Luận văn Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như loại rác thải này không được quản lý và xử lý theo đúng kỹ thuật môi trường. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

pdf74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải I. Khái niệm chung về quản lý môi trường 1.1. Khái niệm quản lý môi trường 1.2. Mục tiêu quản lý môi trường 1.3. Nội dung quản lý môi trường II. Quản lý rác thải 2.1. Khái niệm rác thải 2.2. Phân loại rác thải 2.3. Khái niệm quản lý rác thải 2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý rác thải 2.5. Các công cụ kinh tế sử dụng cho quản lý rác thải III. Các mô hình quản lý rác thải 3.1. Mô hình PLRTN 3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng IV. Đánh giá hiệu quả mô hình PLRTN Tiểu kết chương I Chương II : Hiện trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội I. Giới thiệu chung về Hà Nội 1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội II. Nguồn gốc, khối lượng, thành phần rác thải Hà Nội 2.1. Nguồn gốc phát sinh 2.2. Khối lượng rác thải 2.3. Thành phần rác thải III. Thực trạng quản lý rác thải Hà Nội 3.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị 3.2. Công tác thu gom 3.3. Công tác vận chuyển 3.4. Phí thu gom rác thải 3.5. Tình hình xử lý rác thải 3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp 4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn 4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị 4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi 4.4. Nhận xét về công tác xử lý rác thải bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn Tiểu kết chương II Chương III : Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội I.Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 1.1. Chi phí tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác thải 1.2. Xác định số thu phí vệ sinh 1.3. Hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải II.Đánh giá đầy đủ lợi ích xã hội và môi trường của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 2.1. Lợi ích thực đối với dân cư 2.2. Những lợi ích từ công tác quản lý rác thải III. Vấn đề xử lý rác thải Tiểu kết chương III Chương IV : Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội II. Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải III. Giải pháp về công tác vận chuyển IV. Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải 4.1. Các công cụ kinh tế 4.2. Các công cụ pháp lý 4.3. Thu hồi, tái chế rác thải 4.4. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền VI. Giải pháp về phương pháp xử lý Tiểu kết chương IV Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1. MT & ĐT Môi trường và đô thị 2. ĐHKTQD Đại học kinh tế quốc dân 3. ĐTM Đánh giá tác động môi trường 4. URENCO Urban environment enterprise Công ty môi trường đô thị 5. JICA The Japan International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 6. NCKT Nghiên cứu khả thi 7. ODA Officical Development Assistant Nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài 8. OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Các nước công nghiệp phát triển 9. PPP Polluter Pays Principle Người gây ô nhiễm phải trả tiền 10. BPP Buyer Pays Principle Người hưởng lợi phải trả tiền Lời mở đầu Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như loại rác thải này không được quản lý và xử lý theo đúng kỹ thuật môi trường. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được người dân nhìn nhận đánh giá một cách đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành, được hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả hoặc trả một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để. Công tác quản lý rác thải vẫn do Nhà nước chịu trách nhiệm và người dân được hưởng những dịch vụ này vô điều kiện. Vấn đề rác thải và xử lý rác thải trở thành một vấn đề bức xúc đối với nước ta nói chung và với thủ đô Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề trên và từ chuyên ngành đào tạo của mình là “Kinh tế và quản lý môi trường”, được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ Cục quản lý chất thải - cải thiện môi trường, tôi chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp : “Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ” Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội với những vấn đề môi trường xung quanh chúng ta và thực hành trong thực tế những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường học. Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội. Dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề bằng một số phương pháp sau : - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn. - Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin. - Phương pháp phân tích dự án đầu tư. Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa bàn, dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý. Chuyên đề đã hoàn thành với 4 chương : - Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải. - Chương II : Hiện trạng rác thải của thành phố Hà Nội. - Chương III : Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội. - Chương IV : Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội. Chương I Những vấn đề lý luận chung I. Khái niệm chung về quản lý môi trường 1.1. Khái niệm quản lý môi trường Sự quản lý môi trường là một tất yếu khách quan nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. “Quản lý môi trường là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hoà các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường sao cho vừa thoả mãn nhu cầu của con người vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta”. 1.2. Mục tiêu quản lý môi trường Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường. Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững. 1.3. Nội dung quản lý môi trường - Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô (quản lý Nhà nước) và cấp vi mô (doanh nghiệp, hộ gia đình) gồm các nội dung sau : - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. II. Quản lý rác thải 2.1. Khái niệm rác thải Chất thải là chất được loại ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người hoặc các hoạt động khác. Dựa theo nguồn gốc hình thành chất thải bao gồm : Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt… Chất thải sinh hoạt thường được gọi là rác thải. Rác thải sinh hoạt là các rác thải liên quan đến hoạt động của con người ở các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các cửa hàng dịch vụ, thương mại, du lịch… 2.2. Phân loại rác thải Việc phân loại rác thải nhằm mục đích tuỳ theo yêu cầu mà quản lý tốt hơn các chất thải. Tuy nhiên việc phân loại này chỉ có tính chất tương đối. 2.2.1. Phân loại theo bản chất nguồn hình thành chất thải có các loại : - Rác thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau quả… các loại chất này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn thừa từ gia đình, còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ… - Rác thải đường phố : là các rác thải có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói. 2.2.2. Phân loại theo thành phần hoá học và vật lý Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo… 2.3. Khái niệm quản lý rác thải Cuộc sống của con người luôn tạo ra rác thải, từ các hoạt động ăn uống hàng ngày cũng như trong các sinh hoạt bình thường sử dụng các vật dụng. Khi dân số tăng cao, lượng rác thải ra cũng tăng lên ngày càng nhiều và gây ra những tác động đến môi trường. “Quản lý rác thải là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan truyền ra khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển”. Việc quản lý chất thải phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất, đặc trưng của chất thải, tính chất của các chất gây ô nhiễm nằm trong chất thải. Quản lý chất thải với ý nghĩa quản lý các chất gây ô nhiễm được thực hiện bởi sơ đồ sau : Hình 1.1: Sơ đồ quản lý các chất gây ô nhiễm 2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý rác thải Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải : Nguồn: Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội Nguồn ô nhiễm (SX và sinh Đường truyền chất ô nhiễm (sự lan truyền ô ễ Đối tượng bị ô nhiễm Cơ quan giám sát môi trường Cơ quan giám sát tiếp xúc Cơ quan ĐTM Cơ quan ra quyết định Chính phủ Bộ xây dựng UBND thành phố Bộ Khoa học, công nghệ & môi Sở GTCC Sở Khoa học, Công nghệ và Môi Công ty Môi trường đô thị UBND các cấp dưới Rác thải 2.5. Các công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý rác thải Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ choc kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm: * Thuế và phí môi trường. * Giấy phép chất thải có thể mua bán được. * Ký quỹ môi trường. * Trợ cấp môi trường. * Nhãn sinh thái. Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia. 2.6. Các phương pháp xử lý rác thải Rác thải sinh hoạt tuỳ từng mục đích và điều kiện mà có các cách xử lý khác nhau. 2.6.1. Phương pháp chế biến rác thải thành phân compost . Chế biến rác thải thành phân compost là một quá trình ủ rác mà trong đó các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn biến chúng thành phân hữu cơ gọi là compost. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt, triệt để ngăn ngừa các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân huỷ sinh học và chất kháng sinh do nấm tạo ra. Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất thải hữu cơ từ bếp, vườn tược, giấy loại, rác rưởi trên đường phố, rác thải ở các chợ, rác, bùn cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phân chuồng động vật nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm lớn hơn 40%- 50%. Sản phẩm thu được phục vụ cho nông lâm nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất cây trồng mà không bị nhiễm hóa chất tồn dư trong quá trình sinh trưởng. Tại Việt Nam nếu phát triển phương pháp này sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu phân bón do không đủ kinh phí nhập khẩu. Chi phí sản xuất 8 – 10 USD/tấn, chu trình sản xuất dài khoảng 2 tháng và diện tích xây dựng nhà máy khoảng 5 ha cho công suất 100.000 tấn/năm. 2.6.2. Phương pháp đốt Đốt rác là “quá trình kỹ thuật sử dụng quá trình đốt bằng ngọn lửa có điều khiển nhằm phân huỷ các chất thải bằng nhiệt”. Chất bã còn lại của quá trình cháy và khí thải ra thường phải tiếp tục được xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Công nghệ đốt rác có ưu điểm ít gây ra nguy cơ làm nước ngầm bị nhiễm bẩn. Quá trình đốt rác làm giảm đáng kể khối lượng rác chôn lấp. Tuy nhiên công nghệ đốt là quá trình cần phải có vốn đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành khá lớn, dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển. Do đó công nghệ đốt rác chủ yếu được chấp nhận ở các nước công nghiệp hoá vì sẽ làm giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai. Đối với các nước đang phát triển việc đốt rác chủ yếu được áp dụng với các chất thải y tế và công nghiệp độc hại. 2.6.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phân huỷ chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng, khí. Chi phí để vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tương đối thấp so với phương pháp đốt, do đó phương pháp xử lý rác bằng chôn lấp hợp vệ sinh thường được áp dụng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên việc vận hành bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại của rác thải, khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho môi trường và con người. 2.6.4. Các công nghệ khác Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên rác thải còn được xử lý bằng phương pháp tạo khí ga, hóa rắn để làm vật liệu xây dựng, trung hòa, chưng cất. III. Các mô hình quản lý rác thải 3.1. Mô hình phân loại rác tại nguồn Sự khác biệt của mô hình này so với các mô hình khác là : phương pháp thực hiện tránh phân loại nhầm lẫn, nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cư và tính từng bước. Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. * Phân biệt hai loại rác: rác hữu cơ và rác vô cơ. * Thùng rác hộ gia đình: mỗi gia đình cần trang bị thùng rác hai ngăn, hoặc hai thùng rác riêng biệt để phân loại hai loại rác trên. * Xe thu gom rác: xe thu gom rác cũng nên có hai ngăn tách biệt để chứa hai loại rác hữu cơ, vô cơ. * Nhà máy chế biến rác: rác sau khi được thu gom được vận chuyển tới nhà máy chế biến rác thải. 3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng Là mô hình trực tiếp tác động và có ảnh hưởng đến môi trường của chính mình, những hoạt động do cộng đồng thực hiện có thể làm cho môi trường trở nên trong lành, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng có thể làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trước tiên, cần thực hiện một số chương trình tuyên truyền, phổ biến các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình HTX quản lý môi trường dựa vào cộng đồng với những gợi ý, quy định về áp dụng khuôn mẫu chung cho việc xây dung mô hình HTX dựa vào cộng đồng. Sau đó, tiến hành xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, xã viên HTX, kết hợp với các chương trình thực tiễn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người để có thể phát huy được quyền tự chủ của mình khi tham gia bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. IV. Đánh giá hiệu quả mô hình PLRTN Trước tiên, có thể thấy mô hình PLRTN đã đem lại những hiệu quả về mặt môi trường, đó là việc giảm mùi tỏa ra từ hầm chứa rác do rác hữu cơ phân hủy, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân Thứ hai, mô hình đã đem lại những hiệu quả về kinh tế. Phí rác thải bình thường mỗi người dân sẽ phải trả theo quy định của thành phố Hà Nội là 6000 đồng/người/quý. Nhưng hiện tại, do công tác phân loại rác thải được thực hiện tốt, phí thu gom rác thải đã giảm xuống chỉ còn 4000 đồng/người/quý. Nếu công tác phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là nếu mô hình được nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội thì kinh phí này còn giảm xuống nữa.Đây thực sự là một tín hiệu tốt cho công tác PLRTN, phần kinh phí thu gom được giảm bớt đã góp phần động viên người dân tích cực tham gia vào công tác PLRTN. Thứ ba, nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường được nâng cao rõ rệt thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia trực tiếp vào quá trình phân loại rác thải sinh hoạt. Một thành công khác là hoạt động PLRTN đã trở thành một tiêu chí để xét bình gia đình văn hóa của các hộ dân. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các hộ gia đình thực hiện chưa tốt vì có sự thay đổi nhân khẩu, sử dụng các túi rác có màu sai quy định, phân loại sai … một số túi đựng rác bị bục, rách. Tiểu kết chương I Sự phát sinh và loại bỏ chất thải đô thị đang trở thành vấn đề nan giảI ở nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là một tất yếu của mọi nền kinh tế hướng tới một trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn, cùng với quá trình này là sự gia tăng không ngừng của chất thải đô thị. Thực tế này cũng đã và đang xảy ra ở các đô thị lớn của Việt Nam mà điển hình là Hà Nội. Vì thế, cần nghiên cứu những khía cạnh kinh tế liên quan tới quá trình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Quản lý chất thải là một vấn đề xã hội lớn đòi hỏi không những phải thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện các thể chế và quy định của Chính phủ về quản lý chất thải, mà còn yêu cầu có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong nỗ lực tạo ra một môi trường phát triển thịnh vượng và bền vững. Chương II Hiện trạng rác thải thành phố Hà Nội I. Giới thiệu chung về Hà Nội 1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội 1.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,530 đến 21,230 vĩ tuyến Bắc, 105,440 đến 106,020 kinh Đông.Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92km2. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa : Gió đông nam (mùa hè), gió đông bắc (mùa đông).Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,20C. Từ thán
Luận văn liên quan