Luận văn Phân tích vấn đề con người trong triết học mác - Lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính bởi vậy, vấn đề con người luôn làđề tài được rất nhiều bộ môn khoa học khác nhau nghiên cứu và là chủđề trung tâm của lịch sử triết học từ cổđại đến hiện đại. Ngay từ khi mới bước vào nghiên cứu lĩnh vực triết học, Mác đãý thức được rằng: Triết học phải phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn nhằm giải phóng nhân loại. Vì vậy mục tiêu cao cả nhất mà Mác đặt ra cho triết học của mình là giải phóng những người lao động bịáp bức trên toàn thế giới. Triết học Mác - Lê Nin nhằm giải quyết những nội dung liên quan đến con người như bản chất con người là gì? vị trí vai trò của con người đối với thế giới như thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người. Tất cả những vấn đề trên về thực chất là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người - chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học triết học Mác - Lê Nin. Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch sử xã hội. Bởi vậy, trong đời sống hiện thực con người chuyển hoá sức mạnh tự nhiên thành sức mạnh của chính mình (tạo lập lực lượng sản xuất) và tạo ra các quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống (quan hệ kinh tế, chính trị, tinh thần.) tất cả những quan hệđó không chỉ là phương thức hoạt động "bên ngoài" mà còn được phản ánh thành chất liệu nội dung của thế giới nội tâm của mỗi con người và chi phôí thế giới đó.

pdf53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích vấn đề con người trong triết học mác - Lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Luận văn: “Phân tích vấn đề con người trong triết học mác - lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 3 MỞ ĐẦU Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính bởi vậy, vấn đề con người luôn làđề tài được rất nhiều bộ môn khoa học khác nhau nghiên cứu và là chủđề trung tâm của lịch sử triết học từ cổđại đến hiện đại. Ngay từ khi mới bước vào nghiên cứu lĩnh vực triết học, Mác đãý thức được rằng: Triết học phải phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn nhằm giải phóng nhân loại. Vì vậy mục tiêu cao cả nhất mà Mác đặt ra cho triết học của mình là giải phóng những người lao động bịáp bức trên toàn thế giới. Triết học Mác - Lê Nin nhằm giải quyết những nội dung liên quan đến con người như bản chất con người là gì? vị trí vai trò của con người đối với thế giới như thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người... Tất cả những vấn đề trên về thực chất là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người - chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học triết học Mác - Lê Nin. Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch sử xã hội. Bởi vậy, trong đời sống hiện thực con người chuyển hoá sức mạnh tự nhiên thành sức mạnh của chính mình (tạo lập lực lượng sản xuất) và tạo ra các quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống (quan hệ kinh tế, chính trị, tinh thần.....) tất cả những quan hệđó không chỉ là phương thức hoạt động "bên ngoài" mà còn được phản ánh thành chất liệu nội dung của thế giới nội tâm của mỗi con người và chi phôí thế giới đó. Chính vì thế ngày nay, trong thời kỳ quáđộ lên CNXH để phát triển đất nước đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn 4 minh. Vấn đề quan trọng là phải thực hiện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, đồng thời phải có cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Bởi vì con người là một trong những động lực quan trọng nhất trong quá trình xây dựng CNXH. Công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước đòi hỏi nhiều nhân tố quan trọng như vốn, khoa học công nghệ, thông tin, tổ chức, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất... song yếu tố quan trọng và quyết định nhất là con người. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) Tổng Bí thưĐỗ Mười đã nêu rõ: "Để thực hiện mục tiêu chiến lược màĐại hội VIII đãđề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp." Do đó, nếu không nghiên cứu một cách có hệ thống vàđúng đắn về vấn đề con người thì chúng ta không thể cóđược những chính sách đúng đắn để phát triển con người. Ngược lại, nếu chúng ta nghiên cứu một cách toàn diện và khoa học về con người mới cóđịnh hướng đúng, mới có thể xây dựng được con người mới " Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng vềđạo đức" như Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định. Công việc nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo sử dụng đúng đắn nhân tố con người lại càng bức xúc khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII Đảng ta khẳng định: "Tư tưởng chỉđạo xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của cách mạng". 5 Với những yêu cầu bức thiết đó trong bài tiểu luận này em xin trình bày một số lý luận triết học vềđề tài: "Phân tích vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước" nhằm phần nào làm rõ những vấn đề liên quan đến nhân tố con người. Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận, nên sẽ có nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ, mong thầy giúp đỡ chỉ bảo để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! 6 NỘIDUNG I- QUANĐIỂMCỦACHỦNGHĨA MÁCVỀCONNGƯỜI 1- Các quan điểm trước Mác: 1.1- Quan niệm về con người trong triết học Phương Đông: Có thể nói rằng, lịch sử của khoa học nói chung, của triết học nói riêng là lịch sử nghiên cứu về con người. Tuy nhiên, mỗi khoa học tiếp cận vấn đề con người theo một phương pháp riêng, phù hợp với đối tượng vàđặc điểm của mình. Các khoa học khác nghiên cứu vấn đề con người bằng cách chia hệ thống thành yếu tố, còn triết học nghiên cứu vấn đề con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống. Do vậy, quan hệ giữa triết học với các khoa học khác là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Từ thời cổđại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh. Các trường phái triết học tôn giáo Phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ làảo giác hư vô. Vì vậy, cuộc đời con người còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu phải hướng tới cõi niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt. Như vậy, con người trong học thuyết tôn giáo Phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng con người tới thế giới thần linh. Khổng Tử cho bản chất con người do "Thiên mệnh" chi phối quyết định, đức "Nhân" chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. 7 Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái đẹp. Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện để giữđược đạo đức của mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệđạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trịđạo đức tốt đẹp. Triết học Tuân Tử lại cho rằng, bản chất con người khi sinh ra làác, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Trong triết học phương đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và con người có thể hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất). Đổng Trọng Thư, một người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm trời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau (thiên nhân cảm ứng). Lão Tử, người mởđầu chi trường phái Đạo gia, cho rằng con người sinh ra từ "Đạo" do vậy con người cần phải sống "vô vi", theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động một cách giả tạo , gòép, trái với tự nhiên. Quan niệm này biểu hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia. Triết học phương đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức. 1.2-Quan điểm về con người trong triết học phương Tây trước Mác. Các học thuyết triết học duy tâm tuyệt đối hoá hoạt động của đời sống tinh thần, coi toàn bộ thế giới tinh thần bao gồm tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người như một thực thể bị chia cắt khỏi quá trình tâm sinh học. Các quan niệm duy tâm về bản chất con người tìm thấy sự hoàn thiện của mình trong hệ thống triết học duy tâm của Hê-Ghen. Công lao của Hê-Ghen trong lĩnh vực nghiên cứu con người làở chỗông là người đầu tiên đặt vấn đề xem 8 xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần. Theo Ông con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối trên trái đất. Hê-Ghen phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân, quy luật đó là: Trong sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân cần thiết và tất yếu phải lặp lại trong hình thái rút ngắn và côđọng những trình độ cơ bản màđời sống tinh thần xã hội đã phải trải qua. Hê-Ghen đã nghiên cứu bản chất quá trình của tư duy và khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó trình bày nó trong hình thức hệ thống. Phoi-ơ-Bắc kết án Hê-Ghen là giải thích duy tâm siêu nhiên về bản chất con người, Pho-ơ-Bắc quan niệm rằng: Vấn đề mối quan hệ tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người, vì chỉ có con người mới biết tư duy Ông đem những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh lý, tâm thần học của thời đại mình để chứng minh mối liên hệ không chia cắt được của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đãđạt được trong sự phê phán quan niệm duy tâm của Hê-Ghen về bản chất con người Phoi-Ơ-Bắc mắc phải sai lầm tuyệt đối hoá mặt sinh học của con người, chia cắt con người khỏi các quan hệ xã hội hiện thực (điều đóđược thể hiện trong quan niệm của Ông: con người chỉ là tác phẩm của giới tự nhiên). Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù làđứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, Nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung, các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu trượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người. Tuy vậy, một số trường triết học phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân 9 bản học để hướng con người tới tự do. Đó là những tiền đề cóý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học Mácxít. 2- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất con người. 2.1- Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Khi bắt tay vào việc nghiên cứu về bản chất của con người, Mác-Anghen cho rằng nhiệm vụđầu tiên là phải thay con người trừu tượng bằng con người hiện thực trong sự phát triển lịch sử của nó. Học thuyết của hai ông "chỉ nói đến con người trong chừng mực họ là những hiện thân của những phạm trù kinh tế là những đại biểu cho những quan hệ giai cấp và những lợi ích của giai cấp nhất định". Nếu các nhà triết học trước Mác khi nghiên cứu bản chất con người chỉ nghiêng về một mặt, một mối quan hệ cụ thể nào đó của con người mà không đặt chúng trong một chỉnh thể, một hệ thống. Còn các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác lại không xem xét con người một cách cô lập, phiến diện như vậy màđặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên xã hội. Như chúng ta đã biết, tự nhiên là cái có trước con người, sinh ra con người. Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải biết sống vào tự nhiên, phải biết tác động cải tạo tự nhiên đem lại sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Con xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người. Nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành con người. Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người làđiều kiện 10 đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người" con người là một bộ phận của tự nhiên. Làđộng vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên và là "một động vật có tính xã hội" với tất cả nội dung văn hoá, lịch sử. Đó làđiểm xuất phát để tiếp cận con người của chủ nghĩa Mác-Lênin. " Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với xúc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình..." và sản xuất không phải với chỉ là phương tiện duy trì cuộc sống sinh vật của các cá nhân mà là phương thức biểu hiện nội dung sống, hoạt động sáng tạo của con người với tư cách là con người. Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đóđãđược chứng minh trong các công trình nghiên cứu của Đác-Uyn. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nóđối với tự nhiên. Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng cơ bản quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội. Mác - Ănghen đã nêu lên vai trò của lao động sản xuất ở con người: "Có thể phân biệt con người với xúc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên" con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên, tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh 11 thần, phục vụđời sống của mình; hình thành, phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quyết định bởi ba quy luật vềsự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hoá... quy định phương diện sinh học của con người. Ba quy luật ấy cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sởđể hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như: nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất, nhu cầu tính cảm, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần. Với phương pháp luận duy vật biện chứng chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tự nhiên của con người, còn mặt xã hội làđặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nháu, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người tự nhiên-xã hội. 2.2- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội. Mác không chỉ xem xét con người trong hoạt động thực tiễn mà còn xem xét nó trong thời đại lịch sử, trong môi trường xã hội nhất định. Mác viết, "chúng ta cần phải thấy thế nào là bản chất con người nói chung và bản chất ấy biến hình thế nào trong mỗi thời đại nhất định", ở mỗi thời đại khác nhau bản chất con người là khác nhau vì xã hội loài người luôn luôn vận động từ hình thái kinh tế xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội cao nên con người cũng phải biến đổi cho phù hợp. Con người ở thời đại nào đều mang dấu ấn 12 của thời đại ấy. Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giai cấp. Như vậy, bản chất con người không phải cái gì chung chung, trừu tượng mà mang tính lịch sử cụ thể, mang dấu ấn của hoàn cảnh, của văn hoá, tư tưởng của một thời đại nhất định. Khi Mác đề cập đến tính hiện thực của bản chất con người tức là Mác đã xem xét con người là hiện thực, cụ thể cảm tính con người trong xã hội, một giai đoạn lịch sử một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Con người trong triết học Mác biểu hiện ra là một "sinh vật" có tính loài, là một "sinh vật" mang trong mình cái sinh học và cái xã hội. Vậy bản chất con người do mặt sinh học hay mặt xã hội quyết định? Mác khẳng định: " bản chất con người là tổng thể các quan hệ xã hội" song giữ vai trò quyết định nhất chính là quan hệ sản xuất vì tất cả những quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quyết định của quan hệ này. 2.3- Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài, của giới hữu hình song điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử, xã hội. Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên cải biến giới tự nhiên đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên con người thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là phương thức để làm biến đổi đời 13 sống và bộ mặt xã hội. Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Mặc dù là " tổng hoà các quan hệ xã hội" con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Bởi vậy, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người. Con người và hoàn cảnh sống tác động qua lại lẫn nhau. Bởi vậy, muốn xem xét vấn đề con người một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất thì phải nghiên cứu con người trong tính thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Mỗi mặt có một chức năng khác nhau, không thể thay thế cho nhau. Trong đó mặt xã hội chi phối sự hình thành bản chất con người. Những luận điểm đúng đắn về con người của chủ nghĩa Mác cóý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho giáo dục với mục đích vì con người, phục vụ con người, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong nước ta hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành thế giới quan và nhân sinh quan của hàng triệu con người, là hệ tư tưởng đang thống trị trong xã hội ta. Do sự thay đổi của tình hình thế giới nói chung và do sự khủng hoảng trầm trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng, trong đó có sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua, ảnh hưởng của nóít nhiều bị giảm xuống cho rằng, chủ trương "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" hợp với lòng dân. Chính chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc sẽ làđộng lực tinh thần mạnh mẽđểđưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước. II- CONNGƯỜITRONGLỊCHSỬPHÁTTRIỂNCỦANHÂNLOẠI. 14 1- Con người trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ: Thời nguyên thuỷ, do trình độ quá thấp kém của nền kinh tế xã hội mà người nguyên thuỷ chưa cóđủđiều kiện để có thể trở thành những cá nhân theo đúng nghĩa của nó. Con người nguyên thủy phải hoà tan vào cộng đồng như một tất yếu để tồn tại, nó chưa thể tự vươn lên để cóđược tư cách cá nhân trước cộng đồng. Con người trong thời kỳ này chưa có nhận thức rõ ràng về các sự vật, hiện tượng trong xã hội nói chung cũng như trong đời sống con người nói riêng. Mặt khác, do trong xã hội cộng sản nguyên trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, chưa có chếđộ tư hữu cho nên cũng chưa có tư tưởng ăn bám bóc lột, chưa có chủ nghĩa cá nhân. 2- Con người Việt Nam hiện đại (thời kỳ XHCN Việt Nam) Co
Luận văn liên quan