Luận văn Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Từ ngàn xưa, nông nghiệp đã đóng vai vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định:“Nước ta là một nước nông nghiệp Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” [4, 28]. Một đất nước với hơn 80% dân số là nông dân, với truyền thống trồng lúa nước mấy nghìn năm, lại có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, ngành nghề ở nông thôn thì câu nói của Bác là một tất yếu cả về lí luận lẫn thực tiễn. Và người còn giải thích rõ: “Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành nghề kinh tế khác ” [4, 28]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở để phát triển được một nền nông nghiêp mạnh thì yếu tố cốt lõi chính là làm sao phải phát triển được kinh tế nông hộ - hạt nhân trong hoạt động nông nghiêp được vững chắc. Nhận thức được điều đó, nên trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi đăc biệt đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, đối với nước ta mà đăc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long tốc độ phát triển sản xuất hàng hóa nông sản tăng nhanh đã bộc lộ mâu thuẩn ngày càng tăng giữa cung cầu do thị trường nông thôn bị bỏ ngỏ, lưu thông hàng hóa nông sản phải qua nhiều khâu trung gian. Người sản xuất bị thua thiệt, nhưng do còn nặng độc canh cây lúa buộc họ phải tăng đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh. Thông tin giá cho các hộ sản xuất thì chiếm 80% là từ truyền miệng, còn thông tin giá cho các doanh nghiệp thì 100% là từ điện thoại, fax của các đầu mối thông tin thị trường. Hệ thống các doanh nghiệp và thương lái đã chiếm lợi thế rất lớn về mặt thông tin giá đối với các hộ nông dân. Đứng trước các yếu tố phát sinh đó, các nông hộ buộc phải tìm đến sự liên kết kinh tế bằng các hình thức đa dạng cả bề rộng và bề sâu để phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập và tự bảo vệ. Tuy nhiên, nhu cầu hợp tác còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, tiềm năng tài nguyên, mức độ khuyến khích của chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ phát triển của kinh tế thị trường, sự chín muồi về nhận thức và trình độ của nông dân Bởi vậy nhu cầu đó xuất hiện một cách không đồng đều giữa các vùng sinh thái nông nghiệp, giữa các loại hộ gia đình, các thời kỳ phát triển kinh tế. Cho nên chúng ta cần căn cứ vào thực tế của từng địa phương, từng huyện xã để xác lập cho đúng các hình thức kinh tế phù hợp bởi vì nếu thành lập các khu vực kinh tế không thích hợp thì chẳng những không phát huy được tác dụng mà còn gây nên sự lãng phí, đi sai phương hướng, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Và Hậu Giang là một điển hình vì tính không hiệu quả của hình thức kinh tế hợp tác. Theo thống kê thì Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 112 HTX NN và 2.634 tổ hợp tác nhưng trong thực tế thì đa số các HTX thì chỉ hoạt động cầm chừng, có hình thức; có nhiều HTX đã giải thể và chờ giải thể. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Tỉnh Hậu Giang phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc củng cố các HTX hiện có và xây dựng các HTX mới đủ mạnh để mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, nhân dân có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước ở địa phương để rồi chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Hậu Giang đi lên vững chắc. Việc này chỉ có thể được tiến hành thành công khi mà ta xây dựng HTX trên nhu cầu mong muốn thực sự của nông dân và phải tìm ra được những hạn chế vốn có của loại hình kinh tế này để có được hướng khắc phục. Chính vì sự quan trọng đó, nên em chọn đề tài “Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Hợp tác đó là phương thức tồn tại và phát triển của lao động con người, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động. Các Mác đã nói rằng “ Sự hiệp tác trong quá trình lao động, như chúng ta thấy, nó thống trị trong buổi đầu của nền văn minh của loài người” [4,12]. Lao động con người có tính chất xã hội và do đó, trao đổi lao động giữa người là phương thức của bản thân hoạt động lao động dưới bất cứ hình thức nào của lao động xã hội. Đồng thời, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ lao động của con người cũng phát triển theo và có những hình thức xã hội tương ứng. Trong điều kiện của kinh tế tự nhiên, quan hệ lao động giữa người với người mang tính chất trực tiếp, nên hợp tác xuất hiện dưới hình thức là đổi công lao động cho nhau. Trong điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa, thì hợp tác xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Vai trò quan trọng trong việc hợp tác về kinh tế lẫn đường lối chính trị đã được Đảng và Nhà nước tiếp thu và đang từng bước phát triển để góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước. Trong Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Theo hướng đó, cần củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác xã với hiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã. Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là: Đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế từ đó nâng cao được lòng tin của nông dân đối với sự hiệp tác trong lao động. Khi chuyển sang kinh tế hàng hóa, phân công lao động xã hội phát triển, nhất là trong điều kiện sản xuất hàng hóa mang tính phổ biến dưới thời kỳ thống trị của chủ nghĩa tư bản, hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức trở thành phương thức thống trị, trong đó bao hàm cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Như Các Mác đã phân tích trong bộ Tư Bản , kinh tế hợp tác trở thành yếu tố nội sinh của nền kinh tế được phát triển trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao. Trong tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” khi phân tích nền kinh tế nông nghiệp thương phẩm ở Nga trong điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản, V.I Lênin đã cho thấy rằng, khởi điểm của trình chuyển sang kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp, cũng tức là điểm xuất phát lịch sử của quá trình chuyển kinh tế nông thôn truyền thống, lạc hậu, tự cung, tự cấp sang kinh tế nông nghiệp văn minh, hiện đại, nền kinh tế nông nghiệp thương phẩm. Điều mà Lênin chú ý nhất là quá trình tiến hóa kinh tế hàng hóa ở nông thôn là sự tiến hóa của bản thân hộ chủ thể kinh tế của nông dân với tính cách là tế bào của kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Do đó, các hình thức kinh tế hợp tác ở đây, trước hết phải lấy hộ kinh tế của nông dân làm cơ sở. Còn đối với Hồ Chí Minh thì cho rằng muốn phát triển nền kinh tế nước ta đưa nước ta thoát khỏi nạn nghèo đói, lạc hậu thì phải bắt đầu bằng nông nghiệp, nông dân và bằng con đường dẫn dắt nông dân đi vào hợp tác xã tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cả về lý luận và thực tiễn, kinh tế hợp tác và nhu cầu hợp tác của nông dân trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết. Sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường gay gắt buộc những người lao động riêng lẻ, hộ cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên kết, hợp tác với nhau mới có thể tồn tại và phát triển. Bởi vì trong thực tiễn sản xuất của mình, người nông dân gặp phải nhiều khó khăn cả về khâu đầu vào như giống, phân bón, lao động, kỹ thuât đến thị trường đầu ra khi mà người nông dân thường xuyên rơi vào cảnh “ trúng mùa rớt giá “. Chính vì thế ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nông dân ngày càng có nhu cầu tham gia các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, từ các tổ hợp tác đến HTX, doanh nghiệp nhỏ. Các tổ hợp tác kinh tế cũng như các HTX từng bước phát huy vai trò không thể thiếu của mình trong phát triển kinh tế xã hội. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang từ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà bản thân hộ không giải quyết được. Bên cạnh đó, đề tài cũng đánh giá thực trạng khó khăn trong hoạt động của các HTX NN để có phương hướng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTX NN ở tỉnh Hậu Giang phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động nông nghiệp của nông hộ.  Tìm hiểu những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp, những khó khăn mà nông hộ không giải được. Từ đó, đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ.  Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX trong toàn tỉnh và đề xuất giải pháp đối với các HTX. 1.3 GIẢ ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết kiểm định Giả thuyết 1: Các nông hộ đều có nhu cầu hợp tác ở một số lĩnh vực Giả thuyết 2: Các nông hộ có trình độ, độ tuổi, giới tính và nhận được sự quan tâm của chính quyền khác nhau sẽ có nhu cầu hợp tác như nhau. Giả thuyết 3: Thu nhập giữa hộ vào hợp tác xã và không vào hợp tác xã là như nhau. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bà con đang gặp những khó khăn gì? Những khó khăn nào bà con không giải quyết được? Bà con cần hợp tác ở những lĩnh vực nào để giải quyết những khó khăn trên? Thực trạng hoạt động của HTX có những khó khăn gì? Những câu hỏi được lập ra trên cơ sở để thu thập những thông tin cơ bản về tình hình sản xuất cũng như những khó khăn mà các nông hộ hiện nay đang gặp phải. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được những nhu cầu hợp tác của nông hộ và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Từ đó chúng ta sẽ có được những căn cứ sát đáng để có thể đề ra được những phương hướng đúng đắn và hợp lý. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài chọn tỉnh hậu Giang làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài những nguồn thông tin thứ cấp thu thập được tại địa phương, đề tài còn chọn thêm 3 huyện: Châu Thành, Huyện Phụng Hiệp và Huyện Long Mỹ và 100% HTX trong cả tỉnh để thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các hộ dân và các chủ nhiệm HTX. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Đề tài thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân, các HTX trong 2 năm 2006-2007 1.4.3 Phạm vi về nội dung Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động của kinh tế hộ, của các HTX, lợi ích đạt được; khảo sát đánh giá nhu cầu hợp tác của hộ và đề xuất phương hướng giải quyết đối với những tồn tại của HTX. Đề tài có 6 chương: Chương I: Đây là chương giới thiệu, cho biết về sự cần thiết phải nghiên cứu về nhu cầu hợp tác của nông hộ, mục tiêu của việc nghiên cứu, lược khảo tài liệu. Chương II: Trình bày về phương pháp luận của đề tài, những vấn đề liên quan đến đề tài và phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu để làm sáng tỏ cho mục tiêu được đưa ra. Chương III: ở chương này sẽ trình bày việc đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ thông qua phân tích những khó khăn để mà phát sinh nên những nhu cầu đó và các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu hợp tác đó. Chương IV: trình bày về thực trạng hoạt động của HTX NN Chương V: trình bày giải pháp phát triển HTX NN ở Hậu Giang Chương VI: trình bày kết luận lại những kết quả vừa phân tích và kiến nghị đối với bản thân HTX và các cấp chính quyền.

doc121 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC Ở TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. BÙI VĂN TRỊNH NGUYỄN THANH TRƯỜNG Mã số sinh viên: 4043487 Lớp: Tài chính – Ngân hàng 2 Khóa: 30 (2004 – 2008) Cần Thơ - 2008 LỜI CẢM TẠ Sau hơn 4 năm được học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ, chúng em đã được quý thầy cô truyền đạt những kiến thức quý báu, bổ ích, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh tận tình truyền đạt kiến thức để từ đây em vững bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Bùi Văn Trịnh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện luận văn ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để luận văn hoàn chỉnh hơn.  LỜI CAM ĐOAN ▼▲▼▲ Tôi cam đoan răng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 9 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Trường MỤC LỤC PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1 1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.2.1 Mục tiêu chung 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5 1.3 Giả định và câu hỏi nghiên cứu 5 1.3.1 Giả định nghiên cứu 5 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5 1.4 Phạm vi nghiên cứu 6 1.4.1 Phạm vi không gian 6 1.4.2 Phạm vi thời gian 6 1.4.3 Phạm vi nội dung 6 1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 6 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 9 2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ 9 2.1.1.1 Khái niệm nông hộ 9 2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ 9 2.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác 11 2.1.2.1 Vai trò của kinh tế nông hộ 11 2.1.2.2 Vai trò của kinh tế hợp tác 12 2.1.3 Cơ sở lý luận về HTX 12 2.1.3.1 Khái niệm về HTX 12 2.1.3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX 12 2.1.3.3 Quyền của HTX 13 2.1.3.4 Nghĩa vụ của HTX 14 2.2 Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ 3.1 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang 17 3.1.1 Vị trí địa lý 17 3.1.2 Điều kiện tự nhiên 17 3.1.3 Địa hình 17 3.1.4 Sông ngòi 17 3.1.5 Khí hậu và nhiệt độ 18 3.1.6 Dân số và lao động 18 3.1.7 Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang 20 3.1.7.1 Nông nghiệp 20 3.1.7.2 Thủy sản 20 3.1.7.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 20 3.1.7.4 Dịch vụ thương mại và du lịch 21 3.1.7.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 21 3.1.7.6 Phát triển đô thị 22 3.1.7.7 Ngân hàng 22 3.1.7.8 Tình hình kinh tế 22 3.2 Phân tích nhu cầu hợp tác của nông hộ qua các mẫu điều tra 26 3.2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất của nông hộ 26 3.2.1.1 Diện tích sản xuất của các hộ điều tra 27 3.2.1.2 Lực lượng lao động 28 3.2.1.3 Công cụ lao động 29 3.2.1.4 Vốn vay 30 3.2.1.5 Nghề nghiệp phi nông nghiệp 32 3.2.1.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp 32 a) Chi phí 32 b) Doanh thu 34 c) Lợi nhuận 36 3.2.1.7. Đánh giá khó khăn từ phỏng vấn PRA 38 3.2.2 Đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ 39 3.2.2.1 Nhu cầu hợp tác tín dụng 39 3.2.2.2 Nhu cầu hợp tác sản xuất 40 3.2.2.3 Nhu cầu hợp tác sản xuất giống 41 3.2.2.4 Nhu cầu hợp tác vật tư 43 3.2.2.5 Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật 44 3.2.2.6 Nhu cầu hợp tác tiêu thụ 45 3.2.2.7 Mối quan hệ giữa tuổi, giới tính đến nhu cầu hợp tác 47 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC HTX NN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG QUA CÁC MẪU ĐIỀU TRA 4.1 Tình hình hoạt động 51 4.1.1 Số lượng và phân bố HTX 51 4.1.2 Tình hình gia tăng HTX 53 4.2 Cơ sở thành lập HTX NN 50 4.3 Ban quản trị 55 4.3.1 Tuổi ban quản trị 55 4.3.2 Trình độ của ban quản trị 56 4.3.3 Chế độ lương bổng dành cho ban quản trị 58 4.4 Vốn 59 4.5 Trụ sở hoạt động 60 4.6 Hiệu quả kinh doanh 61 4.7 Thu nhập giữa hộ xã viên và hộ không phải là viên 62 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HẬU GIANG 5.1 Phương hướng phát triển HTX của Liên Minh HTX Việt Nam 63 5.2 Giải pháp phát triển HTX NN ở tỉnh Hậu Giang 64 5.2.1 Điểm mạnh và những tồn tại của các HTX NN ở Hậu Giang 64 5.2.1.1 Điểm mạnh 64 5.2.1.2 Tồn tại của các HTX 65 5.2.2 Một số giải pháp phát triển HXT NN ở Hậu Giang 66 5.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý của ban chủ nhiệm 66 5.2.2.2 Giải pháp về vốn 67 5.2.2.3 Cơ sở vật chất 68 5.2.2.4 Giải pháp về yếu tố sản xuất và hoạt động của HTX 69 5.2.2.5 Chính sách hỗ trợ 70 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 71 6.2 Kiến nghị 72 6.2.1 Đối với HTX NN và xã viên 72 6.2.2 Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG ▼▲▼▲ Bảng 1: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH HẬU GIANG 19 Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 23 Bảng 3: DIỆN TÍCH ĐẤT THEO TỪNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 27 Bảng 4: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA HỘ 28 Bảng 5: THỐNG KÊ CÔNG CỤ NÔNG NGHIỆP 29 Bảng 6: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA HỘ 30 Bảng 7: TỔNG HỢP NƠI VAY VỐN CỦA HỘ 31 Bảng 8: TỶ LỆ SỬ DỤNG VỐN VAY TRONG NÔNG NGHIỆP 31 Bảng 9: NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP 32 Bảng 10: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA 32 Bảng 11: TỔNG HỢP CHI PHÍ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI 33 Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ NUÔI THỦY SẢN 34 Bảng 13: TỔNG HỢP DOANH THU SẢN XUẤT LÚA 35 Bảng 14: TỔNG HỢP DOANH THU TỪ CÂY ĂN TRÁI 35 Bảng 15: DOANH THU NUÔI THỦY SẢN 36 Bảng 16: LỢI NHUẬN SẢN XUẤT LÚA 36 Bảng 17: LỢI NHUẬN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI 37 Bảng 18: LỢI NHUẬN NUÔI THỦY SẢN 37 Bảng 19: BẢNG XẾP HẠNG KHÓ KHĂN TRONG CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 38 Bảng 20: NHU CẦU HỢP TÁC TÍN DỤNG 40 Bảng 21: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT 41 Bảng 22: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT GIỐNG 42 Bảng 23: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU VẬT TƯ 43 Bảng 24: NHU CẦU HỢP TÁC KỸ THUẬT 45 Bảng 25: NHU CẦU HỢP TÁC TIÊU THỤ 46 Bảng 26: SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ PHÂN BỐ CỦA CÁC HTX NN 52 Bảng 27: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NN 52 Bảng 28: THỐNG KÊ SỐ NĂM THÀNH LẬP CỦA CÁC HTX 53 Bảng 29: ĐỘNG CƠ GIA NHẬP HTX 54 Bảng 30: TỔNG HỢP TUỔI BAN QUẢN TRỊ 55 Bảng 31: TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA BAN QUẢN TRỊ 56 Bảng 32: TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA BAN QUẢN TRỊ 57 Bảng 33: TÌNH HÌNH LƯƠNG CỦA BAN QUẢN TRỊ 58 Bảng 34: TÌNH HÌNH VỐN CỦA HTX 59 Bảng 35: THỐNG KÊ TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX 61 Bảng 36: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CẢU HTX QUA 2 NĂM 2006 – 2007 61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ▼▲▼▲ Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ 27 Biểu đồ 2: NHU CẦU HỢP TÁC TÍN DỤNG 40 Biểu đồ 3: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT 41 Biểu đồ 4: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT GIỐNG 42 Biểu đồ 5: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 44 Biểu đồ 6: NHU CẦU HỢP TÁC KỸ THUẬT 45 Biểu đồ 7: NHU CẦU HỢP TÁC TÌM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 46 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ▼▲▼▲ HTX: Hợp tác xã HTX NN: Hợp tác xã nông nghiệp NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng nông nghiệp NHNN &PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn DA & PT: Dự án và phát triển UBND: Uỷ Ban Nhân Dân Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Từ ngàn xưa, nông nghiệp đã đóng vai vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định:“Nước ta là một nước nông nghiệp…Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” [4, 28]. Một đất nước với hơn 80% dân số là nông dân, với truyền thống trồng lúa nước mấy nghìn năm, lại có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, ngành nghề ở nông thôn…thì câu nói của Bác là một tất yếu cả về lí luận lẫn thực tiễn. Và người còn giải thích rõ: “Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành nghề kinh tế khác…” [4, 28]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở để phát triển được một nền nông nghiêp mạnh thì yếu tố cốt lõi chính là làm sao phải phát triển được kinh tế nông hộ - hạt nhân trong hoạt động nông nghiêp được vững chắc. Nhận thức được điều đó, nên trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi đăc biệt đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, đối với nước ta mà đăc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long tốc độ phát triển sản xuất hàng hóa nông sản tăng nhanh đã bộc lộ mâu thuẩn ngày càng tăng giữa cung cầu do thị trường nông thôn bị bỏ ngỏ, lưu thông hàng hóa nông sản phải qua nhiều khâu trung gian. Người sản xuất bị thua thiệt, nhưng do còn nặng độc canh cây lúa buộc họ phải tăng đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh. Thông tin giá cho các hộ sản xuất thì chiếm 80% là từ truyền miệng, còn thông tin giá cho các doanh nghiệp thì 100% là từ điện thoại, fax của các đầu mối thông tin thị trường. Hệ thống các doanh nghiệp và thương lái đã chiếm lợi thế rất lớn về mặt thông tin giá đối với các hộ nông dân. Đứng trước các yếu tố phát sinh đó, các nông hộ buộc phải tìm đến sự liên kết kinh tế bằng các hình thức đa dạng cả bề rộng và bề sâu để phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập và tự bảo vệ. Tuy nhiên, nhu cầu hợp tác còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, tiềm năng tài nguyên, mức độ khuyến khích của chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ phát triển của kinh tế thị trường, sự chín muồi về nhận thức và trình độ của nông dân…Bởi vậy nhu cầu đó xuất hiện một cách không đồng đều giữa các vùng sinh thái nông nghiệp, giữa các loại hộ gia đình, các thời kỳ phát triển kinh tế. Cho nên chúng ta cần căn cứ vào thực tế của từng địa phương, từng huyện xã để xác lập cho đúng các hình thức kinh tế phù hợp bởi vì nếu thành lập các khu vực kinh tế không thích hợp thì chẳng những không phát huy được tác dụng mà còn gây nên sự lãng phí, đi sai phương hướng, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Và Hậu Giang là một điển hình vì tính không hiệu quả của hình thức kinh tế hợp tác. Theo thống kê thì Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 112 HTX NN và 2.634 tổ hợp tác nhưng trong thực tế thì đa số các HTX thì chỉ hoạt động cầm chừng, có hình thức; có nhiều HTX đã giải thể và chờ giải thể. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Tỉnh Hậu Giang phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc củng cố các HTX hiện có và xây dựng các HTX mới đủ mạnh để mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, nhân dân có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước ở địa phương để rồi chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Hậu Giang đi lên vững chắc... Việc này chỉ có thể được tiến hành thành công khi mà ta xây dựng HTX trên nhu cầu mong muốn thực sự của nông dân và phải tìm ra được những hạn chế vốn có của loại hình kinh tế này để có được hướng khắc phục. Chính vì sự quan trọng đó, nên em chọn đề tài “Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Căn cứ khoa học và thực tiễn Hợp tác đó là phương thức tồn tại và phát triển của lao động con người, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động. Các Mác đã nói rằng “ Sự hiệp tác trong quá trình lao động, như chúng ta thấy, nó thống trị trong buổi đầu của nền văn minh của loài người” [4,12]. Lao động con người có tính chất xã hội và do đó, trao đổi lao động giữa người là phương thức của bản thân hoạt động lao động dưới bất cứ hình thức nào của lao động xã hội. Đồng thời, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ lao động của con người cũng phát triển theo và có những hình thức xã hội tương ứng. Trong điều kiện của kinh tế tự nhiên, quan hệ lao động giữa người với người mang tính chất trực tiếp, nên hợp tác xuất hiện dưới hình thức là đổi công lao động cho nhau. Trong điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa, thì hợp tác xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Vai trò quan trọng trong việc hợp tác về kinh tế lẫn đường lối chính trị đã được Đảng và Nhà nước tiếp thu và đang từng bước phát triển để góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước. Trong Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Theo hướng đó, cần củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác xã với hiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã. Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là: Đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế từ đó nâng cao được lòng tin của nông dân đối với sự hiệp tác trong lao động. Khi chuyển sang kinh tế hàng hóa, phân công lao động xã hội phát triển, nhất là trong điều kiện sản xuất hàng hóa mang tính phổ biến dưới thời kỳ thống trị của chủ nghĩa tư bản, hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức trở thành phương thức thống trị, trong đó bao hàm cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Như Các Mác đã phân tích trong bộ Tư Bản , kinh tế hợp tác trở thành yếu tố nội sinh của nền kinh tế được phát triển trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao. Trong tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” khi phân tích nền kinh tế nông nghiệp thương phẩm ở Nga trong điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản, V.I Lênin đã cho thấy rằng, khởi điểm của trình chuyển sang kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp, cũng tức là điểm xuất phát lịch sử của quá trình chuyển kinh tế nông thôn truyền thống, lạc hậu, tự cung, tự cấp sang kinh tế nông nghiệp văn minh, hiện đại, nền kinh tế nông nghiệp thương phẩm. Điều mà Lênin chú ý nhất là quá trình tiến hóa kinh tế hàng hóa ở nông thôn là sự tiến hóa của bản thân hộ chủ thể kinh tế của nông dân với tính cách là tế bào của kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Do đó, các hình thức kinh tế hợp tác ở đây, trước hết phải lấy hộ kinh tế của nông dân làm cơ sở. Còn đối với Hồ Chí Minh thì cho rằng muốn phát triển nền kinh tế nước ta đưa nước ta thoát khỏi nạn nghèo đói, lạc hậu thì phải bắt đầu bằng nông nghiệp, nông dân và bằng con đường dẫn dắt nông dân đi vào hợp tác xã tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cả về lý luận và thực tiễn, kinh tế hợp tác và nhu cầu hợp tác của nông dân trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết. Sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường gay gắt buộc những người lao động riêng lẻ, hộ cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên kết, hợp tác với nhau mới có thể tồn tại và phát triển. Bởi vì trong thực tiễn sản xuất của mình, người nông dân gặp phải nhiều khó khăn cả về khâu đầu vào như giống, phân bón, lao động, kỹ thuât… đến thị trường đầu ra khi mà người nông dân thường xuyên rơi vào cảnh “ trúng mùa rớt giá “. Chính vì thế ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nông dân ngày càng có nhu cầu tham gia các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, từ các tổ hợp tác đến HTX, doanh nghiệp nhỏ... Các tổ hợp tác kinh tế cũng như các HTX từng bước phát huy vai trò không thể thiếu của mình trong phát triển kinh tế xã hội. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang từ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà bản thân hộ không giải quyết được. Bên cạnh đó, đề tài cũng đánh giá thực trạng khó khăn trong hoạt động của các HTX NN để có phương hướng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTX NN ở tỉnh Hậu Giang phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động nông nghiệp của nông hộ. Tìm hiểu những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp, những khó khăn mà nông hộ không giải được. Từ đó, đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ. Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX trong toàn tỉnh và đề xuất giải pháp đối với các HTX. 1.3 GIẢ ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết kiểm định Giả thuyết 1: Các nông hộ đều có nhu cầu hợp tác ở một số lĩnh vực Giả thuyết 2: Các nông hộ có trình độ, độ tuổi, giới tính và nhận được sự quan tâm của chính quyền khác nhau sẽ có nhu cầu hợp tác như nhau. Giả thuyết 3: Thu nhập giữa hộ vào hợp tác xã và không vào hợp tác xã là như nhau. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bà con đang gặp những khó khăn gì? Những khó khăn nào bà con không giải quyết được? Bà con cần hợp tác ở những lĩnh vực nào để giải quyết những khó khăn trên? Thực trạng hoạt động của HTX có những khó khăn gì? Những câu hỏi được lập ra trên cơ sở để thu thập những thông tin cơ bản về tình hình sản xuất cũng như những khó khăn mà các nông hộ hiện nay đang gặp phải. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được những nhu cầu hợp tác của nông hộ và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Từ đó chúng ta sẽ có được những căn cứ sát đáng để có thể đề ra được những phương hướng đúng đắn và hợp lý. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài chọn tỉnh hậu Giang làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài những nguồn thông tin thứ cấp thu thập được tại địa phương, đề tài còn chọn thêm 3 huyện: Châu Thành, Huyện Phụng Hiệp và Huyện Long Mỹ và 100% HTX trong cả tỉnh để thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các hộ dân và các chủ nhiệm HTX. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Đề tài thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân, các HTX trong 2 năm 2006-2007 1.4.3 Phạm vi về nội dung Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động của kinh tế hộ, của các HTX, lợi ích đạt được; khảo sát đánh giá nhu cầu hợp tác của hộ và đề xuất phương hướng giải quyết đối với những tồn tại của HTX. Đề tài có 6 chương: Chương I: Đây là chương giới thiệu, cho biết về sự cần thiết phải nghiên cứu về nhu cầu hợp tác của nông hộ, mục tiêu của việc nghiên cứu, lược khảo tài liệu... Chương II: Trình bày về phương pháp luận của đề tài, những vấn đề liên quan đến đề tài và phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu để làm sáng tỏ cho mục tiêu được đưa ra. Chương III: ở chương này sẽ trình bày việc đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ thông qua phân tích những khó khăn để mà phát sinh nên những nhu cầu đó và các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu hợp tác đó. Chương IV: trình bày về thực trạng hoạt động của HTX NN Chương V: trình bày giải pháp phát triển HTX NN ở Hậu Giang Chương VI: trình bày kết luận lại những kết quả
Luận văn liên quan