Luận văn Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển TP Hồ Chí Minh

1. Ý nghĩa của đề tài: Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có bước phát triển mới, toàn diện hơn và vững chắc hơn so với các thời kỳ trước đó. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 là 7,34%; 2004 là 7,69% và 2005 là 8,4%, bình quân 3 năm đạt 7,8%. Các Ngân hàng thương mại cũng đã có nhiều đổi mới, phát triển và thể hiện vai trò “chìa khoá” trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Cho đến nay tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại và đây cũng là hoạt động đem lại thu nhập chính của các ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế đỗ vỡ tín dụng sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và hàng loạt các vụ án lớn như: Tamexco, Epco-Minh Phụng, Trần Xuân Hoa cho thấy hoạt động tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng. Tổn thất trong giai đoạn này đối với hệ thống ngân hàng là vô cùng nặng nề, không chỉ ở tài sản, uy tín kinh doanh mà là con người, lòng tin của người dân đối với cơ chế, chính sách. Trong môi trường hoạtđộng đầy rủi ro này, đặc biệt tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, hoạt động kinh doanh tín dụng Ngân hàng đang đứng trước những khó khăn, thách thức tiềm ẩn. Trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại và sức ép của tiến trình hội nhập, hoạt động tín dụng mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần đổi mới. Quản trị rủi ro tín dụng, tạo sự an toàn trong kinh doanh Ngân hàng phải được coi là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình phát triển Ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng một cách bền vững. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng đang là mối quan tâm hàng đầu trên phương diện lý thuyếtcũng như trong thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả mạnh dạn đóng góp quan điểm của mình qua đề tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động tíndụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài. - Thu thập dữ liệu điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển TP Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh. - Về thời gian: chủ yếu từ năm2003 đến 6 tháng đầu năm 2006. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra: Để tìm ra cácnguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tác giả đã gửi mẫu phiếu điều tra tới các nhà lãnh đạo, các chuyên viên đang công tác tại cácbộ phận tín dụng và thẩm định thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh và các ngân hàng thương mại kháctrên cùng địa bàn. - Phương pháp phân tích thốngkê, so sánh và tổng hợp: Kết hợp kết quả điều tra với các số liệu từ báo cáo tổng kết cuối năm tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh để phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp. - Phương pháp tư duy: tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp. 5. Tính mới của đề tài Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hộinhập quốc tế mà trong đó chuẩn bị hội nhập tài chính là một công việc rấtquan trọng để quyết định chúng ta có thể khai thác tối đa các lợi ích từ hội nhập quốc tế mang lại hay Việt Namchúng ta lại bị các yếu tố bất lợi của hội nhập quốc tế ảnh hưởng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các quy định có tính định hướng cao cho các Ngân hàng thương mại như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các quy định này đã được Ngân hàng Nhà nước xây dựng dựa trên định hướng của những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó vận dụng một số nguyên tắc của Ủy ban Basel tạo tiền đề cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam gia nhập thị trường tài chính ngân hàng thế giới. Do đó, đây là đề tài đầu tiên dựa trên các quy định mới của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam để phân tích, đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra các giải pháp giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hiệu quả hơn để hoạt động ngân hàng theo sát với các chuẩn mực quốc tế, chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu và kếtluận, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chương 2: Thực trạng và công tác quản trị rủi rotín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tạiChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

pdf83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan