Luận văn Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn

Trong nền kinh tế đang phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay, vốn luôn là vấn đềquan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh tế. Nhưng song song tồn tại là lãi suất cũng biến động mạnh cùng với nhu cầu vốn và xu thếphát triển kinh tế. Việt Nam phát triển kinh tếxuất phát từmột nước nông nghiệp cho nên vấn đềvềvốn đang gặp nhiều khó khăn. Cung cầu vốn hiện nay đang là một điểm nóng của kinh tếViệt Nam. Nguồn cung vốn của nước ta hiện nay chủyếu từcác ngân hàng. Qua thực tếcho thấy một nghịch lý đang diễn ra trong nền kinh tếlà sựkhông gặp nhau giữa cung – cầu mặc dù một bên là doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhu cầu vốn cao với một bên là các ngân hàng thương mại luôn sẵn cung và luôn mong muốn kiếm lợi nhuận bằng đầu tưtín dụng. Sựkhông gặp nhau này có rất nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, biến động của lãi suất là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến cung cầu tín dụng hiện nay. ỞViệt Nam, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang trởnên nóng bỏng và kéo theo một loạt các phản ứng: khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dựán đầu tưcũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽdẫn đến nguy cơvỡnợ. Hòa cùng nhịp điệu phát triển của nền kinh tếnước nhà, nền kinh tếcủa huyện Trà Ôn thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực. Trên tinh thần đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Trà Ôn với các nghiệp vụkinh doanh đã và đang đổi mới, mởrộng quy mô hoạt động để khẳng định mình là ngân hàng thương mại quốc gia có mạng lưới hoạt động tận huyện xã. Đểngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quảthì việc phân tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu nhất là vấn đềvềlãi suất.

pdf97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 1 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế đang phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay, vốn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh tế. Nhưng song song tồn tại là lãi suất cũng biến động mạnh cùng với nhu cầu vốn và xu thế phát triển kinh tế. Việt Nam phát triển kinh tế xuất phát từ một nước nông nghiệp cho nên vấn đề về vốn đang gặp nhiều khó khăn. Cung cầu vốn hiện nay đang là một điểm nóng của kinh tế Việt Nam. Nguồn cung vốn của nước ta hiện nay chủ yếu từ các ngân hàng. Qua thực tế cho thấy một nghịch lý đang diễn ra trong nền kinh tế là sự không gặp nhau giữa cung – cầu mặc dù một bên là doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhu cầu vốn cao với một bên là các ngân hàng thương mại luôn sẵn cung và luôn mong muốn kiếm lợi nhuận bằng đầu tư tín dụng. Sự không gặp nhau này có rất nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, biến động của lãi suất là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến cung cầu tín dụng hiện nay. Ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang trở nên nóng bỏng và kéo theo một loạt các phản ứng: khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Hòa cùng nhịp điệu phát triển của nền kinh tế nước nhà, nền kinh tế của huyện Trà Ôn thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực. Trên tinh thần đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Trà Ôn với các nghiệp vụ kinh doanh đã và đang đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động để khẳng định mình là ngân hàng thương mại quốc gia có mạng lưới hoạt động tận huyện xã. Để ngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả thì việc phân tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu nhất là vấn đề về lãi suất. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 2 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 Cơ hội và rủi ro của biến động lãi suất đang là điểm nóng hiện nay, cho nên vấn đề phân tích lãi suất tín dụng để hiểu sâu sắc, toàn diện nhằm phát huy năng lực quản lý đồng thời hạn chế thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho ngân hàng cũng như nền kinh tế - xã hội của nước ta. Đó chính là lý do em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn” làm luận văn tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Ở Việt Nam, từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Với cơ chế này, lãi suất của các tổ chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trường, vừa chứa đựng các yếu tố can thiệp hành chính của NHNN. Ngày 30/5/2002 NHNN đã ra quyết định số 546/2002/QĐ – NHNN quy định: Từ ngày 01/6/2002 lãi suất bằng đồng Việt Nam được thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận (tức là lãi suất thị trường) nhằm giảm sự can thiệp hành chính của NHNN đối với các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tăng quyền tự chủ trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính tiền tệ phát triển. Như vậy, lãi suất từ ngày 01/6/2002 trở đi do thị trường quyết định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên và khó dự đoán, điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro lãi suất. Cho nên phân tích tình hình biến động lãi suất đối với quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm chú ý của các ngân hàng. Trên thế giới khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt trình độ tiên tiến. Đó là việc áp dụng các phương pháp lượng hóa rủi ro (như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng …) đồng thời sử dụng các công cụ hiện đại vào phòng chống các rủi ro như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Ở nước ta với cơ chế điều hành trên, cùng với quá trình hội nhập thì ngân hàng phải có giải pháp trong quản trị rủi ro hiệu quả để ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Trong thực tiễn hiện nay có một mô hình định giá lại đây là quản lý chênh lệch độ nhạy cảm lãi suất. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 3 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 Nhà quản lý sẽ tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại cơ hội gắn với tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như các khoản vốn vay trên thị trường, kiểm soát và bảo vệ thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi và tỷ lệ thu nhập cận biên giá trị tài sản và giá trị ròng của tài sản. Như vậy, với những căn cứ khoa học, thực tiễn và căn cứ vào mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất, chuyên đề tập trung nghiên cứu phân tích tình hình biến động lãi suất tác động đến nhu cầu vốn và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT huyện Trà Ôn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong tiến trình tự do hóa tài chính. Đây là điều kiện để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường tác động lớn cả về nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp – hộ kinh doanh cá thể và ngân hàng, tức là phải hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Vấn đề trên đã trở thành trọng tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân hàng nói chung và đối với NHNo & PTNT huyện Trà Ôn nói riêng. Hiện nay, các ngân hàng đang đứng trước thực trạng lãi suất biến động như vậy thì vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho ngân hàng. Phân tích đề tài này cũng mong đạt được một số đóng góp trong việc hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của lãi đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: - Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2005 – 2007). - Phân tích, đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất khi lãi suất biến động tại NHNo & PTNT Trà Ôn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 4 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 - Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình đánh giá lại và mức tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. - Đề ra biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất tín dụng và một số kiến nghị trong công tác quản trị rủi ro lãi suất đối với NHNo & PTNT huyện Trà Ôn. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Qua quá trình phân tích tình hình biến động lãi suất, đề tài trả lời được một cách chi tiết, khoa học, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh các vấn đề quan trọng đặt ra như sau: lãi suất tín dụng là gì? Rủi ro lãi suất là gì? Rủi ro lãi suất có các trường hợp nào? Tính chất của rủi ro lãi suất? Tại sao khi biến động lãi suất tín dụng sẽ kèm theo một phản ứng dây chuyền về rủi ro lãi suất hay nói khác đi là tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất? Hai thành phần tài sản và nguồn vốn góp phần tạo nên rủi ro hay hạn chế rủi ro lãi suất? Nếu cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với biến động lãi suất thì chúng ta có thể đo lường được mức độ rủi ro lãi suất không? Khi cơ cấu đó thay đổi thì ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi nhuận? Ngân hàng có thể tính được mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận hay không? Từ đó nhà quản trị ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp gì để hạn chế rủi ro lãi suất nhằm mục đích đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Trà Ôn có nhiều phòng ban, bộ phận và chi nhánh trực thuộc. Việc thực hiện nghiên cứu cũng như thu thập số liệu, thông tin cho đề tài chủ yếu được thực hiện tại phòng kế toán và tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn. 1.4.2. Thời gian Số liệu phân tích đề tài được cung cấp qua các năm 2005 – 2007. Thời gian thực hiện đề tài luận văn bắt đầu từ ngày 11/2/2008 đến ngày 25/4/2008. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 5 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài đi sâu nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biểu lãi suất … để tìm hiểu về tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, nhận biết rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất và mức độ thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHNo & PTNT qua 3 năm 2005 – 2007 như thế nào, sử dụng mô hình định giá lại để phân tích rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT nhưng không đi sâu phân tích từng kỳ hạn cụ thể (tức phân tích biến động lãi suất qua các năm 2005 – 2007). Từ đó đề ra giải pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động quản trị ngân hàng. 1.6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Quản trị ngân hàng trong thương mại năm 2001, tác giả Perter S.Rose: Cung cấp cho ta những kỹ thuật và chiến lược để quản lý nguồn vốn phòng chống rủi ro lãi suất, tác giả cho rằng rủi ro lãi suất là một thách thức lớn đối với hoạt động quản lý tài sản – nguồn vốn của ngân hàng và một trong những mục tiêu của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, quản lý chênh lệch nhạy cảm lãi suất. - Quản trị ngân hàng năm 2001, tác giả Lê Văn Tư: quản lý lãi suất, trong đó tổng quan về lãi suất, các phép đo lãi suất, dự báo mức thay đổi lãi suất và mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất. Tài liệu cung cấp các mục tiêu nghiên cứu: khái niệm, tính chất rủi ro lãi suất, đánh giá rủi ro lãi, phân tích độ nhạy cảm của lãi suất ngân hàng trên bảng tổng kết tài sản, phương pháp quản trị rủi ro lãi suất. - Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng năm 2005, tác giả Nguyễn Văn Tiến. Nghiên cứu về các phép đo lãi suất và những ứng dụng trong kinh doanh của ngân hàng, xác định lãi suất hòa vốn bình quân, xác định chênh lệch đầu ra - đầu vào, dự báo lãi suất. Đặt biệt là phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất, cung cấp cho ta những biện pháp rất hiện đại để các nhà quản trị ngân hàng quản trị rủi ro lãi suất một cách hiệu quả để tránh những thiệt hại có thể xảy ra ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tùy vào tình hình thực tế mà các nhà quản trị ngân hàng có thể vận dụng một cách sáng tạo những phương Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 6 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 pháp sau: Mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình định giá, mô hình thời lượng; trong đó mô hình định giá lại là mô hình đo lường rủi ro lãi suất được đưa vào nghiên cứu trong đề tài vì mô hình đơn giản và phù hợp với thực tế kinh tế nước ta. - Một số tài liệu nghiên cứu hổ trợ là tiểu luận và luận văn về phân tích hoạt động huy động vốn, cho vay; phân tích rủi ro tín dụng; quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long và các ngân hàng khác trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long, những tài liệu có liên quan đến đề tài để nghiên cứu: + Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Trà Ôn năm 2001 tác giả La Như Thể. Nội dung tìm hiểu về hoạt động tín dụng qua các năm 1998 – 2000, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay ngắn và dài hạn tại NHNo & PTNT Trà Ôn + Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Ngoại Thương Cần Thơ tháng 4 năm 2007 tác giả Phạm Ngọc An và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng tháng 4 năm 2007 tác giả Châu Thị Nhãn. Nội dung phân tích nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn với biến động lãi suất, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của nhà quản trị ngân hàng và biện pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng. + Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản suất tại NHNo & PTNT thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang tháng 4 năm 2007 tác giả Tống Nhật Minh. Nội dung tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ kinh doanh cá thể ở trên địa bàn tại NHNo & PTNT thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang. + Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long tháng 4 năm 2007 của tác giả Lê Minh Tiến. Nội dung chính là nghiên cứu thu nhập bình quân của người dân ở huyện và nhu cầu vốn vay của nhân dân tại huyện, từ đó mà ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tín dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. - Nội dung phân tích của đề tài chủ yếu là sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo trong 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 7 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 năm 2005, 2006, 2007 của NHNo & PTNT huyện Trà Ôn và số liệu thứ cấp thu được thông qua sách, báo, tạp chí, internet, … Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu tuyệt đối, số liệu tương đối, trên cơ sở xem xét xử lý, giải trình lý do sự tăng giảm, dùng phương pháp phân tích đánh giá mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để khắc phục nhằm đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực cho ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 8 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm lãi suất và lãi suất tín dụng Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có liên quan chặt chẽ đến một số phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như một đòn bẩy kinh tế cực kỳ nhạy bén có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp và dân cư. Quan trọng hơn, nó được Nhà nước sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Một nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp A.POIAL đã khẳng định: lãi suất là một công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là công cụ kìm hãm sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, vai trò của lãi suất cũng được nhìn nhận một cách hết sức mờ nhạt và lệ thuộc, nhiều khi được hiểu như sự phân chia cuối cùng của sản xuất giữa những người sản xuất, người đầu tư vốn và người cho vay (ngân hàng và các tổ chức tín dụng) Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất tín dụng được các nhà kinh tế học định nghĩa là cái giá để vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền. Vì việc vay hoặc thuê các dịch vụ tiền liên quan đến việc tạo ra tín dụng, do vậy người ta có thể coi lãi suất như là giá cả của tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều loại lãi suất khác nhau: lãi suất cầm cố, lãi suất về những khoản trái khoán công ty, lãi suất về trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu thương mại và các công cụ tín dụng khác. Vô số những lợi tức khác nhau cùng tồn tại vào một thời điểm; do vậy, lãi suất được xem xét trên cơ sở sự khác nhau về khả năng chuyển đổi trên thị trường vốn, rủi ro sai hẹn hoặc không trả được nợ, độ dài kỳ hạn hoàn trả và những lý do về thuế… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 9 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 2.1.2. Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất. Nếu như toàn bộ các chủ thể kinh tế điều có nguy cơ gặp rủi ro, thì tất nhiên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng là những đơn vị dễ gặp rủi ro nhất do kết cấu bảng tổng kết tài sản của các tổ chức này và đặc biệt là trong quan hệ tín dụng vốn thì lãi chỉ được thu về sau một thời gian nhất định vì thế có sự rủi ro về lãi suất. Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi vì lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức tăng giá càng cao. Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trái phiếu mà bạn đang nắm giữ sẽ giảm, trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn. Đối với ngân hàng, rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của ngân hàng theo hai cách: Cách 1: Dựa vào phân tích bảng cân đối của ngân hàng: bên nguồn vốn là bao gồm các chứng khoán mà ngân hàng bán (huy động vốn) và bên tài sản gồm các chứng khoán mà ngân hàng mua (cho vay đầu tư). Do mỗi chứng khoán phản ứng khác nhau đối với biến động lãi suất. Khi lãi suất nguồn vốn huy động tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, và ngược lại lãi suất nguồn vốn huy động giảm sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Khi lãi suất bên tài sản (cho vay đầu tư) tăng thì sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại lãi suất bên tài sản giảm thì sẽ làm giảm lợi nhuận. Khi xem xét bảng cân đối của ngân hàng ta thấy: - Bên tài sản gồm các tài sản có lãi suất cố định và tài sản có lãi suất thay đổi: + Tài sản có lãi suất cố định là tài sản đem lại thu nhập không thay đổi, thường là các chứng khoán có kỳ hạn, các khoản vay trung và dài hạn … + Tài sản có lãi suất thay đổi là tài sản mang lại thu nhập khi lãi suất thị trường thay đổi, thường là các khoản cho vay ngắn hạn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 10 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 - Bên nguồn vốn bao gồm nguồn vốn phải trả với lãi suất cố định và nguồn vốn phải trả theo lãi suất thay đổi. + Nguồn vốn phải trả với lãi suất cố định là khoản chi phí không thay đổi, thường là các kỳ phiếu trung và dài hạn, tiết kiệm dài hạn… + Nguồn vốn phải trả với lãi suất thay đổi là khoản chi phí biến đổi khi lãi suất thị trường thay đổi, thường là các khoản huy động vốn trong ngắn hạn. Cách 2: Rủi ro do sự không khớp nhau về thời gian sử dụng vốn và nguồn vốn. Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất cố định - Cho vay 3 tháng với lãi suất cố định. - Đi vay 12 tháng với lãi suất cố định. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể gặp rủi ro vì sau 3 tháng, ngân hàng phải tiếp tục cho vay theo các điều kiện của thị trường. Khi lãi suất giảm, lợi nhuận ngân hàng giảm, thậm chí là âm. Hoặc trong trường hợp ngân hàng: - Cho vay 12 tháng với lãi suất cố định. - Đi vay 3 tháng với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng giảm. Vậy rủi ro lãi suất của ngân hàng là chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Do tùy theo bảng cân đối và độ nhạy cảm của lãi suất giữa sử dụng vốn và nguồn vốn mà lợi nhuận của ngân hàng có thể thay đổi tùy thuộc sự biến động của lãi suất. Ví dụ 2: Ngân hàng áp dụng lãi suất hỗn hợp là vừa cố định và vừa có biến đổi. - Cho vay với lãi suất thay đổi 3 tháng xem xét lại một lần. - Đi vay với lãi suất cố định trong 12 tháng Trường hợp này nếu như lãi suất cho vay thay đổi nhỏ hơn (do thị trường) so với lãi suất đi vay cố định 12 tháng, ngân hàng sẽ bị lỗ. Rủi ro lãi suất được coi là một loại hình rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất trong hoạt động quản lý tài sản – nguồn vốn của ngân hàng bởi vì: - Ngân hàng không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Hứa Thanh Xuân - 11 - SVTH: Lê Thị Đặng MSSV:4043205 - Khi lãi suất thị trường thay đổi thì thu nhập từ lãi suất của ngân hàng cũng thay đổi theo, do những nguồn thu từ danh mục cho vay và đầu tư cũng như là chi phí đối với các loại tiền gửi điều bị tác động. Lãi suất thay đổi sẽ tác động lên toàn bộ các khoản mục trong bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Vì vậy rủi ro lãi suất liên quan đến nguồn vốn ngân hàng phụ thuộc vào độ nhạy cảm lãi suất của các tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn. Ví dụ: sử dụng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng để cho vay thời hạn một năm, có nghĩa là ngân hàng có khả năng đương đầu rủi ro lãi suất nếu như lãi suất trên thị trường tăng cao. Các nguồn vốn khác nhau sẽ có rủi ro lãi suất khác nhau, ví dụ: lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng có tính nhạy cảm lãi suất trong 3 tháng…
Luận văn liên quan