Luận văn Thâu tóm và sáp nhập – Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam thời kỳ hội nhập

1. Tính thiết thực của luận văn Giai đoạn từ năm 2006 đến nay ngành ngân hàng Việt Nam nổi bật lên với những phát triển vượt bậc tạo nên mức sinh lời rất hấp dẫn, vào cuối năm 2006, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn tự có bình quân của các ngân hàng thương mại đạt trung bình 17% - 18%, một số ngân hàng thương mại đạt trên 30%. Đến những tháng đầu năm 2008, thị trường tài chính – ngân hàng chịu ảnh hưởng của những biến động bất lợi từ chính sách kinh tế vĩ mô. Lạm phát tăng cao, tình trạng nhập siêu tăng cao, thị trường hối đoái biến động mạnh, những tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp xuất khẩu dưa thừa ngoại tệ nhưng ngân hàng thương mại không mua, đến những tháng giữa năm 2008 thì thị trường ngoại hối lại thiếu ngoại tệ tạo nên cơn sốt đồng US$, các doanh nghiệp nhập khẩu rất khó mua được US$ hoặc nếu mua được thì giá cũng rất cao, trong thời gian ngắn tỷ giá tăng giảm thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng bất chấp những can thiệp mang tính hành chính của Nhà nước, thị trường tiền tệ thì khan hiếm tiền đồng, tính thanh khoản thấp, lãi suất thị trường liên ngân hàng có thời điểm lên đến 40%/năm. Các ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn bằng cách tăng mạnh lãi suất huy động đến mức chóng mặt tạo nên cuộc đua về lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại. Cá biệt một số ngân hàng còn chạy đua lãi suất tiền gửi ngày (24h) lên đến 20%/năm. Dẫn đến hiện tượng dịch chuyển nguồn vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác mà không tạo nên sự tăng trưởng đáng kể số dư tiền gửi tại các ngân hàng. Các doanh nghiệp khát vốn nhưng không hoặc rất khó để huy động vốn từ phía các ngân hàng thương mại trong nước. Trong khi đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lại đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp dẫn đến phân khúc thị trường bị điều chỉnh dần sang phía khối ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, việc các ngân hàng nước ngoài tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang diễn ra hết sức phổ biến. Có thể nhận thấy những áp lực thật sự trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, liệu các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói riêng có đủ sức cạnh tranh và tồn tại khi thời điểm mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đã đến gần trong khi còn manh mún thiếu liên kết hợp tác với nhau. Trong 10 năm trở lại đây, đã có nhiều cuộc thâu tóm và sáp nhập các ngân hàng lớn trên thế giới như JP Morgan Chase mua Bear Tearn năm 2008, Barclays PLC mua ABN Amro năm 2007, Mitsubishi Tokyo Financial Group mua UFJ Holding vào năm 2005, JP Morgan Chase mua Bank One vào năm 2004, Bank of America mua lại Fleet Boston Financial vào năm 2003 Thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới đang diễn ra liên tục cho thấy đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một xu hướng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Các ngân hàng đã tìm được những lợi ích đáng kể từ sự sáp nhập. Ngân hàng hiện đại đòi hỏi có một quy mô lớn, tiềm lực mạnh mới đủ năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao tính tiện ích của các sản phẩm tài chính, cắt giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng nhỏ và yếu sẽ không đủ tiềm lực để đổi mới công nghệ, phát triển tiện ích sản phẩm sẽ bị mất dần thị phần, dễ dàng bị tụt hậu trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Dẫn đến hậu quả tất yếu của cạnh tranh là các ngân hàng nhỏ rất dễ bị thâu tóm và sáp nhập. Đồng thời các ngân hàng thương mại cổ phần lớn và dạng trung bình muốn gia tăng thị phần tăng tiềm lực cạnh tranh không có cách nào hiệu quả hơn là liên kết với nhau bằng hình thức sáp nhập để trở thành tập đoàn tài chính mạnh hoặc ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhờ sự cộng lực. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan đó, việc nghiên cứu về khối ngân hàng thương mại cổ phần, thị trường mua bán và sáp nhập ở Việt Nam và thế giới cũng như việc áp dụng các kiến thức tài chính doanh nghiệp vào việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của khối ngân hàng thương mại cổ phần nhằm đề xuất giải pháp thâu tóm và sáp nhập ngân hàng để tăng năng lực cạnh tranh là cần thiết. 2. Mục đích của luận văn Thứ nhất làm rõ các khái niệm về thâu tóm và sáp nhập; các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng; các lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng; Thứ hai:làm rõ về thực trạnh năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; phân tích các xu hướng thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới nhằm rút ra xu hướng cho các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam; Cuối cùng: theo các kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra các giải pháp giúp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thực hiện thành công thương vụ thâu tóm và sáp nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu trên, luận văn đề xuất giải pháp thâu tóm và sáp nhập ngân hàng để năng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công và hiệu quả thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính như: - Sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp để so sánh đánh giá về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời gian qua. - Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để liên hệ kinh nghiệm các nước làm cơ sở đề xuất giải pháp và các biện pháp thực hiện thành công và hiệu quả giải pháp thâu tóm và sáp nhập ngân hàng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 3: Giải pháp thâu tóm và sáp nhập – nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập.

pdf103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thâu tóm và sáp nhập – Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan