Luận văn Phương pháp "dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, hội nhập là xu thế tất yếu và là quy luật để một đất nước có thể phát triển, Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đã ngày càng hội nhập sâu vào sự phát triển của thế giới không chỉ về kinh tế mà còn cả về văn hoá, xã hội. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước ở những thập kỷ tiếp theo, chúng ta cần có một phương pháp, một phong cách ứng xử phù hợp để đưa đất nước phát triển trước sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc của tất cả các quốc gia trên thế giới vì sự phát triển của chính mình và vì những vấn đề phát triển chung của nhân loại. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta. Đảng xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và phong phú về cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, nó là sự chung đúc và kết tinh những gì ưu tú nhất thuộc về Dân tộc - Thời đại và Nhân loại, được trí tuệ Hồ Chí Minh, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, đạo đức, nhân cách và bản lĩnh văn hoá Hồ Chí Minh làm cho thăng hoa, thực sự trở thành giá trị văn hoá Việt Nam hiện đại. Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm được cái tinh thần, phương pháp biện chứng trong nhận thức, để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát triển của Việt Nam trong thời đại mới. Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam mà còn có những phát triển mới, bổ sung và làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong tư tưởng của Người không những mang tính khoa học, biện chứng của triết học mácxít mà còn chứa đựng cái tinh tế, sâu sắc của triết lý phương Đông. Khoa học bởi nó chứa đựng những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là tính biện chứng, tính duy vật lịch sử, nguyên lý của phát triển, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, mối liên hệ phổ biến v.v.; tinh tế, sâu sắc bởi người sử dụng không bị gò bó mà có thể sáng tạo trên cơ sở hoàn cảnh thực tế, hoàn cảnh khách quan của hoạt động đang diễn ra và còn bởi nó không bao giờ trở nên cũ kỹ hay nhàm chán, khi sử dụng người sử dụng ngày càng nhận thấy nó trở nên phổ biến, bao quát nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, không chỉ trong cách mạng mà còn giá trị trong cả xây dựng, phát triển; không chỉ cho toàn xã hội mà còn cho từng gia đình, từng cá nhân trong xã hội. Trong điều kiện thách thức và thời cơ đan xen nhau, vượt qua thách thức mới tìm thấy thời cơ như hiện nay, nếu như không nắm được cái "bất biến" mà cứ chạy theo cái "vạn biến" thì sẽ không những không đưa đất nước phát triển mà còn làm thụt lùi quá trình phát triển của. Công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong những thập kỷ tiếp theo chúng ta cần có một phương pháp, một phong cách ứng xử phù hợp để đưa đất nước phát triển trước làn sóng hội nhập kinh tế, làn sóng giao lưu văn hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc của tất cả các quốc gia trên thế giới vì những vấn đề chung của nhân loại. Phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh là chưa đủ để giải quyết thấu đáo tất cả những vướng mắc về lý luận cũng như thực tiễn gặp phải trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, nhưng giá trị của nó cho phép chúng ta vận dụng, khai thác trong nhiều lĩnh vực trước những đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước. Chính vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: Phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh, làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về phương pháp, phong cách của Hồ Chí Minh. Trong việc nghiên cứu mang tính chất hệ thống phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, các công trình này đã đề cập tới phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh. Tiêu biểu nhất phải kể đến là cuốn: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh – GS Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, 2004. Cuốn sách với 3 chương, các tác giả đã trình bày có hệ thống kết quả nghiên cứu lý luận chung về phương pháp, về phong cách và từ đó phân tích khá cặn kẽ nội dung, ý nghĩa của phương pháp Hồ Chí Minh, của phong cách Hồ Chí Minh, đề cập đến các khái niệm về phương pháp, phương pháp cách mạng và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; bước đầu chỉ ra hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách là một trong số ít những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh một cách khái quát và hệ thống, nó đưa công tác nghiên cứu về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới. Trong chương II, hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, các tác giả đã đưa ra một hệ thống phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh như sau: Một là, lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo, biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục tiêu cho mọi hoạt động cách mạng. Hai là, tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Ba là, dĩ bất biến ứng vạn biến. Bốn là, nắm vững thời cơ, giải quyết đúng mối quan hệ giữa thời, thế và lực. Năm là, biết thắng từng bước. Sáu là, kết hợp các phương pháp.[ 23, tr.67-117] Trong mục III, chương II, với hơn 6 trang sách GS Đặng Xuân Kỳ và các tác giả đã bước đầu chỉ ra cái “bất biến” và cái “vạn biến” trong phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh. Về cơ bản, cuốn sách là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn vẹn về hệ thống phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh cho tới thời điểm này, nhưng chính lý do đó, khiến cho cuốn sách không có điều kiện để đề cập sâu và rộng hơn về phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở, định hướng có tính chất phương pháp luận. “Các tác giả không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề đặt ra, mà chỉ hy vọng cố gắng đi tới những kết luận bước đầu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh.”[23, tr.13] Cuốn thứ hai: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận Chính trị xuất bản 2007, cuốn sách là một công trình dày dặn, công phu và thể hiện tâm huyết của một nhà khoa học, một nhà lý luận "có cả sự thấu hiểu và thấu cảm về đối tượng - một đối tượng văn hoá luôn luôn làm ta cảm động và ngạc nhiên, kính yêu và ngưỡng mộ, biết ơn vô hạn và nguyện vọng xứng đáng với Người". [3, tr.25] Cuốn sách của GS.TS Hoàng Chí Bảo là công trình đã tìm hiểu và trình bày tổng quan những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh của một số công trình, cũng như nhận định trước đó của các tác giả khác về phương pháp và phương pháp luận Hồ Chí Minh. Trong mục III, "phương pháp Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra từ lý luận đến thực tiễn", GS.TS Hoàng Chí Bảo với quan điểm tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh cho rằng "phương pháp bao giờ cũng hình thành từ sự tác động qua lại giữa cái khách quan và cái chủ quan", "vấn đề phương pháp phải được nhìn nhận từ nhiều lớp quan hệ gắn liền với nhau như một chỉnh thể bao gồm: Khách quan và chủ quan; Đối tượng và chủ thể; Thực tiễn - lý luận - hoạt động". Tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh với tư cách là phương pháp của một nhà mácxít sáng tạo lớn của Việt Nam. Từ những quan điểm mang tính chất gợi mở, GS.TS Hoàng Chí Bảo tiếp tục chỉ ra sự hình thành phương pháp Hồ Chí Minh, bước đầu nêu ra và phân tích những đặc điểm chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh, đó là: Thứ nhất, phương pháp Hồ Chí Minh nổi bật ở nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Thứ hai, thực tiễn hoá lý luận và lý luận hoá thực tiễn là một trong những đặc điểm chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh. Thứ ba, phương pháp Hồ Chí Minh là phương pháp sáng tạo, đổi mới để phát triển; chú trọng hành động và hiệu quả thực tế, nên chú trọng bày vẽ cách làm và bước đi thật cụ thể để dân chúng hiểu đúng và làm ngay. Thứ tư, phương pháp Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu của lòng khoan dung nhân ái, của việc thực hành lối sống và nhân cách văn hoá.[3, tr.125-154] Cùng với việc gợi mở những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh, GS.TS Hoàng Chí Bảo cũng đã bước đầu vận dụng phương pháp Hồ Chí Minh để tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, "cảm nhận về triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh"; nghiên cứu "từ "Dân" đến "Dân chủ" và "Dân vận", trong phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Về cơ bản cuốn sách trình bày một cách hệ thống và có những gợi mở cho các nhà nghiên cứu một hướng đi, một phương pháp tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh. Cuốn sách là công trình có giá trị đối với các học giả, những người nghiên cứu và giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số sách, giáo trình như: - Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. - Tư tưởng Hồ Chí Minh (tập bài giảng, dùng cho Chương trình Cao cấp lý luận chính trị), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003. - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993, tập 3. - Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991. - Võ Nguyên Giáp: Về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993. - Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. - Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị – Hành chính, Hà Nội 2009. - Hồ Kiếm Việt: Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. * Một số bài viết: - Đặng Đình Nguyên: Dĩ bất biến, ứng vạn biến - GS.TS Nguyễn Hùng Hậu (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh): Từ triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đến triết lý hành động Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản điện tử. - Lê Thị Huệ (Học viện chính trị - Hành chính khu vực IV): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam - nhìn từ góc độ triết học. - Trang thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng(23 - 11 - 2009): Vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. - Trần Văn Phòng: Về triết lý phát triển Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 5/2008 - Hà Thị Mỹ Hạnh: Vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị khu vực I, 2004. Tuy nhiên, như đã trình bày, các công trình sách, giáo trình, các bài viết chưa có điều kiện đề cập một cách có hệ thống về phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu mới dừng lại ở chỗ chỉ ra cái “bất biến” và cái “vạn biến” trong phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh. Về cơ bản mới dừng ở mức độ phân tích, đánh giá những sự kiện đã qua nhằm cho chúng ta thấy giá trị của phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh, cũng chính vì vậy nhiều công trình, bài viết còn cho rằng đây là một quan điểm, phương châm chứ chưa phân tích nó ở góc độ là một phương pháp cách mạng để thấy rõ hơn giá trị vận dụng của nó cho giai đoạn cách mạng hiện nay và về sau. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Đề tài tìm hiểu và làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, những biểu hiện cụ thể của nó trong hoạt động của Hồ Chí Minh, và sự vận dụng phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hoá và phân tích phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam và vai trò của phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong lãnh đạo cách mạng, trên các lĩnh vực: Kinh tế; Chính trị; Quân sự; Ngoại giao; Xây dựng Đảng . - Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn, xác định các nguyên tắc phương pháp luận cần quán triệt khi vận dụng phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh trong xây dựng, đổi mới phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị; tăng cường mở rộng ngoại giao v.v, nhằm phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn *Về nội dung: Luận văn nghiên cứu: - Phương pháp: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" - ở góc độ phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. - Phương pháp: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực Kinh tế; Chính trị; Quân sự; Ngoại giao. *Về thời gian: - Quá trình sử dụng phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1969. - Quá trình Đảng vận dụng phương pháp: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta từ 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản của nhân loại, là triết lý về giải phóng triệt để con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu, trình bày trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về phương pháp cách mạng và phương pháp cách mạng Việt Nam. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác: Phân tích - Tổng hợp; Logíc - Lịch sử; thống kê, so sánh, v.v. 5.3. Nguồn tài liệu * Tài liệu nghiên cứu: - Gồm có 12 tập Hồ Chí Minh toàn tập. - Các tài liệu của Đảng: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, toàn tập; Các Văn kiện Hội nghị trung ương các khoá; Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006); Báo cáo Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011); Các Văn kiện và cam kết gia nhập WTO v,v. * Tài liệu tham khảo: - Các giáo trình, tập bài giảng Triết học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây dựng Đảng v,v, dùng cho cử nhân, thạc sỹ và cao cấp lý luận chính trị. - Sách của các tác giả: Sách viết về hệ thống phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh, sách liên quan đến các nội dung nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao. - Các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. - Các bài viết của các nhà nghiên cứu in trên báo, tạp chí, các trang báo điện tử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn khẳng định "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một phương châm mà đã có sự phát triển thành một phương pháp cách mạng, có giá trị lý luận, thực tiễn trong cách mạng Việt Nam trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. - Luận văn bước đầu nêu ra định nghĩa khái niệm phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh. - Luận văn lý giải cơ sở hình thành phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm rõ cái “bất biến” và cái “vạn biến” theo quan niệm và hành động của Hồ Chí Minh trong cách mạng. - Trên cơ sở phân tích quá trình đổi mới của Đảng, luận văn đánh giá và đề xuất phương hướng vận dụng phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh của Đảng trong giai đoạn tiếp theo. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 2 chương 6 tiết: Chương 1: Cơ sở hình thành và nội dung của phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh Chương 2: Biểu hiện của phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

doc61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp "dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sỹ Khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học 15-08-2011 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, hội nhập là xu thế tất yếu và là quy luật để một đất nước có thể phát triển, Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đã ngày càng hội nhập sâu vào sự phát triển của thế giới không chỉ về kinh tế mà còn cả về văn hoá, xã hội. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước ở những thập kỷ tiếp theo, chúng ta cần có một phương pháp, một phong cách ứng xử phù hợp để đưa đất nước phát triển trước sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc của tất cả các quốc gia trên thế giới vì sự phát triển của chính mình và vì những vấn đề phát triển chung của nhân loại. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta. Đảng xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và phong phú về cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, nó là sự chung đúc và kết tinh những gì ưu tú nhất thuộc về Dân tộc - Thời đại và Nhân loại, được trí tuệ Hồ Chí Minh, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, đạo đức, nhân cách và bản lĩnh văn hoá Hồ Chí Minh làm cho thăng hoa, thực sự trở thành giá trị văn hoá Việt Nam hiện đại. Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm được cái tinh thần, phương pháp biện chứng trong nhận thức, để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát triển của Việt Nam trong thời đại mới. Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam mà còn có những phát triển mới, bổ sung và làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong tư tưởng của Người không những mang tính khoa học, biện chứng của triết học mácxít mà còn chứa đựng cái tinh tế, sâu sắc của triết lý phương Đông. Khoa học bởi nó chứa đựng những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là tính biện chứng, tính duy vật lịch sử, nguyên lý của phát triển, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, mối liên hệ phổ biến v.v.; tinh tế, sâu sắc bởi người sử dụng không bị gò bó mà có thể sáng tạo trên cơ sở hoàn cảnh thực tế, hoàn cảnh khách quan của hoạt động đang diễn ra và còn bởi nó không bao giờ trở nên cũ kỹ hay nhàm chán, khi sử dụng người sử dụng ngày càng nhận thấy nó trở nên phổ biến, bao quát nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, không chỉ trong cách mạng mà còn giá trị trong cả xây dựng, phát triển; không chỉ cho toàn xã hội mà còn cho từng gia đình, từng cá nhân trong xã hội.  Trong điều kiện thách thức và thời cơ đan xen nhau, vượt qua thách thức mới tìm thấy thời cơ như hiện nay, nếu như không nắm được cái "bất biến" mà cứ chạy theo cái "vạn biến" thì sẽ không những không đưa đất nước phát triển mà còn làm thụt lùi quá trình phát triển của. Công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong những thập kỷ tiếp theo chúng ta cần có một phương pháp, một phong cách ứng xử phù hợp để đưa đất nước phát triển trước làn sóng hội nhập kinh tế, làn sóng giao lưu văn hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc của tất cả các quốc gia trên thế giới vì những vấn đề chung của nhân loại. Phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh là chưa đủ để giải quyết thấu đáo tất cả những vướng mắc về lý luận cũng như thực tiễn gặp phải trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, nhưng giá trị của nó cho phép chúng ta vận dụng, khai thác trong nhiều lĩnh vực trước những đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước. Chính vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: Phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh, làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về phương pháp, phong cách của Hồ Chí Minh. Trong việc nghiên cứu mang tính chất hệ thống phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, các công trình này đã đề cập tới phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh. Tiêu biểu nhất phải kể đến là cuốn: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh – GS Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, 2004. Cuốn sách với 3 chương, các tác giả đã trình bày có hệ thống kết quả nghiên cứu lý luận chung về phương pháp, về phong cách và từ đó phân tích khá cặn kẽ nội dung, ý nghĩa của phương pháp Hồ Chí Minh, của phong cách Hồ Chí Minh, đề cập đến các khái niệm về phương pháp, phương pháp cách mạng và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; bước đầu chỉ ra hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách là một trong số ít những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh một cách khái quát và hệ thống, nó đưa công tác nghiên cứu về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới. Trong chương II, hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, các tác giả đã đưa ra một hệ thống phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh như sau: Một là, lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo, biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục tiêu cho mọi hoạt động cách mạng. Hai là, tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng.                          Ba là, dĩ bất biến ứng vạn biến. Bốn là, nắm vững thời cơ, giải quyết đúng mối quan hệ giữa thời, thế và lực.                         Năm là, biết thắng từng bước.                        Sáu là, kết hợp các phương pháp.[ 23, tr.67-117] Trong mục III, chương II, với hơn 6 trang sách GS Đặng Xuân Kỳ và các tác giả đã bước đầu chỉ ra cái “bất biến” và cái “vạn biến” trong phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh. Về cơ bản, cuốn sách là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn vẹn về hệ thống phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh cho tới thời điểm này, nhưng chính lý do đó, khiến cho cuốn sách không có điều kiện để đề cập sâu và rộng hơn về phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở, định hướng có tính chất phương pháp luận. “Các tác giả không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề đặt ra, mà chỉ hy vọng cố gắng đi tới những kết luận bước đầu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh.”[23, tr.13] Cuốn thứ hai: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận Chính trị xuất bản 2007, cuốn sách là một công trình dày dặn, công phu và thể hiện tâm huyết của một nhà khoa học, một nhà lý luận "có cả sự thấu hiểu và thấu cảm về đối tượng - một đối tượng văn hoá luôn luôn làm ta cảm động và ngạc nhiên, kính yêu và ngưỡng mộ, biết ơn vô hạn và nguyện vọng xứng đáng với Người". [3, tr.25] Cuốn sách của GS.TS Hoàng Chí Bảo là công trình đã tìm hiểu và trình bày tổng quan những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh của một số công trình, cũng như nhận định trước đó của các tác giả khác về phương pháp và phương pháp luận Hồ Chí Minh. Trong mục III, "phương pháp Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra từ lý luận đến thực tiễn", GS.TS Hoàng Chí Bảo với quan điểm tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh cho rằng "phương pháp bao giờ cũng hình thành từ sự tác động qua lại giữa cái khách quan và cái chủ quan", "vấn đề phương pháp phải được nhìn nhận từ nhiều lớp quan hệ gắn liền với nhau như một chỉnh thể bao gồm: Khách quan và chủ quan; Đối tượng và chủ thể; Thực tiễn - lý luận - hoạt động". Tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh với tư cách là phương pháp của một nhà mácxít sáng tạo lớn của Việt Nam. Từ những quan điểm mang tính chất gợi mở, GS.TS Hoàng Chí Bảo tiếp tục chỉ ra sự hình thành phương pháp Hồ Chí Minh, bước đầu nêu ra và phân tích những đặc điểm chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh, đó là: Thứ nhất, phương pháp Hồ Chí Minh nổi bật ở nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Thứ hai, thực tiễn hoá lý luận và lý luận hoá thực tiễn là một trong những đặc điểm chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh. Thứ ba, phương pháp Hồ Chí Minh là phương pháp sáng tạo, đổi mới để phát triển; chú trọng hành động và hiệu quả thực tế, nên chú trọng bày vẽ cách làm và bước đi thật cụ thể để dân chúng hiểu đúng và làm ngay. Thứ tư, phương pháp Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu của lòng khoan dung nhân ái, của việc thực hành lối sống và nhân cách văn hoá.[3, tr.125-154] Cùng với việc gợi mở những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh, GS.TS Hoàng Chí Bảo cũng đã bước đầu vận dụng phương pháp Hồ Chí Minh để tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, "cảm nhận về triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh"; nghiên cứu "từ "Dân" đến "Dân chủ" và "Dân vận", trong phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Về cơ bản cuốn sách trình bày một cách hệ thống và có những gợi mở cho các nhà nghiên cứu một hướng đi, một phương pháp tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh. Cuốn sách là công trình có giá trị đối với các học giả, những người nghiên cứu và giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh.  Ngoài ra còn một số sách, giáo trình như: - Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. - Tư tưởng Hồ Chí Minh (tập bài giảng, dùng cho Chương trình Cao cấp lý luận chính trị), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003. - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993, tập 3. - Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991. - Võ Nguyên Giáp: Về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993. - Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. - Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị – Hành chính, Hà Nội 2009. - Hồ Kiếm Việt: Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. * Một số bài viết: - Đặng Đình Nguyên: Dĩ bất biến, ứng vạn biến - GS.TS Nguyễn Hùng Hậu (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh): Từ triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đến triết lý hành động Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản điện tử. - Lê Thị Huệ (Học viện chính trị - Hành chính khu vực IV): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam - nhìn từ góc độ triết học. - Trang thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng(23 - 11 - 2009): Vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. - Trần Văn Phòng: Về triết lý phát triển Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 5/2008 - Hà Thị Mỹ Hạnh: Vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị khu vực I, 2004.           Tuy nhiên, như đã trình bày, các công trình sách, giáo trình, các bài viết chưa có điều kiện đề cập một cách có hệ thống về phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu mới dừng lại ở chỗ chỉ ra cái “bất biến” và cái “vạn biến” trong phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh. Về cơ bản mới dừng ở mức độ phân tích, đánh giá những sự kiện đã qua nhằm cho chúng ta thấy giá trị của phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh, cũng chính vì vậy nhiều công trình, bài viết còn cho rằng đây là một quan điểm, phương châm chứ chưa phân tích nó ở góc độ là một phương pháp cách mạng để thấy rõ hơn giá trị vận dụng của nó cho giai đoạn cách mạng hiện nay và về sau.  3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Đề tài tìm hiểu và làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, những biểu hiện cụ thể của nó trong hoạt động của Hồ Chí Minh, và sự vận dụng phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hoá và phân tích phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam và vai trò của phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong lãnh đạo cách mạng, trên các lĩnh vực: Kinh tế; Chính trị; Quân sự; Ngoại giao; Xây dựng Đảng   . - Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn, xác định các nguyên tắc phương pháp luận cần quán triệt khi vận dụng phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh trong xây dựng, đổi mới phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị; tăng cường mở rộng ngoại giao v.v, nhằm phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn *Về nội dung: Luận văn nghiên cứu:  - Phương pháp: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" - ở góc độ phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.  - Phương pháp: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực Kinh tế; Chính trị; Quân sự; Ngoại giao. *Về thời gian: - Quá trình sử dụng phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1969. - Quá trình Đảng vận dụng phương pháp: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta từ 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản của nhân loại, là triết lý về giải phóng triệt để con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu, trình bày trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về phương pháp cách mạng và phương pháp cách mạng Việt Nam. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác: Phân tích - Tổng hợp; Logíc - Lịch sử; thống kê, so sánh, v.v. 5.3. Nguồn tài liệu * Tài liệu nghiên cứu: - Gồm có 12 tập Hồ Chí Minh toàn tập. - Các tài liệu của Đảng: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng,  toàn tập; Các Văn kiện Hội nghị trung ương các khoá; Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006); Báo cáo Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011); Các Văn kiện và cam kết gia nhập WTO v,v. * Tài liệu tham khảo: - Các giáo trình, tập bài giảng Triết học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây dựng Đảng v,v, dùng cho cử nhân, thạc sỹ và cao cấp lý luận chính trị. - Sách của các tác giả: Sách viết về hệ thống phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh, sách liên quan đến các nội dung nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao. - Các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. - Các bài viết của các nhà nghiên cứu in trên báo, tạp chí, các trang báo điện tử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn khẳng định "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một phương châm mà đã có sự phát triển thành một phương pháp cách mạng, có giá trị lý luận, thực tiễn trong cách mạng Việt Nam trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. - Luận văn bước đầu nêu ra định nghĩa khái niệm phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh. - Luận văn lý giải cơ sở hình thành phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm rõ cái “bất biến” và cái “vạn biến” theo quan niệm và hành động của Hồ Chí Minh trong cách mạng. - Trên cơ sở phân tích quá trình đổi mới của Đảng, luận văn đánh giá và đề xuất phương hướng vận dụng phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh của Đảng trong giai đoạn tiếp theo. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 2 chương 6 tiết: Chương 1: Cơ sở hình thành và nội dung của phương pháp "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Hồ Chí Minh Chương 2: Biểu hiện của phương pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN" HỒ CHÍ MINH 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP “DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN” HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Nghĩa của “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” Ngày 31 - 5 -1946, trước khi lên máy bay đi Pháp, “Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm tay Cụ Huỳnh Thúc Kháng và nói: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ “dĩ bất biến ứng vạn biến” [22, tr. 235]. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" là cụm từ có nguồn gốc tiếng Hán, là một vế của một câu đối hoàn chỉnh mà vế thứ hai của nó là: "Dĩ chúng tâm, vi kỷ tâm" (tức là lấy tình cảm, ý chí của quần chúng làm tình cảm, ý chí của mình). Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh sử dụng vế đối này, ý tại ngôn ngoại, phù hợp khi nói với một nhà Hán học như cụ Huỳnh Thúc Kháng; câu nói cũng như một bí kíp được truyền lại để xử lý những tình huống thay đổi liên tục ở thời điểm bấy giờ. Trong quá trình giao thoa văn hoá, người Việt dùng nguyên cụm từ này cả âm lẫn nghĩa. Cụm từ này được ghép bởi các từ đơn: dĩ = lấy; bất = không; biến = biến hóa, thay đổi; ứng = ứng phó, xử lý, đối xử; vạn (số từ) = vạn, hàng vạn. Có thể hiểu nghĩa đen của cụm từ này là: lấy cái không thay đổi để ứng phó linh hoạt với những cái đang biến đổi trong hiện tại. Chúng ta đều biết rằng, mối quan hệ giữa cái bất biến và cái vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản chất và hiện tượng, v.v, là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Như vậy, "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" còn có thể hiểu là lấy cái có tính quy luật để ứng phó với cái thiên sai vạn biệt, phong phú đa dạng, biến đổi khôn lường. Còn ý nghĩa nhân sinh sâu xa của phương pháp này là ở chỗ, trong cuộc sống nên nắm giữ cái bản chất, cái lớn lao, không sa vào cái vụn vặt, lạc vào những biến đổi của hiện tượng, nên đứng ở cái bất biến mà quan sát, từ đó dung hoà, xử lý các quan hệ, xử lý với ngàn vạn những điều đang xảy ra trong cuộc sống một cách linh hoạt trên cơ sở mục tiêu cơ bản, mục tiêu lâu dài, đích cuối cùng. Muốn thực hiện được, thực hiện đúng mục tiêu cuối cùng thì phải lấy nó làm gốc khi ứng phó với những cái đang xảy ra trong hiện tại và tương lai, ứng phó với hàng vạn những diễn biến phức tạp đang xảy ra trong hiện tại dù linh hoạt tới đâu vẫn phải dựa trên cơ sở cái không đổi. Nếu không nắm được cái bất biến mà cứ chạy theo cái vạn biến thì cả đời mỏi mệt, trăm lần khởi sự không một thành công. Chúng ta thấy trong cuộc sống, trong mỗi vấn đề, trong mỗi việc có một điều bất biến riêng, đồng thời với mỗi điều bất biến ấy, tuỳ hoàn cảnh, thời điểm mà lại có hàng vạn điều vạn biến khác nhau. Hiểu nghĩa của "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" như vậy, chúng ta thấy rằng ngay trong mối quan hệ giữa các các nhân, quan hệ gia đình, anh em, bạn bè cũng phải cư xử dựa trên cơ sở của cái bất biến. Cái bất biến trong quan hệ gia đình, anh em, bạn bè trong xã hội xưa được quy định bằng các quan hệ: vua - tôi; cha - con; vợ - chồng. Ngày nay, dù lễ giáo phong kiến không còn tồn tại một cách chính thống, mối quan hệ trong gia đình và xã hội cũng có những thay đổi nhất định, mọi người cởi mở và gần gũi với nhau hơn, nhưng chúng ta rễ dàng để nhận ra là trong các mối quan hệ chằng chịt ấy, mỗi người phải luôn giữ và xây dựng cho mình một nguyên tắc ứng xử đảm bảo duy trì các mối quan hệ; khi không xây dựng được nguyên tắc ứng xử cho riêng mình - một nguyên tắc bất biến phù hợp, thì rất dễ gặp thất bại trong cuộc sống gia đình cũng như công việc. Tuy nhiên, không dừng lại ở chỗ tìm hiểu xem cái bất biến của mỗi cá nhân là gì trong những mối quan hệ xã hội. Chúng ta cần nhìn đến những vấn đề lớn hơn, đi tìm và xây dựng những nguyên tắc, mục tiêu bất biến cho từng tập thể, từng tổ chức và rộng lớ
Luận văn liên quan