can thiệp vào hiện tượng này như sau: "Di dân là hiện tượng di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú" Hiểu về di dân như vậy là dựa vào một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, con người di chuyển khỏi một địa dư nào đó. Nơi đi và nơi đến phải được xác định. Có thể là một vũng lãnh thổ hay là một đơn vị hành chính. Thứ hai, con người di chuyển bao giờ cũng có mục đích, tính chất cư trú là tiêu thức để xác định di dân. Thứ ba, khoảng thời gian ở lại bao lâu ở nơi mới để xác định sự di chuyển nào đó có phải là di dân hay không. - Phân loại di dân: + Theo độ thời gian nới cư trú cho phép phân biệt các kiểu di dân: lâu dài, tạm thời hay chuyển tiếp. Di dân lâu dài bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài. Những thành phần này thường không trở về quê hương nơi cư trú. Di dân tạm thời ngụ ý sự thay đổi nơi ở gốc là không lâu dài và khả năng quay trở lại nơi ở cũ là chắc chắn. Kiểu di dân này bao gồm những hình thức di chuyển nơi làm việc theo mùa vụ, đi công tác, du lịch dài ngày... Di dân chuyển tiếp phân biệt các hình thức di dân mà không thay đổi nơi làm việc. Kiểu di dân này gợi ý các điều tiết thị trường lao động. + Theo khoảng cách người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. Di dân giữa các nước gọi là di dân quốc tế; giữa các vùng, các đơn vị hành chính trong nước thì gọi là di dân nội địa. + Theo tính chất chuyên quyền người ta phân biệt di dân hợp pháp hay di dân bất hợp pháp, di dân tự do hay có tổ chức, di dân tình nguyện hay bất buộc. Tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của chính quyền trung ương hay địa phương mà người ta phân biệt di dân theo loại này hay loại khác. - Các phương pháp đo lường di dân: Các phương pháp đo lường có thể chia ra làm hai loại: di dân trực tiếp và di dân gián tiếp. + Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác định quy mô di dân dựa vào các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê thuyền xuyên và điều tra chọn mẫu về dân số. + Phương pháp gián tiếp: Nếu biết quy mô tăng dân số chung và tăng tự nhiên của dân số thì ta có thể tính được quy mô di dân thuần tuý theo công thức: NM = t Trong đó: NM: Di dân thuần tuý. và Tổng số di dân ở các thời điểm t và t+n B và D: Tổng số sinh và chết của khoảng t đến t+n. Nếu chỉ biết tỷ lệ tăng dân số chung (r) và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số (NIR). Ta có thể tính được tỷ lệ di dân thuần tuý (NMR): NMR = r - NIR Nếu chỉ biết hệ số sống (S), dân số ở độ tuổi x vào thời điểm t, dân số ở độ tuổi x+n vào thời điểm t+n. Ta sẽ xác định được di dân thuần tuý trong số người sống ở độ tuổi "x" từ thời đểm t đến t+n. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số Quy mô dân số thường xuyên vận động theo thời gian. Nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo các chuyền hướng biến động của các nhân tố sinh, chết và di dân. Tức là, nếu như ở một vùng nào đó trong một thời điểm xác định nào đó mà mức sinh và nhập cư cao hơn mức chết và xuất cư thì quy mô dân số ở vùng đó tăng trong thời gian đó và ngược lại, nó sẽ gảim nếu như mức sinh và nhập cư thấp hơn mức chết và xuất cư. Để hiểu sâu về tác động của các yếu tố nói trên, ta lần lượt nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến quá trình dân số. 3.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số. Việc nghiên cứu mức sinh chiếm vị trí trung tâm trong nghiên cứu dân số vì hàng loạt các lý do như: sinh đóng vai trò thay thế và duy trì về mặt sinh học của xã hội loài người, tăng dân số phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh. Bất kỳ một xã hội nào cũng tồn tại dựa vào thay thế thế hệ này bằng thế hệ khác thông qua sinh đẻ. Nếu việc thay thế về số lượng không phù hợp sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Quá trình thay thế của một xã hội thông qua sinh đẻ là một quá trình rất phức tạp. Ngoài các giới hạn về mặt sinh học thì hàng loạt các yếu tố về kinh tế, xã hội tôn giáo, quan niệm, địa vị của phụ nữ đều có ảnh hưởng cà quyết định đến mức sinh. Trong những năm 1960, người ta nhận thấy rõ là nhân tố chịu trách nhiệm chính trong sự gia tăng dân số là tỷ lệ sinh. Do dân số tập trung chủ yếu vào các nước đang phát triển với một đặc điểm chính của thời kỳ này là mức độ chết giảm rất nhanh chóng trong khi tỷ lệ sinh lại không giảm một cách tương ứng đã dẫn đến quy mô dân số của toàn cầu tăng quá nhanh. Việc gia tăng dân số quá nhanh như vậy là mối đe doạ quá trình phát triển kinh tế và xã hội. 3.2. Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quá trình dân số Hiện tượng chết là một trong ba thành phần của biến động dân số. Vì vậy việc làm tăng hay giảm yếu tố này cũng làm thay đổi cả quy mô, cơ cấu và cả tới mức sinh. Tác động của mức chết có hai mặt: Vừa thay đổi sự phát triển của dân số vừa thay đổi mức sinh. Chết nhiều dù bất cứ nguyên nhân nào đều buộc con người sinh bù để thay thế sự mất mát hay giảm sự rủi ro. Lịc sử phát triển dân số cho hay cứ sau một cuộc chiến tranh lại có một cuộc bùng nổ dân số, dường như mức sinh tăng lên một cách chóng mặt để bù lại sự mất mát vè người sau chiến tranh và tạo ra một trào lưu sau đó. Mức chết của trẻ em nói chung và mức chết của trẻ em sơ sinh nói riêng cao sẽ gây ra một tâm lý "sinh bù", "sinh dự trữ" hay "sinh đề phòng" để đảm bảo ssó con mong muốn trong thực tế. 3.3 Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số Người ta thấy ngay được rằng di dân tác động trực tiếp đến quy mô dân số. Sự xuất cư của một bộ phận dân số từ một vùng nào đó làm cho quy mô dân số của nó giảm đi, và ngược lại, số người nhập cư nhiều sẽ làm cho quy mô dân số tăng lên. Mặt khác số lượng di dân thuần tuý có thể không lớn, song nếu số xuất và nhập cư lớn, chắc chắn chất lượng của dân số có nhiều thay đổi, sự hiện diện của những người mới đến sinh sống mang theo những đặc điểm khác những người đã di dời đi nơi khác sinh sống. Các cơ cấu tuổi và giới tính của dân số cungtx chịu ảnh hưởng nhiều của di dân. Tỷ lệ giới tính giữa các độ tuổi khác nhau trong dân số có nhiều trường hợp có những chênh lệch đãng kể do cường độ và tính chất chọn lọc của di dân. Có thể khẳng định rằng, sự biến động quy mô dân số của bất kỳ quốc gia nào cũng chịu ảnh hưởng của ba yếu tố trên. Nhưng tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội mà sự tác động của các yếu tố đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Một số khái niệm và phạm trù có liên quan. Người lao động là lực lượng về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân số có thể phát triển bình thường cả về thể lực lẫn trí lực (không bị khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh). Nguồn lao động với tư cách là nguồn lực cách mạng nhất, quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển kinh tế, xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như quy mô và tốc độ phát triển nguồn lao động Chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: Sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất. 2. Phương pháp xác định nguồn lao động Việc xác điịnh quy mô, cơ cấu nguồn lao động được thực hiện thông qua các cuộc tổng điều tra dân số hoặc điều tra thực trạng lao động và việc làm hàng năm. Phương pháp xác định cũng được quy định cụ thể và áp dụng cho từng thời kỳ. 2.1. Dân số trong độ tuổi lao động. Để có thể sống và phát triển, con người phải tiêu dùng một lượng của cải nhất định dưới nhiều dạng như: lương thực, thực phẩm, vải vóc, nhà cửa, phương tiện thông tin liên lạc... những tư liệu sinh hoạt này không phải là quà tặng của tự nhiên mà ro con người sáng tạo ra thông qua quá trình lao động. Tuy vậy không phải toàn bộ dân số tham gia vào quá trình sản xuất mà chỉ một bộ phận có đủ sức khoẻ và trí tu
Luận văn liên quan