Luận văn Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005)

Tại các nước đang phát triển, vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình hoạt động kinh tế quốc tế, ra đời và phát triển có tính tất yếu, lâu dài cùng với xu thế toàn cầu hóa về kinh tế. FDI là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, cho việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, FDI còn có vai trò trong chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động. FDI đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới

pdf116 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- Nguyễn Thị Thu Hằng QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT TP. Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Lê Văn Đạt, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Lịch sử và Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các giáo viên trường THPT Bàu Hàm, Trảng Bom, Đồng Nai, nơi tôi đang công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân viên các phòng, ban của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai, Cục Thống kê Đồng Nai đã giúp tôi tiếp cận nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết Chữ viết tắt 01 Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa SONADEZI 02 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 03 Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN 04 Tổng sản phẩm quốc nội GDP 05 Châu Âu EU 06 Héc ta Ha 07 Kilôwat KW 08 Kilômét Km 09 Kilôwat/giờ Kwh 10 Số tấn đăng ký GRT 11 Trọng tải tĩnh DWT 12 Trang tr 13 Khu công nghiệp KCN 14 Doanh nghiệp DN 15 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 16 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại các nước đang phát triển, vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình hoạt động kinh tế quốc tế, ra đời và phát triển có tính tất yếu, lâu dài cùng với xu thế toàn cầu hóa về kinh tế. FDI là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, cho việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, FDI còn có vai trò trong chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động. FDI đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Nhận thức rõ vai trò của FDI, cho nên trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Ở Việt Nam, trong gần hai thập kỷ qua, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của đất nước. Là một đỉnh của tứ giác kinh tế động lực trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là một lợi thế lớn của tỉnh Đồng Nai trong xây dựng, phát triển khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước; lại sớm đánh giá đúng và phát huy thế mạnh của địa phương, Đồng Nai đã đạt được những thành tựu nổi bật về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua. Đồng Nai trở thành một trong những địa phương luôn dẫn đầu cả nước về xây dựng phát triển các khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lýđã và đang có vai trò ngày càng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Đồng Nai. Do đó, việc nghiên cứu về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua ở Đồng Nai để trên cơ sở đó tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhìn lại chặng đường 20 năm đã qua với những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là căn cứ khoa học để các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai có những điều chỉnh hợp lí hơn cho sự phát triển của Đồng Nai trong tương lai. Việc hoàn thành đề tài cũng giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học và vận dụng vào công tác giảng dạy lịch sử của địa phương sau này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề: Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phá t triển công nghiệp, trong đó mô hình khu công nghiệp là mô hình phát triển kinh tế trọng điểm của địa phương và là địa điểm quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế đó đặt ra nhiều yêu cầu cần giải quyết để hoàn thiện công tác xây dựng, quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đang được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Những công trình nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý các cấp * Cuốn Tiềm năng Việt Nam thế kỉ XXI của Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Võ Hồng Phúc, Nhà xuất bản thế giới ấn hành năm 2001. Các tác giả đã khái quát những tiềm năng phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Trên cơ sở đó, định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của mỗi vùng. * Cuốn Tổng kết quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1991 – 2004) của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai ấn hành năm 2005. Cuốn sách bao gồm báo cáo tổng kết quá trình xây dựng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh và báo cáo chuyên đề của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban Nhân dân các địa phương trong tỉnh. Cuốn sách phác họa bức tranh tổng quát về các khu công nghiệp trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng khu công nghiệp. * Cuốn 10 năm hình thành và phát triển của Ban quản lý khu công nghiệp Đồng Nai (1995 – 2005). Tác phẩm khái quát những thành tựu nổi bật của Ban quản lý trong 10 năm xây dựng và phát triển; đánh giá thành công của Ban quản lý trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp ở địa phương; chỉ rõ phương hướng, mục tiêu xây dựng ban quản lý vững mạnh, có khả năng quản lý tốt nhất các khu công nghiệp trong tình hình mới. * Cuốn Đồng Nai – 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 2005. Tác phẩm đã thống kê, tổng hợp một cách khái quát chặng đường xây dựng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như: kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, giáo dục, y tế mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tiến hành trong 30 năm từ năm 1975 đến năm 2005. * Cuốn Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam của Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2001. Cuốn sách đã trình bày tổng quan về đặc điểm tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam, các hình thức tổ chức kinh tế lãnh thổ của Việt Nam, khẳng định khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đặc biệt cần được xây dựng, chỉ ra cơ sở khoa học của đổi mới tư duy về cơ cấu kinh tế vùng miền của Đảng ta. * Cuốn Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996. * Cuốn Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội, triển vọng của Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 1994. Nhóm 2: Các bài viết tiêu biểu về công tác xây dựng, quản lý các khu công nghiệp và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, gồm có: * Võ Văn Một (2004), “Đồng Nai trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số tháng 5 – 2004, tr.18 – 21. * Đặng Thị Kim Nguyên (2004), “Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tại Đồng Nai”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 5 – 2004, tr.23 – 26. * Lê Hoàng Quân (2004), “Đồng Nai chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8 – 2004), tr.53 – 56. * Trần Ngọc Hưng (2006), “Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Số 2 (2 – 2006), tr.25 – 27. Các tác giả đã nêu thực trạng công tác xúc tiến, vận động đầu tư thời gian qua, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào khu công nghiệp trong năm 2006. . Nhóm 3: Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV,V,VI,VII,VIII của Tỉnh ủy Đồng Nai; các báo cáo thường niên về công tác xây dựng, phát triển khu công nghiệp và tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý khu công nghiệp và các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh Đồng Nai từ năm 1986 đến năm 2005 như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Cục Thống kê Đồng Nai, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Công thương Đồng Nai Nhìn chung, những công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về vấn đề xây dựng phát triển khu công nghiệp và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các báo cáo về vấn đề này của các Sở, Ban, Ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai nói riêng, ở nhiều góc độ khác nhau đã chỉ rõ thực trạng và khẳng định yêu cầu khách quan, cấp thiết phải xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển khu công nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới (giai đoạn 1986 – 2005). * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Về thời gian, luận văn nghiên cứu quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2005. Luận văn lấy mốc thời gian năm 1986 vì đây là năm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI (12 – 1986) – Đại hội của đổi mới - sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Và năm 2005 là năm tổng kết những thành tựu, hạn chế đã đạt được qua 20 năm tiến hành đổi mới ở địa phương. Về nội dung, mặc dù hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai được tiến hành trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụnhưng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp – lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất - cụ thể là ở các khu công nghiệp trong toàn tỉnh. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của đề tài * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợp giữa phương pháp lôgíc với lịch sử. Cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phỏng vấn, điền dã * Nguồn tài liệu: Để hoàn thành đề tài, tôi sử dụng nguồn tài liệu thành văn và nguồn tài liệu trên các trang web điện tử của các Sở, Ban, Ngành của địa phương. - Nguồn tài liệu thành văn: Các Nghị quyết, Chỉ thị, tài liệu của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Đồng Nai; các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân đã công bố; các tư liệu trên báo chí, tạp chí... - Nguồn tài liệu qua các trang web: www.dongnai.gov.vn.com www.dongnai-industry.gov.vn(Sở Công thương) www.dpidongnai.gov.vn (Sở Kế hoạch và Đầu tư) www.dost–dongnai.gov.vn (Sở Khoa học và công nghệ) www.diza.vn (Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai) www.gdt.gov.vn (Cục thuế Đồng Nai) www.tnmtdongnai.gov.vn (Sở Tài nguyên và môi trường) 5. Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai trong 20 năm đầu đổi mới (1986 – 2005). Trên cơ sở đó, đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại để từ đó đề ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương. 6. Những đóng góp của đề tài Trước hết, qua nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1986 – 2005 góp phần khẳng định chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ chính quyền địa phương trong công cuộc đổi mới. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tổng kết quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như những mặt hạn chế của hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai, luận văn đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới ở địa phương. Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này gắn liền với quá trình xây dựng, quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới. 7. Cấu trúc của đề tài Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Nội dung gồm 3 chương và phần Kết luận. Trong đó, phần Nội dung được cấu trúc như sau: Chương 1 – Những tiềm năng của tỉnh Đồng Nai trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chương 2 – Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong 10 năm đầu đổi mới (1986 – 1995) Chương 3 – Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 – 2005) Chương 1: NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.1 Một số vấn đề chung về “đầu tư nước ngoài” và “khu công nghiệp” 1.1.1 Đầu tư nước ngoài 1.1.1.1 Khái niệm Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, tài sản mà nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". [40, tr. 467] 1.1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời tháng 12 – 1987, kể từ đó đến năm 2005 đã trải qua 5 lần sửa đổi và luật thừa nhận có 4 hình thức FDI cơ bản: a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business cooperation contract) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.[40, tr. 470] b. Doanh nghiệp liên doanh (A Joint Venture enterprise) Là doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn hai bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài. Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, mang tư cách pháp nhân Việt Nam. [40, tr.470] c. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one hundred percent Foreign owned capital) Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt Nam, tự tổ chức quản lí và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.[40, tr.470] d. Hình thức doanh nghiệp cổ phần Doanh nghiệp cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức hoạt động theo hình thức công ty cổ phầnđược hưởng các đảm bảo của nhà nước Việt Nam và ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.[40, tr. 472] 1.1.1.3 Vai trò của đầu tư nước ngoài Trước hết, đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế. Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án này cũng đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư nước ngoài còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động; thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm cơ bản là: FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997 đã cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng thường là những nước nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nên FDI mang tính ổn định hơn so với những khoản đầu tư khác. 1.1.2 Khu công nghiệp: 1.1.2.1 K