Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn mới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số. Lạm phát tăng cao sẽ là cho lãi suất tăng mạnh, y ếu tố lãi suất tăng cao như thế sẽ tạo thêm gánh nặng cho các nhà đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay và làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Bởi vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn phần lớn là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng Vì vậy sử dụng vốn vay như thế nào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi su ất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và chậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư nợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng Để đưa ra những quyết định cho phù hợp.

pdf58 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” Mục lục Luận văn tốt nghiệp....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: .................................................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 5 1. 3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5 1.3.1 Không gian: Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian: 2005 – 2007 ............ 5 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cho vay tín dụng trung và dài hạn. ................ 5 1.4 Lược khảo tài liệu .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: .................................................................................................................. 7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 7 2.1 Phương pháp luận ................................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................................... 7 2.1.2 Phân loại tín dụng ................................................................................................. 7 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng ............................................................................ 7 2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng .......................................................................... 7 Tín dụng vốn lưu động. ................................................................................................. 7 Tín dụng vốn cố định. .................................................................................................... 8 2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn tín dụng ..................................................... 8 2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng ...................................................... 8 a) Tín dụng thương mại................................................................................................. 8 b) Tín dụng ngân hàng. ................................................................................................ 8 Đối tượng của tín dụng ngân hàng. ............................................................................... 9 2.1.3 Rủi ro tín dụng trung và dài hạn .......................................................................... 9 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................. 9 2.1.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ............................................................. 9 a) Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn. ..................................................................... 9 b) Nguyên nhân khách quan. ........................................................................................ 9 2.1.3.3 Công thức tính rủi ro tín dụng ........................................................................ 10 Nợ xấu .......................................................................................................................... 10 2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích tính dụng (4) ................................................................ 10 2.1.4.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động ............................................................. 10 Doanh số thu nợ ............................................................................................................ 10 Vòng quay vốn tín dụng = ............................................................................................. 10 2.1.4.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ............................................................................ 10 2.1.4.4 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ ............................................. 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: ................................................................................................................ 12 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ....................... 12 3.1 Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 ...................................................................................................................... 12 3.2 Khái quát về NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ .................................... 13 Hình 01 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 14 Chức năng: .................................................................................................................. 15 A. Tiếp thị doanh nghiệp ............................................................................................... 15 Nhiệm vụ ...................................................................................................................... 15 A. Tiếp thị doanh nghiệp ............................................................................................. 15 B. Thẩm định doanh nghiệp ........................................................................................ 16 B. Thanh toán quốc tế ................................................................................................. 17 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đọan 2005-2007 ........................................... 16 I. Tổng thu nhập ............................................................................................................ 16 1. Thu nhập từ lãi: ......................................................................................................... 16 - Thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng ....................................................................... 16 II. Tổng chi phí .............................................................................................................. 16 3.3.1 Phân tích tổng thu nhập ..................................................................................... 17 Hình 02: Cơ cấu thu nhập của Sacombank giai đọan 2005-2007 .............................. 17 3.3.2 Phân tích tổng chi phí ......................................................................................... 17 3.3.3 Phân tích lợi nhuận: ........................................................................................... 18 3.4.1 Những thuận lợi .................................................................................................. 20 3.5. Phương hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ........................................................................................................................ 21 CHƯƠNG 4: ................................................................................................................ 23 4.1 Tình hình nguồn vốn ............................................................................................. 23 Bảng 02 tình hình nguồn vốn ...................................................................................... 23 Hình 04: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm ............................ 23 4.1.2 Vốn điều chuyển .......................................................................................... 24 Bảng 03: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đọan 2005-2007 ............................ 26 Nhận xét: ....................................................................................................................... 26 4.2.1 Cho vay theo đối tượng ....................................................................................... 27 Hình 05: Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh .................... 27 Hình 06: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay ......................................... 29 Bảng 04: Doanh số thu nợ trung và dài hạn ............................................................... 31 4.5 Tình hình nợ quá hạn ............................................................................................ 35 Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn .................................................................................. 35 Đvt: triệu ....................................................................................................................... 35 Bảng 07: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................................................................ 36 Bảng 08: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn ................. 38 4.6.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động ................................................................ 38 4.6.2 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ .................................................................................... 39 4.6.3 Vòng quay vốn tín dụng...................................................................................... 39 Bảng 09: Tình hình nợ xấu của Sacombank Cần Thơ ............................................... 40 Hình 07:cơ cấu nợ xấu qua các năm ........................................................................... 40 Hình 08: Rủi ro tính dụng của Sacombank qua các năm .......................................... 42 4.8.1 Thuận lợi ............................................................................................................. 44 4.8.2 Khó khăn ............................................................................................................. 44 CHƯƠNG 5 : ............................................................................................................... 46 CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................................................................. 46 5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005-2007 ...... 46 5.1.2 Những khó khăn và thách thức gặp phải ........................................................... 46 5.2 Giải pháp ................................................................................................................ 48 CHƯƠNG 6 : ............................................................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 53 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn mới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số. Lạm phát tăng cao sẽ là cho lãi suất tăng mạnh, yếu tố lãi suất tăng cao như thế sẽ tạo thêm gánh nặng cho các nhà đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay và làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Bởi vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn phần lớn là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng…Vì vậy sử dụng vốn vay như thế nào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi suất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và chậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư nợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng…Để đưa ra những quyết định cho phù hợp. Từ đó em nhận thấy rằng việc thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” là thực sự phù hợp trong thời gian thực tâp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung - Phân tích hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ để thấy được thực trạng của hoạt động tín dụng trung, dài hạn giai đọan 2005-2007. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007 để thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Phân tích họat động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005-2007, để thấy được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. - Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài. 1. 3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian: Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian: 2005 – 2007 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cho vay tín dụng trung và dài hạn. 1.4 Lược khảo tài liệu * Tiểu luận tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” do Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương thực hiện năm 2007, đề tài do thầy Trương Chí Tiến hướng dẫn. Trong đề tài tác giả phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang bằng cách phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, rủi ro tín dụng và phân tích các chỉ số nghiệp vụ cho vay. Trong bài viết có đề cập đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo QĐ 493. Tác giả tìm ra những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp như đề xuất giải pháp giúp tăng trưởng doanh số cho vay, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp tăng dư nợ giảm nợ quá hạn và giảm rủi ro tín dụng Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, phương pháp đồ thị để thể hiện sự biến động. * Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang” do sinh viên Nguyễn Thị Tâm thực hiện năm 2007, đề tài do cô Phạm Thị Thu Trà hướng dẫn. Bài viết chỉ ra được thực trạng của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang, qua đó thấy được một số hạn chế trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó. Trong bài viết tác giả sử dụng các chỉ số: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động để đánh giá họat động tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời tác giả đã đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích. * Bài viết của em phân tích sâu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu về nghiệp vụ cho vay để thấy được những mặt hạn chế và những thuận lợi trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007. Từ những phân tích đó nhằm đưa ra giải pháp hạn chế những tồn tại trong hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2005-2007 như thế nào? - Những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì? - Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì? - Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn? CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. 2.1.2 Phân loại tín dụng 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng ở giữa hai kỳ hạn trên, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. 2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng Tín dụng vốn lưu động. Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp; cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu. Tín dụng vốn cố định. Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn. 2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn tín dụng 2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng a) Tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy có hiện tượng một số nhà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm trong lúc đó có một số nhà doanh nghiệp muốn mua nhưng không có tiền. Trong trường hợp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người muốn bán thực hiện được sản phẩm họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua. Mua bán chịu hàng hóa là hình thức tín dụng vì: - Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. - Đến thời hạn đã được thỏa thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và lợi tức. b) Tín dụng ngân hàng. Khái niệm:Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, cá
Luận văn liên quan