Luận văn Phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương

1. Lý do chọn đề tài Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ khi xã hội có phân chia giai cấp. Trong suốt một thời gian dài, du lịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nên phát triển chậm chạp. Trong xã hội hiện đại, du lịch dường như được “thức tỉnh” cùng với sự tiến bộ về kinh tế và sự nhận thức của con người. Đặc biệt, khi đời sống càng cao, trong nhịp sống gấp gáp, con người càng có nhu cầu tìm về những nét truyền thống. Du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng nghề . cũng từ đó mà có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển. Thực tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã làm nên bức tranh đa dạng cho sắc màu văn hóa của Việt Nam. Cũng nằm trong không gian văn hóa làng nghề thủ công truyền thống, làng gốm Chu Đậu – tỉnh Hải Dương đang được “ đánh thức ” tiềm năng. Thôn Chu Đậu là một vùng quê yên bình bên tả ngạn sông Thái Bình, thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu Đậu theo tiếng Hán có nghĩa là bến thuyền đỗ. Những năm trước kia, cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nên địa danh Chu Đậu ít được mọi người biết đến. Vẻ đẹp của gốm Chu Đậu được phát hiện tình cờ, nhưng đến nay đã được ghi nhận ở cả trong nước và quốc tế. Có 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu. Trong những cuộc bán đấu giá, chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm tại bảo tàng Topakisaray đã được trả giá tới một triệu USD. Hàng trăm nghìn cổ vật gốm thu thập được qua các cuộc khai quật đã xác định được Chu Đậu là trung tâm chuyên sản xuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đồng thời, hàng nghìn đồ gốm Chu đậu có trong nhiều bảo tàng ở Việt Nam và nước ngoài đã xác nhận Chu Đậu là nơi làm gốm hàng đầu với chất lượng cao, loại hình và kiểu dáng đa dạng. Theo các nhà khoa học, khi chiến tranh Trịnh-Mạc xảy ra, vùng Nam Sách trong đó có làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá. Các nghệ nhân làng gốm cũng đã phiêu bạt đến các vùng khác, nên nghề gốm của Chu Đậu một thời gian dài bị thất truyền. Đây sẽ là một điều đáng tiếc nếu như những giá trị quý báu của làng gốm không được khôi phục và phát triển. Việc khôi phục và phát huy những giá trị này không những góp phần phát triển du lịch cho tỉnh Hải Dương mà hơn thế, nó trực tiếp đem lại những lợi ích về việc làm cho người dân địa phương, phần nào cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và bảo tồn những nét đẹp của một làng nghề truyền thống. Trên thực tế, sự khai thác về làng gốm Chu Đậu chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của làng nghề. Vì vậy, luận văn muốn đề cập sâu hơn tới vấn đề “Phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương”, với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đưa hình ảnh của quê hương mình tới được nhiều bạn bè hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Trên thế giới 2.2. Ở Việt Nam Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, du lịch. Trong du lịch, làngnghề thủ công truyền thống được xem như là một yếu tố của tài nguyên du lịch. Vì vậy, những nghiên cứu về các làng nghề thì có nhiều, nhưng nghiên cứu để đánh giá nó như một tài nguyên cho ngành du lịch thì hầu như rất ít. Đối với nghề gốm nói riêng, cũng đã thấy nhiều cuốn sách tìm hiểu và tôn vinh nghề gốm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết chỉ tập trung vào nghiên cứu một số làng nghề thủ công nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ Hà, Bình Dương. và nhìn nhận nó dưới góc độ văn hóa hoặc kinh tế. Đầu thế kỷ XX một số học giả người Pháp nghiên cứu như cuốn: “Bàn về người Bắc Kỳ” của Đumuchiê nhưng chỉ những nhận định khái quát về sự phát triển gốm Việt Nam. Năm 1976, tác giả Phạm Văn Kính với bài “Một số nghề thủ công thế kỷ XIV, nghề dệt, nghề gốm, nghề khai khoáng luyện kim”, viết về tình hình phát triển của một số nghề thủ công truyền thống qua các thời kỳ. Thủ công nghiệp thời kỳ này chỉ là nghề phụ gia đình, bên cạnh nghề chính là nghề nông. Năm 1977, nhóm tác giả Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn trong tác phẩm “Truyện các ngành nghề” đã lược tả lịch sử hình thành và phát triển của một số nghề thủ công khác nhau ở Việt Nam như nghề làm gốm, lụa. Đối với nghề gốm, chủ yếu đề cập đến làng gốm nổi tiếng Bát Tràng. Năm 1988, trong tác phẩm “Những bàn tay tài hoa của cha ông, hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã đề cập đến nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề gốm, nhưng đó cũng chỉ là những nhận định khái quát, sơ bộ về sự phát triển gốm Việt Nam. Năm 1992, Phan Đại Doãn với tác phẩm “Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế xã hội” đã đề cập đến nhiều khía cạnh của làng xã Việt Nam, như kinh tế nông thôn, tôn giáo, văn hóa, . Tác giả có một phần nhỏ trình bày về thủ công nghiệp làng quê. Đặc điểm nổi bật của thủ công nghiệp truyền thống là sự kết hợp giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp ở nhiều cấp độ và sắc thái khác nhau. Sự hình thành các làng nghề là biểu hiện của trình độ phân công lao động xã hội, thủ công nghiệp nhà nước tách ra khỏi nông nghiệp nhưng không triệt để. Năm 1996, tác giả Tô Ngọc Hân trong bài “Làng nghề thủ công truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra” đã khẳng định sự đa dạng của nghề truyền thống Việt Nam và nêu lên thực trạng của nghề truyền thống hiện nay. Tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển nghề thủ công truyền thống. Năm 1998, cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng là cuốn sách viết về làng nghề thủ công một cách toàn diện nhất. Tác giả đưa ra những khái niệm về nghề cổ truyền, làng nghề truyền thống và đề cập đến vị trí của làng nghề thủ công trong lịch sử Việt Nam. Đối với gốm Chu Đậu, là một trung tâm sản xuất gốm đã từng nổi tiếng trong lịch sử, nhưng vì nhiều lý do nghề gốm đã bị thất truyền và mới bắt đầu được khôi phục trong những năm gần đây. Vì vậy, những nghiên cứu về gốm Chu Đậu trên cả nước có rất ít. Trên thực tế, mới chỉ có một số bài báo đề cập đến sự hồi sinh của làng nghề, như: Năm 1999, nhóm tác giả Trịnh Thị Hòa, Đinh Văn Thắng, Hoàng Nghị trong cuốn “Gốm Việt Nam tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh” cũng đề cập đến một số sản phẩm gốm Chu Đậu được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh. Những sản phẩm này chủ yếu được trục vớt từ con tàu đắm ở Cù lao Chàm. Năm 2000, tác giả Hà Văn Cẩn (Viện khảo cổ học) trong luận án tiến sỹ của mình với nhan đề “Các trung tâm sản xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương”, tác giả đề cập đến 3 trung tâm gốm sứ cổ của Hải Dương: xóm Hống (Chí Linh), Chu Đậu (Nam Sách) và Hợp Lễ (Bình Giang). Với trung tâm gốm Chu Đậu, dưới góc độ khảo cổ học, tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu quá trình khai quật, phân tích thành phần hóa học trong xương gốm, loại hình đồ gốm men và dừng lại ở thế kỷ 17. 2.3. Ở Hải Dương Tìm hiểu về gốm Chu Đậu, không thể không nhắc tới những nghiên cứu của nhà nghiên cứu sử học Tăng Bá Hoành. Ông là người trực tiếp tham gia chỉ đạo các cuộc khai quật gốm cổ Chu Đậu. Vì vậy, có thể nói, sự hồi sinh của làng gốm có sự góp công của ông. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về gốm Chu Đậu tại tỉnh đều do ông giới thiệu đến bạn đọc. Năm 1984, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học”, ông đã thông báo một số phá hiện về các địa điểm gốm ở Hải Dương. Trong những dòng thông báo ngắn của mình, tác giả đã sơ lược giới thiệu vài nét về các địa điểm như: Cậy, Chu Đậu, bến Ninh Xá. Trong những năm sau: 1985, 1987, 1995, công tác tìm hiểu và nghiên cứu các nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Hưng được triển khai trên phạm vi rộng, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu ở Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hải Hưng, đã ra mắt bạn đọc 3 tập: “Nghề cổ truyền” do Tăng Bá Hoành chủ biên. Nội dung cuốn sách tập 1 và 2 mô tả lần lượt 36 nghề cổ truyền của tỉnh Hải hưng, trong đó có nêu nghề gốm Chu Đậu ở Nam Sách, mới chỉ là những nét phác thảo ban đầu chủ yếu mô tả quá trình 5 lần khai quật. Năm 1993, Bảo tàng tỉnh Hải Hưng xuất bản cuốn “Gốm Chu Đậu”, chủ biên là tác giả Tăng Bá Hoành. Cuốn sách chủ yếu giới thiệu 13 địa điểm sản xuất gốm cổ mới được phát hiện ở Hải Dương, trong đó, đề cập đến sản xuất gốm ở Chu Đậu như quá trình phát hiện, khai quật, sản phẩm chính và giới thiệu bộ sưu tập gốm của nghệ nhân Đặng Huyền Thông (thế kỷ XVI). Cuốn sách nghiên cứu dừng lại ở thế kỷ XVII. Ngoài ra, còn có một số bài báo in trên các tạp chí, có nhắc đến sự phát triển của làng gốm Chu Đậu trong tổng quan ngành du lịch, như: “Du lịch với làng gốm Chu Đậu” của tác giả Hạ Bá Đình (Tạp chí Thương mại 2004), “Khi doanh nghiệp đánh thức một làng nghề” (Tạp chí Lao động xã hội 2005). Nhìn chung, những tài liệu nhìn nhận làng gốm Chu Đậu như một điểm đến du lịch còn rất ít. 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 3.1. Mục đích Nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển du lịch làng nghề Gốm Chu Đậu Hải Dương - một làng nghề đã trải qua nhiều thăng trầm trong việc tìm lại nghề cổ truyền của ông cha mình. Sự nhin nhận và đánh giá đúng tiềm năng du lịch không chỉ góp phần thu hút khách đến thăm quan làng gốm mà còn góp phần nâng cao đời sống, việc làm cho cộng đồng địa phương, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng hiệu quả từ hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương. 3.2. Nhiệm vụ + Đúc kết một số cơ sở lý luận về phát triển du lịch, du lịch làng nghề và nghề thủ công truyền thống. + Phân tích hiện trạng làng nghề gốm Chu Đậu Hải Dương và thực trạng khai thác phát triển du lịch. + Đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả từ hoạt động du lịch làng gốm Chu Đậu. 3.3. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Làng nghề gốm Chu Đậu trong mối quan hệ, phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch của Hải Dương. + Thời gian: khai thác phát triển du lịch chủ yếu trong giai đoạn 2004 - 2009. + Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch dựa trên cơ sở làng nghề thủ công truyền thống - làng gốm Chu Đậu – huyện Nam Sách - Hải Dương. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn. Khi nghiên cứu du lịch làng gốm Chu Đậu – huyện Nam Sách phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chung của du lịch tỉnh Hải Dương. Trong mối quan hệ này làng Chu Đậu chỉ là một đơn vị phân cấp rất nhỏ, nhưng có đặc điểm, qui luật vận động, phát triển riêng và luôn có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ với các hệ thống khác, phải vận dộng theo qui luật của toàn hệ thống. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 4.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh Vận dụng quan điểm lịch sử và viễn cảnh khi nghiên cứu đề tài: - Chú ý khía cạnh nguồn gốc phát sinh, lịch sử khai thác làng gốm Chu Đậu - tỉnh Hải Dương. - Phân tích sự tiềm năng du lịch trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và hoàn cảnh thực tế của làng gốm Chu Đậu, tỉnh Hải Dương. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành du lịch nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch [35]. Quan điểm phát triển du lịch bền vững được vận dụng khi nghiên cứu lãnh thổ du lịch Hải Dương nói chung và làng gốm Chu Đậu nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Có triển vọng phát triển lâu dài. - Không gây lãng phí tài nguyên và bảo vệ được sự đa dạng tự nhiên, văn hoá, xã hội; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. - Phát triển du lịch được thống nhất trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. - Thường xuyên nghiên cứu tình hình và có điều chỉnh kịp thời. 4.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu được giúp cho người nghiên cứu có cách nhìn tổng quan về vấn đề và đây là phương pháp sử dụng nhiều, đóng vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Cũng chính vì đóng vai trò cơ sở nên phương pháp này ảnh hưởng tới các kết quả nghiên cứu, tính chính xác, mức độ khoa học. Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng quan tài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những yếu tố khác cần được tiếp cận của vấn đề nghiên cứu. Để phục vụ cho việc hoàn thành luận văn này, tác giả đã thu thập các tài liệu sau: - Các tài liệu nghiên cứu chung về làng nghề truyền thống; các tài liệu phục vụ cho việc xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, tiềm năng và thực trạng khai thác làng nghề gốm Chu Đậu; tài liệu về chủ chương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu: Các văn bản pháp lí của Tổng cục du lịch về việc phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và các văn bản có liên quan trực tiếp tới việc phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương như: “ Tổng kết đề án phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 1996 – 2010; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015”. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Khảo sát và xử lí số liệu ngoài thực địa là một trong những phương pháp truyền thống, đặc trưng quan trọng nhất của Địa lí học. Sử dụng phương pháp này giúp cho ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa được sử dụng để thu thập, bổ sung tư liệu về hiện trạng tài nguyên du lịch và nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan tới hoạt động phát triển du lịch. Đối với luận văn phương pháp thực nghiệm nhằm bổ sung thêm nguồn tư liệu vàphương pháp này như sau: - Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại làng gốm Chu Đậu. Tại đây, tác giả tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh và tiếp xúc với các nghệ nhân của nghề gốm, với khách du lịch đến làng gốm. - Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với một số khách du lịch ở nơi khác để nhằm mục đích điều tra mức độ quan tâm của khách du lịch đến gốm Chu Đậu. - Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, cơ quan quản lí và phát triển du lịch (sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Hải Dương). 4.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp này được vận dụng vào luận văn nhằm làm tăng tính chân thực cho những khảo sát của luân văn. Đồng thời, việc trao đổi, tiếp xúc với các chuyên gia sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự hồi sinh của dòng gốm cổ Chu Đậu. Tác giả đã có dịp được trao đổi với Tiến sỹ sử học Tăng Bá Hoành – người trực tiếp tham gia chỉ đạo việc khai quật gốm cổ Chu Đậu, nghệ nhân Hạ Bá Đình. 4.2.4. Phương pháp bản đồ Việc thành lập bản đồ nhằm gắn các số liệu, tài liệu đã được thu thập và xử lí với không gian lãnh thổ cụ thể. Để xây dựng bản đồ tác giả sử dụng kĩ thuật GIS với phần mềm Mapinfo 9.0 và Arc Gis 9.2. Trên cơ sở bản đồ nền là bản các bản đồ đã được quét dạng ảnh: bản đồ hành chính, giao thông, thuỷ văn.thiết kế các lớp dữ liệu mới dựa vào các số liệu, tài liệu đã tổng hợp được, biên tập, kiểm tra và bổ sung các dữ liệu.kết quả cuối cùng là thành lập được các bản đồ tỉ lệ 1: 440.000 bao gồm: + Bản đồ chính: Bản đồ hiện trạng khai thác điểm tuyến du lịch tỉnh Hải Dương; Bản đồ các làng nghề Hải Dương; Sơ đồ làng gốm Chu Đậu; Bản đồ dự kiến quy hoạch làng gốm cổ Chu Đậu. 5. Những đóng góp mới của luận văn: + Làm nổi bật vai trò của làng nghề thủ công trong phát triển du lịch. + Phân tích những giá trị cần được bảo tồn của làng gốm Chu Đậu hiện nay. + Thấy rõ tiềm năng khai thác cho du lịch từ làng nghề gốm Chu Đậu. + Đưa ra một số kiến nghị để khai thác hiều quả hơn tiềm năng du lịch của làng nghề gốm Chu Đậu. 6. Cấu trúc luận văn. Chương 1: Một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch gắn với làng nghề thủ công truyền thống Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hoạt động du lịch của làng gốm Chu Đậu

doc110 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7215 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ khi xã hội có phân chia giai cấp. Trong suốt một thời gian dài, du lịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nên phát triển chậm chạp. Trong xã hội hiện đại, du lịch dường như được “thức tỉnh” cùng với sự tiến bộ về kinh tế và sự nhận thức của con người. Đặc biệt, khi đời sống càng cao, trong nhịp sống gấp gáp, con người càng có nhu cầu tìm về những nét truyền thống. Du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng nghề….. cũng từ đó mà có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển. Thực tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã làm nên bức tranh đa dạng cho sắc màu văn hóa của Việt Nam. Cũng nằm trong không gian văn hóa làng nghề thủ công truyền thống, làng gốm Chu Đậu – tỉnh Hải Dương đang được “ đánh thức ” tiềm năng. Thôn Chu Đậu là một vùng quê yên bình bên tả ngạn sông Thái Bình, thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu Đậu theo tiếng Hán có nghĩa là bến thuyền đỗ. Những năm trước kia, cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nên địa danh Chu Đậu ít được mọi người biết đến. Vẻ đẹp của gốm Chu Đậu được phát hiện tình cờ, nhưng đến nay đã được ghi nhận ở cả trong nước và quốc tế. Có 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu. Trong những cuộc bán đấu giá, chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm tại bảo tàng Topakisaray đã được trả giá tới một triệu USD. Hàng trăm nghìn cổ vật gốm thu thập được qua các cuộc khai quật đã xác định được Chu Đậu là trung tâm chuyên sản xuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đồng thời, hàng nghìn đồ gốm Chu đậu có trong nhiều bảo tàng ở Việt Nam và nước ngoài đã xác nhận Chu Đậu là nơi làm gốm hàng đầu với chất lượng cao, loại hình và kiểu dáng đa dạng. Theo các nhà khoa học, khi chiến tranh Trịnh-Mạc xảy ra, vùng Nam Sách trong đó có làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá. Các nghệ nhân làng gốm cũng đã phiêu bạt đến các vùng khác, nên nghề gốm của Chu Đậu một thời gian dài bị thất truyền. Đây sẽ là một điều đáng tiếc nếu như những giá trị quý báu của làng gốm không được khôi phục và phát triển. Việc khôi phục và phát huy những giá trị này không những góp phần phát triển du lịch cho tỉnh Hải Dương mà hơn thế, nó trực tiếp đem lại những lợi ích về việc làm cho người dân địa phương, phần nào cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và bảo tồn những nét đẹp của một làng nghề truyền thống. Trên thực tế, sự khai thác về làng gốm Chu Đậu chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của làng nghề. Vì vậy, luận văn muốn đề cập sâu hơn tới vấn đề “Phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương”, với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đưa hình ảnh của quê hương mình tới được nhiều bạn bè hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Trên thế giới 2.2. Ở Việt Nam Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, du lịch..... Trong du lịch, làngnghề thủ công truyền thống được xem như là một yếu tố của tài nguyên du lịch. Vì vậy, những nghiên cứu về các làng nghề thì có nhiều, nhưng nghiên cứu để đánh giá nó như một tài nguyên cho ngành du lịch thì hầu như rất ít. Đối với nghề gốm nói riêng, cũng đã thấy nhiều cuốn sách tìm hiểu và tôn vinh nghề gốm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết chỉ tập trung vào nghiên cứu một số làng nghề thủ công nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ Hà, Bình Dương..... và nhìn nhận nó dưới góc độ văn hóa hoặc kinh tế. Đầu thế kỷ XX một số học giả người Pháp nghiên cứu như cuốn: “Bàn về người Bắc Kỳ” của Đumuchiê nhưng chỉ những nhận định khái quát về sự phát triển gốm Việt Nam. Năm 1976, tác giả Phạm Văn Kính với bài “Một số nghề thủ công thế kỷ XIV, nghề dệt, nghề gốm, nghề khai khoáng luyện kim”, viết về tình hình phát triển của một số nghề thủ công truyền thống qua các thời kỳ. Thủ công nghiệp thời kỳ này chỉ là nghề phụ gia đình, bên cạnh nghề chính là nghề nông. Năm 1977, nhóm tác giả Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn trong tác phẩm “Truyện các ngành nghề” đã lược tả lịch sử hình thành và phát triển của một số nghề thủ công khác nhau ở Việt Nam như nghề làm gốm, lụa... Đối với nghề gốm, chủ yếu đề cập đến làng gốm nổi tiếng Bát Tràng. Năm 1988, trong tác phẩm “Những bàn tay tài hoa của cha ông, hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã đề cập đến nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề gốm, nhưng đó cũng chỉ là những nhận định khái quát, sơ bộ về sự phát triển gốm Việt Nam. Năm 1992, Phan Đại Doãn với tác phẩm “Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế xã hội” đã đề cập đến nhiều khía cạnh của làng xã Việt Nam, như kinh tế nông thôn, tôn giáo, văn hóa, ... Tác giả có một phần nhỏ trình bày về thủ công nghiệp làng quê. Đặc điểm nổi bật của thủ công nghiệp truyền thống là sự kết hợp giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp ở nhiều cấp độ và sắc thái khác nhau. Sự hình thành các làng nghề là biểu hiện của trình độ phân công lao động xã hội, thủ công nghiệp nhà nước tách ra khỏi nông nghiệp nhưng không triệt để. Năm 1996, tác giả Tô Ngọc Hân trong bài “Làng nghề thủ công truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra” đã khẳng định sự đa dạng của nghề truyền thống Việt Nam và nêu lên thực trạng của nghề truyền thống hiện nay. Tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển nghề thủ công truyền thống. Năm 1998, cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng là cuốn sách viết về làng nghề thủ công một cách toàn diện nhất. Tác giả đưa ra những khái niệm về nghề cổ truyền, làng nghề truyền thống và đề cập đến vị trí của làng nghề thủ công trong lịch sử Việt Nam. Đối với gốm Chu Đậu, là một trung tâm sản xuất gốm đã từng nổi tiếng trong lịch sử, nhưng vì nhiều lý do nghề gốm đã bị thất truyền và mới bắt đầu được khôi phục trong những năm gần đây. Vì vậy, những nghiên cứu về gốm Chu Đậu trên cả nước có rất ít. Trên thực tế, mới chỉ có một số bài báo đề cập đến sự hồi sinh của làng nghề, như: Năm 1999, nhóm tác giả Trịnh Thị Hòa, Đinh Văn Thắng, Hoàng Nghị trong cuốn “Gốm Việt Nam tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh” cũng đề cập đến một số sản phẩm gốm Chu Đậu được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh. Những sản phẩm này chủ yếu được trục vớt từ con tàu đắm ở Cù lao Chàm. Năm 2000, tác giả Hà Văn Cẩn (Viện khảo cổ học) trong luận án tiến sỹ của mình với nhan đề “Các trung tâm sản xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương”, tác giả đề cập đến 3 trung tâm gốm sứ cổ của Hải Dương: xóm Hống (Chí Linh), Chu Đậu (Nam Sách) và Hợp Lễ (Bình Giang). Với trung tâm gốm Chu Đậu, dưới góc độ khảo cổ học, tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu quá trình khai quật, phân tích thành phần hóa học trong xương gốm, loại hình đồ gốm men và dừng lại ở thế kỷ 17. 2.3. Ở Hải Dương Tìm hiểu về gốm Chu Đậu, không thể không nhắc tới những nghiên cứu của nhà nghiên cứu sử học Tăng Bá Hoành. Ông là người trực tiếp tham gia chỉ đạo các cuộc khai quật gốm cổ Chu Đậu. Vì vậy, có thể nói, sự hồi sinh của làng gốm có sự góp công của ông. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về gốm Chu Đậu tại tỉnh đều do ông giới thiệu đến bạn đọc. Năm 1984, trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học”, ông đã thông báo một số phá hiện về các địa điểm gốm ở Hải Dương. Trong những dòng thông báo ngắn của mình, tác giả đã sơ lược giới thiệu vài nét về các địa điểm như: Cậy, Chu Đậu, bến Ninh Xá. Trong những năm sau: 1985, 1987, 1995, công tác tìm hiểu và nghiên cứu các nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Hưng được triển khai trên phạm vi rộng, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu ở Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hải Hưng, đã ra mắt bạn đọc 3 tập: “Nghề cổ truyền” do Tăng Bá Hoành chủ biên. Nội dung cuốn sách tập 1 và 2 mô tả lần lượt 36 nghề cổ truyền của tỉnh Hải hưng, trong đó có nêu nghề gốm Chu Đậu ở Nam Sách, mới chỉ là những nét phác thảo ban đầu chủ yếu mô tả quá trình 5 lần khai quật. Năm 1993, Bảo tàng tỉnh Hải Hưng xuất bản cuốn “Gốm Chu Đậu”, chủ biên là tác giả Tăng Bá Hoành. Cuốn sách chủ yếu giới thiệu 13 địa điểm sản xuất gốm cổ mới được phát hiện ở Hải Dương, trong đó, đề cập đến sản xuất gốm ở Chu Đậu như quá trình phát hiện, khai quật, sản phẩm chính và giới thiệu bộ sưu tập gốm của nghệ nhân Đặng Huyền Thông (thế kỷ XVI). Cuốn sách nghiên cứu dừng lại ở thế kỷ XVII. Ngoài ra, còn có một số bài báo in trên các tạp chí, có nhắc đến sự phát triển của làng gốm Chu Đậu trong tổng quan ngành du lịch, như: “Du lịch với làng gốm Chu Đậu” của tác giả Hạ Bá Đình (Tạp chí Thương mại 2004), “Khi doanh nghiệp đánh thức một làng nghề” (Tạp chí Lao động xã hội 2005). Nhìn chung, những tài liệu nhìn nhận làng gốm Chu Đậu như một điểm đến du lịch còn rất ít. 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 3.1. Mục đích Nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển du lịch làng nghề Gốm Chu Đậu Hải Dương - một làng nghề đã trải qua nhiều thăng trầm trong việc tìm lại nghề cổ truyền của ông cha mình. Sự nhin nhận và đánh giá đúng tiềm năng du lịch không chỉ góp phần thu hút khách đến thăm quan làng gốm mà còn góp phần nâng cao đời sống, việc làm cho cộng đồng địa phương, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng hiệu quả từ hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương. 3.2. Nhiệm vụ + Đúc kết một số cơ sở lý luận về phát triển du lịch, du lịch làng nghề và nghề thủ công truyền thống. + Phân tích hiện trạng làng nghề gốm Chu Đậu Hải Dương và thực trạng khai thác phát triển du lịch. + Đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả từ hoạt động du lịch làng gốm Chu Đậu. 3.3. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Làng nghề gốm Chu Đậu trong mối quan hệ, phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch của Hải Dương. + Thời gian: khai thác phát triển du lịch chủ yếu trong giai đoạn 2004 - 2009. + Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch dựa trên cơ sở làng nghề thủ công truyền thống - làng gốm Chu Đậu – huyện Nam Sách - Hải Dương. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn. Khi nghiên cứu du lịch làng gốm Chu Đậu – huyện Nam Sách phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chung của du lịch tỉnh Hải Dương. Trong mối quan hệ này làng Chu Đậu chỉ là một đơn vị phân cấp rất nhỏ, nhưng có đặc điểm, qui luật vận động, phát triển riêng và luôn có mối quan hệ qua lại, chặt chẽ với các hệ thống khác, phải vận dộng theo qui luật của toàn hệ thống. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 4.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh Vận dụng quan điểm lịch sử và viễn cảnh khi nghiên cứu đề tài: - Chú ý khía cạnh nguồn gốc phát sinh, lịch sử khai thác làng gốm Chu Đậu - tỉnh Hải Dương. - Phân tích sự tiềm năng du lịch trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và hoàn cảnh thực tế của làng gốm Chu Đậu, tỉnh Hải Dương. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành du lịch nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch [35]. Quan điểm phát triển du lịch bền vững được vận dụng khi nghiên cứu lãnh thổ du lịch Hải Dương nói chung và làng gốm Chu Đậu nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Có triển vọng phát triển lâu dài. - Không gây lãng phí tài nguyên và bảo vệ được sự đa dạng tự nhiên, văn hoá, xã hội; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. - Phát triển du lịch được thống nhất trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. - Thường xuyên nghiên cứu tình hình và có điều chỉnh kịp thời. 4.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu được giúp cho người nghiên cứu có cách nhìn tổng quan về vấn đề và đây là phương pháp sử dụng nhiều, đóng vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Cũng chính vì đóng vai trò cơ sở nên phương pháp này ảnh hưởng tới các kết quả nghiên cứu, tính chính xác, mức độ khoa học. Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng quan tài liệu có được cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những yếu tố khác cần được tiếp cận của vấn đề nghiên cứu. Để phục vụ cho việc hoàn thành luận văn này, tác giả đã thu thập các tài liệu sau: - Các tài liệu nghiên cứu chung về làng nghề truyền thống; các tài liệu phục vụ cho việc xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, tiềm năng và thực trạng khai thác làng nghề gốm Chu Đậu; tài liệu về chủ chương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu: Các văn bản pháp lí của Tổng cục du lịch về việc phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và các văn bản có liên quan trực tiếp tới việc phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương như: “ Tổng kết đề án phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 1996 – 2010; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015”..... 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Khảo sát và xử lí số liệu ngoài thực địa là một trong những phương pháp truyền thống, đặc trưng quan trọng nhất của Địa lí học. Sử dụng phương pháp này giúp cho ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa được sử dụng để thu thập, bổ sung tư liệu về hiện trạng tài nguyên du lịch và nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan tới hoạt động phát triển du lịch. Đối với luận văn phương pháp thực nghiệm nhằm bổ sung thêm nguồn tư liệu vàphương pháp này như sau: - Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại làng gốm Chu Đậu. Tại đây, tác giả tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh và tiếp xúc với các nghệ nhân của nghề gốm, với khách du lịch đến làng gốm. - Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với một số khách du lịch ở nơi khác để nhằm mục đích điều tra mức độ quan tâm của khách du lịch đến gốm Chu Đậu. - Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, cơ quan quản lí và phát triển du lịch (sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Hải Dương). 4.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp này được vận dụng vào luận văn nhằm làm tăng tính chân thực cho những khảo sát của luân văn. Đồng thời, việc trao đổi, tiếp xúc với các chuyên gia sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự hồi sinh của dòng gốm cổ Chu Đậu. Tác giả đã có dịp được trao đổi với Tiến sỹ sử học Tăng Bá Hoành – người trực tiếp tham gia chỉ đạo việc khai quật gốm cổ Chu Đậu, nghệ nhân Hạ Bá Đình. 4.2.4. Phương pháp bản đồ Việc thành lập bản đồ nhằm gắn các số liệu, tài liệu đã được thu thập và xử lí với không gian lãnh thổ cụ thể. Để xây dựng bản đồ tác giả sử dụng kĩ thuật GIS với phần mềm Mapinfo 9.0 và Arc Gis 9.2. Trên cơ sở bản đồ nền là bản các bản đồ đã được quét dạng ảnh: bản đồ hành chính, giao thông, thuỷ văn...thiết kế các lớp dữ liệu mới dựa vào các số liệu, tài liệu đã tổng hợp được, biên tập, kiểm tra và bổ sung các dữ liệu...kết quả cuối cùng là thành lập được các bản đồ tỉ lệ 1: 440.000 bao gồm: + Bản đồ chính: Bản đồ hiện trạng khai thác điểm tuyến du lịch tỉnh Hải Dương; Bản đồ các làng nghề Hải Dương; Sơ đồ làng gốm Chu Đậu; Bản đồ dự kiến quy hoạch làng gốm cổ Chu Đậu. 5. Những đóng góp mới của luận văn: + Làm nổi bật vai trò của làng nghề thủ công trong phát triển du lịch. + Phân tích những giá trị cần được bảo tồn của làng gốm Chu Đậu hiện nay. + Thấy rõ tiềm năng khai thác cho du lịch từ làng nghề gốm Chu Đậu. + Đưa ra một số kiến nghị để khai thác hiều quả hơn tiềm năng du lịch của làng nghề gốm Chu Đậu. 6. Cấu trúc luận văn. Chương 1: Một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch gắn với làng nghề thủ công truyền thống Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hoạt động du lịch của làng gốm Chu Đậu CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG 1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch. 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Du lịch Ngày nay, du lịch đang phát triển rất mạnh mẽ và trở thành hoạt động không thể thiếu của toàn xã hội. Thuật ngữ “du lịch” xuất hiện từ rất lâu và có rất nhiều nghiên cứu. Cũng vì vậy, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về du lịch do các nhà nghiên cứu có các cách tiếp cận và quan điểm riêng.Có người cho rằng du lịch chỉ là sự đi chơi của các cá nhân trong một khoảng cách nhất định về địa lý. Một số khác khi đề cập đến khái niệm du lịch thì lại quan tâm đến sự lưu trú qua đêm của du khách. Ngoài ra, du lịch còn được mô tả một cách đa dạng, gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí, thỏa mãn các nhu cầu khác của con người, về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước đều bao hàm trong đó ý nghĩa du lịch (trừ việc nhập cư, cư trú chính trị, đi tìm việc làm hay xâm lược). Theo Machaud nhà địa lý học người Pháp, khái niệm về du lịch được hiểu: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường xuyên với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao và tôn giáo” [Giáo trình kinh tế du lịch – NXB LĐ – XH - 2004]. Còn rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch của các học giả khác nhau trong và ngoài nước, nhưng khái niệm về du lịch được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là của I.I. Pirogionic, theo ông Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá. Khái niệm du lịch được định nghĩa trong Luật Du lịch Việt Nam (2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[luật du lịch 2oo5] Như vậy, định nghĩa về du lịch được chứa đựng những nội dung cơ bản sau: - Là sự di chuyển và cư trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của khách nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng. - Cùng với mục đích du lịch là việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ ở điểm đến của khách. - Là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế có liên quan đến khách du lịch. 1.1.1.2. Khách du lịch Luật Du lịch Việt Nam quy định “khánh du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Trong đó, phân ra khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch: công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 1.1.1.3. Tài nguyên du lịch * Khái niệm tài nguyên du lịch: Ngành du lịch là một t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung chính LV.doc
  • docMUC LUC.doc
  • doctom tat.doc
Luận văn liên quan