Luận văn Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Meyer – BPC Bến Tre

Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền kinh tế nước nhà đang từng bước chuyển đổi để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa nên chính sách mở cửa đã có bước tiến triển mới trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Ngày nay xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác kế toán có một vị trí đặc biệt quan trọng. Kế toán là một bộ phận cấu thành của công cụ quản lý kinh tế - tài chính có vai trò tích c ực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế. Bên cạnh sự phát triển đó là sự phát triển của các doanh nghiệp, nhà kinh doanh vừa và nhỏ cũng góp phần tạo nhịp độ phát triển cho nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, các doanh nghiệp đều muốn sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Công ty liên doanh Meyer – BPC sản xuất kinh doanh dược phẩm thị trường tiêu thụ rộng, nguồn vốn bỏ ra lớn dẫn đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời chỉ tiêu giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất của công ty. Nhờ công tác hạch toán chi phí tính giá thành chính xác mới phản ánh đúng được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do nhận biết được tầm quan trọng của giá thành cùng với những kiến thức đã học tại trường thông qua quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn tận tình của các cô chú anh chị phòng kế toán công ty liên doanh Meyer – BPC Bến Tre, em chọn đề tài “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” để viết báo cáo tốt nghiệp của mình.

pdf54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Meyer – BPC Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Meyer – BPC Bến Tre LỜI CẢM ƠN Kính gởi: - Ban giám hiệu, Khoa kinh tế tài chính và toàn thể quý thầy cô trường Cao đẳng Bến Tre. - Ban giám đốc, các cô chú anh chị phòng kế toán công ty liên doanh Meyer – BPC. - Sau 3 năm học lớp kế toán doanh nghiệp tại trường Cao đẳng Bến Tre, được sự cho phép của ban công ty liên doanh Meyer – BPC và sự chấp thuận của ban giám hiệu nhà trường, em đã đến thực tập tại đơn vị. - Qua 2 tháng thực tập tại công ty, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc thực tế nhưng em đã được các cô chú anh chị trong phòng kế toán đã tận tình giúp đỡ để cho em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn hạn hẹp, kiến thức và lý luận thực tế chưa cao nên em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các anh chị của công ty để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. - Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Cao đẳng Bến Tre. Đặc biệt là các thầy cô khoa kinh tế tài chính đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu về nghiệp vụ kinh tế cũng như kiến thức cần thiết trong cuộc sống. - Em xin cảm ơn ban giám đốc, Kế toán trưởng và các cô chú anh chị phòng kế toán công ty liên doanh Meyer – BPC, thời gian qua đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em làm quen với công việc kế toán và hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ kinh tế. - Cuối cùng, kính chúc Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Cao đẳng Bến Tre luôn dồi dào sức khoẻ, kính chúc ban giám đốc, các anh chị phòng kế toán và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty liên doanh Meyer – BPC lời chúc sức khoẻ và thành công trong công việc. Bến Tre, ngày tháng năm 2011. Sinh viên thực tập Lê Thị Lệ Thanh LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền kinh tế nước nhà đang từng bước chuyển đổi để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa nên chính sách mở cửa đã có bước tiến triển mới trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Ngày nay xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác kế toán có một vị trí đặc biệt quan trọng. Kế toán là một bộ phận cấu thành của công cụ quản lý kinh tế - tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế. Bên cạnh sự phát triển đó là sự phát triển của các doanh nghiệp, nhà kinh doanh vừa và nhỏ…cũng góp phần tạo nhịp độ phát triển cho nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, các doanh nghiệp đều muốn sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Công ty liên doanh Meyer – BPC sản xuất kinh doanh dược phẩm thị trường tiêu thụ rộng, nguồn vốn bỏ ra lớn dẫn đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời chỉ tiêu giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất của công ty. Nhờ công tác hạch toán chi phí tính giá thành chính xác mới phản ánh đúng được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do nhận biết được tầm quan trọng của giá thành cùng với những kiến thức đã học tại trường thông qua quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn tận tình của các cô chú anh chị phòng kế toán công ty liên doanh Meyer – BPC Bến Tre, em chọn đề tài “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” để viết báo cáo tốt nghiệp của mình. Vì kiến thức và trình độ còn non kém nên em rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các cô chú anh chị phòng kế toán, giáo viên hướng dẫn để em hoàn thiện hơn. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Bến Tre, ngày tháng năm 2011 ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Bến Tre, ngày tháng năm 2011 Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH MEYER – BPC 1.1. Lịch sử hình thành phát triển công ty liên doanh MEYER – BPC Công ty liên doanh Meyer – BPC là một công ty TNHH 2 thành viên, với sự liên doanh giữa công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Bephaco) và công ty Meyer Pharmaceuticals.Ltd. Căn cứ Luật đầu tư nước Ngoài tại Việt Nam năm 2006, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước Ngoài tại Việt nam năm 2000 và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ KH&ĐT. Xét đơn và hồ sơ dự án do Công ty Dược và Vật tư Y tế Bến Tre nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre và Công ty Meyer Pharmaceuticals.Ltd (Hồng Kông) nộp ngày 16 tháng 3 năm 2001. Bộ KH&ĐT quyết định cho phép các bên:  Công ty Cổ phần Dược phẩm vầ vật tư Bến Tre Tên tiếng Anh là: Meyer – BPC (JV) Ltd. Đại diện theo ủy quyền: Ông Đinh Văn Bích Chức vụ: Giám Đốc Trụ sở chính: số 6A3, quốc lộ 60, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Giấy phép thành lập: số 987/QĐ-UB, đăng ký tại UBKH tỉnh Bến Tre ngày 01/12/1992. Thời gian hoạt động của công ty là 30 năm, kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.  Công ty Meyer Pharmaceuticals.Ltd Đại diện theo ủy quyền: Ông Wu Hok Lun Benson Chức vụ: Giám Đốc Quốc tịch: Hong kong Địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam: 15 Tuệ Tĩnh, phường 12, quận 4, Tp.HCM Giấy phép: 3228/TM-GP, ngày 5/3/2000 của Bộ TMVN Trụ sở chính: Units J,K,Q,M, 3/F Vilant Center 2-12 Aupui WN Street, Fo Tan Shantin. Thành lập doanh nghiệp liên doanh là công ty liên doanh Meyer – BPC. Tên giao dịch tiếng Anh: Meyer – BPC Joint Venture Company. Trụ sở đặt tại: số 6A3, quốc lộ 60, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Thời gian hoạt động là 30 năm kể từ khi công ty được cấp giấy phép đầu tư của Bộ KH&ĐT. Công ty có tư cách pháp nhân, sở hữu con dấu riêng và có quyền mở tài khoản tại các ngân hàng theo pháp luật Việt Nam. Tổng vốn đầu tư là 2.600.000 USD, vốn pháp định là 1.500.000 USD .Trong đó, Việt Nam góp 900.000 USD, còn lại 600.000 USD do Hong Kong đóng gớp. Sản phẩm công ty sản xuất được tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Trong đó, trong nước chiếm 80%, chủ yếu tại các thị trường nội điạ như: bệnh viện, phòng khám, công ty CP Dược phẩm Bến Tre, đại lý thuốc Tp.HCM, nước ngoài chiếm 20%, chủ yếu tại các nước Hong Kong, Macao, Trung Quốc,… Thị trường của công ty dựa trên thị phần hiện có của Bephaco và Meyer pharma trong nước. Do sử dụng thiết bị hiện đại và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP – Asean nên sản phẩm rất ổn định phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty doanh MEYER – BPC 1.2.1. Chức năng Công ty liên doanh Meyer – BPC là một công ty TNHH hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng theo qui định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng cho con người, phân phối sản phẩm này trong nước và xuất khẩu. Triết lý của công ty: uy tín, chất lượng, vì lợi ích của khách hàng. Có vốn điều lệ tổ chức và hoạt động. Công ty tự chịu trách nhiệm hữu hạn về tài chính, trách nhiệm về sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Nhiệm vụ Chủ động trong công tác tổ chức quản lý công ty, mở rộng mạng lưới phân phối, mạng lưới tiếp thị, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn. 1.2.3. Quyền hạn Công ty được quyền nhập khầu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ cho quá trình xây dựng và sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu đối với sản phẩm của công ty. Tuyển dụng và thuê mướn lao động Việt Nam. Trường hợp những công việc đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ, trình độ kỹ thuật cao mà lao động VN không thể đáp ứng thì công ty đươc quyền tuyển dụng lao động nước ngoài. Công ty phải tiến hành lập báo cáo hàng năm, báo cáo này được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán tại Việt Nam hoặc công ty kiểm toán nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Có quyền tố tụng, khiếu nại trước pháp luật đối với những vấn đề ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích thỏa đáng của công ty, đồng thời cũng phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sai trái của chính công ty. 1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: 1.3.2. Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban 1.3.2.1. Hội đồng thành viên - Ban Giám Đốc a. Hội đồng quản trị: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong công ty, bao gồm địa diện các bên tham gia liên doanh, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của công ty, từng thành viên trong hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc được phân công. Các bên tham gia quản lý công ty thông qua thành viên của mình trong hội đồng quản trị, hội đồng quản trị có quyền sử dụng bộ máy dân sự, con dấu và phương tiện của công ty để thực hiện chức năng quản lý của mình. Hội đồng quản trị bao gồm: - Chủ tịch hội đồng quản trị: 01 ( đại diện của BPC) - Phó chủ tịch hội đồng quản trị: 01 ( đại diện của Meyer) - Thành viên của hội đồng quản trị: 05 b. Ban Giám Đốc Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật Việt Nam về việc quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên do hội đồng quản trị bổ nhiệm như sau: - Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, nhân danh trong các quan hệ kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. - Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ cho tổng giám đốc, được phân công phụ trách một số hoạt động, được tổng giám đốc ủy quyền công việc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và nhiệm vụ được giao. + Phó tổng giám đốc thứ 1: Kiêm giám đốc chất lượng, tham gia vào quản trị nhân sự, xem xét quyết toán hàng năm, quyết toán chương trình, thay thế điều hành công ty khi tổng giám đốc vắng mặt, chỉ đạo theo dõi giám sát hoạt động sản xuất theo quy định GMP, định hướng các phương hướng phát triển của công ty, quản lý hệ thống chất lượng. + Phó tổng giám đốc thứ 2: Kiêm giám đốc kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuấ thuốc hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Định hướng phát triển sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Thay mặt tổng giám đốc điều hành công việc theo sự ủy quyền trực tiếp lãnh đạo phòng kinh doanh. + Kế toán trưởng: là người giúp tổng giám đốc thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty. 1.3.2.2. Các phòng ban - Phòng kế toán: chịu sự lảnh đạo của tồng giám đốc công ty, có chức năng tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, hạch toán theo luật kinh tế và quy định của nhà nước Việt Nam. - Phòng nhân sự hành chính: tham mưu cho ban giám đốc về bố trí nhân sự, quản lý công văn, giấy tờ, hồ sơ, con dấu, tổ chức hội họp, sinh hoạt định kỳ, thực hiện công tác lễ tân, bảo vệ,… - Phòng kinh doanh: đảm bảo việc thực hiện đúng các hợp đồng đã kí, điều phối kế hoạch sản xuất, định hướng chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng. Đề xuất chương trình quảng bá thương hiệu, khuyến mãi, hội thảo, cải tiến phân phối, đề xuất kế hoạch sản xuất và nhận xết, đánh giá tiến độ thực hiện. - Phòng đảm bảo chất lượng: đề xuất nội dung của chính sách chất lượng, theo dõi qui trình sản xuất, lĩnh vực kiểm tra chất lượng, chỉ đạo tổ chức công tác theo dõi, kiểm soát các điều kiện của môi trường sản xuất. - Phòng kiểm tra chất lượng: đề xuất nội dung của hệ thống quản lý chất lượng trong phòng KCS, kiểm nghiệm các mẫu nguyên liệu, xác định tuổi thọ và hạn sử dụng của thuốc, thực hiện tốt yêu cầu về thẩm định, bảo trì, sữa chữa thiết bị. - Phòng nghiên cứu phát triển: chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu mặt hàng sản xuất, các dạng bào chế, công thức thuốc và thiết kế mẫu bao bì cho những mặt hàng mới, hàng đang sản xuất, soạn thảo các tài liện sản xuất, quy trình pha chế gốc, tham gia công tác kiểm định, tối ưu hóa công thức và công trình pha chế giải quyết sự cố kỹ thuật. - Xưởng sản xuất: điều hành và chịu trách nhiệm các công đoạn trong dây chuyền sản xuất, chịu trách nhiệm nhập xuất nguyên vật liệu, bao bì, xử lý bán thành phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, kiểm tra công nhân chấp hành nội quy, quy định an toàn lao động, sản xuất theo kế hoạch, nghiên cứu giải pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng thuốc. - Phòng cơ điện: đảm bảo lưới điện phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, không để xảy ra ngưng trệ, Đảm bảo hệ thống điện toàn công ty thực sự an toàn trong quá trình sử dụng. 1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty. 1.4.1. Thuận lợi: Công ty liên doanh Meyer- BPC được sự quan tâm của cơ quan, nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của sở y tế Bến Tre. Công ty được cấp phép nhập khẩu nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị dùng để sản xuất thuốc… Công ty mới vừa thành lập nên máy móc còn tốt, song do công ty còn nghiên cứu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tăng thêm mặt hàng mới cho xuất khẩu nên tạo được nhiều uy tín cho thị trường trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Công ty sản xuất theo tiêu chuẩn GMP nên sản phẩm đạt chất lượng cao, bán được nhiều sản phẩm nhanh chóng hơn. 1.4.2. Khó khăn: Do công ty mới thành lập nên việc đăng ký mặt hàng và quảng bá trên thị trường còn hạn chế. Vừa mới thành lập nên công ty còn phải nghiên cứu tìm biện pháp tiếp thị do thị trường bán của công ty chưa được mở rộng. Do mặt hàng của công ty là thuốc còn phải tuân thủ khắc khe về hạn chế sử dụng, bảo quản về tính ổn định, hàng hóa xuất ra phải được tiêu thụ ngay. Trong khâu lưu thông hàng hóa vẫn còn hạn chế do công ty thiếu đội ngũ vận tải, phải thuê xe của đơn vị khác nên dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Vốn lưu động thiếu do sản xuất liên tục tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm còn tồn kho và khách hàng thiếu nợ. 1.4.3. Phương hướng phát triển: Trên thị trường hiện tại Bepharco và Meyer Pharma, thị trường dự kiến của cồn ty sẽ được phát triển dựa trên thị trường hiện có giữa Bepharco và Meyer Pharma trong nước. Do sử dụng thiết bị hiện đại và phương thức quản lý GMP ASEAN, sản phẩm của công ty liên doanh sẽ tăng ổn định tại thị trường miền Trung, miền Bắc trong những năm đầu. Đối với việc xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Lào, Mianma sau đó là Hồng Kong và MaCau, Châu Phi và Nam Mỹ. 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong phòng kế toán: * Nhân sự tại phòng kế toán: Gồm 4 người, trong đó: 01 kế toán trưởng và 3 kế toán viên * Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty. - Trách nhiệm: + Về chuyên môn nghiệp vụ: kế toán tổng hợp.  Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy trong công ty.  Tổ chức ghi chép chính xác và trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.  Thanh toán và có trách nhiệm nộp đúng, kịp thời các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước, chia lãi liên doanh và cung cấp tiền ra nước ngoài.  Xác định và phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê tài sản, đề xuất biện pháp giải quyết chênh lệch giữa thực tế với sổ sách.  Lập và nộp đầy đủ đúng hạn báo cáo tài chính, thống kê theo pháp luật.  Tổ chức bảo quản, lưu trữ và giữ bí mật tài liệu. Kế toán trưởng - Kế toán tổng hợp - Kế toán TSCĐ - Kế toán VCSH Kế toán tiền và thuế - Kế toán tiền mặt. - Kế toán TGNH. - Kế toán các khoản tạm ứng. - Kế toán các khoản vay. - Kế toán thuế (TGTGT, TTNDN, TTNCN). Thủ quỹ Kế toán giá thành, phải thu, phải trả - Kế toán các khoản phải thu KH, phải thu khác. - Kế toán phải trả KH, phải trả khác, - Kế toán CPSX, giá thành. + Về kế toán quản trị:  Tổ chức phân tích tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Nghiên cứu, cải tiến phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, xây dựng phương án giá thành và tiêu thụ thành phẩm. - Quyền hạn: + Phân công, chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán. + Yêu cầu các bộ phận trong công ty cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho công tác. + Các báo cáo kế toán, thống kê, hợp đồng kinh tế, chứng từ, … yêu cầu phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có hiệu lực pháp lý. + Có quyền từ chối chứng từ, sổ sách không đúng theo pháp luật hiện hành. * Kế toán thuế ( phó phòng): - Trách nhiệm: Thay thế điều hành phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng. Báo cáo nộp thuế theo qui định, lập sổ sách, ghi chép sổ sách đầy đủ, chính xác. - Quyền hạn: từ chối ghi chép sổ sách không đúng qui định. * Thủ quỹ và kế toán kho: - Trách nhiệm: bảo quản tiền mặt, đối chiếu sổ kế toán tiền mặt và ghi vào sổ quỹ các khoản thu – chi, kế toán kho. - Quyền hạn: từ chối thực hiện chứng từ, sổ sách không đúng qui định. * Kế toán giá thành và các khoản phải thu, phải trả: - Trách nhiệm: kế toán chi phí sản xuất, giá thành, các khoản nợ phải thu, phải trả khách hàng. - Quyền hạn: từ chối thực hiện chứng từ, sổ sách sai qui định. 1.5.3. Hình thức kế toán – Hệ thống sổ kế toán - Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để xử lý thông tin các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản trị, cũng như việc kiểm tra, giám sát cho từng loại sản phẩm, nguồn vốn, quá trình hoạt động của công ty. - Định kỳ cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp tất cả các sổ, thẻ kế toán chi tiết phần hành kế toán để ghi vào sổ cái. - Sau khi kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng với các số liệu ghi vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng làm bảng cân đối sổ phát sinh. Sau cùng lập báo cáo tài chính. - Hệ thống sổ kế toán: Công ty có hệ thống sổ kế toán cho một nhiệm kì kế toán trong năm. Sổ kế toán công ty gồm sổ kế toán tổng hợp và chi tiết: + Sổ tổng hợp: sổ cái + Sổ chi tiết: sổ, thẻ nhật kí chi tiết * Danh mục sổ kế toán công ty đang áp dụng: - Sổ cái ( S01 – DN) - Nhật kí thu tiền ( S03a1 – DN) - Nhật kí chi ti
Luận văn liên quan